Thứ Hai, 12 tháng 5, 2008

Entry for May 12, 2008 - Đọc báo - Văn hóa

“....Gần đây, có nhiều chuyện thật như đùa mà nổi bật nhất có lẽ là hai sự việc quan trọng. Thứ nhất, mặc dù thừa đủ điều kiện theo quy định trong Luật Di sản nhưng Hội trường Ba Đình vẫn không được công nhận là một di tích lịch sử (!). Thứ hai, mặc dù quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội còn chưa được nghiên cứu xong và chưa được phê duyệt nhưng một đề án mở rộng Hà Nội gần như đã được thông qua (!) và địa giới hành chính cũng như bộ máy quản lý "Hà Nội mới" đang được gấp rút xem xét quyết định (!). Chuyện Hội trường Ba Đình tới nay không còn gì để nói vì nó đã bị đập bỏ. Được biết chi phí cho việc đập bỏ công trình lên tới hàng trăm tỷ đồng (bằng tiền có thể xây được hai hội trường tương tự). Lý do chi phí đập bỏ Hội trường Ba Đình đắt đến như vậy vì theo nhà thầu thì công trình Hội trường Ba Đình là loại công trình đặc biệt, được thi công với hệ thống kết cấu hết sức vững chắc, phá được 1m3 bêtông ở Hội trường Ba đình khó khăn và tốn kém gấp mười lần so với công trình khác. Rất tiếc, trong báo cáo trước đó của Quốc Hội khi đề nghị đập bỏ Hội trường Ba Đình lại nói rõ: Hệ thống kết cấu của Hội trường Ba Đình đã ọp ẹp, mục nát, có thể gây ra sập nhà bất cứ lúc nào, ảnh hưởng tới tính mạng của các đại biểu Quốc Hội!!! Không hiểu mọi người nghĩ gì trước những lập luận đầy mâu thuẫn như trên. Về đề án mở rộng Hà Nội gần đây, có thể nói sẽ chỉ có những người không biết gì về thể chế và hệ thống pháp quy của Nhà nước mới có thể đưa đề án này ra công luận một cách tùy tiện, vô nguyên tắc như đã diễn ra. Không chỉ vì Đề án này đã không hề dựa trên một cơ sở lý luận hay thực tế nào, cũng không chỉ vì đề án này hoàn toàn không nằm trong chương trình thực hiện của Nghị quyết đại hội Đảng X và kế hoạch 5 năm của Chính phủ mà điều quan trọng là đề án này đã được nảy sinh từ những tư duy hết sức méo mó, hoàn toàn phản khoa học về quy hoạch và phát triển đô thị (tất cả hầu như chỉ xuất phát theo cách tư duy của một anh “cò đất” mà thôi)....” (Bài viết “Chiếc long bào của vị Hoàng Đế cởi truồng!” đăng trên báo điện tử Viet Nam Net).

“...Báo Nông Nghiệp Việt Nam bất ngờ về việc bà Nguyễn Đan Lê khởi kiện báo. Bất ngờ vì những thông tin được xuất bản trên NNVN Online chỉ có một mục đích, là bảo vệ bà Nguyễn Đan Lê. Việc phát tán video clip sex qua mạng internet đương nhiên là xấu và cần lên án. NNVN Online đã lên án việc này. Clip sex trôi nổi trên mạng có thật hay không? Rõ ràng là có thật! Lời đồn đại của những người sử dụng internet (ta hay gọi là cư dân mạng) về clip sex này đã ồn ào từ cuối năm 2007, các cơ quan quản lý có biết việc này? Tôi cho là họ có biết và có điều tra. MC Đan Lê có biết? Tất nhiên là biết… Vậy đã có ai lên tiếng bảo vệ bà Nguyễn Đan Lê khỏi những lời thị phi và yêu cầu cơ quan chức năng sớm điều tra làm rõ tránh để sự việc kéo dài? NNVN Online đã cùng một số báo khác lên tiếng, cũng vì mục đích bảo vệ Đan Lê. Có điều, ý tốt của NNVN Online bị hiểu sai đi, với lối suy diễn bóp méo thông tin. Việc ai đó cố tình nghĩ khác đi, suy diễn thông tin theo hướng láo lếu, bậy bạ, đồi truỵ, thì đó là những suy nghĩ không bình thường, bệnh hoạn....” (Ông Lê Việt Hùng – Trưởng ban Nông nghiệp VN Online – trả lời phỏng vấn báo điện tử Viet Nam Net trong bài “Báo Nông nghiệp VN nói gì về vụ Đan Lê khởi kiện?”).

