Thứ Tư, 28 tháng 5, 2008

Biến đổi khí hậu không đồng nghĩa với trái đất ấm dần lên

Không thể phủ nhận việc biến đổi khí hậu đang diễn ra trên một phạm vi lớn và những tác động của nó khiến nhiều quốc gia đang vạch ra những chính sách mang tầm chiến lược. Thế nhưng việc lạm dụng cụm từ climate change, sự nhầm lẫn khi cho rằng climate change = global warming và những quyết định vội vã khiến người nghèo bị ảnh hưởng nặng nề thì không được báo chí và dự luận đề cập đến một cách đầy đủ.

Xin bắt đầu từ vị thế của báo chí

Nếu coi tổng số các nhà khoa học là 100% thì số lượng người cho rằng climate change = global warming chiếm tới 80%, chỉ có chưa đầy 4% phủ nhận giả thuyết và 16% nhìn vấn đề qua con mắt 2 chiều. Và báo chí cũng như các phương tiện thông tin đại chúng thường đi vào những vấn đề “nóng” những điều mà số đông tin và quan tâm. Viewers nghe và tin tưởng bởi hàng loạt các phóng sự, các chương trình,các khẩu ngữ và tờ báo, NHƯNG….

….

I. Climate change doesnot mean global warming/Biển đổi khí hậu không có nghĩa là trái đất đang dần nóng lên

Xuất phát từ chính nghĩa đen của cụm từ climate change mà chúng ta đang nhắc đến, thay đổi khí hậu mang đúng nghĩa là biến đổi – có nghĩa có thể nóng lên và nguội đi. Cuộc tranh luận đúng sai của statement này đã nảy sinh ngay từ khi khái niệm global warming được bàn thảo song có lẽ chính bởi 80% các nhà khoa học là một con số quá áp đảo mà lời cảnh tỉnh mới được hâm nóng trở lại chỉ trong những tháng gần đây. Giáo sư Bob Carter, người làm đề tài tiến sỹ của mình từ 30 năm về hiện tượng băng giá và ấm lên của trái đất – một nhà giáo và một nhà khoa học nổi tiếng hàng đầu đã chỉ rõ rất có thể điều mà chúng ta lo ngại rằng trái đất đang bị nóng dần lên ko xảy ra trong khi điều chúng ta ko chuẩn bị nhất là nhiệt độ trái đất giảm lại có thể là sự thật (Xem Onlive với Bob ở Kênh truyền hình New Zealand tại đây http://www.youtube.com/watch?v=hgaeyMa3jyU). Nói một cách ngắn gọn, hiện nay các nhà khoa học chỉ đưa ra các mô hình dự đoán song lại ko có cách thức nào để cân, đo đong đếm tất cả các yếu tố đang xảy ra. Việc kết luận trái đất đang nóng lên là quá vội vàng và thiếu cẩn trọng trong khi khả năng chúng ta có thể đối mặt với thảm họa khốc liệt hơn là trở về thời kỳ băng giá lại ko được đề cập đến.

Cũng ngày 30 tháng 4 năm 2008, CCNet cũng đã trích dẫn không sai một chữ từ bản báo cáo của một nhà khoa học của NASA dưới đây:

The Pacific Decadal Oscillation (PDO) shifts during the past century were: Sự thay thay đổi nhiệt độ dài hạn ở Thái Bình Dương (dao động mang lại thay đổi ở các vùng nước lạnh và nước nóng) đã diễn ra như sau.

Before 1900, PDO was in cool phrase- Trước năm 1900, PDO ở tình trạng lạnh

In 1905, PDO switched to a warm phrase- Năm 1905, PDO chuyển sang thời kỳ ấm

In 1946, PDO switched to a cool phrase- Năm 1946, PDO chuyển sang thời kỳ lạnh

In 1977, PDO switched to a warm phrase- Năm 1977, PDO chuyển sang thời kỳ ấm

..

