Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

Sự thay đổi trên thị trường tiêu dùng Việt Nam

-->  


Saby Mishra, CEO Công ty quảng cáo quốc tế J.Walter Thompson Việt Nam
 
-->
Chỉ trong chưa đầy 20 năm, Việt Nam từ một thị trường tiêu dùng với rất ít thương hiệu đã trở thành nơi tràn ngập những sản phẩm mang thương hiệu quốc tế, giúp đẩy tổng giá trị bán lẻ của thị trường này lên 138 tỷ USD năm ngoái, theo số liệu của chính phủ. Đối với những thương hiệu khổng lồ trên toàn cầu như Unilever Unilever, PepsiCo PEP, P&G và Heineken, Việt Nam nay trở thành nền tảng xây dựng chính trong các chiến lược ở ASEAN của họ.
Tuy nhiên, trong vòng 4-5 năm qua, nền kinh tế được mệnh danh là con hổ này đã có nhiều thay đổi cả trong giới buôn bán và người tiêu dùng. Vì vậy, người ta đã rút ra được những bài học gì từ đó?
Kỷ nguyên đặc quyền đã qua ở Việt Nam
Thị trường Việt Nam 20 năm đầu có mức tăng Hàng tiêu dùng tăng nhanh (FMCG) rất nóng thông qua sự phân phối độc quyền. Việt Nam với dân số đông, có trình độ, cùng sự ổn định chính trị sau 100 năm chiến tranh, và sự ảnh hưởng ngày càng tăng nhờ những chương trình cải cách mang tính xã hội chủ nghĩa đã khiến người ta nghĩ rằng miễn là hàng hóa được bày trên kệ, khắc sẽ bán được.
Từ đầu năm ngoái, người tiêu dùng Việt Nam đã bắt đầu có dấu hiệu thận trọng đáng kể trong chi tiêu và kết quả là mức tăng doanh số bán hàng của hầu hết sản phẩm đều chậm lại. Trong bối cảnh này, các sản phẩm tên tuổi không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải đào sâu hơn và thúc đẩy tăng trưởng thông qua quyền sở hữu tiêu dùng thực nhờ việc tìm hiểu kỹ và phát triển thị trường, kỹ năng mới.
Thành thị bị bão hòa, 70% thị trường là nông thôn
Đa số các công ty tiếp thị chính đều theo đuổi những khu vực thành thị giống nhau trong top 6 thành phố và 30 thành phố loại 2. Những thành phố này hiện nay đã tương đối bão hòa.
Tuy nhiên, theo Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Vietnam, 68% dân số Việt Nam – tương đương 61 triệu người- lại ở nông thôn. Không giống như ở Indonesia, Ấn Độ và thậm chí ở Trung Quốc, dân số ở nông thôn Việt Nam đa số có học thức, hòa nhập hơn và có xu hướng mua bán tương đối cao, chủ yếu nhờ những cải cách về đất đai và xuất khẩu nông sản.
Nhưng thị trường nông thôn đòi hỏi phải “biết người biết ta”, cần tuyên truyền cơ bản hơn và những chương trình dài hạn hơn. Một số nhà tiên phong, như Suntory PepsiCo và Unilever, đang tìm cách xâm nhập bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng, tìm hiểu những năng lực mới và sự thông minh của người tiêu dùng.
Không phải một mà là bốn Việt Nam
Việt Nam được biết đến như “Đất nước của Một” duy nhất ở Đông Nam Á – một cộng đồng, một ngôn ngữ, một chữ viết, một đảng chính trị, một đường cao tốc, một đường bờ biển. Nhưng trong vài năm qua, người ta có thể chia ra ít nhất 3 hay 4 nhóm khác nhau, đặc biệt về thói quen của người tiêu dùng.
Chẳng hạn, ở khu vực miền Nam náo nhiệt, các quán cà phê Starbuck mở cửa đến tận 1 giờ sáng để phục vụ những “con cú ăn đêm”. Trong khi đó, cũng các quán cà phê này ở Hà Nội, nơi giao thông đông đúc nhất là sau giờ ăn trưa, lại đóng cửa lúc 10 giờ tối. Ở miền Nam, kem trộn Frappucino bán chạy nhất, trong khi Hà Nội mát mẻ hơn thường là một thứ gì đó nóng để nhâm nhi.
Mức độ khác nhau giữa 4 khu vực chính (Vùng châu thổ sông Hồng, miền Trung Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh và vùng châu thổ sông Mê Kông) không phải ở bề ngoài. Người Sài Gòn thiên về xu hướng thực tế hơn, ngược lại người Hà Nội có vẻ chuộng hình ảnh hơn (chính vì vậy mà các cửa hàng LV ở Hà Nội bán chạy hơn ở trong Thành phố Hồ Chí Minh). Và điều này đặt ra một thách thức đáng kể khi chọn các đại sứ cho nhãn hiệu.
Trẻ nhưng không chủ nghĩa cá nhân
Thời gian bữa tối sum vầy của gia đình vẫn được coi trọng trong giới trẻ và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ vẫn được duy trì. Thực sự là như vậy.
Một trong những chiến dịch quảng cáo thành công nhất của chúng tôi ở Việt Nam – cho một công ty đồ uống nhẹ- thể hiện cảnh một người ông giữa đám cháu tuổi teen trong dịp đón Năm mới. Một chương trình quảng cáo khác gần đây cho một nhãn hiệu về dinh dưỡng cho người lớn bị thất bại do không tập trung vào những khách hàng chính của công ty, đó là những người trên 50 tuổi, nhưng con cháu họ vẫn nhắc về sự hy sinh của bố mẹ.
Thậm chí đối với những nhãn hiệu được gọi là “sắc”, thì điều quan trọng trong quảng cáo vẫn là phải thể hiện được các thành viên gia đình, nếu có thể. Quảng cáo mà chỉ mô tả cảnh đơn lẻ, những kiểu cá nhân chủ nghĩa, bất kể hay đến thế nào, thì cũng đều thất bại.
Người sử dụng Internet ngày càng tăng, nhưng truyền hình vẫn thống trị
Theo We are Social, một cơ quan truyền thông xã hội có trụ sở tại London (Anh), Việt Nam có 36 triệu người sử dụng mạng Internet, tỷ lệ cao thứ 5 ở Đông Nam Á.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn đạt được mục đích cao nhất, bạn phải nhìn xa hơn để thấy rằng nơi đây truyền hình vẫn là “vua”, nhờ các chương trình phổ biến từ Hong Kong, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan.
Đối với phần lớn người Việt Nam, mua hàng qua mạng vẫn chủ yếu chỉ là để so sánh giá cả, xem thông tin sản phẩm, trước khi ra các cửa hàng trên phố để mua. Thương mại điện tử vẫn rất khó khăn do sự tràn vào của các sản phẩm chất lượng thấp, giao hàng trễ và những chính sách hoàn tiền hay đổi hàng không thân thiện.
Thương hiệu Nhật Bản chiếm ưu thế
Mối quan hệ thương mại gần gũi giữa Nhật Bản và Việt Nam có từ thế kỷ XVI. Các thương hiệu sản phẩm của Nhật Bản không chỉ được ưa chuộng về dụng cụ và hàng điện tử, mà thậm chí cả các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày cơ bản như thực phẩm đóng gói, nước giải khát và chăm sóc da. Sản phẩm của các công ty Nhật Bản được người tiêu dùng xem là an toàn, khác biệt, chất lượng cao và sẵn sàng trả giá cao hơn cả những thương hiệu phương Tây. Ví dụ, một trong những thương hiệu đồ uống liền phát triển nhanh nhất ở Việt Nam là một loại trà đóng chai do một tập đoàn lớn của Nhật Bản đưa ra cách đây vài năm.
Tóm lại, điều quan trọng nên nhớ rằng những nước như Việt Nam, cũng giống như Myanmar và Indonesia, vẫn là những thị trường tiêu dùng ở giai đoạn đầu và do vậy, công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp hóa là khá khó khăn. Trong 20 năm qua, bán hàng ở Việt Nam người ta chỉ cần lo cung cấp cho đủ hàng, nhưng điều đó sẽ không còn nữa.

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Những người xây dựng nước Mỹ hùng mạnh - William Jennings Bryan (Kỳ 07)






Nhờ màn trình diễn tại Hội chợ Thế giới ở Chicago, điện sắp được sử dụng rộng rãi toàn quốc.  Nhưng một cuộc chiến đã nổ ra. Trận đấu giữa phe J.P. Morgan và Thomas Edison và phe George Westinghouse và Nikola Tesla.

Trận đấu giành quyền điều khiển nhà máy điện lớn nhất thế giới tại Thác Niagara.

Nếu như bạn thực sự cố gắng bạn không chỉ tạo ra một công ty, mà còn có thể tạo ra cả một ngành công nghiệp mới và thay đổi cơ bản thế giới, bạn phải tin vào ý tưởng và theo đuổi nó qua mọi gian khó  bởi vì con đường sẽ không bằng phẳng.

J.P. Morgan đã đầu tư hàng triệu đô-la vào ngành công nghiệp điện mong thay thế được
John D. Rockefeller với cương vị là người thắp sáng nước Mỹ và Nhà máy điện Niagara
có thể cho ông cơ hội điều khiển tương lai của điện. Bất cứ ai có được hợp đồng ấy sẽ sở hữu công ty điện ưu việt nhất... không chỉ của nước Mỹ, mà là của thế giới.

Nhà máy ở thác Niagara đã ra quyết định. Và hai bức thư được gửi đi.Nhưng chỉ có một người chiến thắng. Một bước ngoặt đầy bất ngờ George Westinghouse thắng thầu dự án điện của nhà máy.

Bạn luôn muốn được ở phòng nghỉ của người chiến thắng. Bạn sẽ không muốn ở phòng nghỉ của kẻ thua cuộc, với khăn phủ trên đầu.

J.P. Morgan bị hạ bệ một cách trầm trọng. Giấc mơ xây dựng một ngành công nghiệp mới hoàn toàn của ông đã sụp đổ. Cố gắng tạo dựng tiếng tăm riêng cho mình đã bị huỷ hoại. Bỗng ông nhận ra rằng có thể bố ông nói đúng. Nhưng không bao giờ sẵn sàng chấp nhận thất bại...J.P. Morgan thấy ngay được một cách biến thất bại thành cơ hội.

J.P. Morgan phạm sai lầm là tài trợ cho Thomas Edison.

Ý tôi là, ai mà chả mắc sai lầm. Và tôi luôn nói rằng bạn phải dè chừng các bất lợi. Bởi vì đó có thể là cơ hội tuyệt nhất bạn từng thấy, và có khả năng là bạn để vuột mất cơ hội đó. Đừng để những việc như thế làm bạn thất vọng khi chuyện không thành. Morgan cương quyết giành được quyền điều hành ngành công nghiệp điện. Và ông sẽ làm theo cách của nhà Morgan.

Nếu như bạn là cái gai trong mắt ông, hay ông thèm muốn công ty bạn, hay là công nghệ mà công ty bạn sở hữu, bạn sẽ không muốn mình ở trong tình thế đó đâu.

Morgan quay lại với các bài học bố dạy cho ông. Ông định ép cuộc chiến thành sự quy phục. Ông bắt đầu cuộc tấn công bằng việc đuổi theo Westinghouse, và mọi thứ ông ấy sở hữu kể cả bằng sáng chế AC của Tesla.

Chúc mừng anh, Westinghouse. Tôi nghe rằng anh thắng thầu hợp đồng thác Niagara.
Tôi sẽ đưa anh ra toà vì vi phạm quyền sở hữu phát minh thiết kế AC. Tại sao anh lại muốn khởi kiện một vụ sẽ tốn cả triệu của anh... một vụ mà anh chắc chắn sẽ thua kiện?