“....Tối 25-4, “Vàng Anh” Hoàng Thùy Linh đã biểu diễn trong chương trình “8X06” tại Hà Nội sau scandal sex diễn ra cách đây chưa lâu. Ngoài phần song ca, cô còn thể hiện 2 ca khúc khá mùi mẫn. Khi MC giới thiệu đến phần trình diễn của cô, có tiếng của không ít khá giả trẻ hô gọi tên cô. Cô luôn cười tươi rạng rỡ, biểu diễn kết hợp với vũ đạo một cách tự tin. Dường như phần đông khán giả trẻ đến xem chương trình vì tò mò. Vì vậy, rất nhiều người bỏ về ngay sau phần trình diễn của cô kết thúc dù chương trình còn phần sau khá hấp dẫn. Hoàng Thùy Linh chưa phải là người xuất chúng đến mức cần thiết cô ấy phải trở lại sân khấu ở thời điểm này với chương trình này. Scandal phim sex của cô đã tác động không tốt tới một bộ phận giới trẻ là điều dễ dàng nhận thấy....” (Bài viết “Đúng là “Vàng Anh”, nhưng để làm gì ?” đăng trên báo Hà Nội Mới).

“...Quy trình xin cấp phép biểu diễn thời trang tại Sở VH-TT vẫn theo lối cũ. Tức là đơn vị tổ chức nộp mẫu thật cho Sở VH-TT xem xét trước. Trong trường hợp không chuẩn bị kịp, nhà tổ chức phải có bản vẽ thiết kế trình lên Sở. Khốn nỗi, bản vẽ thiết kế thời trang và mẫu thật ngoài đời luôn có sự chênh lệch lớn về kiểu dáng, mà bộ sưu tập thật thì mang tính chất "sống còn" đối với ban tổ chức lẫn nhà tạo mẫu trang phục. Thường thì để an toàn, hội đồng duyệt mẫu của Sở VH-TT luôn buộc ban tổ chức hay nhà tạo mẫu chỉnh sửa lại bộ trang phục nào mà theo họ là "hở hang, phản cảm". Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp cấm các loại trang phục hở hang, lộ liễu; nhưng như thế nào là hở hang, như thế nào là lộ liễu thì không nêu cụ thể. Bởi thế các nhà quản lý cứ buộc ban tổ chức và nhà thiết kế phải làm theo những gì mà họ cho là phản cảm, hở hang dung tục. Những ý kiến này ít nhiều mang tính chủ quan và đôi khi không quan tâm đến phong cách, vẻ đẹp, xu hướng thời trang cũng như ý tưởng thiết kế của người sáng tạo. Chính vì thế mà thời trang Việt Nam cứ loay hoay trong những quy định mơ hồ về "hở hang, phản cảm"; và các buổi trình diễn trang phục lót đều bị cấm dưới mọi hình thức....” (Bài viết “Biểu diễn thời trang: Loay hoay với "hở hang, phản cảm" đăng trên báo Thanh Niên).

“...Hiện nay, phim truyền hình của các hãng phim nhà nước lẫn tư nhân đang được "bỏ lửng" khâu kiểm định chất lượng đầu ra. Các hãng phim sản xuất với tiêu chí: không vi phạm thuần phong mỹ tục, không chống đối lại đường lối chủ trương chính sách của Nhà nước, không phản động là... ổn! Chất lượng nghệ thuật và kỹ thuật làm phim thì gần như được thả nổi. Cứ thế, phim lên sóng truyền hình rồi phó mặc cho đánh giá của khán giả. Chưa hết, tình trạng nhiều phim tư nhân hiện đã lên sóng truyền hình nhưng vẫn còn đang quay những tập cuối hoặc đang thực hiện phần hậu kỳ là điều đáng bàn.... Sẽ không có gì để bàn nếu phim đạt chất lượng nhưng với lối làm phim ào ạt hiện nay, ai dám đảm bảo các bộ phim này đạt yêu cầu về nội dung lẫn nghệ thuật? Nhất là khi nước ta chưa có hiệp hội phim truyền hình hay một tổ chức nào thẩm định chất lượng phim....” (Bài viết “Phim tư nhân có chi phối nhà đài?” đăng trên báo Thanh Niên).

...Để thể hiện mình, nhiều bạn trẻ sẵn sàng đưa thông tin cá nhân và tất tật những đánh giá riêng của họ về một cá nhân, hay tổ chức khác mà quên mất những hiệu ứng tức thời của nó. Thậm chí có nhiều thông tin mà họ đưa lên sẽ gây nên những tác hại cho chính họ. Đặc biệt, có một bộ phận nhỏ giới trẻ còn thể hiện trên blog, mạng xã hội hay các diễn đàn những cá tính của bản thân bằng nhiều cách gây hiệu ứng phản cảm. Bằng chứng hùng hồn gây ảnh hưởng rất xấu đến tâm lý của các bạn trẻ này là những đoạn video clip tự lấy dao rạch lên da thịt để tạo cảm giác đau đớn, hay tự gán giới tính cho bản thân bằng cách chụp những bức ảnh phòng the của mình với những bạn đồng giới, hay trào lưu “giả les” để gây sốc...” (Bài viết “Teen tìm cái "tôi" trong bóng tối: SOS!” đăng trên báo Kinh tế & Đô Thị).

“...Đáp ứng nỗ lực và mong mỏi của tư nhân, Luật Điện ảnh ra đời được xem là “thông thoáng” với nhiều quy định khuyến khích tư nhân tham gia sản xuất, phát hành phim. Trong đó, việc đấu thầu đối với phim làm bằng ngân sách của Nhà nước không phân biệt tư cách của doanh nghiệp được đánh giá là giải pháp để nâng cao chất lượng phim. Theo lẽ thường, Luật thông thoáng thì Thông tư- văn bản hướng dẫn đương nhiên cũng “thoáng” để những quy định trong Luật được triển khai trong thực tế. Nhưng thực tế lại đang diễn ra theo chiều ngược lại. Theo Thông tư, các doanh nghiệp muốn tham gia dự thầu phải chứng tỏ đủ năng lực về vốn, điều kiện kỹ thuật, công nghệ sản xuất phim theo quy định. Nếu cạnh tranh nhau về vốn trần theo quy định (khoảng 1 tỷ), nhiều hãng tư nhân chưa chắc đã kém cạnh các doanh nghiệp Nhà nước, thậm chí có hãng tư nhân nguồn vốn đối lưu còn dồi dào và linh hoạt hơn. Nhưng cộng thêm điều kiện kỹ thuật và công nghệ... thì chắc chắn tư nhân phải lùi bước trước các hãng phim Nhà nước về cơ sở vật chất, thiết bị máy móc. Vì thế, nếu buộc phải “đấu” theo những quy định “đóng” nói trên, các hãng tư nhân sẽ bị hất ra khỏi cuộc chơi....” (Bài viết “Đấu thầu phim: Sắp làm nhưng vẫn lúng túng” đăng trên báo TT&VH Cuối tuần).

3 nhận xét:

  1. Chuyện c�i nh� Ba Đ�nh hay gh�, rất b� mật!
    Em V�ng Anh cũng hay, �t thằng d�m n�i giọng đ�!

    Trả lờiXóa
  2. �, c�i vụ hội trường Ba Đ�nh, x�t tr�n thực tế x�y dựng v� ph� dỡ th� kh�ng m�u thuẫn đ�u bạn �. Chẳng hạn 1 c�i dầm b� t�ng 4m3 sẽ nặng khoảng 10 tấn, n� treo lơ lửng v� đ� bị uốn, xoắn, nứt v� c� nguy cơ sụp đổ bất cứ l�c n�o. Tuy vậy để ph� dỡ n� th� cực kỳ phức tạp v� tốn nhiều c�ng sức, người ta phải bắn ph� n�t khối b� t�ng ấy rồi x�c l�n xe x� bần...

    Trả lờiXóa
  3. Em hỏi thật anh nh�: Anh đ� bao giờ xem chế độ "ngụy" x�y dựng văn h�a Việt Nam thế n�o chưa m� cả x� hội đ� th�ch nghe cải lương, t�n cổ giao duy�n, th�ch đội n�n l� mặc d�i biểu diễn...nhạc của c�c nhạc sĩ thời trước c�n được Nhật, Trung dịch lời để h�t m� c�i gọi l� "x�y dựng văn h�a VN đậm đ� bản sắc d�n tộc" th� như anh thấy... ngẫm lại chả c� c�i g� để người Việt tự h�o với bạn b� 5 năm ch�u m� ngược lại, người ta h�nh như d� bỉu những c�i m� chế độ trước kia - m� thực ra cũng l� người Việt mất cả trăm năm x�y dựng n�n?
    Về hiện nay, văn h�a Việt như bị thả nổi, người l�nh đạo ngh�nh th� cứ đi�n cuồng x�y dựng c�i kh�ng tưởng như cho ca tr�, tuồng ch�o v�o nhạc để tự nghe tự trao giải trong khi x� hội c� chấp nhận. Ngo�i ra c�n phim ảnh, thời trang (thoải m�i hơn trước chứ ko gọi l� tự do)... bị lấn s�n một c�ch th� bạo.

    Trả lờiXóa