(Các ảnh vệ tinh cũng như các số liệu khí tượng thủy văn khẳng định thông số này + báo cáo đầy đủ có thể được download tại www.earthobservatory.nasa.gov/newsroom/newimages/images.php3?img_id=18012)

Điều này có nghĩa là gì ?

  • Mặt trời, chứ không phải CO2 điều khiển nhiệt độ của trái đất. Buôn thêm một chút Tòa Án và Quốc Hội của UK đã nghiêm cấm bộ chiếu film Inconvenient Truth của bác Albert Gore cho trẻ em sau khi phát hiện ra 9 lỗi “chết người” và 26 lỗi “không thể tha thứ” trong đó lỗi số 4 chính là việc Gore hùng hồn tuyên bố CO2 làm thay đổi nhiệt độ. Tòa án cũng chỉ rõ nếu có công chiếu thì thay vì việc để yên cho các bạn trẻ xem, các thầy cô giáo và cha mẹ phải chỉ rõ 35 lỗi đó để trẻ em hiểu rõ khoa học không phải là một trò đùa của số đông.
  • Hiện tượng trái đất nóng lên đã có từ hơn 100 năm trước, ngay cả khi con người chưa hề tác động dữ dội. Việc đổ lỗi cho con người gây ô nhiễm bầu khí quyển, dẫn đến việc thay đổi khí hậu của trái đất là không hoàn toàn đầy đủ. Rất nhiều các yếu tố tự nhiên và dòng chảy đại dương khác cũng là nhân tố khiến nhiệt độ biến đổi và việc khăng khăng chỉ ra 1 hạt táo làm mất đi sự suy xét phức tạp của một rừng táo. Các nhà khoa học chỉ nằm trong số 4% cũng tỏ ra vô cùng lo lắng khi các chính sách chuyển đổi việc trồng lương thực sang việc trồng các loài cây có khả năng cung cấp năng lượng, dẫn tới việc tăng giá thực phẩm, dầu khí chỉ đẩy tình trạng đói nghèo và các nước phát triển sang một thảm họa mới trong khi các nước giàu thì “chả hề hấn gì” thậm chí còn “giàu hơn nhiều”.
  • ..

Thank about this, friends!!!

II. Những con số và những ủy ban….choáng váng…

Chắc bạn đang thắc mắc ? Khỉ thế, thế những con số dự đoán và các mô hình mà thế giới truyền thông và các nhà khoa học lấy ở đâu ra ? Họ không đáng tin cậy ư ? Câu trả lời sẽ chỉ là một cái nhìn đầy lo lắng. McLean đã viết một bài thảo luận rất hay có tiêu đề : Peer Review? What Peer Review? Failures of scrutiny in the UN's Fourth Assessment Report (Available at: http://scienceandpublicpolicy.org/sppi_originals/peerreview.html)- Biên tập khoa học ? Thế nào là biên tập khoa học ? Những sai lầm cơ bản trong báo cáo đánh giá số 4 của UN. (Thảo luận một chút về mục đích của peer review – khi viết một bài báo khoa học – để có thể chứng minh và thuyết phục được tính trung thực, chính xác của thông tin đưa ra, người viết phải gửi cho một nhóm các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đánh giá. Họ sẽ chà xát từng câu, từng chữ để khẳng định tính scientific base. Phải đủ số lượng các nhà khoa học đồng ý rằng báo cáo đó chính xác, từ A tới Z báo cáo phải được xem xét thì artiles mới được approve.

Trong bản báo cáo, Mclean đã trích dẫn nhưng con số choáng váng mà IPCC (International Panel for Climate change- Ủy Ban Liên Chính Phủ và biến đổi khí hậu), một trong những nguồn cung cấp thông tin và các con số dự tính, đánh giá và báo cáo về biến đổi khí hậu mà hàng tỉ người trích dẫn trong báo cáo, nghiên cứu, báo chí, TV, radio thường tin và đặt trọn niềm tin. Mclean viết:

Tổng cộng có 308 chuyên gia được mời để đánh giá và xem xét bản thảo số 2 của báo cáo- bản thảo xương cốt của nghiên cứu nhưng chỉ có 32 chuyên gia gửi lời nhận xét nhiều hơn 3 chương và 5 chuyên gia xem xét và đánh giá hết cả 11 chương.