Bởi vì anh không có đủ nguồn lực để theo đuổi một vụ kiện như thế này... và anh sẽ thất thế.
Anh muốn gì?
Anh biết rõ câu trả lời mà.
Chứng minh đầu tiên của tôi là dành cho những người trong các bạn sợ. Westinghouse không có lựa chọn nào khác ngoài việc đáp ứng yêu cầu của Morgan. Biết rõ chi phí của vụ kiện có thể khiến ông phá sản, ông buộc phải kí giao bằng sáng chế điện xoay chiều của Tesla. Nhưng Morgan không dừng ở Westinghouse. Do không có được hợp đồng Niagara, công ty Morgan thành lập cùng Thomas Edison sụp đổ. Và điện DC của Edison như là một thất bại. Thomas Edison có thể nói là nhà phát minh tài ba nhất mà nước Mỹ từng có. Và như bao nhiêu người tài ba khác, ông cũng có thể đưa ra các lựa chọn sai lầm tầm cỡ. Như Morgan lo lắng, chỉ có một cách để sửa chữa Điện lực Edison. Ông sẽ tái cơ cấu công ty. Và bước đầu tiên là loại bỏ Thomas Edison. Morgan mua lại toàn bộ cổ phần của cổ phiếu Điện lực Edison cho đến khi ông giành được quyền điều hành tuyệt đối công ty.

Giờ cứ quên chuyện Niagara, và Điện lực Tổng hợp Edison sẽ tiến tới những thứ tuyệt vời hơn. Tên công ty đã đổi thành... Điện lực Tổng hợp.

-         Nhưng đó là công ty của tôi.  Tôi phải có tiếng nói chứ.
-         Không còn nữa... Anh không còn nắm phần vốn chính nữa.

Công ty điện lực mới của Morgan.Điện lực Tổng hợp nhanh chóng trở thành một trong những tập đoàn lớn mạnh nhất địa cầu...trị giá khoảng 50 triệu đô-la, hay khoản tương đương hiện tại là trên 1 tỷ đô-la. Không còn Edison nữa, Morgan chuyển công ty thành điện AC. Loại chuẩn ngày nay vẫn sử dụng.  Với Điện lực Tổng hợp, bạn có thể thấy ngay rằng họ đang xây dựng một công ty lớn và thứ gì đó sẽ thay đổi thế giới này. Họ thực sự cố gắng tạo cho nó vị thế trên thị trường với cương vị là công ty tuyệt vời và trường tồn. Điện lực Tổng hợp sẽ tiếp tục tiến lên trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất nước Mỹ.

Người chơi thay đổi, vốn thay đổi, nhưng bản chất của cuộc chơi là không đổi. Không cần phải hiểu ai sẽ là người bạn phải nịnh nọt, ai sẽ là người bạn cho một cú vào đầu, hay ai sẽ người bạn phải  mua luôn để đạt mục đích. Đó là cuộc chơi.

Nhờ thành lập Điện lực Tổng hợp, J.P. Morgan đã thống nhất ngành công nghiệp điện. Y như ông đã làm với đường sắt. Và Phố Wall.  Đó là một nước đi ông học từ bố. Một nước đi mà J.P. Morgan giờ lĩnh hội thành của riêng mình. Luôn có một lý do tại sao bạn không làm được gì đó, nhưng nếu sâu bên trong bạn nó là điều bạn cực kì khao khát,
thì bạn sẽ nắm lấy cơ hội,  đo lường thời cơ và đến được nơi bạn muốn.

J.P. Morgan gia nhập cùng với Rockefeller và Carnegie - hàng ngũ những con người
quyền lực nhất đất nước. Nhưng Morgan càng tiến tới đỉnh cao nhanh bao nhiêu thì ông lại càng tham lam nhiều hơn. Và vì quyền lực của ông gia tăng các đối thủ của ông buộc phải thay đổi cho phù hợp.

Nước Mỹ là quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới. Kết nối bởi đường sắt, cung cấp nhiên liệu bởi dầu, và xây dựng bằng thép. Đất nước đã trở thành đấu trường cho các phát kiến mới kì diệu. Điện đang biến đổi thế giới. Và với Điện lực Tổng hợp,

J.P. Morgan là người lãnh đạo không đối thủ trong ngành điện đầu tư hàng triệu đô-la để xây dựng các trạm phát từ bờ biển này đến bờ biển khác.  Và lần đầu tiên đưa điện đến với mọi người.

Các nhà kinh doanh muốn thay đổi thế giới, muốn có ảnh hưởng to lớn, họ không chỉ đơn thuần muốn xây công ty. Họ muốn xây một ngành công nghiệp. Họ không muốn chỉ tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ khác, họ thực sự muốn cải thiện cơ bản các mặt của cuộc sống con người.

Nhưng J.P. Morgan không hề muốn yên thân ở một ngành công nghiệp. Ông muốn sở hữu tất cả. Với cương vị là lãnh đạo ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới, Morgan sở hữu quyền lực không ai sánh được và ảnh hưởng to lớn,và ông đã trở về với cách cũ của mình. Chỉ khác giờ đây ông đưa Triều đại Nhà Morgan lên một tầm khác. Tầm với của Morgan rất rộng trong công nghiệp nước Mỹ. Ông trở thành nhân vật được kính trọng nhất, đáng tin cậy nhất và kỳ vọng nhất, không phải chỉ vì quyền lực và gia sản ông nắm giữ, mà vì tính cách của ông ấy.

Washington, D.C.

Sau hai năm khủng hoảng, Kho bạc nước Mỹ tiến rất gần tới phá sản. Và chỉ có một người chính phủ có thể nhờ cậy được. J.P. Morgan được gọi tới Washington để trợ giúp.

Chúng ta coi những giám đốc ngân hàng ngày nay là những kẻ tham lam như găng-xtơ làm ngân hàng vậy. Morgan có thể là một trong những kẻ tham lam nhất, nhưng ông đồng thời cũng có mặt tốt này, mà theo mặt này thì "Tôi có lòng tin vào con người, tôi có lòng tin vào đất nước, và tôi sẽ cho đất nước vay."

Morgan cho vay một khoản tổng cộng trên 100 triệu đô-la, khoảng 3 tỷ đô-la ngày nay. và cứu vớt chính phủ liên bang. Cứu nền kinh tế nước Mỹ khỏi tình cảnh sụp đổ hoàn toàn.

J.P. Morgan đích thực là giám đốc ngân hàng của đất nước. Ngày nay khi bạn nghĩ về điều đó, thì thật không thể tin được. Nhưng ông sẵn sàng cho đất nước vay tiền, khi đất nước gặp nạn. Morgan rõ ràng đang cân nhắc lợi tức quốc gia trong ngữ cảnh đó, đó là, việc cứu Kho bạc nước Mỹ là hành động cơ bản cho thấy mưu lợi cá nhân, nhưng đó lại là hành động của chủ nghĩa dân tộc. Quyền lực Morgan mới có được là một gáo nước lạnh lớn dội vào đối thủ đang yên giấc. Họ xem Morgan là mối đe doạ cần phải xử lý. Trước khi ông xử lý họ.

John Rockefeller chưa bao giờ cảm thấy sức ép giữ đế chế của mình nguyên vẹn như thế này. Mặc dù ông đã cố gắng hết sức ngăn chặn nhưng điện đã trở thành xu thế chủ đạo. Những con người lập nên những công ty vĩ đại này, họ tự nghĩ ra giải pháp cho vấn đề của họ. Bạn không giải quyết theo cách vẫn sử dụng theo sách vở. Bạn ra ngoài và thử gì đó mới mẻ vì bạn nghĩ cách đó có thể sẽ hiệu quả. Để giữ cho Standard Oil có lời được, Rockefeller cần phải tìm ra một sản phẩm thay thế dầu hoả. Và câu trả lời có thể ngay
trước mắt ông từ trước tới giờ. 

Chỉ cần trên 100 độ thì sẽ có hỗn hợp các chất an-kan. Tiếc là không sử dụng hỗn hợp đó làm gì được.
Tại sao lại không?
Dễ bay hơi.

Rockefeller nhắm đến một sản phẩm phụ của quá trình lọc dầu mà hằng năm trời không ai để ý đến. Dòng chảy cực kì dễ cháy này ngấm vào trong lòng đất, và làm ô nhiễm các con sông. Chất độc hại đó được gọi là xăng và đến giờ, vẫn chưa có ai tìm ra cách sử dụng nó.
Rất nhiều lần tôi được hỏi rằng liệu bạn có phải nhẫn tẫm để gặt hái thành công không?
Và tôi nói rằng, bạn không phải nhẫn tâm làm gì, cái chính là bạn phải khôn ngoan. Khôn ngoan mới là quan trọng. Bạn phải khôn ngoan.

Rockefeller thuê một đội ngũ các nhà khoa học để tìm ra cách sử dụng loại chất độc hại này. Đầu tiên, họ tạo ra các sản phẩm nhỏ như là sáp ong tổng hợp, và nhớt. Nhưng Rockefeller ngày càng tin rằng xăng có một tiềm năng lớn hơn.

Việc chế tạo ra một loại động cơ mạnh mẽ hơn  dẫn đến sự phát triển của động cơ đốt trong. Đặc tính dễ cháy khiến xăng cực kì nguy hiểm, nhưng cũng lại cực kì hoàn hảo để làm nhiên liệu cho động cơ.

Bạn luôn tìm kiếm sự đổi mới kế tiếp. Cơ hội kế tiếp. Sự cái tiến sản phẩm kế tiếp. Sự cải tiến dịch vụ kế tiếp. Bạn luôn cố gắng trở nên tốt hơn. Thời điểm là quá hoàn hảo cho Rockefeller.

Nắm sẵn trong tay nguồn cung xăng lớn nhất thế giới, ông bắt đầu sử dụng động cơ chạy xăng để vận hành các nhà máy lọc dầu của mình. Năng suất và năng lượng cao của động cơ nhanh chóng biến nó thành chuẩn mực cho các nhà máy khắp đất nước. Nhưng khi động cơ được gắn thêm bánh xe tạo ra thứ được gọi là "xe ngựa không cần ngựa". Rockefeller nhận ra rằng xăng có thể còn lớn hơn cả dầu hoả.

Nhưng ngay lúc Rockefeller thấy được tương lai ngành dầu khí...Một mối đe doạ từ bên ngoài xuất hiện.

Sắp bước sang thế kỉ 20.

J.P. Morgan và John Rockefeller mắc kẹt trong trận chiến giữa điện và dầu hoả.

Đối thủ của họ, Andrew Carnegie, không tham dự trận chiến này. Ông vẫn âm thầm lặng lẽ xây dựng đế chế thép của mình lớn mạnh hơn bao giờ hết. Bao gồm các hợp đồng
bến tàu có lợi  với Hải quân Mỹ để cung cấp thép cho tàu chiến. Các hợp đồng đó làm ông trở thành nhà thầu quân sự đầu tiên của đất nước. Các biểu tượng của kinh doanh vĩ đại không phải vấn đề là chúng đáng giá trăm triệu đô-la, hay tỷ, hay ngàn tỷ đô -la, mà là chúng đẩy xã hội tiến lên.

Không cần biết động lực là gì, hay sản phẩm là gì, họ... sự tồn tại của họ và tham vọng thành công, quyền lực, tiền tài, danh tiếng của họ... đẩy chúng ta tiến tới.

Nhưng giờ đây, J.P. Morgan sắp sửa đưa kinh doanh lên một tầm cao mới. Ông bắn đầu tìm kiếm các cách kiếm ra tiền khác. Dựa vào hình mẫu kinh doanh của bố ông, ông tạo ra một chiến thuật cực kì mới mẻ, nó được biết đến là "hình thức Morgan".
"Hình thức Morgan", thực tế là chiếm lấy những công ty  đang đối đầu nhau, đưa chúng lại với nhau, và điều hành công ty theo một cách mà cạnh tranh giảm, lợi nhuận tăng. Nói cách khác, nó là cố gắng áp đặt luật lệ lên những ngành công nghiệp cạnh tranh nhau dữ dội này. Morgan bắt đầu tái cơ cấu các công ty trong mọi ngành trong toàn đất nước. Sa thải công nhân và loại bỏ các thành phần không hiệu quả. Trong khi đó vẫn đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Và các đối thủ của Morgan cũng nhanh chóng tiếp cận phương thức tương tự.

Những mặt tối... lòng tham, khát vọng, những kẻ mơ mộng, những điều về nhà kinh doanh, nhìn kĩ vào những mặt đó, bạn có thể sẽ không thần tượng họ như bạn thần tượng họ sau sự kiện nào đó.

Carnegie và Rockefeller cũng bắt đầu áp dụng "hình thức Morgan" cho công ty họ. Tối đa hoá lợi nhuận bằng cách cắt giảm nhân công. Những ai còn việc làm buộc phải làm việc nhiều giờ hơn. Lương thấp hơn. Những gì chúng ta thấy trong thời kì hoàng kim của tư bản chủ nghĩa là mặt không được kiểm soát của chủ nghĩa tư bản mà ngày nay chúng ta cảm thấy mừng vì có chính phủ liên bang, vì không có ai giám sát mọi thứ cả.

Điều kiện làm việc của công nhân trên đất nước trở nên cực kì tệ hại cũng như việc đi làm đối với người Mỹ, trở thành một công việc nguy hiểm. Bạn có nhóm công nhân hoặc thậm chí là những người thất nghiệp chịu khổ một thời gian dài. Họ nhận lương rất thấp, nếu may mắn trong khoảng thời gian này, thì trên đồng lương chết đói một chút, rất nhiều người như vậy. Nên, có sự gia tăng phân biệt giàu nghèo trong khoảng thời gian này gây bất công xã hội tăng cao. Cái cách mà người ta định nghĩa có và không có, giàu sụ, những gã bên quỹ đầu tư,  và những người cố gắng trả thế chấp. Chưa bao giờ có tình trạng như những gì diễn ra ngày xưa, bạn biết đấy, công nhân thực sự bị ngược đãi. Khoảng cách giữa giàu và nghèo tiếp tục lớn dần với cường độ kinh người. Trong khi công nhân phải oằn mình ra làm thì lợi nhuận mà Carnegie, Morgan, và Rockefeller tăng không ngừng.

Đối với triệu công nhân khắp đất nước, những người khổng lồ công nghiệp là biểu tượng cho mọi thứ sai trái ở nước Mỹ. Cơn giận dữ sôi sục trong lòng công nhân. Cơn giận nhanh chóng bùng nổ. Với năm bầu cử cận kề,  một chính trị gia từ Nebraska đang thay đổi sự thất vọng của công chúng. Tôi sẽ đập tan những kẻ độc quyền đó. Và nhắm vào những con người giàu nhất nước Mỹ.

Nghe thấy tôi chưa Carngegie?
Nghe chưa hả Rockefeller?

William Jennings Bryan là một thế lực chính trị nổi lên đang thu hút đông dân chúng và thề rằng sẽ chấp dứt sự độc quyền trong đất nước. Nhưng lời hứa của Bryan về một sự thay đổi lại là tin dữ cho những người đứng đầu thương mại nước Mỹ. Đối với nhiều người thì tình hình là tiền nhiều, những tập đoàn lớn, lớn nhất như Standard Oil, đang giành quyền kiểm soát đất nước. Từ đây nổ ra những phong trào tiến bộ. Và phần quan trọng của nền móng phong trào đó là xây dựng luật chống độc quyền. Không chỉ xây dựng luật, mà phải truy tố những kẻ độc quyền.

Rockefeller, Carnegie, và Morgan tốn bao nhiêu công sức xây dựng đế chế của mình từ hư vô. Họ sẽ không để một chính trị gia có uy tín huỷ hoại đế chế của họ.  Nhưng dân nguyện thì một lòng chống lại họ. Và trong khi Bryan bắt đầu chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng những người khổng lồ biết rằng chặn ông không phải là dễ.

Họ nghĩ ra một kế hoạch táo bạo, chưa ai từng thử bao giờ.

Nhưng có một vấn đề để thành công, họ không thể làm một mình. Lần đầu tiên trong lịch sử, những con người quyền lực nhất nước Mỹ tạm gạt chuyện cạnh tranh sang một bên và hợp tác với nhau.

-Anh thấy sao?
-Chúng ta cần mua ghế Tổng thống.

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Những người xây dựng nước Mỹ hùng mạnh - J.P. Morgan (Kỳ 06)





Một cuộc chiến về tương lai của điện đang đến, và J.P. Morgan có thể là người đầu tiên hứng chịu tổn hại. Những thay đổi lớn của nước Mỹ khiến cho cách thế giới nhìn đất nước này thay đổi. Ở những nơi từng là thất bại, thì giờ đây các phát kiến đang dẫn dắt đất nước vào một thời đại mới.

Đường sắt, dầu, và thép đã tái thiết đất nước, và điện đang tạo ra các tiến bộ vượt bậc.
Âm mưu muốn chiếm ngôi vị người đàn ông thắp sáng nước Mỹ từ tay John D.Rockefeller của J.P. Morgan đã dẫn ông tới hợp tác với Thomas Edison để thành lập nên một trong những công ty điện đầu tiên, và cùng nhau, họ cấp điện cho vô số nhà ở New York.

Các phát minh, những thứ mà hầu như xuất hiện từ hư vô,  đòi hỏi tầm nhìn phải xa và có sự hỗ trợ to lớn từ ban lãnh đạo, vì đó là những bước nhảy vọt vĩ đại. Nếu lãnh đạo không chấp nhận phát minh đó và thực sự không biết nắm lấy và sở hữu nó, thì phát minh đó sẽ không thành hiện thực. Morgan đã đi ngược lại lời khuyên của bố ông qua việc giúp đỡ Edison, nhưng ông vẫn duy trì một quy tắc ông học được.

-Bao nhiêu người đang cạnh tranh với anh, Edison?
-Không có gì đáng phải để tâm.

Edison đang phớt lờ khả năng của thách thức lớn nhất đối với thiết kế điện của ông, và nó lại xuất phát từ chính phòng thí nghiệm của ông. Tập sự của ông, Nikola Tesla.

Nikola Tesla, từ khi còn rất trẻ, đã ám ảnh bởi điện. Và khi lần đầu ông gặp Thomas Edison, ban đầu thì ông thần tượng Edison...

-Ngài Edison.
-Có gì sao?
-Tôi băn khoăn không biết liệu ngài có thể xem qua thiết kế động cơ AC của tôi không.
-Không ai quan tâm thiết kế của cậu đâu, Tesla. Dòng điện xoay chiều không an toàn, vì vậy mà ta mới phải sử dụng dòng một chiều.

Tesla đã phát triển một dạng mới của điện được biết đến là "dòng xoay chiều", hay "AC". Nhưng Edison tin rằng dòng AC có điện thế cao nguy hiểm hơn nhiều dòng điện một chiều chuẩn mà ông tạo ra. 

Tôi nghĩ Edison có lẽ coi Tesla chỉ là một nhân viên trẻ. Ý tôi là, dù gì thì Edison nổi tiếng thế giới, còn Tesla chỉ là một trong nhiều chàng trai trẻ thông minh làm việc cho ông, và việc Tesla phát triển AC không là vấn đề gì với Edison, vì Edison xem bản thân là người thực sự giải quyết vấn đề điện này và thương mại hoá nó.

- Gì đây?
- Đơn xin nghỉ việc của tôi.
- Sẽ không có ai tuyển cậu đâu.
- Tôi sẽ thành lập công ty của riêng mình.
- Chúc cậu may mắn kiếm được người đầu tư.

Giờ đây được tự do theo đuổi lý tưởng của bản thân, Tesla bắt đầu tìm kiếm nhà đầu tư tài trợ cho công nghệ AC của mình. Ông tìm được một nhà phát minh làm kinh doanh George Westinghouse.  

-Khi từ trường chuyển động, thì động cơ quay theo. Tự động cơ cấp điện cho nó.
-Cậu nghĩ truyền tải AC được bao xa? Ý tôi là, tiềm năngcủa nó cỡ nào?
-Chỉ cần xây một nhà máy phát điện, thì đủ cung cấp điện đến vùng phía đông của nước Mỹ.
-Thế thì quá tuyệt vời.

Morgan và Edison có thể là người thắp sáng điện cho New York, nhưng Westinghouse và Tesla tin rằng năng lượng tuyệt vời dòng xoay chiều đem lại thì hiệu quả hơn...và họ bắt tay vào chứng minh điều đó.

Chứng minh đầu tiên của tôi là dành cho những người trong các bạn lo sợ rằng AC và điện cao thế sẽ khiến thế giới trở nên không an toàn.

Tesla du hành khắp đất nước, biểu diễn với xung điện AC qua người mình. Các buổi trình diễn thành công khiến nhu cầu thành lập các trạm phát điện Westinghouse tăng cao. Những người hiểu được khoa học điện nhận ra rằng Tesla là người khổng lồ mới, và là một đối thủ ghê gớm.

J.P. Morgan bỗng dưng thấy mình trong một tình thế không hề thân thuộc. 

- Tôi tưởng anh không có ai cạnh tranh cơ chứ. 
- Không có ai đáng phải để tâm. 
- "Tôi vừa được chứng kiến toàn cảnh bức tranh và mô tả một máy điện vừa được phát minh bởi ngài Tesla, loại máy chắc chắn sẽ cách mạng hoá ngành điện thế giới."
- AC có điện thế rất cao, và nó gây chết người. Một cậu bé chạm phải một sợi dây hở điện và bị giết ngay tức khắc. Còn ngài, thưa ngài. Nhà ngài chỉ có DC thôi. Không ai trong nhà ngài đối mặt với rủi ro cả.

Công nghiệp điện đang có hai hệ thống  đối nghịch nhau: AC và DC. Và thế giới chỉ có chỗ cho một. J.P. Morgan đặt cược mọi thứ vào Thomas Edison. Nhưng theo thời gian cuộc chiến giành cấp điện cho đất nước nóng dần lên, áp lực  Morgan đặt lên vai Edison đã đẩy ông vào con đường đen tối.

Những tiến bộ của nước Mỹ trong 3 thập kỉ khiến ai cũng phải choáng ngợp. Đường sắt thay cho đường xe ngựa kết nối đất nước, và các thành phố của đất nước cao ngất trời nhờ thép. Đầu tiên là dầu hoả biến đổi màn đêm, và bây giờ, sắp tới là điện thắp sáng mọi ngôi nhà. Chỉ có John D. Rockefeller là không để cho J.P. Morgan và Thomas Edison tự tung tự tác. Ông quyết tâm giữ cho dầu hoả dẫn đầu trong trò chơi ánh sáng này. Ông bắt đầu một chiến dịch để ngăn chặn điện trước khi nó đủ lực tiến, mặc dù có thể ông đã đánh giá thấp sức hấp dẫn của năng lượng mới mẻ kì diệu này.

J.P. Morgan có nhiều thứ phải lo lắng hơn là Rockefeller. Bố của Morgan luôn dặn ông phải tránh cạnh tranh bằng bất cứ giá nào. Và giờ ông và Thomas Edison mắc kẹt trong cuộc chiến nảy lửa xem cái nào sẽ trở thành loại điện thống trị thị trường. Nikola Tesla đã phát triển thành công một cách tải điện hoàn toàn mới, và công nghệ của ông đe doạ huỷ diệt mọi thứ mà Morgan và Edison xây dựng.

Công nghiệp điện hiện đang có hai hệ thống đối nghịch nhau: AC và DC. Thế giới này chỉ có chỗ cho một. Nếu Morgan thua, ông có thể sẽ mất danh tiếng, và địa vị của mình.

Morgan tăng sức ép đối với Edison, bắt Edison phải loại bỏ cạnh tranh bằng mọi giá.

J.P. Morgan thực sự là một nhân vật phi thường. Ánh mắt sắc bén, quyết đoán, rất thông minh,  và ông là kiểu người có tính cách.

"Tôi sẽ chịu trách nhiệm."
 Và ông đã làm như vậy.
 Cảm thấy được sức ép của Morgan trên vai,

Edison lao vào nhiệm vụ chứng tỏ rằng dòng một chiều của ông là dạng điện an toàn nhất. Cuộc chiến về dòng điện này là mặt tối của Thomas Edison. Chiến thuật mà Edison sử dụng là thuyết phục  công chúng rằng dòng xoay chiều gây chết người.Đây là một mặt của Edison mà ta thường không thấy.

Ông bắt đầu sử dụng dòng xoay chiều của Tesla trong một loạt các chứng minh, hi vọng làm dân chúng sợ năng lượng của AC. Edison dùng mọi loại thủ đoạn bẩn thỉu hòng cố gắng làm mất uy tín AC. Ông giết các con vật trước mắt người xem. Nhưng không có gì xem ra ngăn cản được sự nhiệt tình công chúng dành cho dòng điện mạnh hơn của Tesla. Trong lúc tuyệt vọng tìm cách làm hài lòng Morgan.

Edison thở phào nhẹ nhõm khi nhận được một bức thư có thể là cơ hội cho ông. Một nhà tù bang ở New York đang tìm kiếm một phương thức tử hình thay cho phương thức treo cổ. Rất nhiều người tin rằng phương thức treo cổ thời Trung cổ này là độc ác và vô nhân tính. Điện có thể là phương án thay thế hữu hiệu. Thiết kế Edison hình dung ra khá đơn giản, nhưng mang tính mới mẻ.

Edison rất vui mừng giúp đỡ phát triển một loại ghế điện, miễn là ghế điện đó sử dụng nguồn phát dòng xoay chiều Westinghouse.  Edison tập trung mọi sự chú ý của phòng thí nghiệm vào việc phát triển chiếc ghế điện đầu tiên của thế giới. Đây là cơ hội hoàn hảo để chứng minh rằng AC của Tesla là cực kì nguy hiểm... thậm chí gây chết người.

Nhà tù mời báo giới đến chứng kiến buổi trình diễn rợn người không tưởng được. Buổi tử hình đầu tiên trên thế giới...bằng điện. Kết quả thì về cơ bản mà nói họ đã nướng sống tử tù này và làm hỏng buổi tử hình. Hành động khủng khiếp này lại "gậy ông đập lưng ông" đối với Edison. Công chúng không hề liên kết AC tới Tesla. Tất cả những gì họ nhớ là điện được sử dụng để giết người. Và Edison đứng sau vụ này.

Danh tiếng của ông bị tổn hại nặng nề. Và J.P. Morgan phải chịu số phận thảm khốc hơn.

- Để ta nói rõ vài điều thế này. Ta không muốn Nhà Morgan ta không liên quan gì đến điện. Hay bất kì công việc xấu xa nào. Ta dành cả đời để gây dựng tiếng tăm và ta sẽ không để con huỷ hoại nó đâu. Con đang có cơ hội xây dựng nên Pierpont!  Kết thúc rồi. Mai ta đi tàu đến Monaco. Trong lúc ta đi, con phải bán cho bằng được toàn bộ vốn con đầu tư vào mấy công ty Edison này.

Morgan dấn thân thực hiện mong muốn trở thành một nhà cách tân huyền thoại. Nhưng giờ đây mong ước đó đã sụp đổ. Edison đã rơi vào đúng con đường mà John Rockefeller mong muốn. Con đường chứng minh điện rất nguy hiểm và gây chết người.

Morgan biết rõ nếu thu hồi vốn đầu tư vào Edison thì ngành điện sẽ sụp đổ hoàn toàn. Và sẽ chỉ còn Rockefeller ở đỉnh cao của trò chơi ánh sáng này. Nhưng mặc kệ sự phản đối của bố ông... Morgan vẫn tin rằng điện chính là tương lai. Và không lâu sau, tin tức về một dự án mới khơi dậy lại ngọn lửa khát vọng của ông. Một dự án sẽ xoá vết nhơ thí nghiệm của Edison và khôi phục niềm tin của công chúng về ngành điện.

Điện sắp được sử dụng rộng rãi toàn quốc. Một công ty ở Thác Niagara đã bắt tay vào thực hiện một trong những dự án xây dựng đầy tham vọng từng được đảm nhận. Nhà máy điện lớn nhất thế giới đang được xây dựng. Và 1300 con người đang đào một đường hầm đồ sộ  dài 4 km vào nền đá. Một khi hoàn thành, sức nước của thác chảy sẽ tạo ra một năng lượng không tưởng khoảng 120 000 mã lực.  Nhiều hơn tất cả lượng điện được sản xuất xuyên suốt đất nước...cộng lại.

Niagara là một bước ngoặt lịch sử của ngành điện. Nó không những cho thấy truyền tải điện đi xa là khả thi mà còn là thực tế. Trạm phát điện Niagara đủ sức cấp điện thắp sắng toàn bộ vùng Đông Bắc. Việc lợi dụng một nơi cực kì nổi tiếng có sức nước mạnh phi thường thế này  và khai thác sức mạnh đó cho điện sẽ cho thế giới thấy rằng đây là điều có thể thực hiện bất cứ đâu. Nhưng Công ty Điện lực Niagara vẫn chưa quyết định ai sẽ cung cấp điện cho máy phát: DC của Morgan và Edison hay AC của Tesla.

Trạm phát điện lớn nhất thế giới này sẽ là một lá bài làm thay đổi toàn bộ cục diện trận đấu. J.P. Morgan biết rằng đây chính là cơ hội để ông tạo ra đế chế ông hằng mong muốn. Nhưng ông cũng cân nhắc rằng để có hợp đồng cấp điện cho Niagara sẽ đòi hỏi một số tiền lớn đầu tư. Một số tiền mà bố ông sẽ  không bao giờ cho phép.

Morgan rối như tơ vò suy nghĩ nước đi kế tiếp... thì bi kịch ập đến. Bố ông gặp phải tai nạn xe ngựa khủng khiếp. Junius Morgan qua đời do bị thương quá nặng.

Giờ J.P lên nắm quyền điều hành Triều đại Nhà Morgan. Đế chế của họ Morgan có vô số khoản đầu tư kinh doanh vào đường sắt, bất động sản, hàng hải, sản xuất...và điện. Bố ông qua đời đồng nghĩa không gì ngăn cản Morgan được nữa. Junius qua đời là môt cú sốc rất lớn đối với Morgan. Nhưng đồng thời nó cũng là
sự giải toả phần nào, vì sau khi bố qua đời ông được là con người mình mong muốn. Sự tự do đó giúp ông nhận ra tiềm năng thực sự theo khía cạnh nào đó.

Mạng lưới của Morgan đáng giá hơn 4 lần tài sản bố ông. Và ngay lập tức ông có được hàng trăm triệu đô-la. Và ông tính sử dụng số tiền đó để có được hợp đồng Niagara. 

- Thời điểm tốt nhất để mua là khi máu đã đổ trên đường.
- Tôi không hiểu ý ngài cho lắm.
- Đó là lời khuyên Lloyd Rothschild cho bố tôi. Ông cũng không nghe theo lời khuyên đó bao giờ. Tôi sẽ tăng số tiền đầu tư thêm 4 triệu đô-la. Tôi cũng cho anh thêm 1 triệu đô-la tiền mặt để phát triển các dự án khác.
- Thế thì sẽ không có vấn đề gì cả.
- Tốt. Công ty Điện lực thác Niagara đang mời thầu dự án Trung tâm phát điện thác Niagara. Họ vẫn chưa quyết định sẽ sử dụng AC hay DC. Tôi muốn anh chuẩn bị một gói thầu, Edison.
- Đây giờ là một cuộc đua. Anh nên thắng đấy. Chọn đúng thời là tất cả trong kinh doanh.

Ai cũng muốn mình là người tiến đầu tiên. Ai cũng muốn sở hữu thứ vượt trội tương thích tương đối, hoặc thứ mới mẻ, vượt trội. Bạn phải chọn đúng lúc, đúng thời. Chọn thời trong kinh doanh cũng như nắm bắt cơ hội trong cuộc sống vậy. Nó có lẽ quan trọng tương đương các yếu tố đơn lẻ khác.

Việc xây dựng trạm điện Niagaravẫn tiếp tục với cường độ khắc nghiệt. Các công nhân sắp hoàn thành việc lắp đặt đường ống dài 4 km. Và sẽ không còn lâu trước khi nước đổ vào đó làm quay các tua-bin to cỡ ngôi nhà. Các tua-bin đó đủ sức tạo ra điện thắp sáng cho cả vùng Đông Bắc. Morgan hiểu rõ để có được hợp đồng đó, ông cần phải loại bỏ đối thủ của mình.

Tesla và Westinghouse đang tiến triển tốt với dòng xoay chiều. Nhưng sau khi công ty nhanh chóng được mở rộng, thì Westinghouse lại ngập đầu trong núi nợ. Và công ty của ông đang vùng vẫy cố ngoi ngóp. J.P. Morgan nhìn thấy cơ hội lợi dụng chính điểm yếu của mình. J.P. Morgan có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường chứng khoán khi thi trường vận hành thất bại. Trong trường hợp của George Westinghouse, công ty của ông rất nhiều lần mất giá trên thị trường chứng khoán do ảnh hưởng của Morgan. Morgan lợi dụng sự suy thoái trong kinh tế phát động một chiến dịch bẩn thỉu nhằm đẩy giá cổ phiếu của Westinghouse xuống.

- Ngài Morgan! Trong tình thế khủng hoảng này thì cần phải làm những gì?
- Không việc gì phải hoảng loạn cả.
- Ngài Morgan, chúng ta đang bên bờ vực của sự suy thoái phải không?
- Không nếu chúng ta hành động khôn khéo.
- Vậy bao nhiêu công ty nữa sẽ phá sản, ngài Morgan?
- Những công ty duy nhất gặp rủi ro là những công ty mở rộng nhanh, vốn mạnh, các dự án thất bại nợ tiền.
- Cám ơn, các quý ông.

Bình luận của Morgan rất tinh tế. Nhưng ảnh hưởng của ông lên phố Wall rất lớn, khiến tác động của chúng mang tính phá huỷ ghê gớm.  Trong vài tuần kế tiếp, các nhà đầu tư liên tục bán cổ phiếu của Westinghouse, khiến giá trị công ty rớt thê thảm. Chỉ trong vòng vài ngày, công ty suýt nữa phá sản.

Bạn thành công ở việc nào đó và tự dưng kiếm được rất nhiền tiền và thế giới nói rằng bạn thành đạt. Lúc đó không còn ranh giới cho thất bại nữa. Chỉ còn mức độ thành công. Với việc Westinghouse nợ ngập đầu, Morgan tin rằng không còn bất cứ đối thủ nào tranh giành hợp đồng Niagara với ông.

Không kiếm ra cách nào kêu gọi tài trợ, Westinghouse sẵn sàng chấp nhận thua cuộc.

- Tesla, lý do tôi ở đây là để báo với cậu rằng công ty của tôi đang bên bờ vực phá sản.
- Ông có thiết kế động cơ AC của tôi mà. Sẽ kêu gọi tài trợ được thôi.
- Thực tế là ngược lại. Không ai chịu cho tôi mượn tiền vì vấn đề tiền bản quyền của phát minh đó.
 - Ích lợi mà nền văn minh này hưởng được từ hệ thống điện đa pha của tôi có ý nghĩa nhiều với tôi hơn số tiền được đầu tư.Ngài Westinghouse, ngài sẽ cứu được công ty của mình để phát triển phát minh của tôi. Đây là bản hợp đồng, và tôi sẽ xé nát nó. Và ngài sẽ không còn gặp bất cứ vấn đề gì với tiền bản quyền phát minh của tôi.
 - Cám ơn cậu, Nikola.

Tesla giao Westinghouse quyền điều khiển AC, và tử bỏ mọi quyền sở hữu phát minh. Nhờ đó đầu tư rót vào liên tục. Và Điện lực Westinghouse lại tiếp tục tồn tại. Westinghouse biết rõ để đánh bại được Morgan, ông phải đi một nước cờ táo bạo. Và không lâu sau đó, ông có được cơ hội hoàn hảo. Chicago sắp tổ chức một trong những sự kiện tầm cỡ thế giới, đó là... Hội chợ Thế giới.

Các nhà tổ chức muốn sự kiện là nơi trưng bày hoành tráng nhất từng được thấy cho công nghệ. Họ quyết định thắp sáng suốt sự kiện bằng điện. Những người quản lý và những người làm nên Hội chợ Thế giới ở Chicago năm 1893 muốn có một thành phố hoàn toàn chạy điện. Họ muốn có sự vượt trội công nghệ. Họ mời các công ty đến thầu hợp đồng cấp điện cho hội chợ. Morgan cho rằng ông và Edison chắc chắn sẽ có được hợp đồng này.

Nhưng Westinghouse lại có kế hoạch khác. Ông quyết liệt bỏ thầu dự án rẻ hơn...chắc  nịch rằng ông có thể thắp sáng hội chợ với giá ít hơn một phần tư Morgan và Edison thầu. Nước đi táo bạo giúp ông có được hợp đồng, và Westinghouse và Tesla ngay tức khắc bắt tay vào làm việc nối dây khắp hội chợ.  Và cuối cùng, vào đêm khai trương, với mọi con mắt trên thế giới tụ tập về Chicago này, họ bật công tắc. Và ngay tức thời, hơn 200 000 bóng đèn được thắp sáng. 27 triệu người đến với hội chợ và được chứng kiến một thế giới được điện hoá.  Và việc đó có tác động lớn, mạnh mẽ giúp tiếng tăm công nghệ lan truyền.  Mọi người nhận ra rằng một tương lai điện đang đến. Đây là một sự kiện trưng bày chưa từng có trên thế giới. Và nó được cấp điện bởi dòng điện xoay chiều của George Westinghouse và Nikola Tesla. Hội chợ mãi mãi là minh chứng cho sự an toàn và khả năng đứng vững của AC.  Buổi trình diễn ấn tượng của Westinghouse và Tesla còn một hệ quả khác. Đã có quyết định ai sẽ là người cấp điện cho trạm Thác Niagara.

Hai bức thư được gửi đi nhưng chỉ một người sẽ có được hợp đồng.

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Những người xây dựng nước Mỹ hùng mạnh - J.P. Morgan (Kỳ 05)



Đất nước dần khôi phục sau một cuộc nội chiến dài, và giờ đây vững mạnh hơn bao giờ hết Cornelius Vanderbilt đã dùng vũ lực và sự uy hiếp để tạo nên một đế chế đường sắtliên kết mọi miền đất nước.

John D. Rockefeller bắt đầu từ xuất phát điểm khiêm tốn, nhưng với sự quả quyết tuyệt đối và tàn nhẫn của mình, ông đã độc quyền ngành công nghiệp dầu.

Và kế đến, một sản phẩm mới đã làm thay đổi diện mạo nước Mỹ. Và nhờ có thép của Andrew Carnegie, giờ đây các thành phố của nước Mỹ vươn cao tới bầu trời.

Không có gì là không thể cả. Nhưng sau khi ông có liên quan đến một trong những thảm hoạ kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Mỹ, đế chế của Carnegie bắt đầu lung lay.  Chủ tịch của ông, ngài Henry Frick, thúc ép công nhân đến điểm giới hạn...khiến họ đứng lên đấu tranh, lập rào cản trước nhà máy chính của công ty Carnegie Steel, và khi Frick quyết định dùng vũ lực chiếm lại nhà máy ông bị người ta mưu sát.

Andrew Carnegie buộc phải suy tính lại mọi thứ.

Với các sự kiện như chủ tịch bị bắn, và công nhân thì chống đối, Andrew Carnegie đang gặp rất nhiều khó khăn. Công ty của ông và danh tiếng của ông đang bị đe doạ. Và đế chế ông dành cả đời để xây dựng đang bên bờ vực của sự sụp đổ. Với mong muốn cứu vãn gia tài của mình, Carnegie đành rút ngắn chuyến đi nước ngoài của mình, và mau chóng trở về Pittsburgh.

Henry Frick sống sót qua khỏi vụ mưu sát. Chỉ 3 ngày sau khi bị bắn và đâm, ông đã trở về văn phòng ở Carnegie Steel. Cuộc gặp gỡ hụt giữa Frick và thần Chết chỉ càng khiến ông kiên quyết hơn. Nhưng đối với ông chủ Andrew Carnegie thì khác, sự kiện nhắc nhở ông chủ tịch là một gánh nặng.

Đã có những lúc Frick cho rằng "Ta điều hành công ty này. Là kẻ giỏi nhất vùng Pittsburgh. Là kẻ phải nài lưng làm 12 tiếng/ngày. Là kẻ phải chịu một viên kẹo đồng vào đầu. Nên ta phải là số một."

Mối quan hệ giữa Carnegie và Frick trở nên xấu đi,  và ông nhận ra rằng mình cần phải thay đổi nó.  Carnegie không vui vì chuyện này. Ông to nhỏ với phóng viên vùng Pittsburgh rằng nếu không phải do ông đi công tác nước ngoài, thì tình hình sẽ khác rồi. Rồi thì sẽ không có vụ đổ máu này. Rằng ông sẽ tôn trọng công nhân hơn. Và ông thu hẹp quyền lợi của Frick. Nhưng Frick từ chối thừa nhận bất kì trách nhiệm nào. Tức giận vì bị Carnegie trừng phạt, ông ta thậm chí âm mưu và chỉ đạo một vụ thôn tính. Carnegie Steel từ từ mục ruỗng từ trong ra ngoài.

Nhưng thách thức lớn nhất cho đế chế của Carnegie không phải từ bên trong. Một mối đe doạ mới đang nổi lên. J.P. Morgan là một giám đốc ngân hàng, người mà kiếm bạc tỉ từ việc hợp nhất các ngành công nghiệp yếu kém, mua lại các công ty thất bại và đưa chúng trở lại thời kì hoàng kim của chúng. Những công ty như Carnegie Steel chẳng hạn.

Bạn nhìn vào J.P. Morgan, và cách ông ấy điều hành các ngân hàng. Về cơ bản mà nói ông ấy là một người thống trị ngành công nghiệp ngân hàng, và, quan trọng nhất là, thống trị tài chính của cả đất nước.

Morgan đã hợp nhất các phần của ngành công nghiệp đường sắt thất bại, làm cho chúng sinh lãi được bằng việc loại bỏ các cạnh tranh không cần thiết.Ông ấy cực kì xuất sắc trong việc chiếm lĩnh các bên đang có xung đột, các bên mà đang huỷ diệt một ngành công nghiệp nào đấy, và đưa ra các điều khoản hoà bình phù hợp cho họ, nhưng có lợi cho ông,  và điều đó tự là đòn bẩy trong kinh doanh cho ông.

Bất cứ ai biết điều gì đó về ông đều công nhận rằng, dù thích ông hay không, thì ông ấy
khiến cho mọi việc êm xuôi.

Do Frick quá nhẫn tâm, Andrew Carnegie lo sợ rằng ông sẽ trở thành mục tiêu kế tiếp của Morgan. Ông đi một nước cờ táo bạo. Một nước đi không thể tránh khỏi.

Andrew?
Henry. Anh thế nào?
- Ổn.
- Tốt.
- Hôm qua ban quản trị tổ chức họp.
- Sao tôi không biết gì nhỉ.
- Ban quản trị đã quyết định rằng sẽ là tốt nhất khi Carnegie Steel huỷ bỏ hợp đồng với anh. Anh sẽ phải trao trả lại cổ phần trong công ty. Anh tất nhiên cũng sẽ nhận được khoản bồi thường  như hợp đồng đã định.
- Carnegie!

Trong khi Carnegie gồng mình sửa chữa đế chế điêu tàn của ông, J.P. Morgan tiếp tục nhắm vào các công ty thất bại, và tiếp tục sát cánh bên người bố huyền thoại của mình.

Junius Morgan là nhà sáng lập nên một trong những ngân hàng đầu tư kiểu mới đầu tiên,
một đế chế tài chính được biết đến với cái tên “Triều đại Nhà Morgan”.

J.P. Morgan được sinh ra là cho kinh doanh ngân hàng. Bố ông là người thuộc thế hệ đầu tiên những chủ ngân hàng bên kia Đại Tây Dương, và vì thế ông xác định chính tài chính sẽ là ngành chỉ đạo các ngành khác trong tương lai.

Hartford, Connecticut - 30 năm trước

Từ khi còn nhỏ, J.P. được dạy rằng chỉ có duy nhất một cách kinh doanh: cách của nhà Morgan. Đầu tư tiền của người khác và thu lời cho bản thân.

Tối nay ta sẽ về. Đến lúc đó phải cân bằng cho xong các tài khoản đấy.

Bố của Morgan rất là sát sao con cái. Junius không hề rời mắt khỏi Morgan trong nhiều năm. Điều đó quá sức chịu đựng của ông.

Mở ra đi. Giờ thì nhấc nó lên. Cảm nhận sức nặng đi.
Biết cảm giác đó là gì không?
Đó là cảm giác được cầm 1 triệu đô-la.

Giờ, học cách tự kiếm ra số tiền đó.

Tình cha con giữa họ ngày càng rạn nứt.

Và đến năm 40 tuổi, ông dự định tạo danh tiếng riêng cho mình. Những thứ này có
cần thiết lắm không?

Bức tranh đó 400 tuổi đấy.

Vâng, thưa ngài.

Ta không hiểu sao con lại cần đi cướp tí nghệ thuật Châu Âu này về. Chỉ là mua vài
bức tranh thôi mà bố,  có phải là nguyên bảo tàng đâu.

Ngân hàng nước Anh có nhờ ta xử lí vấn đề trái phiếu tiếp theo của họ, nên ta nghĩ chắc con sẽ về London cùng ta?

Ở đây con còn nhiều việc lắm.

Luôn nhớ lòng trunh thành chúng ta ở đâu đấy, Pierpont.

Con sẽ cố nhớ.

Nhớ báo cho ta tình hình.

Ta để con ở lại sắp xếp mấy bức tranh vậy.

J.P. Morgan hiểu rõ tình hình, và ở điểm nào đấy ông nhận ra rằng, bố ông thành đạt là thế, nhưng ông có thể vượt qua cả bố ông.

Bố của Morgan luôn căn dặn ông rằng tránh mạo hiểm nhiều, nhưng J.P. Morgan quá mệt mỏi khi phải làm mọi việc theo cách của bố ông.

Ông không đơn thuần chỉ muốn mua lại việc kinh doanh, ông muốn xây dựng một ngành mới riêng của mình. Ông chứng kiến John Rockefeller và Andrew Carnegie xây dựng đế chế của họ từ hư vô và ông muốn mình là người kế tiếp.
Nhưng để được thế, Morgan phải tìm cho mình một sự đột phá. Ông liền để ý đến một trong những nhà phát minh tài ba nhất thế giới.

Thomas Edison đã là nhà cách tân nổi tiểng khi mới chỉ 19 tuổi. Ông nổi lên sau khi
hoàn thiện máy điện tín  rồi đến phát minh máy điện báo tỉ giá cổ phiếu, và máy hát đĩa.

Suốt cuộc đời ông, Edison nắm giữ hơn 1000 bằng sáng chế. Nhưng hiện giờ, ở tuổi 31,
Edison đang thử nghiệm phát minh vĩ đại nhất của ông.

Edison có một khả năng đặc biệt giúp ông quan sát một vật, rồi tìm ra cách sử dụng nó
mà trước đó không ai nghĩ tới.

Morgan quan tâm tới một phát minh: bóng đèn điện, và dòng điện. Một dòng chảy năng lượng vô hình đốt nóng sợi dây tóc nhỏ trong bóng đèn như ma thuật, và làm sợi dây phát sáng.

Ánh sáng điện sẽ cách mạng hoá thế giới. Như lửa, hay bánh xe, nó sẽ thay đổi cách sống của con người.

J.P. Morgan thấy được ngay tiềm năng nơi công nghệ mới mang tính cách mạng này, và biết rằng đây chính là cơ hội để ông gây dựng cơ đồ của riêng mình.

Cơ đồ mà sẽ làm thay đổi thế giới mãi mãi.

Khi thế kỉ 20 sắp cận kề, nước Mỹ là quốc gia phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Đường sắt, dầu, và thép tạo nên tiền đề phát triển. Nhưng một công nghệ mới
đang phát triển lên có thể còn đột phá hơn những thứ đó.

Điện sở hữu tiềm năng thay đổi hoàn toàn cả thế giới, và J.P. Morgan cho rằng mình có thể chiếm hữu nó. Rất nhiều người chỉ nhìn bên ngoài để kiểm tra xem phong vũ biểu
đo bão bên trong, nên dưới con mắt doanh nhân, nếu bạn nhìn bên trong, bạn sẽ thấy nhiều thứ mà bạn cần mà chúng có thể trở nên rất thông dụng, nếu có người đủ dũng cảm
chấp nhận xúc tiến cho nó hoặc xây dựng nên nó.

Rất nhiều năm, J.P. Morgan phải sống dưới cái bóng vĩ đại của người bố huyền thoại.
Ông tuyệt vọng tìm cách gây dựng dấu ấn cho riêng mình, và điện có thể là dấu ấn đó.

Morgan đang xem xét đầu tư vào công ty của Thomas Edison, và đầu tư cho phát minh bóng đèn điện ông mới phát triển. Ông thuê Edison lắp đặt đèn điện cho nhà ông ở Đại lộ Fifth, New York.

Đôi lúc bạn phải đứng lên chiếm lấy quyền sở hữu. Nếu bạn không mặn mà với sản phẩm của chính bạn, thì sao mọi người tin tưởng và sẵn lòng sử dụng nó được? Bạn biết đấy, có người gọi đó chỉ là quảng cáo nhưng tôi gọi đó là cho thấy lòng tin vào sản phẩm của bạn, điều mà một doanh nhân tài tình nào cũng làm.
Nhà của Morgan nhanh chóng trở thành phòng thí nghiệm cho các thử nghiệm bóng đèn điện nổi tiếng của Edison.

Edison lắp đặt một nhà máy điện nhỏ trong nhà gia súc trên đất của Morgan. Rồi ông chạy hơn 1219 m dây sau tường và trần của ngôi nhà, và lắp đặt gần 400 trăm bóng đèn điện, những chiếc đầu tiên từng được sản xuất.

Sau nhiều tháng thử nghiệm và thất bại, ngôi nhà đã sẵn sàng cho việc trưng bày.

Khi tôi tin vào thứ gì đó, và muốn bán nó cho ai đó, tôi muốn nó phải nổi bật nhất dưới ánh đèn. Tôi không chỉ đơn thuần đóng gói nó lại, mà là đóng gói nó cho hoành tráng.

Morgan mời đến rất nhiều người, kể cả bố ông, đến xem sự tuyệt diệu của áng sáng điện lần đầu tiên, ông biết rằng buổi trình diễn sẽ đưa ông sẽ đưa ông đến vị trí hàng đầu của ngành công nghiệp mới.

Thưa các quý ông và quý bà, các vị sắp được chiêm ngưỡng sự kì diệu của khoa học hiện đại. Đèn khí sẽ là quá khứ. Chào mừng kỷ nguyên ánh sáng điện. Ánh sáng mà mọi người đang thấy là do điện cung cấp. Không hề phải đốt khí, dầu, hay lửa. Chỉ cần một dòng chảy năng lượng vô hình.

Điện lúc đó được coi như một thứ gì đó kì diệu, và mọi người rất kinh ngạc. Trước hết là do họ không hiểu điện vận hành thế nào, vì bạn không thể nhìn thấy điện được, vì vậy mà nó như là ma thuật đối với đa số mọi người.

Nhà của J.P. Morgan là tư gia đầu tiên trên thế giới được thắp sáng bằng điện.

- Bố thấy thế nào?
- Con làm ta thất vọng quá đấy, Pierpont. Ta tưởng con suy nghĩ thấu đáo hơn chứ.
- Nhưng đây là tương lai.
- Chỉ là đồ chơi trong mấy lễ hội và hội chợ. Còn con thì như thằng ngốc bị chơi một vố.

Mặc dù bố ông thấy thất vọng, nhưng sự kiện tại tư gia Morgan là một thành công lớn.

Anh sắp thành một người bận rộn rồi đấy. Darius Ogden Mills muốn anh lắp điện cho nhà của ông.

Ông ấy phải đợi thôi. Kế tiếp trong danh sách của tôi là nhà Vanderbilt.

Điện trở thành một thứ không thể thiếu đối với giới quyền lực của đất nước. ngoại trừ một trường hợp đáng chú ý, John D. Rockefeller.

Rockefeller tạo dựng cơ đồ lớn nhất nước Mỹ bằng việc lọc dầu thô cho đèn dầu. Ông nhận ra rằng ánh sáng điện có tiềm năng thay thế dầu hoả và trở thành nguồn sáng chính của nước Mỹ. Nếu công nghệ đó thành xu thế chủ đạo, Rockefeller sẽ phải đối mặt với
thách thức lớn nhất từ trước tới giờ.

Nối tiếp sau thành công trưng bày ánh sáng điện tại tư gia, Morgan tin rằng điện có thể là cơ hội mà ông hằng chờ đợi, cơ hội để ông điều hành công ty riêng của mình, và trở thành người tiên phong như Carnegie và Rockefeller. Nhưng đầu tư cho Edison sẽ đi ngược lại toàn bộ những gì mà bố J.P. Morgan đã dạy cho ông.

Bạn phải dám mạo hiểm mới thành công được. Không thể có chuyện đạt được mọi thứ nếu không mạo hiểm. Không thì ai cũng dễ dàng có được thứ họ muốn. Nếu không có mất mát nào,  hay không có khả năng thất bại lớn hay sự thụt lùi, thì bạn không có triển vọng phát triển.

Menlo Park, New Jersey.

Sao hôm nay tôi có vinh dự được ngài đến thăm đây, ngài Morgan?
Có tiếng ồn dưới tầng hầm. Nó làm vợ tôi khó chịu.
Là máy phát ấy mà.
Để tôi cho người xuống cách âm phòng.

Bao nhiêu người đang cạnh tranh với anh, Edison?
Không có gì đáng phải để tâm.
Ngài biết đấy, nếu ngài có thể giúp tôi tăng tiền để lắp đặt một trạm phát điện chính, thì sẽ không còn cần đến máy phát điện ở tầng hầm của ngài nữa. Với nó, tôi có thể cung cấp điện cho bất cứ thứ gì trong bán kinh khoảng 1 km.

Vậy cần những gì để thắp sáng mọi ngôi nhà ở thành phố New York?

Tôi sẽ cần một mạng lưới các trạm phát điện.

Chi phí là bao nhiêu?

Cái đó để tôi tính toán đã.
Đưa cho tôi xem vào sáng thứ hai.

Bộ mô hình tàu hoả đó... Chạy bằng điện hả?

Vâng.

Làm cho tôi một bộ cho sinh nhật con gái tôi tuần tới.

Đối với Morgan, phần thưởng tiềm tàng quá lớn.

Ông bỏ ngoài tai lời khuyên của bố, đầu tư mọi thứ vào điện, và kiên quyết tạo dựng nên
cơ đồ của riêng mình, cho dù có phải đi ngược lại tất cả những gì ông từng được dạy.



Nước Mỹ đang trải qua những thay đổi kinh ngạc.
Thép đang xây dựng nên những thành phố tương lai cao chọc trời, và dầu hoả đang thắp sáng mọi ngôi nhà dọc đất nước.

Nhưng, một sáng kiến mới kì diệu đang nổi lên, và J.P. Morgan quyết tâm
đưa sáng kiến đó đến với thế giới.

Điện đã được công chúng chú ý đến, nhưng công nghệ đó chưa ai hiểu rõ, và hầu như
không được sử dụng. Nhưng sau khi hợp tác với Thomas Edison, J.P. Morgan tin rằng
ông có thể đưa điện đến mọi miền đất nước.

Morgan đầu tư cho Edison một khoản tương đương 83 triệu đô-la ngày nay, và cùng nhau họ thành lập một công ty mới, Công ty Ánh sáng điện Edison.

Đầu tư cho Edison là một canh bạc lớn đối với Morgan, và đi ngược lại mọi thứ
bố dạy cho ông. Rất nhiều năm, Morgan được hướng dẫn nên tránh đầu tư vào những ngành mới và chưa được kiểm chứng.

Nhưng nơi nào bố ông thấy rủi ro, J.P. Morgan lại thấy cơ hội ở đó.

Theo tôi thì điều tuyệt vời về những phát minh thực sự biến đổi thế giới và những ý tưởng thầu khoán mà cuối cùng lại có ảnh hưởng to lớn là chúng đều bắt đầu tương đối nhỏ lẻ và hầu hết mọi người không hiểu bạn đang nói cái gì, và chúng mất nhiều thời gian trước khi có đủ lực tiến, nhưng cuối cùng chúng phát triển vượt bậc và ảnh hưởng của chúng không ai có thể tưởng tượng được.

Morgan và Edison bắt tay vào làm việc ngay, biến một toà nhà ở vùng hạ Manhattan thành trung tâm phát điện đầu tiên của thế giới, một kỳ quan công nghệ cao chứa đầy các máy phát điện cỡ lớn đủ sức thắp sáng hàng ngàn ngôi nhà.

Ý tưởng ban đầu là từ trạm trung tâm này sẽ sản xuất dòng điện trực tiếp đến mọi nơi, nhưng đồng thời cũng cần phải có phương thức truyền tải điện đi. Tương lai của điện
không phải chỉ là sự ảo tưởng. Nó là năng lượng, và năng lượng thì phải truyền tải mới đi xa được. Công nhân của Edison làm việc suốt ngày đêm, đào một mạng lưới các rãnh dài trên 24 km. Họ lắp đặt hơn 30 km dây đồng dày, kết nối trạm phát của Edison tới
hàng trăm ngôi nhà và công ty ở New York.

Hệ thống lưới điện của Edison trở thành khuôn mẫu cho cách thức truyền tải điện ở nước Mỹ. Nhờ có trạm phát điện của Edison được xây dựng và vận hành, bình minh của kỷ nguyên mới đang đến. Thành phố lần đầu tiên sáng ngời.  Và sau đó không lâu, hệ thống tải điện của Edison bao phủ một nửa Manhattan. Các tuyến đèn đường điện ở đại lộ
và các ngôi nhà xuyên suốt New York lách tách tiếng điện.

Edison có một ý tưởng lớn rằng: "Chúng ta có thể xây các trung tâm phát khổng lồ
và như vậy thì điện sẽ rẻ cho tất cả mọi thành phần xã hội." Thật là một ý tưởng tuyệt vời.

J.P. Morgan và Thomas Edison có khả năng thu về bộn tiền. Nhưng thành công của họ lại là tin dữ  cho người đàn ông quyền lực nhất đất nước. Cho đến hiện tại, John Rockefeller hầu như chưa bị thách thức trong việc cung cấp ánh sáng đến từng ngôi nhà. Nhưng càng ngày hệ thống tải điện của Edison càng được mở rộng, ông nhận ra đế chế dầu hoả
của mình đang gặp nguy. Cứ một ngôi nhà sử dụng điện của Edison là John Rockefeller
mất đi một khách hàng. Những người khổng lồ vĩ đại của cuối những năm 1800, như Rockefeller, họ thường có xu hướng nhẫn tâm.

Họ chỉ quan tâm đến việc thống trị thị trường, và làm mọi cách họ có thể để bành trướng thị phần của mình với mục đích là đảm bảo lợi nhuận của họ.  Các nhà tư bản công nghiệp thời bấy giờ đơn thuần chỉ là nhà tư bản. Họ chỉ chăm chăm làm giàu, và họ muốn xây dựng thứ gì đó trường tồn. Như Rockefeller muốn Standard Oil của mình là công ty dầu lớn nhất thế giới. Rockefeller phát động một chiến dịch PR chống lại điện.

Ông mô tả công nghệ mới này là nguy hiểm, thậm chí gây chết người, rồi từ đó cảnh báo
sẽ có hàng loạt các sự cố bị điện giật  và các đám cháy ngoài tầm kiểm soát. Rockefeller biết rằng nếu ông có thể làm dân chúng hoảng sợ, dầu hoả sẽ tiếp tục là nguồn sáng chủ yếu.

Tôi không phải là kẻ thù dễ tính. Mà tôi là kẻ thù cực kì đáng sợ. Nên, nếu bạn đe doạ tôi,
hay gân tổn hại cho tôi, thì tôi chắc chắn sẽ không để bạn yên thân. Nói thế không có nghĩa là đánh đập gì, nhưng cuối cùng là tôi thắng. Bởi vì tôi là người chiến thắng,
và tôi không thua bao giờ.  Nhưng John D. Rockefeller sẽ chỉ là mối lo ngại thứ yếu cho Morgan.

Một đối thủ cạnh trạnh xuất hiện.

Thưa quý ông và quý bà, xin giới thiệu Nikola Tesla!

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015

Những người xây dựng nước Mỹ hùng mạnh - Henry Frick (Kỳ 04)





Sự cố đã thay đổi Andrew Carnegie mãi mãi,người cảm thấy phải có trách nhiệm với thảm họa đó, không giống như những hội viên khác.

Ông nhanh chóng rút khỏi South Fork và bắt đầu chiến dịch tái thiết lại hình ảnh của mình vốn đã bị hủy hoại.

- Khi thương hiệu của bạn trở nên quá lớn bạn trở thành cái tên, gương mặt đằng sau thương hiệu đó, nó rất khó. Nó bao gồm cả những trách nhiệm và rủi ro mà bạn phải
rất rất cẩn thận. Carnegie ủng hộ nhiều triệu đô-la giúp tái thiết Johntown. Carnegie quyên tiền cho hàng ngàn thư viện. Hết triệu đô này tới triệu đô khác.

Carnegie muốn được nhớ tới  bởi những điều tốt mà ông ta đã làm. Carnegie bắt đầu xây dựng các đài kỷ niệm công cộng dọc đất nước. Và nhanh chóng, các nhà hát lớn ở Manhattan trở thành đam mê của ông. Tòa nhà Carnegie ở New York trở thành ngôi nhà mới cho những hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Và với trách nhiệm xã hội liên kết mọi người. Trong đêm khánh thành, nhà soạn nhạc người Nga Pyotr Tchaikovsky là nghệ sĩ chủ chốt. Andrew Carnegie được đối xử như quý tộc. Vinh danh những kiệt tác mà ông xây dựng. Nhưng ngay cả trong trường hợp này, vẫn có một người có ảnh hưởng lớn hơn.

John D. Rockefeller có tài sản gấp 3 lần Carnegie. Nhưng nhà thờ mà Carnegie xây dựng mang tên ông, đã đẩy sự cạnh tranh của họ lên một mức độ khác. Những người sẽ bỏ 10 năm tiếp theo để tấn công lẫn nhau. Ngay cả đối với quà Giáng Sinh. Rockefeller tặng Carnegie một bộ vest bằng giấy rẻ tiền. Ám chỉ ông ta xuất phát điểm cũng chỉ là một người nhập cư nghèo. Đáp lại, Carnegie gửi Rockefeller, một người Baptist mộ đạo, người không bao giờ uống rượu, một chai whiskey ngon.

- Các bạn biết đấy tôi có một cuộc ganh đua nhỏ, tôi có cuộc ganh đua với Donald Trump tôi nghĩ là vào khoảng năm 2004, ông ta đã khiến tôi có 1 khoảng thời gian khó khăn về một số việc và tôi đã nói "anh biết tôi có thể viết một tấm séc mệnh giá lớn hơn của anh và thậm chí không biết nó đã bị mất," bởi vì tôi biết nếu tôi véo anh ta, anh ta sẽ đáp trả,
và anh ta đã làm vậy,  và tôi vẫn thích véo anh ta bởi vì nó khá vui...

Tôi luôn nói bạn phải có một người nào đó để ghét để nhằm vào. Có một kẻ thù, có một kẻ thù chính, có một đối thủ đó là điều làm tăng sự thú vị cho trò chơi.

Trong khi đế chế dầu lửa của Rockefeller vẫn lớn mạnh không ngừng, thép trở thành sự lựa chọn của những công trình. Và việc kinh doanh của Carnegie cất cánh. Thép của Carnegie giúp kích hoạt việc mở rộng các thành phố Hoa Kỳ.

Nhưng nếu ông ta muốn thế chỗ Rockefeller với danh hiệu doanh nhân quyền lực nhất Hoa Kỳ. Carnegie phải kiếm nhiều lợi nhuận hơn nữa. Nhưng ông ta sẽ phải trả giá
cho tham vọng của mình. Nó sẽ đe dọa phá hủy mọi thứ mà ông ta gây dựng.

Việc xây dựng nước Mỹ hiện đại đang phát triển với tốc độ ánh sáng. Đường sắt kết nối bờ Đông với bờ Tây theo cái cách cưa từng có. Dầu lửa cháy hàng đêm. Và thép đã đây thành phố lên tầm cao không thể tưởng tượng. Dẫn dắt sự phát triển đó là sự cạnh tranh giữa 2 người đàn ông. Andrew Carnegie và John D. Rockefeller. Một là ông vua Dầu lửa không thể tranh cãi, người kia là người đàn ông Thép không còn nghi ngờ. Và mỗi người đều không chịu thua kém người còn lại. Tôi hưởng lợi từ sự cạnh tranh đẳng cấp cao đó.Tôi bị đeo bám bởi sự cạnh tranh, vài lần hưởng lợi từ sự cạnh tranh. Nhưng tôi cũng phải cố gắng và chúng ta phải quản lý công việc của chúng ta. Để vượt qua người giàu nhất đất nước, Rockefeller, không thể chỉ là một người kinh doanh thép có lãi.

Ông ta phải trở thành người có lãi nhất. Và để làm điều đó, ông ta cần một lưỡi dao. Ông để ý tới một nhà máy thép đang gặp khó khăn ở ngoại ô Pittsburgh.Với kế hoạch biến nó thành nhà máy lớn nhất trong đế chế luyện thép của mình. Carnegie đầu tư nhiều triệu đô-la để lắp mới máy móc cho nhà máy để cho ra nhiều cấu trúc thép hơn các nhà máy
cùng kích cỡ. Nhà máy luyện thép Homestead là cổ tích giữa hiện đại. Nhưng nó không thể được quản lý nếu thiếu một người quyền lực. Một trong những chi phí lớn trong nhà máy thép là nhân công. Carnegie biết rằng để có lãi.Ông ta phải giữ giá thành thấp. Và cách duy nhất để giữ giá thép thấp là giảm tiền lương và tăng thời gian lao động. Để kiếm lợi nhuận hơn nữa, Carnegie cần tiếp tục giảm giá thành: Bao gồm cả tiền lương. Nhưng ông cũng xác định để sửa chữa hình ảnh của mình. Có những việc ông không thể làm
trong các tranh chấp lao động. Vậy nên ông ta để chủ tịch của mình làm công việc bẩn thỉu đó.

Henry Frick chẳng bao giờ quan tâm đến người khác nghĩ gì trong những giải pháp của ông ta. Ông ta chỉ quan tâm 1 điều.: Chiến thắng. Carnegie không thích làm người xấu, làm nhân vật phản diện. Frick thì không thèm bận tâm. Tôi nghĩ một lãnh đạo vĩ đại tìm
những cộng sự những người về căn bản có thể lợi dụng những điểm yếu của họ, Nhưng không phải loại nhảy múa trên điểm mạnh của họ. Thay vào việc thuê những người là phiên bản lỗi của mình, họ thuê những người là chuyên gia trong những việc mà họ
không giỏi.

Henry cho tôi xem sổ sách, và đó không phải con số mà tôi trông đợi. Bây giờ, chỉ có
một câu hỏi duy nhất chúng ta kiếm được bao nhiêu vào năm tới. Với Frick được chỉ định làm chủ tịch của công ty Thép Carnegie...Sếp của ông ta tới Scotland để nhường lại đất cho ông ta diễn.

Những nhà công nghiệp thời kỳ đó là những người mà sẵn sàng tự từ bỏ để kiếm được một tài lớn càng nhanh càng tốt, thậm chí có thể là mở rộng định nghĩa những việc họ phải làm. Frick bắt đầu lột sạch tất cả những gì mà ông ta có thể lấy khỏi những người công nhân ở Homestead. Frick quyết định đó là cách duy nhất để nhà máy hoạt động hiệu quả 12 giờ một ngày, 6 ngày trong tuần. Điều đó có nghĩa là một điều kiện lao động không thể chấp nhận. Không ai có thể làm việc 12 tiếng 1 ngày. Nếu bạn làm việc trong văn phòng, bạn sẽ phải ngủ tại bàn làm việc của bạn. Nếu bạn ngủ gật ở nhà máy
luyện thép, thì kết thúc chỉ có cái chết.

Các bạn biết đấy vào cái thời Carnegie xây dựng đế chế của ông ta, rõ ràng là không có luật lao động, không có gì ràng buộc. Và nhìn lại thì thật khủng khiếp khi người lao động bị bóc lột theo nhiều cách khác nhau. Nhưng đó là một trò chơi được chơi đi chơi lại sau đó. Điều kiện lao động nguy hiểm. Và một nhóm nhỏ người lao động liên kết với nhau để nêu lên mối quan tâm của họ.  Rất nhiều lao động ở nhà máy thép cảm thấy thay đổi điều kiện lao động là điều cần thiết. Họ đã kiệt sức và họ muốn tiền lương đáp ứng được nhu cầu cuộc sống. Công đoàn còn tương đối mới ở Mỹ. Và Frick không để nó bén rễ trong công ty của ông ta. Nhưng trước khi hành động, ông ta tìm đến sự cố vấn của ông chủ mình.

" Gửi Andrew,
có thể một cuộc chiến là cần thiết vào mùa hè này. Một khi đã nổ ra, sẽ phải chiến đầu
cho tới khi kết thúc. 

Andrew Carnegie nhận thức được sự hiếu chiến của Frick. Đó là lý do ông ta tránh xa
gần 5 ngàn km. Nhưng một số điều Carnegie không nói ra.

- "Anh Frick, không nghi ngờ gì nữa anh sẽ lập lại lẽ phải ở Homestead. Anh sẽ làm mọi thứ trở nên đúng đắn với sự kiên trì của mình."
- Có một ranh giới rất nhỏ, giữa làm thế nào để bảo vệ công nhân, và cùng lúc đó, tiếp tục
bôi trơn bánh xe  của chủ nghĩa tư bản? Đôi khi cả hai đều có mục đích khác.

Frick coi những lời của Carnegie như một chỉ thị rõ ràng đã đến lúc bắt đầu chiến tranh. Ông đẩy mạnh sản xuất, bắt người của mình lao động vất vả hơn bao giờ hết. Trong trường hợp đình công, ông ta có một kho thép thành phẩm dự trữ. Những người đã phải trải qua một nửa cuộc đời của họ trong điều kiện đáng sợ và nguy hiểm. Và họ đang dần chạm tới điểm nổ.

- Chúa với tình yêu và lòng thương hại của người sẽ cứu giúp con. Chúa sẽ giải thoát con khỏi những tội ác và cứu giúp con và nâng con dậy. Nhân danh Cha, con và các Thánh thần.

Các tai nạn trên nền nhà máy tiếp tục tăng lên. Cho đến khi một vụ được chứng minh
là tử vong. Cái chết có khả năng đoàn kết các lực lượng lao động đang quá tải.

Frick biết chuyện gì sắp diễn ra.

- "Gửi Andrew, tôi không tin rằng chúng ta sẽ chiến thắng mà không cần một cuộc đấu tranh nghiêm trọng. Tôi rất tiếc phải nói là không còn lối thoát nào khác mở ra cho chúng ta. Tốt hơn là chúng ta nên chuẩn bị  chiến đầu và chiến thắng.

- "Henry, một điều mà chúng ta chắc chắng là không có cuộc chiến nào đều dẫn tới thất bại. Chúng tôi tin tưởng vào những gì anh làm. Chúng tôi sẽ bên anh đến phút cuối. Biết rằng được ông chủ chống lưng, Frick tung cú đấm đầu tiên.

Ông ta tuyên bố với công nhân rằng công ty Thép Carnegie sẽ không thương lượng.Và chất lượng sẽ không được cải thiện.

Frick không hiểu rằng các công nhân thép tin rằng nhà máy phụ thuộc vào họ. Họ là những người tạo ra thép. Đó là nhà máy của họ và họ sẽ không để sự khó chịu của Frick
mang nó đi khỏi họ.

- Dưới sự lãnh đạo của ông Frick, công ty Carnegie đã  xóa bỏ tổ chức giống như ở nhà máy Edgar Thompson. Đã xóa bỏ tổ chức trong khu vực than cốc và đang xóa bỏ tổ chức
ở Homestead.
- Đúng!
- Đã đến lúc gửi 1 thông điệp tới ông Frick.
- Đúng thế.
- Chúng ta không chấp nhận tỉ lệ lương mới.
- Đúng.
- Chúng ta không chấp nhận điều kiện lao động nghèo nàn.
- Đúng.
- Chúng ta không chấp nhận việc lao động nhiều giờ.
- Đúng.
- Và tại sao chúng ta phải làm điều đó? Bởi vì chúng ta là công đoàn.
- Yeah.
- Và không ai, không ai, có thể làm chúng ta gục ngã!
- Yeah.
- Những ai đồng ý đình công, giơ tay lên.
- Yeah!

- Ông Frick?
- Tôi cho các anh thêm một cơ hội từ bỏ đình công. Tôi sẽ đảm bảo những người
bước ra khỏi đây, sẽ không bao giờ trở lại.
- Cứ chờ xem.

2 ngàn công nhân thép tạo chướng ngại vật phía trước nhà máy. Để ngăn Frick thay thế
người khác. Cuộc chiến chuyển thành chuyện cá nhân. Nhưng Frick không lùi bước. Ông ta gọi quân tiếp viện.

Trong nhiều năm, các thám tử Pinkerton đã xây dựng một lực lượng cảnh sát tư nhân. Thường được biết tới trong việc theo dấu những tên trộm đường sắt. Họ thậm chí còn từng ngăn chặn 1 vụ ám sát Abraham Lincoln. Và được thuê làm người bảo vệ cho Tổng thống. Nhưng bây giờ họ trở thành lính đánh thuê. Có nhiều nhân lực và súng đạn hơn cả quân đội Hoa Kỳ. Và nếu có tiền, họ sẽ chiến đấu vì bạn.

Và Frick có tiền.
- Chúng ta sẽ tới theo đường bờ sông, bắn hạ họ nếu cần thiết. Nhớ làm như đã được huấn luyện, tuân theo mệnh lệnh. Nếu họ bắt đầu ném chúng ta sẽ cho họ trả giá đắt. Không có chỗ cho sự hèn nhát. Pinkertons là lính đánh thuê. Họ tới từ ngoài thị trấn. Họ không có quan hệ gì với Pittsburgh, không có quan hệ gì với các công nhân. Họ được trả tiền để sử dụng sức mạnh của họ. Thời điểm Frick quyết định mang Pinkertons tới, thần chết đã được thả ra và chỉ có duy nhất một cách để cuộc đình công kết thúc đó là trong bi kịch.
- BẮN!
2 ngàn người làm hàng rào sống bên trong Nhà máy Homestead.

Chủ tịch công ty thép Carnegie, Henry Frick, không có tâm trạng để thương lượng. Dưới áp lực dập tắt cuộc nổi dậy. Frick mang tới đội quân Pintertons. Một đội quân đánh thuê
nhiều súng đạn hơn cả quân đội Mỹ.  Và sự xuất hiện của họ đe dọa sẽ là tia sáng cạnh thùng thuốc nổ. Frick tự nghĩ rằng  khi công nhân nhìn thấy đội quân Pinkertons, họ sẽ biết là ông ta sẽ không lùi bước và họ sẽ lùi bước. Ông ta nghĩ rằng khi phô diễn sức mạnh phô diễn quyết tâm, đó là những gì cần làm. Và chỉ dừng ở đó thôi. Ông ta đã lầm.

- Giữ hàng lối.
- Bình tĩnh.. Bình tĩnh.
- Chúng tôi tới đây để tiếp quản khu đất.
- Không.
- Tôi khuyên các ông là hãy quay bước và trở về nhà. Các ông không được vào đây.
- Nếu các người không đứng sang một bên, chúng tôi sẽ hạ gục các người.
- Máu của những người vô tội sẽ vấy trên tay các người.
- Nhằm vào hàng rào.
- Không!
- Bắn!
- Bắn! Bắn bọn chúng. Bắn!
- Giữ hàng lối.
- Giữ đội hình.
- Bắn! Bắn1
- Không sao chứ?
- Không sao chứ?
- Cầm lấy.
- Bắn!
- Bắn.

Khi cuộc chiến kết thúc, 9 công nhân công ty thép Carnegie chết. Trong khi có vô số
người bị thương nghiêm trọng. Nhưng họ cố gắng giữ đội hình. Cho đến khi thống đốc
Pennsylvania gửi quân đội tới lập lại  trật tự.

Homestead trở lại tay của ban giám đốc.

Nhưng vấn đề của Andrew Carnegie bị đẩy đi rất xa.

Công chúng bị bạo lực xúc phạm, đổ lỗi trực tiếp cho chủ tịch Henry Frick. Nhiều người yêu cầu công lý cho người chết.

Sự tăng trưởng nhanh chóng và rộng lớn của nước Mỹ đang diễn ra hết công suất. Đường sắt kết nối 44 bang. Dầu lửa là tài nguyên quý giá nhất quốc gia. Và thép thì đang xây dựng các thành phố của chúng ta. Nhưng sự phát triển luôn đi cùng với một cái giá. Andrew Carnegie sản xuất thép  nhiều hơn tất cả những người khác trên thế giới.

Để đạt mức sản xuất đó, công nhân của ông ta phải lao động 12 tiếng một ngày, 6 ngày một tuần. Điều kiện đó thúc đẩy họ lập hàng rào trước nhà máy, khiến cho chủ tịch công ty Carnegie, Henry Frick, gọi tới lực lượng lính đánh thuê. Trận chiến đẫm máu khiến 9 công nhân chết. Frick lấy lại quyền kiểm soát Homestead.  Nhưng khi cuộc tàn sát kết thúc sự phản đối của cộng đồng mới bắt đầu.
- Nó là 1 vụ thảm sát. Không chỉ là những con số về người chết và bị thương. Mà ở những người công dân bị giết hại, những người đứng lên bảo vệ nhà máy của họ.
- Đến đêm, Homestead trở thành biểu tượng héo úa của sức sống nền công nghiệp Mỹ.
- Carnegie có lẽ rất kinh sợ những gì xảy ra ở Homestead.

Ông tự hào về công ty của mình  đã làm nhiều cách để trờ thành một công ty tiến bộ. Những gì diễn ra ở  Homestead tạo nên vết nhơ trên danh tiếng của ông và ông có một thời gian khó khăn sống chung với nó.

Carnegie kéo dài thời gian lưu lại Scotland hy vọng khoảng cách sẽ cho phép những chỉ trích qua đi. Nhưng những nhà báo Mỹ lần theo dấu ông.
- Xin lỗi, chỉ vài từ thôi.
- Xin lỗi, các quý ông.
- Ông Carnegie độc giả của chúng tôi.
- Lúc khác, các quý ông.
- Chỉ vài từ thôi.
Tôi không có thói quen trả lời phóng vấn ở công viên công cộng.
- Ông Carnegie.
- Cút khỏi đường của tôi.
- Trong khi Carnegie đang bị lần theo bởi báo chí nước ngoài thì ở trong nước, sự phẫn nộ của công chúng đang leo thang.
Một nhóm mới hình thành, tự gọi là "The Anarchists." Được biết tới bởi
bạo động bạo lực, và họ bắt đầu hành động. Bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào
họ thấy sự bất công. Và giờ họ chú ý tới vụ thảm sát ở Homestead. Yêu cầu phải trả giá.

Mục tiêu của họ là chủ tịch công ty thép Carnegie. Henry Frick được xác định là đã đẩy nhanh tốc độ sản xuất thép. Nhưng kẻ thù của ông ta có những kế hoạch khác.