Ở một góc cạnh khác, 143 chuyên gia (46%) chỉ góp ý cho 1 chương và 71 người (23%) xem xét hơn 2 chương. Điều này có thể được chấp nhận nếu họ đưa ra các lời nhận xét chi tiết nhưng lưu ý là có 53 trong tổng số 214 chuyên gia chỉ đưa ra có 5 nhận xét và 28 người chỉ đưa ra có 3 ý kiến. Số lượng người chỉ có 1 comment cho mỗi chương chiếm từ 12.6% cho tới 32% (gần 1/3 số chuyên gia).

..

Không đủ số lượng và chất lượng, sao có thể gọi là peer-review được nhỉ ? Chắc cả nhà đang bảo – thì vì báo cáo quá tốt nên chắng có gì để comment. À, McLean viết tiếp thế này nhớ:
..
Nhận xét của các chuyên gia thật là đa dạng và dưới nhiều hình thức. Nhiều nhận xét chỉ sửa lỗi….chính tả và ngữ pháp, một số khác chỉ ra sự mâu thuẫn trong các thông tin đưa ra, một số yêu cầu chọn từ ngữ phù hợp để cách diễn đạt câu cú dễ hiểu hơn và một số thì yêu cầu cần phải chỉ rõ nguồn gốc thông tin trong tài liệu tham khảo. Chỉ có 1 số rất nhỏ yêu cầu yêu cầu thay đổi cách viết và phải cung cấp các thông tin khoa học chứng minh cho luận điểm mà người viết trình bày (chính là mục đích của peer review). Chỉ có 1 nhận xét của một chuyên gia đáng được để ý nhưng lại bị lờ đi khi ông viết “"Rejected. McKitrick and Michaels (2004) is full of errors. There are many more papers in support of the statement than against it." – Bỏ! bài viết của McKitrick and Michaels (2004) rất nhiều lỗi và có nhiều bài báo khác chứng minh luận điểm này hơn là bác bỏ nó.

Mean what ? Thế là sao nhỉ ?

..

  • Chấm hỏi về người được mời làm reviewers. Phải chăng bản báo cáo sẽ được thông qua dễ dàng hơn khi những người mời đọc không có kiến thức và kinh nghiệm thâm sâu nển chỉ …grammar + spelling editing?
  • Khi chuyên gia thực sự comment về papers, chỉ rõ các lỗi sai thì kiểu….”chuồn chuồn ớt”, bay cao và bay xa. Chà chà, chà chà….

Mclean cùng với SPPI cũng chỉ thêm một số điểm thú vị là rất nhiều những thông số IPCC đưa ra và khẳng định rằng có nhiều người nói vậy nhưng chỉ đưa được ra có 1 reference làm bằng chứng. Chấm…chấm…chấm hỏi. IPCC công bố nhiều nước đồng ý và báo cáo các con số nhưng đếm miệt mài trong cả bản báo cáo chỉ có 11 nước lên tiếng mà toàn các nước lớn, muốn áp dụng chuyển đổi chính sách lương thực và dầu mỏ- chà chà, thật là hay hay hay……

Đọc bài của McLean viết hay lắm. Hàng loạt các ý kiến của các nhà khoa học nằm trong 4% là cái mà chúng ta nên nghe. Share với cả nhà một số website và các article đem một góc nhìn khác về global warming và climate change nhé. Nhưng đừng nhầm climage change là global warming. Hix, it’s crap.

..

Useful websites::

http://scienceandpublicpolicy.org/reprint/ipcc_on_the_run.html

www.climatescience.org.nz

http://nzclimatescience.net/index.php


Nguồn: Blog Pro-poor PES

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét