Thứ Năm, 25 tháng 12, 2008

Tại sao tiền lương công chức lại thấp???

Có đứa em nó bảo vào blog nó đọc cái bài hay lắm, tưởng của ai hóa ra là của bác Vũ Quang Việt. Đọc xong bài này rồi thì thấy rằng về mặt lý thuyết bác đúng một vài điểm nhưng quả thật là thiếu thực tế Việt Nam. Về mặt chính sách vĩ mô thì cũng có thể bác đúng nhưng lại chưa bắt đúng căn bệnh của tiền lương công chức Nhà nước ở Việt Nam.

Các câu hỏi đặt ra là: Vậy thì lương công chức VN có thấp không? Ngân sách Nhà nước dành cho lương như thế là đã lớn chưa? Có nhất thiết phải tăng ngân sách cho lương không?

Đúng thực tế là tiền lương công chức Nhà nước ở VN thấp, phải nói là rất thấp. Cứ đơn giản như một em sinh viên Đại học sau 5 năm (có trường 4 năm, có trường 6-7 năm) ra trường với mức lương khởi điểm là chưa đến 2 triệu đồng thì có đủ tiền chi tiêu trong cả tháng không ? Câu trả lời chắc chắn là: Không bao giờ đủ.

Ngân sách Nhà nước dành cho lương công chức Nhà nước như thế đã lớn chưa: Bác Vũ Quang Việt đã trả lời câu hỏi ấy, chắc em chẳng cần nêu lại làm gì, vì "trình" em sao đọ đuợc với bác Việt.

Có nhất thiết phải tăng chi ngân sách Nhà nước cho lương công chức không: Câu trả lời của em là vừa có vừa không...hê hê. Có bởi vì tăng thì cũng tốt những người ăn lương Nhà nước sẽ có thêm thu nhập chính đáng.

Vậy tại sao lại không cần tăng ngân sách chi trả cho lương công chức Nhà nước?

Đơn giản thôi ạ, bác Vũ Thành Tự Anh vừa có một ý nêu lên trong cái bài viết đăng trên TBKTSG rồi đấy ạ, em xin trích: "Sau hơn hai mươi năm đổi mới, vai trò của Nhà nước đã có những thay đổi quan trọng. Nhà nước giờ đây đã trở nên ít “toàn năng” hơn sau khi tự hạn chế sự can thiệp của mình vào đời sống kinh tế và xã hội của đất nước. Cơ cấu sở hữu của nền kinh tế cũng đã thay đổi một cách cơ bản với sự bừng nở của khu vực kinh tế dân doanh và sự tham gia mạnh mẽ của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài - cùng nhau đóng góp tới hai phần ba GDP của đất nước. Khu vực dân sự cũng dần được phát triển và chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng của mình trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Mặc dù đã có những điều chỉnh đầy ý nghĩa như vậy nhưng vai trò của Nhà nước hiện nay vẫn còn quá ôm đồm, và điều này làm cho Nhà nước bị quá tải. Không những thế, ở Việt Nam tồn tại tình trạng vừa quá nhiều, vừa quá ít nhà nước.

Cái mà bác Vũ Thành Tự Anh gọi là "vai trò của nhà nước vẫn còn quá ôm đồm" ấy thực chất chính là do công chức Nhà nước làm ra đấy ạ.

Cá nhân em nghĩ đây mới chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Tại sao vậy ? Đơn giản bởi vai trò của Nhà nước thực ra chính là vai trò của các cá nhân làm nên chính sách Nhà nước. Các cá nhân cấp cao thì dựa trên sự tham mưu của cá nhân cấp dưới, các cá nhân cấp dưới lại dựa trên "lợi ích của cá nhân mình", "lợi ích của nhóm mình đang phục vụ"...để đưa ra những tham mưu về chính sách. Họa chăng có được vài người dựa trên lợi ích cao hơn là của đất nước thì hoặc là bị "trói" bởi vòng quay của các "lợi ích cá nhân" và "lợi ích nhóm mà mình đang phục vụ" hoặc tiếng nói của họ lọt thỏm giữa không trung, chẳng để lại tiếng vang nào. Ví dụ đơn giản cho dễ hiểu nhé: Vấn đề quảng cáo trên báo chí in được quy định là không quá 10% số trang báo, hoặc nếu muốn in nhiều số trang quảng cáo hơn thì phải xin giấy phép. Câu hỏi đặt ra là: Vậy Bộ VHTT và nay là Bộ TT&TT đâu có cần phải quan tâm là báo có bao nhiêu trang quảng cáo để làm gì? Người đọc báo mới phải quan tâm hơn chứ? Nếu quảng cáo nhiều thì thu thuế nhiều, có lợi cho ngân sách Nhà nước cơ mà? Câu trả lời lập tức có ngay: Đó là vì cái giấy phép ấy nó đem lại lợi ích cho một vài cá nhân, một vài nhóm lợi ích trong Bộ TT&TT nên họ nhất định không bỏ với lý do "quảng cáo nhiều hơn nội dung sẽ khiến tờ báo xấu xí, ảnh hưởng đến người đọc....Đây chính là hình thức tiêu biểu cho loại hình: Quản lý cũng được mà không quản lý cũng được. Loại hình quản lý này xuất hiện vô số trong các cơ quan quản lý Nhà nước, nhất là ở các bộ ngành. Chỉ có điều nó biến tướng khác nhau mà thôi.

Vậy giải pháp là gì? Trước tiên Nhà nước cứ mạnh tay cắt giảm quyền hành của các Bộ ngành trong các cơ quan Nhà nước đi đã, loại bỏ hẳn hoặc giao cho tư nhân tham gia vào làm những công việc mà "Nhà nước làm cũng được mà không làm cũng được" (kiểu như Công chứng tư) đi thì lập tức sẽ xuất hiện ngay lực lượng lao động dư thừa ở trong bộ máy. Việc giảm lực lượng lao động thừa này thì cũng đơn giản bằng cách đừng tuyển thêm nữa, cứ "ốm thay già thải" thôi là xong. Với con mắt của cá nhân em thì sau khi giảm bớt quyền hành của các cơ quan Nhà nước đi thì ít nhất cũng sẽ bớt được ½ công chức. Vẫn cái số tiền ngân sách dành cho lương ấy mà tỉ lệ chia cho công chức ít đi thì rõ ràng là lương sẽ tăng lên. Nếu có điều kiện thì Nhà nước không chỉ chăm lo đến đời sống của công chức mà có thể chăm lo cả đến từng thành viên gia đình công chức như: y tế, giáo dục, tiêu dùng...Tất nhiên đi kèm với quyền lợi phải là những ràng buộc nghiêm khắc: ăn hối lộ - nghỉ; vòi vĩnh – nghỉ; lợi dụng quyền hạn – nghỉ....

Vấn đề của mọi vấn đề lại trở về cái gọi là "sở hữu" và "lợi ích" cá nhân. Em sẽ trở lại vấn đề này khi nào có dịp bức xúc!

Ông Cục trưởng đã trả lời như thế!!!

Thật ngạc nhiên và bất ngờ, ông Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh truyền hình và Internet, Bộ Thông tin-Truyền thông lại có thể trả lời phỏng vấn như vậy! Với cách trả lời như vậy (và nếu đúng là ông đã trả lời như vậy) thì có nghĩa là ông chẳng hiểu gì về blog cả. Việc trước tiên phải nó là cái “Thông tư 07 về quản lý blog mà Bộ Thông tin-Truyền thông vừa ban hành” thực sự là không cần thiết, nó quá thừa! Đúng như có lần ông Lê Mạnh Hà đã trả lời phỏng vấn báo SGGP, ngộ nhỡ sau này các nhà cung cấp dịch vụ mạng không gọi blog là blog nữa thì cái thông tư ấy vứt đi à ? Sao tự nhiên lại đi vào quản lý một cách hình thức như vậy mà đáng nhẽ ra phải đi thẳng vào quản lý cái “bản chất” của blog là nội dung ? Và thực tế thì tất cả những văn bản pháp luật hiện hành đã có thừa những chế tài đối với cái “bản chất của blog” rồi còn gì ? Này nhé: Luật Dân sự, Luật Kinh tế, Luật Hình sự....đủ cả đấy thôi, sắm thêm làm gì???

Anyway, quay lại với những câu trả lời của ông Cục trưởng:

“...chủ blog cũng phải chịu trách nhiệm khi để friend viết comment có nội dung vi phạm pháp luật....” => Ơ hay, “thằng bạn” ấy nó vào một ngày đẹp giời nó hâm lên thì làm sao tui biết được hả giời ??? Bỗng nhiên nó kẹt tiền làm liều mà chỉ vì là bạn với nó tui cũng bị liên đới trách nhiệm à? Vào cái lúc nó comment thì tui đang du hí với bồ ở ngoài đảo không có mạng Internet thì nên không xóa comment của nó thì sao? => Luật ấy là luật rừng!

“...chủ nhân của blog vẫn phải chịu trách nhiệm về việc để cho mật khẩu bị đánh cắp...” => Toi thật rồi, nhà em bị trộm vào phá khóa mở cửa lấy đi hết đồ đạc...rồi chúng nó bỏ mấy cái tài liệu phản động trong nhà. Em báo các bác công an, các bác ấy đến khám nghiệm hiện trường xong thì bắt em luôn vì tội phản động, lưu trữ các tài liệu chống phá nhà nước....Mà em thì trước đến nay vẫn hoàn toàn trong sạch. => Luật ấy là luật rừng!

“...Thông tư chỉ là văn bản hướng dẫn “lối đi” cho người sử dụng, giúp người sử dụng tham gia môi trường Internet lành mạnh, lâu dài và hiểu được trách nhiệm cá nhân đến đâu...” => Quái lạ cái bác này, muốn "hướng dẫn lối đi " thì phải làm cách khác chứ sao lại chọn cách làm ấu trĩ này. Học bà con nông dân đi nhá: Muốn diệt cỏ thì phải trồng cây, cây mọc tốt thì cỏ dại mới không phát triển được.

Túm lại là bác chả hiểu gì về Blog nói riêng, CNTT nói chung và thứ to tát hơn tí nữa là đếch có tư duy khoa học trong cung cách làm việc.

Bài phỏng vấn ấy đây!


* Đọc thêm bài phỏng vấn ông Lê Mạnh Hà - Giám đốc Sở TT&TT Tp.HCM: Ra thông tư quản lý blog: Không khả thi!

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2008

Tổng hợp và phân tích thông tin

Lướt qua blog bác Đông A thấy có ý nói về việc “Xây dựng được lý thuyết liên kết các thông tin rời rạc” rất hay. Thực ra, nghĩ cho cùng thì đấy chẳng qua là việc tổng hợp và phân tích thông tin. Nếu nhớ không lầm thì trong chiến tranh thế giới thứ 2 cũng đã từng có 1 việc tổng hợp và phân tích thông tin của một người khiến Hitle phải sững sờ triệu tập ông ta đến và yêu cầu cung cấp người đã cung cấp thông tin về quân đội Đức. Ông kia đã trả lời rất đơn giản bằng cách lấy toàn bộ những tờ báo đăng tin bài về lực lượng quân đội Đức ra và đưa cho Hitle, bởi trong một quá trình dài ông kia đã thu thập, tổng hợp và phân tích các thông tin về lực lượng quân sự của Hitle trên các báo để từ đó có được con số tương đối chính xác. Việc này thực chất chính là “tình báo phân tích, tình báo chiến lược” mà quốc gia nào cũng có nhưng vấn đề là quy mô, mức độ và khả năng thực hiện đến đâu thôi.

Trong thời đại CNTT hiện nay, thực hiện công việc tổng hợp thông tin có điều kiện dễ dàng hơn rất nhiều với Google cũng như các công cụ tìm kiếm khác. Vấn đề khó nhất đó chính là phân tích thông tin. Làm sao để phân biệt được thông tin thật – giả, dựa trên những tờ báo có uy tín lớn thì điều ấy là tất yếu nhưng nếu bỏ sót các nguồn dữ liệu khác thì sẽ là thiếu sót bởi các kênh thông tin khác cũng có những giá trị nhất định. Bên cạnh các công cụ hỗ trợ như máy tính, phần mềm thì việc tổng hợp và phân tích các thông tin không chính thống chủ yếu dựa vào con người có kỹ năng cơ bản tốt, hiểu biết sâu và rộng về các lĩnh vực và quan trọng nhất có lẽ chính là sự “nhạy cảm” với thông tin.

Lúc nào rảnh nữa sẽ nghĩ và viết thêm về tổng hợp và phân tích thông tin.

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2008

Câu chuyện cô bé Quàng khăn đỏ - Thời hiện đại


Cô bé quàng khăn đỏ


Xưa kia khăn đỏ bé con

Giờ đây em lớn , em ngon quá trời

Hôm nay bà ốm mất rồi

Em đọc blog thấy lời bà em

Cháu ơi bà muốn ăn kem

Đi mua nhanh nhé rồi đem cho bà

Mua thêm cả bánh nữa nha

Rồi mang sang nhá , để bà còn ăn

Lúc đầu em cũng lăn tăn

Tiền thì hơi ít , bà ăn hơi nhiều

Thôi thì còn có bao nhiêu

Mua cho bà hết , biết điều thì hơn

* *

Khăn đỏ lòng dạ bồn chồn

Vừa đi vừa bấm nhắn tin cho bà

Mà đường thì rất là xa

Phải qua ngõ ngách rất là khó khăn

Bỗng gặp con sói đói ăn

Đang nằm đói rét đắp chăn 1 mình

Thấy khăn đỏ quá là xinh

Con ngươi bỗng chốc thành hình trái tim

Sói liền giả bộ đau ‘tim’

Kêu là thảm thiết , bé liền hỏi thăm

Anh ơi có đau lắm hông

Đưa em xoa giúp , em hok lấy tiền

Sói già chột dạ ; đau tim

Số đen lại gặp con điên mất rồi

Cám ơn thôi khỏi em ơi

Anh đây khỏe lắm , tí rồi hết ngay

Thế em con gái nhà ai

Đi đâu mà chẳng thấy trai đi cùng

Về nhà anh tí ko cưng

Khăn đỏ : Thôi chẳng cùng đường đâu anh

Bà em đang ốm mà anh

Em đang mang bánh , tàu nhanh cho bà

Nói rồi nhả số nhấn ga

Nàng đi để lại sói ta thẫn thờ

ĐM cái con ất ơ

Yết kiêu cả bố , mày chờ đấy con !

Sói đi đường tắt nhanh hơn

Đến nhà bà trước , sói nhòm qua khe

Bà đang ngồi chat say mê

Mặt thì tươi tỉnh , ko hề ốm đau

Sói liền gõ cửa hồi lâu

Bà chẳng thèm mở , kêu đau trong nhà

Sói chửi : ĐM nhà bà

Mở nhanh tao đốt cả nhà mày ra

Bà vội mở cửa xin tha

Sói vào , chợt thấy là bà cũng xinh ...

Này... đừng có nghĩ linh tinh...

.........

...Thịt xong chưa hết bực mình

Trèo ngay lên đệm nằm rình con kia



* *

Khăn đỏ lúc đóa mới về

Nhẹ nhàng tình củm , cháu nè bà ơi

Sói chửi thầm : Con dở hơi

Bé ngoan đấy hả , lại ngồi xuống đây

Bà ơi cháu bảo bà này

Lúc nãy cháu gặp thằng GAY bà à

Giữa đường giữa chợ ôm cà

Thế rồi rên rỉ , đúng là thằng hâm

Sói : này cháu đừng có nhầm

Người ta như thế , hâm hâm cái gì

Khăn đỏ bỗng thấy nghi nghi

Người bà ... tất cả , cái gì cũng to

Khăn đỏ bỗng thấy lo lo

Rút phone ra nhắn gọi bồ đến ngay

Sói thì sói vẫn ko hay

Người yêu khăn đỏ , suốt ngày đi săn

Sói liền khẽ khẽ mở chăn

Thò tay ra khẽ bóp chân cô nàng

Khăn đỏ rụt lại vội vàng

Bà ơi cháu dek phải hàng đâu nha

Cháu ơi bà thương cháu mà

Cháu cho bà bóp , bà xoa tí nào

...

Vừa hay có kẻ bước vào

Người yêu tao đó , thằng nào muốn xoa

Khăn đỏ thấy vậy khóc òa

Anh ơi thằng chóa bắt bà của em

Thợ săn chẳng nói gì thêm

Rút ngay quả súng bắn liền 2 băng

Sói kia ko kịp chạy nhanh

Ăn 2 phát séng... lăn quay tức thì...

(Hàng sưu tầm)


Thứ Tư, 26 tháng 11, 2008

Phá lệ!

From Yen Khue-Ky Thu-Khoi Nguyen
Tiếp câu chuyện hay đưa đón con gái đi học. Dọc đường vẫn hay nói chuyện với con gái và nhiều lúc phải bật cười với nó nhưng cũng không ít lần giật mình.

* Một hôm đang đi trên đường, ngồi ở trước con bé thấy có con chim bay qua, nó hỏi:

- Bố ơi, con chim con nó đi đâu thế ?

- Con chim con nó đi học về đấy con.

- Thế con chim bố đâu rồi ?

- Con chim bố đang chở con chim con đi học về đây này...

- Thế con chim mẹ đâu hả bố ?

Chưa kịp trả lời thì cô con gái ra chiều đăm chiêu suy nghĩ rồi trả lời luôn.

- À, chắc là con chim mẹ đi chợ rồi phải không bố. Con chim mẹ đi chợ lâu lắm đúng không bố?

* Hôm qua chở con đi học về, theo lời mẹ dặn hai bố con ghé cửa hàng thịt quay mua về. Trong khi chờ đợi thì có bà già bán vé xổ số lại cứ gạ mua, hết than nghèo lại kể khổ. Bố nhất định không mua. Được một lát, bà già thứ nhất vừa đi khỏi thì bà già thứ hai lại đến, lại ôn nghèo, kể khổ và chìa tập vé số ra trước mặt hai bố con. Bố nhất định không mua. Chợt con gái cầm tay bố bảo: Bố lấy đi mà!

Bố giật mình, phá lệ lâu nay không mua vé số, móc túi bảo bà già thứ hai gọi bà già thứ nhất lại và mua mỗi bà một tờ vé số.

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2008

Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên xe hoa

From Tu lieu
(Ảnh: Bài phỏng vấn Thanh Phượng đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị số 0 ngày 08/6/2007)





Hôm qua 16.11, doanh nhân trẻ Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã thành hôn với Nguyễn Bảo Hoàng, tổng giám đốc điều hành quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam.

Ở tuổi 27, Phượng hiện là chủ tịch hội đồng quản trị công ty quản lý quỹ đầu tư Bản Việt (Việt Capital Fund Management – VCFM). Trước đó, Phượng đã làm việc cho tập đoàn Holcim (Thuỵ Sĩ) sau khi tốt nghiệp thạc sĩ quản trị tài chính tại Geneva (Thuỵ Sĩ).

Ông Nguyễn Bảo Hoàng cũng là một doanh nhân trẻ năm nay 36 tuổi với nhiều thành tích ấn tượng. Trước khi về Việt Nam quản lý quỹ IDG Ventures Capital, ông đã từng làm giám đốc điều hành cho VITC, một công ty viễn thông Mỹ tại khu vực châu Á và ngân hàng đầu tư Goldman Sachs tại New York. Ông tốt nghiệp cử nhân văn học cổ điển hạng xuất sắc tại đại học Harvard vào năm 1995, sau đó tiếp tục lấy bằng bác sĩ y khoa tại đại học Northwestern và thạc sĩ quản trị kinh doanh tại đại học kinh doanh Kellogg tại Mỹ. Mặc dù lớn lên ở Mỹ và từng mang quốc tịch Mỹ, ông Bảo Hoàng hiện là công dân Việt Nam.

Lễ tổ chức đám cưới được cho biết là tổ chức giản dị tại khách sạn Caravelle, TP.HCM tối chủ nhật, 16.11, với hơn 200 khách mời là những người thân của hai gia đình cô dâu và chú rể.

(Theo báo Sài Gòn Tiếp Thị)


* Update: Blog của Cavenui cũng có 1 entry về việc này.

* Chỉ có duy nhất báo Sài Gòn Tiếp Thị đăng tin này. Việc ấy, theo bạn nói lên điều gì ?

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2008

Tên gọi Đường lên Đỉnh Olympia là sai!

Nhân vụ lùm xùm "Đường lên đỉnh Olympia" mà cư dân mạng đang thi nhau tán phát, tớ chợt nhớ tới ý kiến của An Chi đăng trên Tạp chí Kiến thức Ngày Nay và đăng lại trong tuyển tập "Chuyện Đông - Chuyện Tây" (gồm 06 cuốn do NXB Trẻ ấn hành) về cái tên gọi "Đường lên đỉnh Olympia" (síc).

Đoạn này được trích trong cuốn sách mang tên "Chuyện Đông, Chuyện Tây" của tác giả An Chi (Tập 4 - NXB Trẻ 2006):

Bạn đọc hỏi:

Tại sao cuộc thi (trên VTV3) thì mang tên là "Đường lên đỉnh Olympia" mà bài hát của cuộc thi đó lại nói đến đỉnh núi Olympe?" Tôi cứ ngỡ "Olmpia" và "Olympe" chỉ là một nhưng trong mục "Bạn đọc đặt câu hỏi của báo SGGP thứ bảy số 427 (ngày 17/4/1999) thì ông Hoàng Anh lại giải thích như sau:

- "Ở Hy Lạp, có 2 địa danh khác nhau: Olumpos và Olumpia. Olumpos (tiếng Anh Olympus/ tiếng Pháp Olympe) là tên một dãy núi có đỉnh cao nhất Hy Lạp (2917m) nằm ở phía Bắc nước này, giữa hai miền Macedonia/Mac cédoine và Thessaly/Thessalis (...). Còn Olumpia (Olympia/Olympie) là một thị trấn cổ nằm trên bán đảo Peloponnesus/Péloponnèse ở phía Nam Hy Lạp(....), cứ 4 năm một lần, người cổ Hy Lạp tổ chức các cuộc tranh tài thể thao tại Olumpia (nên những cuộc tranh tài này gọi là Olympic Games/Jeux Olympiques)....Như vậy, Olumpia (tức Olympia) ở vùng đồng bằng, không phải là "đỉnh núi". Thế này là thế nào ?

An Chi trả lời: Sự thật đúng như ông Hoàng Anh đã giải đáp. Olympia không phải là tên núi còn núi Olympe thì lại chẳng có dính dáng gì đến những đại hội thể thao mà người Hy Lạp thời cổ đại đã tổ chức 04 năm một lần. Vậy "đỉnh Olympia" thì không tồn tại còn tên núi thì lại chẳng có liên quan gì đến tên của cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia".

Chỉ xin được nói thêm rằng Olympe (Hy Lạp: Olumpos) không chỉ là tên của "dãy núi có đỉnh cao nhất Hy Lạp nằm ở phía Bắc nước này giữa hai miền Macedonia/Mac cédoine và Thessaly/Thessalis" - là dãy nổi tiếng nhất - như ông Hoàng Anh đã nói, mà đó còn là tên của nhiều dãy núi khác nữa:
- Olympe ở Bithunia (Bithynie)
- Olympe ở Galatia (Galatie)
- Olympe ở Ionia (Ionie)
- Olympe ở Lakônia (Laconie)
- Olympe ở Musia (Mysie)

Ngoài ra, còn có một thành thị ở vùng Lukia (Lycie) cũng mang tên Olympe.

Tóm lại, "đỉnh Olympia" không hề tồn tại, vậy thì bao giờ các thí sinh của chúng ta mới leo lên tới "đó" ?

****************
Vẫn trên cuốn "Chuyện Đông Chuyện Tây" có 1 ý kiến nữa về "Đường lên đỉnh Olympia", xin chép lại cho đủ:

Độc giả (KTNN 323, ngày 01/8/1999):

Tôi là khán giả thường xuyên của chương trình "Đường lên đỉnh Olympia". Nói chung, chương trình này hay, bổ ích và hấp dẫn. Nhưng tôi có thắc mắc ở mấy chữ "đỉnh Olympia". Theo tôi biết thì:

- Olympia là tên của một đồng bằng ở vùng Elis cổ, phía Tây Peloponnesus, là nơi diễn ra những kỳ Olympic cổ đại.

- Olympus là tên ngọn núi ở Hy Lạp nằm giữa Thessaly và Macedonia, cao 2920 mét.

Thoạt đầu, tôi nghĩ có thể người ta đặt tên cho chương trình này muốn hiểu theo nghĩa bóng của chữ "Olympia" (nơi diễn ra các kỳ Olympic cổ đại) nhưng dùng chữ "đỉnh" thì không ổn. Rồi trong một chương trình gần đây thì lại có hẳn một câu hỏi mà lời giải đáp là "Đỉnh Olympia cao 2885 mét". Vậy theo các nhà tổ chức chương trình này thì có hẳn một ngọn núi tên là "Olympia".

Kính nhờ cho biết ý kiến vì theo tôi phải sửa thành "Đường lên đỉnh Olympus" mới đúng.

An Chi trả lời:
....Chúng tôi đã có trả lời như rõ ràng như sau:Olympia không phải là tên núi còn núi Olympe (mà bạn ghi theo tiếng Anh là Olympus) thì lại chẳng có dính dáng gì đến những đại hội thể thao mà người Hy Lạp cổ đại đã tổ chức 4 năm một lần. Vậy "đỉnh Olympia" thì không tồn tại còn tên núi Olympe thì lại chẳng có liên quan gì đến tên của cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia".

Như bạn đã nói, Olympus là tên núi (nằm giữa Thessaly và Macedonia). Đây là tên mà tiếng Anh đã mượn từ nguyên dạng tiếng La tinh (do tiếng Hy Lạp Olumpos). Tiếng Pháp là Olympe còn tiếng Nga là Olimp. Theo truyền thuyết thì núi Olympus là chỗ ở của các thần trong thần thoại Hy Lạp. Còn Olympia là tên mà tiếng Anh đã mượn từ nguyên dạng tiếng La tinh (do tiếng Hy Lạp Olumpia) để chỉ một thành thị của Hy Lạp nằm trên bán đảo Peloponnesus. Đây là nơi mà người Hy Lạp thời cổ đại đã tổ chức 04 năm một lần những cuộc tranh tài thể thao gồm nhiều môn trong đó có cả chạy đua, đua ngựa và đua xe ngựa.

Sự thật là như thế nhưng các buổi thi của VTV3 lại có lời giáo đầu rằng "Đỉnh Olympia cao vời vợi...". Đặc sắc hơn nữa là lời giải đáp mà bạn đã ghi nhận, nói rõ ràng rằng "đỉnh Olympia cao 2885 mét (Thật ra thì núi Olympus cao 2971m) !

Nhưng cũng không thể đổi tên cuộc thi thành "Đường lên đỉnh Olympus" như bạn đã gợi ý được vì các nhà tổ chức muốn ví các buổi thi của họ với những cuộc tranh tài Olympic (Đó là những cuộc thi Olympic về trí tuệ) còn núi Olympus thì chỉ là cõi non Bồng nước Nhược của các thần trong thần thoại Hy Lạp mà thôi. Nên chăng đổi thành "Đường đến đích Olympia" ?

Dù sao, đây cũng là ngu ý còn đổi hay không và/hoặc đổi như thế nào thì lại là quyền của các nhà tổ chức. Vậy chúng ta...hãy đợi đấy! Có điều nếu cứ để nguyên xi "đỉnh Olympia" thì hơi bất tiện cho địa lý Hy Lạp và địa lý thế giới. Mà đổi thế nào được vì chẳng lẽ các nhà tổ chức, và cả nhà tài trợ là đại gia LG, đều tự nhận là mình dốt ?




Mong rằng nhân dịp này VTV cũng nên sửa luôn cả cái tên "Đường lên đỉnh Olympia" đi thôi.

P/S: - Ai muốn biết cái vụ lùm xùm "Đường lên đỉnh Olympia" (síc) như thế nào thì xin mời ghé qua Blog Chung Do Kwan nhá!

Update: Chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" (síc) đầu tiên do chị Tạ Bích Loan tổ chức và dẫn chương trình (theo trí nhớ của tớ) và cũng từ đây MC Tạ Bích Loan nổi tiếng!

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2008

Các báo điện tử Việt Nam có vi phạm bản quyền?

Lâu lâu mở cái kho tư liệu ra xài đỡ, bài viết này được Trần Ngọc Thái Sơn viết từ năm 2006 nhưng đến nay thấy vẫn còn khá hay!

Đã không ít lần khi xem tin tức của một trang tin trực tuyến, thấy một bài viết về chủ đề mình quan tâm, tôi hào hứng vào đọc, để rồi nhận ra rằng bài này mình đã đọc ở đâu đó rồi.


Thông thường mỗi tuần, tôi vào 4 đến 5 trang tin khác nhau để cập nhật tin tức trong nước. Do vậy chuyện đọc tin bị trùng không phải là hiếm. Mỗi lần như thế, cái thói “Sherlock Holmes” (tò mò!) cố hữu lại khiến tôi loay hoay tìm ra cho bằng được cái bài viết “quen quen” đó bắt nguồn từ đâu. Và tôi nhận ra rằng, một bài viết thường được “lưu truyền” ở khá nhiều trang tin khác nhau, có khi giống đến từng từ, có khi khác cái … tiêu đề.

1. Cuộc khảo sát

Vậy là quyết định làm một cuộc tìm hiểu nho nhỏ để xem mức độ các trang tin trực tuyến “tham chiếu” nội dung của nhau như thế nào nảy ra trong đầu tôi. Ý tưởng rất đơn giản: tôi sử dụng Google để tìm xem một tờ báo điện tử sử dụng bao nhiêu bài viết của một báo khác. Ví dụ nếu tôi muốn biết có bao nhiêu bài viết trên VietnamNet là của báo Tuổi Trẻ (hoặc Tuổi Trẻ Online), tôi tìm chính xác cụm từ “Theo Tuổi Trẻ” (có ngoặc kép) trong site VietnamNet. Cụ thể, tôi ghi vào ô tìm kiếm của Google như sau: “Theo Tuổi Trẻ” site:vietnamnet.vn.

Cũng may cho tôi là vì các site lớn đều có ghi nguồn nếu bài viết không phải của họ. Nếu bạn để ý, cụm từ “Theo Tuổi Trẻ”, “Theo Thanh Niên”, “Theo VnExpress”… nằm ở cuối bài đã thành chuẩn mực trong việc đăng lại nội dung từ một trang tin hoặc báo khác. Dân Trí là một ngoại lệ mà tôi sẽ trình bày trong phần kết quả.

Dĩ nhiên cách khảo sát này không thể cho kết quả chính xác tuyệt đối vì có thể cụm từ “Theo Tuổi Trẻ” chẳng hạn, xuất hiện ở giữa bài viết chứ không phải ở cuối bài. Trong trường hợp đó rất có thể bài viết chỉ trích dẫn một phần bài viết gốc chứ không phải copy nguyên bài. Nhưng bất cứ cuộc khảo sát nào cũng không thể chính xác tuyện đối nên chúng ta có thể coi đó là sai số. Hơn nữa, để kiểm tra, tôi luôn click vào 5 bài viết bất kỳ trong 20 kết quả đầu tiên từ Google để kiểm tra cụm từ khóa có thật sự là trích dẫn “nguyên xi” không. Kết quả, 100% trường hợp (6×5×5= 150 lần click) đều xác nhận là cụm từ khóa nằm dưới cùng của bài viết, nghĩa là đăng lại chứ không phải trích dẫn. Điều đó chứng tỏ cách khảo sát của tôi cũng tương đối chính xác.

2. Đối tượng
Đối tượng mà tôi chọn là 6 tờ báo điện tử mà khá phổ biến hiện nay

- Tuổi Trẻ
- Thanh Niên
- VnExpress
- VietnamNet
- Dân Trí
- 24h

Đó là một sự lựa chọn có chủ đích. Tuổi Trẻ và Thanh Niên là hai tờ báo lớn và có uy tín, đồng thời phiên bản điện tử cũng rất thành công, có nhiều bạn đọc. Tôi gọi đó là “Click and mortal publishers”. VnExpress và VietnamNet là đại diện của “Pure dot-coms”, không có báo giấy, nhưng là những tờ báo điện tử đầu tiên và nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Dân Trí và 24h là “New entries”, còn gọi là “Start-ups”, mới xuất hiện gần đây, nhưng có vẻ cũng khá thành công (dựa vào lượng banners dày đặc không kém các trang khác).

3. Kết quả khảo sát
Đây là biểu đồ và số liệu mà tôi ghi nhận được.


T.Trẻ T.Niên VNE VNN Dân Trí 24h Tổng
"Theo Tuổi Trẻ"
913 6500 2640 668 5920 16641
"Theo Thanh Niên" 641
6310 789 554 1470 9764
"Theo VnExpress" 1580 1800
3340 1130 873 8723
"Theo VietnamNet" 1770 1490 0
1180 2080 6520
"Theo Dân Trí" 46 70 61 411
35 623
"Theo 24h" 63 290 2 618 212
1185
Tổng 4100 4563 12873 7798 3744 10378 43456


Dựa vào kết quả, ta có thể thấy bài viết từ Tuổi Trẻ “được” đăng lại nhiều nhất. Điều đó một lần nữa chứng minh cho chất lượng bài viết từ tờ báo có truyền thống lâu đời này. Thanh Niên và VnExpress lần lượt đứng thứ 2 và 3. Riêng đối với VnExpress, đó cũng là một bằng chứng cho nỗ lực đáng hoan nghênh của tờ báo điện tử này trong việc cố gắng mang đến những tin tức nguyên bản không sao chép cho bạn đọc trong những năm gần đây. Việc các báo uy tín như Thanh Niên, Tuổi Trẻ sử dụng lại thông tin từ VnExpress, một tờ báo mà trước đây tôi luôn có thành kiến “chuyên đi lấy thông tin của báo khác”, đã khẳng định sự đóng góp của VnExpress cho nền báo chí Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh dấu hiệu tích cực đó, VnExpress vẫn tiếp tục giữ “ngôi vị” số một về việc sử dụng lại bài viết của các báo khác. Có thể đó là do những tin bài sử dụng trước đây khá nhiều, cũng có thể là hiện tại, VnExpress vẫn còn phải dựa vào bài viết của các báo khác để giữ tính cập nhật cho mình.

Chúng ta cũng không ngạc nhiên khi Tuổi Trẻ và Thanh Niên có số lượng bài viết sử dụng lại của báo khác thấp nhất trong 6 site của cuộc khảo sát. Mặc dù chúng ta không rõ Tuổi Trẻ và Thanh Niên có thực sự chủ trương hạn chế việc sử dụng bài viết của báo khác hay không, nhưng đây cũng một điểm tích cực đáng ghi nhận và củng cố niềm tin của tôi với 2 tờ báo uy tín và chuyên nghiệp này.

“Khoan đã, tôi thấy Dân Trí có số thấp hơn 2 tờ báo kia”, bạn thắc mắc. Khi nhận được kết quả này, tôi cũng khá ngạc nhiên như bạn, nên đã tìm hiểu kỹ hơn. Lý do tôi rút ra là: do Dân Trí không theo một qui tắc thống nhất trong cách ghi tham chiếu, nên các kết quả của Dân Trí trong cuộc khảo sát này có thể có sai số rất lớn, thậm chí ngược với thực tế. Để các bạn dễ hiểu, ví dụ như khi trích bài của Tuổi Trẻ, Dân Trí thỉnh thoảng ghi “Theo Tuổi Trẻ” như các báo khác, nhưng đôi lúc lại ghi “Báo Tuổi Trẻ” hay chỉ “Tuổi Trẻ”, hoặc thậm chí gọn lỏn “TTO” ở cuối bài. Sự thiếu thống nhất này khiến cho bất cứ câu truy vấn Google nào cũng không chính xác. Do đó, tôi không thể có kết luận gì với Dân Trí, mặc dù khi thử nghiệm với câu tìm kiếm “Báo Tuổi Trẻ” site:dantri.com.vn thì kết quả có thêm 806 bài viết nữa. Vì vậy, tôi tin là số bài viết của báo khác mà Dân Trí sử dụng sẽ cao hơn con số 3744 nhiều.

Trong khi đó, chỉ mới ra đời hơn 2 năm (8/2004) nhưng 24h đã không thua kém VnExpress bao nhiêu về số lượng bài viết từ các báo khác được đăng tại site này. Trong kết quả khảo sát, 24h chỉ xếp thứ 2 sau VnExpress với 10378 kết quả tìm được. Có thể nói chính việc “tận dụng” nguồn tài nguyên chưa được bảo vệ này là một nhân tố quan trọng dẫn đến sự thành công của 24h.

Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng khảo sát trên chỉ là một “thí nghiệm” không chính thức của cá nhân tôi nhằm nhấn mạnh một điều quan trọng hơn: Tất cả các báo điện tử hiện nay đều ít nhiều đã vi phạm bản quyền “lẫn nhau”. Đó thật sự là một điều đáng buồn, nhất là khi Việt Nam chúng ta đã gia nhập WTO.

Có thể nhiều bạn sẽ cho rằng tình trạnh vi phạm bản quyền là tình trạng chung của Việt Nam, không riêng gì báo điện tử. Thế nhưng tôi lại có suy nghĩ khác, báo chí có thể gọi là đầu tàu thông tin của xã hội, nó không những truyền tải thông tin, mà còn có trách nhiệm giáo dục và nâng cao nhận thức người dân. Ta có thể chỉ trích “Báo chí còn vi phạm bản quyền, huống gì người dân”, nhưng không thể nói “Dân còn vi phạm bản quyền, huống gì báo chí” nhất là khi báo chí ở Việt Nam còn là đại diện cho nhà nước và chính phủ.

4. Một phút xưng tội
Người ta nói trước khi nói người khác hãy ngẫm lại mình. Đây là tự thú của bản thân tôi.

Từ lâu tôi đã có “mặc cảm tội lỗi” là đang sử dụng một số phần mềm thuộc dạng download miễn phí, không có bản quyền. Thế nhưng thật sự là trước đây cũng như bây giờ tôi chưa thể “kham” số tiền mua bản quyền đắt khủng khiếp của MS Office hay Adobe. Nhưng nhất định trong vòng 1 năm tới tôi sẽ loại bỏ và cố gắng sao cho đến cuối 2007, có thể đạt được “cảnh giới” 100% có bản quyền cho tất cả phần mềm trong máy mình. Có lẽ để đạt được điều đó, tôi sẽ chỉ mua những ứng dụng quan trọng nhất mà thôi. Các phần mềm còn lại thì có lẽ dùng open-source và ứng dụng web. Mấy hôm nay tôi đã thử một số ứng dụng Web 2.0 và cảm thấy chúng hoàn toàn có thể thay thế cho các ứng dụng client truyền thống. Hoan hô, à không, Zoho Web 2.0!!!

5. Tại sao các báo điện tử lại vi phạm bản quyền?
Việc sử dụng bài viết của báo khác, vốn rất dễ dàng trên Web, đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” tại Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:


1. Đầu tiên, chúng ta có thể đổ lỗi cho sự lỏng lẻo trong các qui định luật pháp về bảo vệ bản quyền, đặc biệt là ở lĩnh vực thương mại điện tử (báo điện tử cũng là một mô hình kinh doanh thương mại điện tử)

2. Thế nhưng nguyên nhân cốt lõi thật sự nằm ở ý thức của mỗi tờ báo, nói chính xác hơn là nhận thức cá nhân về việc tôn trọng bản quyền của Ban biên tập, những người có toàn quyền quyết định nội dung và hướng đi của một tờ báo. Thử hỏi, tại sao chúng ta không bao giờ thấy việc một tờ báo giấy có uy tin đăng lại nguyên văn bài viết của một báo khác mà không được sự chấp nhận của báo đó và tác giả bài viết? Có bao giờ báo Tuổi Trẻ (giấy) lại đi đăng lại bài viết của Thanh Niên, Sài Gòn Giải Phóng mà không xin phép không? Câu trả lời dĩ nhiên là không. Tại sao như thế?

- Thứ nhất, các báo hiểu rõ rằng việc làm đó sẽ “hủy hoại” uy tín của tờ báo trong mắt độc giả và vị thế của báo trong làng báo chí như thế nào.
- Thứ hai, việc tôn trọng bản quyền đã thành một thứ luật “bất thành văn” trong giới báo giấy. Chính thứ luật bất thành văn này và ý thức về sự hiện diện của nó đã khiến các báo tự giác tuân thủ bản quyền mà không cần một sự thúc ép nào từ các văn bản luật chính thức.

Xin lưu ý một lần nữa, tôi nghĩ các điều luật bản quyền, luật báo chí có tác động rất ít đến sự tôn trọng bản quyền một các nghiêm túc của giới báo giấy hiện nay. Yếu tố then chốt dẫn đến kết quả đáng mừng đó chính là ý thức (về mặt lợi và hại) của các báo về việc tôn trọng bản quyền.

Câu hỏi đáng suy nghĩ ở đây chính là, có gì khác biệt giữa báo giấy và báo điện tử? Tại sao các báo ý thức về bản quyền ở báo giấy, mà báo điện tử thì lại không? Các tác động xấu đến uy tín của báo khi không tôn trọng bản quyền không áp dụng cho báo điện tử chăng?

Trả lời câu hỏi trên, sẽ là ngây thơ khi cho rằng những người quyết định nội dung của báo điện tử lại không ý thức về vấn đề bản quyền. Tôi nghĩ, các Ban biên tập không những hiểu rất rõ về bản quyền, mà còn đã có những cân nhắc kỹ càng về câu hỏi “có nên tôn trọng bản quyền hay không”. Trước tình hình thực tế hiện nay, câu trả lời, buồn thay,… là “không”. Dĩ nhiên câu trả lời đó không được quyết định trên giấy trắng mực đen trong một cuộc họp chính thức, nó được “công bố” bằng cách tránh né, ngầm hiểu, không nhắc tới… Các lý do cho “chính sách” đó cũng là những trả lời kế tiếp cho câu hỏi “Tại sao các báo điện tử lại vi phạm bản quyền?” mà chúng ta đang bàn.

3. “Ai cũng làm thế cả”
Khởi đầu với VnExpress, tờ báo điện tử đầu tiên của Việt Nam. Thành công của VnExpress đã khiến các báo điện tử sau này cảm thấy chỉ có cách tạm thời bỏ qua vấn đề bản quyền thì họ mới có thể nhanh chóng vươn lên, thu hút được đọc giả với lượng tin bài “phong phú” của mình. Mặt khác, các báo cảm thấy bị “thiệt thòi” nếu quá “cứng nhắc”, không tận dụng nguồn tài nguyên từ báo khác như các đối thủ. Điều đó đặc biệt đúng và thông cảm được trong trường hợp của các báo giấy. “Họ đã lấy tin bài của mình, tại sao mình lại không lấy tin bài của họ. Huề!” Nghe có vẻ hài hước, nhưng đó là cách lý giải dễ hiểu nhất cho sự trái ngược giữa báo giấy và báo điện tử: Cái luật bất thành văn về bản quyền ở báo giấy giờ đây trở thành luật “không nói đến chuyện bản quyền” ở các báo điện tử.

(Tôi không muốn vơ đũa cả nắm ở đây, do đó tôi rất hy vọng nếu bạn nào biết một trang tin điện tử tôn trọng bản quyền, chỉ sử dụng nội dung của mình, không lấy bài viết của báo khác, xin hãy cho tôi biết, tôi rất cám ơn và biết đâu, tôi sẽ trở thành bạn đọc trung thành của trang tin đó.)

4. “Độc giả không quan tâm đến bản quyền”
Sự thật là đa số độc giả xem tin tức online không quan tâm mấy đến vấn đề bản quyền. Đối với họ, chỉ cần website nào có tin tức hay đáp ứng mối quan tâm và sở thích của họ, được cập nhật thường xuyên thì họ sẽ chọn trang tin đó. Sự “khoan dung” và dễ dãi của độc giả về tính nguyên gốc của bài viết trên môi trường mạng đó cũng là một nhân tố quan trọng “khuyến khích” các báo điện tử tiếp tục tránh né vấn đề bản quyền. Thế nhưng, bạn hãy dừng một phút và thử suy nghĩ xa hơn về vấn đề này: nếu độc giả không quan tâm đến bản quyền, thì điều đó có thật sự có lợi cho các báo, đặc biệt là các báo đã nổi tiếng hay không? Tôi sẽ quay lại vấn đề này trong phần “Lợi và hại của việc tôn trọng bản quyền…”

5. Lấy nội dung từ báo khác thật dễ dàng!
Với khả năng của các phần mềm CMS hiện nay, việc copy bài viết từ các trang tin điện tử khác để mang về website của mình một cách hoàn toàn tự động là điều khá dễ dàng. Có khá nhiều phầm mềm CMS, “nổi” nhất là vụ iCMS khi xưa quảng cáo một cách tự hào cho tính năng “bóc tách thông tin từ các trang tin như VnExpress, Tuổi Trẻ…”. Tôi không dám kết luật là mọi trang tin đều sử dụng tính năng này một cách bừa bãi, tuy nhiên nói vậy để hiểu chính sự dễ dàng đó cũng là một nhân tố thúc đẩy tình trạng “bỏ quên bản quyền” hiện nay.

6. Các lý do xác đáng
Bên cạnh những lý do mà tôi cho rằng “không xác đáng” nêu trên, cũng có những động cơ tích cực cho việc sử dụng lại bài viết. Có lẽ các trang tin muốn mang tất cả thông tin tại một nơi để tiện lợi cho người đọc. Cũng có lẽ đối với một trang tin điện tử mới ra đời, sẽ rất khó truy cập được những nguồn thông tin tốt. Nên cách trước mắt là vừa cố gắng tạo thế đứng của mình trong làng báo chí qua những bài viết riêng, vừa sử dụng lại bài viết từ các nguồn khác để làm phong phú trang tin của mình, nhằm thu hút bạn đọc và nhà quảng cáo. VnExpress là một ví dụ điển hình. Lúc VnExpress vừa ra đời, tôi tự hỏi có công ty nào, tổ chức nào quan tâm đến cái tên VnExpress trong chiến lược PR của mình. Liệu phóng viên VnExpress ở thời điểm đó có thể phỏng vấn được các nhân vật quan trọng như bộ trưởng, thủ tướng không?

Thế nhưng không thể chỉ vì những lý do đó mà việc xài “chùa” bài viết, vốn là công sức của tác giả, là tài sản của các báo, trở thành một chuyện đương nhiên ở tất cả các báo điện tử được. Theo thông tin tôi được biết, các tờ báo lớn không hề nhận được bất cứ gì khi bài báo của mình bị đăng lại trên các báo điện tử khác. Thậm chí chỉ một lá thư xin phép cũng không. Điều này không những dẫn đến tình trạng cạnh tranh không công bằng, mà còn có xu hướng làm giảm chất lượng của báo điện tử. Thử hỏi có ai dám mạnh dạn bỏ tiền đầu tư vào chất lượng bài viết khi biết nó sẽ được “dán lại” ở các website cạnh tranh?

Hơn thế nữa, nếu xét theo đúng luật VN thì rõ ràng các báo, những cơ quan ngôn luận của Nhà nước, và là nơi để các thế hệ nhân dân tham khảo thông tin, làm giàu kiến thức, đã vi phạm về luật Sở hữu trí tuệ đối với các tác giả bài viết.

"Điều 7. Nguyên tắc trả nhuận bút
Khoản 8. Tác phẩm đã công bố, phổ biến khi được sử dụng lại tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm vẫn hưởng nhuận bút theo quy định." (Các văn bản pháp luật về Sở hữu Trí tuệ)


Các phóng viên, cộng tác viên, những người sống bằng ngòi bút sẽ nghĩ gì khi công sức lao động của họ bị sử dụng “miễn phí” một cách bừa bãi như vậy?

6. Lợi và hại của việc tôn trọng bản quyền đối với các báo

Báo chí, cho dù trực thuộc nhà nước hay không, cũng là doanh nghiệp sinh lợi nhuận. Bài viết chính là sản phẩm của họ, nếu sản phẩm bị “sử dụng chùa” thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu quảng cáo của báo.

Đối với các báo hiện chưa có phiên bản điện tử hoặc có nhưng không nổi tiếng, thiệt thòi lại càng lớn vì họ vừa không tận dụng được bài viết của mình để sinh lợi thêm, mà còn làm lợi cho đối thủ.

Các bạn nghĩ sao khi trong tương lai đa số sẽ đọc báo điện tử thay cho báo giấy? Mặc dù báo giấy sẽ không bao giờ chết, nhưng sự thiếu tôn trọng bản quyền này sẽ khiến nhiều báo nhỏ không thể tồn tại.

Cạnh tranh không lành mạnh. Thị trường quảng cáo trực tuyến Việt Nam sẽ tăng vọt trong những năm tới. Nếu không có một giải pháp hiệu quả cho vấn đề bản quyền thì các tờ báo chân chính, bỏ tiền của nhân lực đển mang tin tức đến cho bạn đọc sẽ mất lợi thế cạnh tranh, trong khi những cá nhân và tổ chức không tôn trọng bản quyền lại được hưởng lợi. Chúng ta thử tính toán nhé. Nhuận bút cho một tin ngắn chỉ khoảng 50-100 ngàn, nhưng một bài viết hay, đòi hỏi sự nghiên cứu của phóng viên, hay một phóng sự điều tra thì ngoài nhuận bút có khi cả triệu đồng, còn tiền công tác phí, từ vài triệu đến vài chục triệu (đưa phóng viên ra nước ngoài các kì SEAGAMES chẳng hạn). Thử nhân con số đó với hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn bài viết bị đăng lại trên các website khác thì chúng ta có thể hiểu các báo đã bị thiệt hại bao nhiêu.

Tình trạng không tôn trọng bản quyền khiến các báo điện tử sẽ bị cạnh tranh dữ dội bởi nhiều báo điện tử mới. Chi phí cực kì thấp về mặt công nghệ (phần mềm CMS thậm chí miễn phí – open source, hosting quá rẻ) đã khiến việc lập một tờ báo điện tử chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay (tất nhiên chưa tính đến việc xin giấy phép gian nan, nhưng nếu khéo léo thì đó vẫn là điều trong tầm tay). Điểm khác biệt duy nhất giữa một tờ báo lớn và một báo điện tử nhỏ chỉ nằm ở phần nội dung. Nếu như các báo mới ấy không những không tốn chi phí phát triển nội dung, mà còn tổng hợp tất cả những tin tức từ các báo khác về làm của mình, đồng thời sử dụng số tiền “tiết kiệm” được vào chiến lược marketing, thậm chí khuyến mãi để thu hút độc giả, thì các báo điện tử hiện tại sẽ lại có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh đáng ngại, làm giảm lợi nhuận quảng cáo và phân mảnh thị trường

Các phóng viên mất đi nguồn thu nhập chính đáng của mình. Nếu các báo có doanh thu cao hơn vì bản quyền không bị xâm phạm, thì tất nhiên nhuận bút và lương của phóng viên cũng được trả cao hơn. Hoặc các phóng viên, cộng tác viên có thể thỏa thuận đăng bài viết của mình cho nhiều báo, nếu báo nào muốn độc quyền đăng bài đó thì sẽ phải trả nhuận bút cao hơn.

Như đã nói ở trên, đa số độc giả không quan tâm đến bản quyền. Về lâu dài, điều này ẩn giấu một đe dọa tiềm tàng với các báo điện tử có tiếng hiện nay: người đọc sẽ chuyển sang báo nào có lợi cho họ hơn. Tôi có biết một số người trước đây đọc VnExpress, nhưng đã chuyển sang đọc Dân Trí hay 24h, vì những gì họ có thể đọc trên VnExpress đều có thể tìm được tại các tờ báo kia, và thêm những nội dung hấp dẫn khác.

Bên cạnh những độc giả không quan tâm bản quyền đó, trong tương lai sẽ có một lớp độc giả mới có kiến thức và ý thức rất cao về các vấn đề nhạy cảm như bản quyền. Những người này không những ủng hộ các báo có nội dung nguyên bản, mà còn có tiếng nói và sức ảnh hưởng lớn đến các thành phần độc giả khác trong xã hội, khiến họ bắt đầu có ý thức về vấn đề bản quyền hơn. Những báo điện tử đi đầu trong việc tôn trọng bản quyền sẽ “chinh phục” được trái tim của những độc giả cực kì quan trọng này. Không những vậy, uy tín của những tờ báo tiên phong này cũng sẽ được củng cố mạnh mẽ.

Nếu báo nào cũng sử dụng bài viết của nhau, thì sẽ chẳng còn phong cách riêng, và do đó, cũng không còn độc giả trung thành nữa. Một tờ báo tôn trọng bản quyền cũng đồng nghĩa với việc nhất quán trong nội dung, phong cách của mình, vốn là nền tảng để xây dựng lên một lượng độc giả trung thành.

7. Giải pháp đề nghị

Khi đọc đến chữ giải pháp, có lẽ các bạn nghĩ tôi sẽ đưa ra một đề cương với vô số các bước thực thi bao gồm cả việc… chờ đợi cho một khung pháp lý về bản quyền cho báo chí điện tử?

Câu trả lời là không. Một giải pháp khả thi chắc chắn phải đơn giản và dễ thực hiện hơn rất nhiều. Tôi xin đưa ra giải pháp khó nhất. Khó không phải là rắc rối phức tạp, ngược lại, đây là giải pháp cực kì đơn giản. Cái “khó” ở đây là ở sự dũng cảm dám thực hiện của lãnh đạo các báo.

Như đã nói, việc sử dụng lại bài viết của các báo khác hay không hoàn toàn là do quyết định của Ban biên tập. Nếu Ban biên tập của một báo nào đó nhận ra cơ hội để khẳng định uy tín cũng như tự tin vào khả năng độc lập của tờ báo mình, thì quyết định chấm dứt đăng bài viết của báo khác chỉ đơn giản là một thông báo đến các nhân viên về chính sách mới. (Tận dụng cơ hội này để thu hút bạn đọc, nâng cao uy tín cho báo lại là một vấn đề khác)

Sau khi đã tự mình “làm gương”, chính lãnh đạo của tờ báo tiên phong nên lên tiếng, kêu gọi sự hợp tác của các tờ báo lớn về vấn đề tôn trọng bản quyền. Tôi tin chắc rằng lời kêu gọi này sẽ được sự hưởng ứng tích cực của hầu hết các báo.

Lãnh đạo các báo biết rất rõ lợi ích và tầm quan trọng của việc tôn trọng bản quyền

Nói cho cùng, điều quan trọng nhất của báo chí là gì nếu không phải là uy tín? Giả sử như lãnh đạo của Tuổi Trẻ, hoặc Thanh Niên, VnExpress hay VietnamNet tích cực kêu gọi các đồng nghiệp tham gia thảo luận về bản quyền, thì tờ nào báo lại có thể từ chối một vấn đề vừa đúng đắn vừa mang lại lợi ích lâu dài như thế.

Nếu như Thanh Niên, Tuổi Trẻ đã khởi xướng thành công nhiều cuộc thảo luận và phong trào có tiếng vang, hữu ích cho xã hội, thì việc nêu lên vấn đề tôn trọng bản quyền trong giới báo chí cũng đơn giản như vậy mà thôi.

Bên cạnh đó, sẽ càng tốt nếu như có một tổ chức Nhà nước như Ban Văn Hóa Tư tưởng Trung ương, Bộ Văn Hóa Thông Tin hoặc Hội Nhà Báo đóng vai trò tích cực trong việc làm cầu nối và cả “trọng tài” để đảm bảo các tổ chức báo chí đều tuân thủ thỏa thuận bản quyền này. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, các các tổ chức nói trên chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho việc chuyển đổi từ thỏa thuận không chính thức giữa các báo trở thành một văn bản có giá trị pháp lý mà thôi. Điều khiến giải pháp này thành công vẫn là sự ý thức của lãnh đạo các báo.

Cuối cùng, điều tôi băn khoăn nhất vẫn là: liệu tờ báo nào sẽ có đủ nhiệt huyết, đủ uy tín để đứng lên làm đầu tàu kêu gọi tôn trọng bản quyền, nhằm tạo ra một môi trường báo chí điện tử chất lượng hơn? Ai trong bốn tờ báo sau: Tuổi Trẻ, Thanh Niên, VnExpress, VietnamNet có thể đảo ngược lại cái luật bất thành văn “Không nhắc đến chuyện bản quyền” của báo chí điện tử? Tôi tin rằng chỉ có bốn tờ báo này, với uy tín, cùng đội ngũ phóng viên chuyên nghiệp của mình, hoàn toàn có khả năng đứng vững một cách độc lập và tiếp tục phục vụ tốt độc giả của mình, ngay cả khi không cần đến bài viết của báo khác.

Tôi không biết điều tôi mong mỏi về một môi trường báo chí điện tử cạnh tranh lành mạnh, nơi mà mỗi tờ báo đều mang bản sắc riêng của mình sẽ mất bao lâu để trở thành hiện thực. Nhưng tôi tin điều đó nhất định sẽ xảy ra, và tôi sẽ chờ.

Nguồn: Blog Trần Ngọc Thái Sơn & vietnamjournalism

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2008

2006 American Community Survey Profile of Vietnamese-Americans Released

Vừa được bác Chaien mở mắt cho bằng một số link hay, post tạm 01 cái lên đây để sau này rảnh đọc sau:

2006 American Community Survey Profile of
Vietnamese-Americans Released

By Mark E. Pfeifer, PhD

In September 2007, the U.S. Census Bureau released 2006 American Community Survey (ACS) figures
for Vietnamese Americans. The ACS data are now being released annually. It should be noted that the
survey is only given to a sample of the U.S. population as opposed to the census which is intended to be
administered to all U.S. households every 10 years. Despite this weakness, the availability of annual
ACS data does provide for the first time a wealth of frequently updated data pertaining to racial, ethnic,
and ancestral groups in the United States including Vietnamese-Americans.

The top 10 states for Vietnamese Americans according to the 2006 ACS were California (533,893),
Texas (184,096), Washington (68,308), Florida (54,204), Virginia (48,729), Massachusetts (47,121),
Georgia (44,830), New York (40,523), Pennsylvania (35,004), and Arizona (26,308). The total estimated
Vietnamese population in the U.S. according to the 2006 ACS was 1,599,394.

The 2006 ACS estimates that the median age of Vietnamese-Americans was 34.1 years (compared to
about 36 years among all Americans). The average size of Vietnamese-American households was 3.40
persons compared to 2.6 among the entire U.S. population. The divorce rate among the Vietnamese-
American population was 5.5% compared to more than 10% among all Americans over 15 years of age.
According to the 2006 ACS figures, the percentage of Vietnamese Americans with a Bachelor’s Degree
was 18.8% compared to 17.1% among the entire American population. The 2006 ACS figures show that
more than 53% of foreign-born Vietnamese arrived in the U.S. after 1990 while around 46% of the
population came to the U.S. before this time.

Around 84% of Vietnamese-Americans reported speaking a language other than English at home. In
addition, the 2006 ACS figures show the largest concentration of employed Vietnamese-American adults
(around 30%) working in Management, Professional and Related Occupations. The enumerated 2006
ACS data put the median Vietnamese-American family income at $56,186, close to the U.S. average of
$58,000. The poverty rate among Vietnamese-American families was 11.3%, compared to the U.S.
average of 9.8%. According to the 2006 ACS, around 68% of Vietnamese-Americans resided in owner-
occupied housing units, while 32% of the population lived in renter-occupied housing. The enumerated
Vietnamese-American homeownership rate in 2006 was slightly higher than that for the U.S. population
as a whole.


Vietnamese Population Estimates
2006 American Community Survey

California - 533,893
Texas - 184,096
Washington - 68,308
Florida - 54,204
Virginia - 48,729
Massachusetts - 47,121
Georgia - 44,830
New York - 40,523
Pennsylvania - 35,004
Arizona - 26,308
Louisiana - 24,887
Minnesota - 23,563
Maryland - 22,736
Michigan - 21,854
Illinois - 24,365
New Jersey - 24,251
Oregon - 23,875
North Carolina - 22,698
Colorado - 19,646
Ohio - 18,635
Missouri - 16,849
Oklahoma - 16,678
Kansas - 12,525
Hawaii - 9,564
Nevada - 9,238
Nebraska - 9,163
Alabama – 8,761
Connecticut - 8,324
Iowa - 8,274
Tennessee - 7,854
Indiana - 7,210
Utah - 6,944
South Carolina - 6,493
Wisconsin - 4,953
New Hampshire - 2,720
Arkansas - 2,488
District of Columbia - 2,083
Alaska – 1,537
Rhode Island - 1,017
Wyoming – N.A.
Puerto Rico – N.A.

2006 American Community Survey, B02006. ASIAN ALONE BY SELECTED GROUPS - Universe: TOTAL
ASIAN ALONE POPULATION

Vietnamese Profile
2006 American Community Survey
Detailed Vietnamese data is at this link

Total U.S. Population
1,599,394

Age
Median Age = 34.1 (36.4)

Average Household Size
3.40 Persons (2.61)

Divorce Rate (Persons 15 Years and Over)
% Divorced = 5.5% (10.5%)

Educational Attainment (Persons 25 Years and Over)
% Bachelor’s Degree = 18.8% (17.1%)
% Graduate or Professional Degree = 7.4% (9.9%)

Period of Arrival in U.S.
Entered 2000 or later = 14.6%
Entered 1990 to 1999 = 38.8%
Entered before 1990 = 46.5%

Language Spoken at Home (Persons 5 Years and Over)
English Only = 16.2%
Language Other than English = 83.8%
Speak English “Less than Very Well” = 50.9%

Occupation (Civilian employed population 16 Years and Over)
Management, Professional and Related Occupations = 30.3% (34.0%)
Service Occupations = 24.1% (16.5%)
Sales and Office Occupations = 19.2% (25.9%)
Farming, Fishing, and Forestry Occupations = 0.5% (0.7%)
Construction, Extraction, Maintenance, and Repair Occupations = 5.8% (10.0%)
Production, Transportation, and Material Moving Occupations = 20.1% (13.0%)

Income
Median Family Income = $56,186 ($58,526)
Poverty Rate (All Families) = 11.3% (9.8%)

Housing Tenure
Owner Occupied Housing Units = 67.8% (67.3%)
Renter Occupied Housing Units = 32.2% (32.7%)

S0201. Selected Population Profile in the United States
Population Group: Vietnamese Alone or in any combination
Data Set: 2006 American Community Survey
Survey: 2006 American Community Survey
U.S. Census Bureau


(Nguồn: http://www.vietnamese-studies.org/)

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2008

Góc nhìn văn hóa trên báo chí từ 15/9 đến 15/10/2008

"...Lạnh lùng, phi lý, tàn nhẫn và kích động, đó là những gì người xem cảm nhận về bộ phim. Vẫn biết, xã hội cũng có những kẻ điên khùng cá biệt như thế, song không thể khai thác như sự giới thiệu, cổ vũ cái ác. Việc nhập, duyệt và cho chiếu một bộ phim như thế trách nhiệm phải chăng thuộc về chính hãng phim, Hội đồng duyệt phim quốc gia? Đây không phải là bộ phim kích động bạo lực duy nhất mà Báo SGGP lên tiếng. Một số bộ phim trước, sau khi bị phê phán đều ngưng chiếu. Việc để lọt lưới những bộ phim như thế này, hết lần này tới lần khác, không chỉ cứ ngưng chiếu là xong, mà có lẽ phải quy trách nhiệm đối với người cấp phép đã để những sản phẩm phi nhân tính đến công chúng. Một trong những mục tiêu chủ yếu của nghệ thuật là đề cao cái thiện, tôn vinh những giá trị nhân văn, cổ vũ tình người trong cộng đồng xã hội, phê phán và chống lại cái ác. “Kẻ săn đêm” có nội dung bạo lực một cách bệnh hoạn, tàn nhẫn, không thể cho phép phát hành rộng rãi." (Bài viết “Kẻ săn đêm” - Bộ phim cần cấm đăng trên báo SGGP ngày 15/9)

* Nên chăng đã đến lúc Bộ VH-TT&DL đưa vào áp dụng các quy định, tiêu chuẩn phân loại đối với phim theo lứa tuổi và theo mức độ bạo lực, sex – một việc làm mà gần như tất cả các quốc gia trên thế giới đã áp dụng từ lâu.

"Nói về đề án dàn dựng và tổ chức biểu diễn kịch lịch sử Việt Nam phục vụ khán giả thiếu nhi., ông Huỳnh Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thái Dương, đơn vị tổ chức Sân khấu Kịch IDECAF, cho biết: ... Chỉ với 6.000 đồng tài trợ dành cho một học sinh, chúng tôi sẽ mang kịch lịch sử về đến tận sân trường phục vụ các em. Đề án này chỉ xin Nhà nước tài trợ 200 triệu đồng, còn lại toàn bộ chi phí khác, như: dàn dựng, biểu diễn, trang phục, cảnh trí, âm thanh, ánh sáng, âm nhạc... chúng tôi sẽ lo. Vậy mà tâm huyết của chúng tôi cứ bị thử thách...". Trả lời về đề án dàn dựng và tổ chức kịch lịch sử phục vụ học sinh của Sân khấu Kịch IDECAF đã gửi Sở VH-TT-DL TPHCM, bà Nguyễn Thế Thanh, phó giám đốc sở, cho biết: “Chúng tôi rất ủng hộ đề án này và đã hoàn tất thủ tục, hồ sơ của đề án gửi sang UBND TPHCM. Nhưng đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời”....(Bài viết "Tài trợ học sinh xem kịch lịch sử: Chuyện trên giấy? đăng trên báo Người Lao Động ngày 16/9/2008).

* Tư nhân hỏi, quản lý Nhà nước trả lời! Không biết đến bao giờ mới có câu trả lời chính thức???

"Ước tính mỗi năm có đến hàng chục cuộc thi hoa hậu, từ cấp quốc gia, vùng miền đến hoa hậu ngành, nghề nghiệp. Chỉ riêng trong tháng 8-2008, theo thống kê, đã có tới 4 cuộc thi hoa hậu, người đẹp diễn ra vòng chung kết. Với mật độ dày đặc như thế, làm sao có thể tìm kiếm được người đẹp xứng đáng? Càng ngày, nhan sắc của thí sinh dự thi hoa hậu càng giảm. Đó là một thực tế của nhiều cuộc thi hoa hậu. Khán giả càng gặp nhiều thí sinh “tự tin” có thừa nhưng nhan sắc khiêm tốn và trí tuệ hạn chế trên các đấu trường sắc đẹp trong nước.... Bê bối, thiếu trung thực và không tôn trọng các thí sinh là thực trạng trong công tác tổ chức của các cuộc thi hoa hậu thời gian qua. Ngoài chuyện gạ tình, tiền thí sinh, tình trạng ban tổ chức tìm mọi cách quỵt giải thưởng của thí sinh cũng trở nên phổ biến qua các cuộc thi người đẹp...".(Bài viết "Hoa Hậu không còn đẹp trong mắt công chúng: Thi hoa hậu ngày càng mất giá" đăng trên báo Người Lao Động ngày 17/9/2008)

* Với thực trạng như thế mà công chúng không quanh lưng lại với các cuộc thi Hoa hậu thì mới là điều kỳ lạ!

"...Việc ca sĩ sang nước ngoài biểu diễn theo đường du lịch hay chữa bệnh thì không ai quản được là lẽ dĩ nhiên, làm sao lại đòi hỏi "đi diễn ở nước ngoài phải xin phép"? Nhân sự, ở đây là nghệ sĩ vuột ra khỏi tầm quản lý, lẽ dĩ nhiên, sản phẩm của họ về VN càng khó kiểm soát được. Nhiều khi cả năm trời, nhà quản lý mới phát hiện ra có chuyện! Thực sự, nên có quy định thông thoáng hơn trong quy chế biểu diễn. Nghệ sĩ có trách nhiệm đối với hình ảnh, tên tuổi và uy tín của chính mình trước công luận, và họ cũng có quyền chọn lựa đối tác của mình. Nếu vi phạm pháp luật về nội dung hay bản quyền thì nhà quản lý có thể đưa ra quyết định thu hồi sản phẩm đó trong nước. Còn nếu cứ họp mãi mà không đưa ra một lý do để phạt hay không phạt thì chỉ cho thấy sự bất lực của người quản lý. Nhiều ý kiến cho rằng, mức phạt nghệ sĩ vi phạm khi diễn ở nước ngoài còn nhẹ (5-30 triệu đồng/trường hợp), nên người ta không sợ. Nhưng trên thực tế, ngay cả việc đưa ra quyết định phạt mà phải hơn cả năm trời còn chưa thống nhất xong, thì thử hỏi, lẽ nào luật định không rõ, hay chính nhà quản lý còn nghi ngại việc mình làm có đúng không? Sở làm văn bản gửi bộ vì vụ việc ngoài tầm của sở, còn bộ thì họp mãi mà vẫn chưa gút lại được điều gì rõ ràng, hẳn là quy chế chưa thông rồi! Xem ra, việc "hù dọa" thu hồi băng đĩa, cấm biểu diễn không còn đáng sợ như trước đây nữa, thì không nên sử dụng "chiêu" cũ. Tốt nhất là có những quy định rõ ràng; còn nếu có quy định rồi mà người ta không tuân thủ thì có lẽ, đôi khi chính quy định còn chưa hợp lý, hoặc giả hình thức phạt hành chính không ăn thua." (Bài viết "Quản được đâu mà cấm?" đăng trên báo Lao Động ngày 18/9/2008).

* Các ca sỹ ra nước ngoài biểu diễn bằng đường du lịch hay chữa bệnh thì tức là rõ ràng họ đã có ý thức trốn tránh việc xin phép biểu diễn. Việc chần chừ, chậm trễ trong xử lý của các cơ quan quản lý lại càng làm cho những quy định của Nhà nước trở nên "vô hiệu". Thiết nghĩ, chỉ cần các cơ quan quản lý Nhà nước thôi "hù dọa" và hãy cấm biểu diễn có thời hạn (tùy theo mức độ sai phạm) đối với những ca sỹ cố tình phạm luật ắt hẳn chuyện "nhờn thuốc" của các ca sỹ sẽ dứt. Tất nhiên để làm được điều này thì trước tiên rất cần đến sự công khai minh bạch và công tâm của cơ quan quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này.

...Tôi xin khẳng định là tôi đang giữ bản gốc Lưu Hương ký. Vì chân đau nên tôi chưa thể lên gác lấy cho các anh xem được. Tôi không nhớ chính xác nhưng vào khoảng đầu những năm 70 của thế kỷ trước, tôi đã ký mượn bản gốc Lưu Hương ký ở thư viện Viện Văn học... Trước sau tôi cũng sẽ trả lại nhưng thời điểm tôi đang nghiên cứu văn bản thì không thể trả lại ngay. Tôi đã phiên âm hết từ năm 1977 rồi, nhỡ ông nào “cướp” mất của tôi thì sao? Viện Văn học giờ có gọi tôi ra Công an, tôi cũng không trả... (Bài viết "Việc thất lạc "báu vật" Lưu Hương ký: Đã tìm được bản gốc" đăng trên báo Gia đình & Xã hội ngày 19/9/2008).

* Thật bất ngờ cho văn hóa của một nhà nghiên cứu. Ông PGS.TS Đào Thái quyết tâm giữ lại bản gốc Lưu Hương Ký mà ông đã mượn của Viện Văn học cho đến khi hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ về Lưu Hương Ký mà ông đang xin kinh phí 300 triệu để thực hiện. Ông chỉ muốn muốn độc quyền nghiên cứu.

"...Trong đời sống xã hội của mọi con người có chung các hành động như ăn, uống, bài tiết, tình dục vv…Nhưng dù cho ở một cộng đồng có một nền dân chủ cao nhất thì tự do của mỗi cá nhân cũng phải được thực thi trong một hành lang chung của hai Bộ luật. Bộ luật thứ nhất mà chúng ta gọi là Luật pháp và Bộ luật thứ hai chính là văn hóa. Một kẻ đái bậy ở nơi công cộng hay ngang nhiên truyền bá clip sex của anh ta (chị ta) sẽ bị một trong hai hoặc cả hai Bộ luật này lên án và trừng phạt. Chính vì có hai Bộ luật này mà con người qua hàng ngàn năm lịch sử mới tạo dựng lên thế giới của Cái đẹp và Chủ nghĩa nhân văn.... Không có tự do thì không có sáng tạo. Chỉ có Cái tôi được thăng hoa mới làm lên phong cách của nhà thơ. Việc dạy học sinh với những bài văn mẫu mà chúng ta đang lên tiếng là một sai lầm nghiêm trọng. Phương pháp giáo dục đó sẽ giết chết cá tính sáng tạo của một con người. Cá tính sáng tạo biểu lộ kết quả của sự khám phá những vẻ đẹp khác biệt trong sự sâu thẳm của tâm hồn con người. Sự áp đặt một tư tưởng, một phương pháp sáng tạo…sẽ giết chết nghệ thuật. Và một Cái tôi ích kỷ, tùy tiện, kém cỏi và vô lối cũng sẽ giết chết nghệ thuật hay nói cách khác nó giết chết văn hoá. Những Cái tôi như thế sẽ sinh ra những phần nuông thú và gieo rắc những phần nuông thú ấy vào tâm hồn con người. Dù Cái tôi được tự do đến đâu và có ý nghĩa gì thì các nhà thơ phải hiểu một điều như là chân lý: bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào cũng chỉ để làm cho đời sống này hiện ra những sự thật, những vẻ đẹp và đức tin về thế giới con người chứ không phải làm “bẩn” hay làm “tăm tối” đời sống đó. (Bài viết "Tự do sáng tạo không phải là một Cái tôi tùy tiện…" đăng trên báo điện tử Viet Nam Net ngày 22/9/2008).

Việc số lượng phim truyền hình phát sóng tăng cho thấy nỗ lực của những người làm truyền hình đang cố gắng tăng tỉ lệ phim Việt trên sóng truyền hình. Và thực tế cho thấy dòng phim này đã được khán giả chờ đón, quan tâm, làm giảm dần những làn sóng hâm mộ phim Hàn, phim Trung Quốc như trước đây. Tuy nhiên, số lượng không phải bao giờ cũng đi kèm chất lượng, nhiều bộ phim đã bộc lộ cách làm cẩu thả, nội dung dễ dãi. Nguyên nhân có lẽ là do chúng ta chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho sự bùng nổ về việc tham gia sản xuất phim của nhiều đơn vị. Thời gian gần đây, nhiều đơn vị truyền thông, quảng cáo tham gia làm phim, nhưng về bản chất là họ đi tìm nguồn tiền đầu tư, trao đổi quảng cáo và sau đó liên kết, hoặc bán hợp đồng sản xuất phim lại cho một đơn vị hoặc một nhóm làm phim.Nếu phát triển đúng quy luật của các nước phát triển, tư nhân phải lựa chọn nhân lực, mời họ cùng tham gia lâu dài và thành lập các hãng phim tư nhân, các nhà sản xuất…Như hiện nay nhà nước đang chịu thiệt: Bỏ kinh phí để đào tạo, trả lương cho người làm nghề suốt một thời gian dài nhưng khi họ có kinh nghiệm thì không toàn tâm phục vụ cho nhà nước, mà quay ra làm cho tư nhân. Loay hoay, lúng túng, tiến, lùi đều đụng những bất cập… nên tình trạng phim chất lượng chưa cao chiếu trong “giờ vàng” chắc vẫn tái diễn dài dài....(Bài viết “Tại sao "giờ vàng" chưa phải là "vàng"? của đăng trên báo Văn nghệ Công an ngày 22/9/2008) Thiết nghĩ, nếu những người chịu trách nhiệm ký các hợp đồng sản xuất phim với các Đài Truyền hình chỉ có tiền (do khả năng kêu gọi quảng cáo) mà lại không biết nghề làm phim, chưa đủ khả năng để thẩm định chất lượng các kịch bản tham gia sản xuất sẽ không thể đặt chất lượng các bộ phim lên hàng đầu....

* Trong tất cả những vấn đề nêu trên thì trách nhiệm của Đài truyền hình ở đâu khi mà chất lượng của các phim truyền hình liên kết với tư nhân thì ngày càng đi xuống nhưng vẫn được ký kết hợp đồng để phát sóng?

“...Rất nhiều ca sỹ, điển hình như một số người hát trẻ đang tham gia cuộc thi Sao Mai Điểm Hẹn 2008, lên sân khấu giao lưu nhảy đùng đùng hú hét, cứ nghĩ như thế mới hay, mới “máu”; vui hơn là cướp lời Hội đồng nghệ thuật để phản biện, cho rằng vậy mới chứng tỏ cá tính, mà không hề biết rằng họ bị đánh giá: thiếu văn minh! Một số nữ ca sỹ ảnh hưởng phong cách ca sỹ Âu Mỹ, có lẽ do đi biểu diễn ở hải ngoại quá nhiều chăng, mà trang phục cả đời thường lẫn trình diễn thiếu vải đến không thể thiếu hơn, ưỡn ẹo điệu bộ đến lố bịch, tất nhiên họ phù hợp với một bộ phận người xem, nhưng bên cạnh đó, họ bị đánh giá là rẻ tiền, và thiếu văn minh! Còn có những ca sỹ chuyên lên báo khoe... hàng hiệu, rằng áo tôi hiệu này, quần tôi hiệu kia, thắt lưng mũ giày hiệu nọ, toàn hiệu đỉnh cao thế giới...; hoặc nay phát biểu yêu người này, mai lại thích người khác... Dĩ nhiên có những bạn đọc rất thích, nhưng những độc giả khó tính một chút lại lắc đầu phán xét: thiếu văn minh! Thiếu văn minh ở sự hợm hĩnh....Văn minh thụt lùi. Đấy chính là điều đáng sợ nhất đối với một xã hội, một tập thể, một cá nhân, và càng đáng sợ hơn nếu cá nhân đó là một... ca sỹ! Nếu anh là người bình thường, anh không văn minh, sẽ chỉ có một ít người bị anh tác động. Nhưng nếu anh là một ca sỹ, lại nổi tiếng, và anh thiếu văn minh, thì sẽ có ít nhất từ 10 người cho đến hàng triệu người bị anh tác động, ảnh hưởng, mà là ảnh hưởng xấu....” (Bài viết “Ca sỹ vs. văn minh” đăng trên Tạp chí Đẹp số ra ngày 22/9/2008)

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ra văn bản xử phạt hành chính đối với 2 bộ truyện tranh của NXB Văn hoá Thông tin, 6 bộ của NXB Thanh Hoá và đình chỉ phát hành 2 bộ truyện tranh cũng của NXB Thanh Hoá vì có nội dung ảnh hưởng tiêu cực đến tính giáo dục, thẩm mỹ của thanh thiếu niên. Đây là một trong những biện pháp của cơ quan chức năng, trước phản ứng bức xúc của dư luận về các bộ truyện tranh này. Vấn đề là không phải bây giờ, mà vài năm nay trên thị trường đã xuất hiện những sản phẩm phản giáo dục này... Có giấy phép trong tay, các nhà xuất bản được hưởng khoản quản lý phí. Trong cơ chế tự hạch toán kinh doanh, chính các nhà xuất bản đã thoả hiệp với đối tác, chạy theo lợi nhuận, để phát hành những cuốn truyện tranh bạo lực, sex với độc giả chủ yếu là các em tuổi mới lớn, mà NXB gọi là tuổi teen, 15, 16+. Khâu thẩm định, phát hành như vậy. Còn việc hậu kiểm trước khi sách đưa ra thị trường, theo ông Lý Bá Toàn - Phó Cục trưởng Cục Xuất bản, hiện nay, rất nhiều NXB không nộp lưu chiểu mà vẫn phát hành sách nên việc kiểm soát rất khó khăn. Còn nếu có nộp thì kiểm soát cũng không dễ. Các nhà quản lý thì lúc nào cũng có lý do để biện hộ cho khó khăn của mình, mà điều đó thì dư luận khó lòng đồng cảm. Về phần các nhà xuất bản, vẫn biết trong cơ chế thị trường, rất khó cân bằng giữa lợi nhuận kinh tế và nhiệm vụ tư tưởng, nhưng không phải vì thế mà vin vào lý do ấy để tiếp tục cho ra những sản phẩm làm sai lạc nhận thức và phẩm cách của cả một thế hệ!” (Bài viết Quản lý truyện tranh: Ai chịu trách nhiệm?” đăng trên báo điện tử VTV ngày 23/9/2008)

“...Tầm vóc tinh thần, sự sắc sảo của trí tuệ nhà văn thể hiện chủ yếu và trước hết qua việc anh ta rút ra được ý tưởng gì về cuộc sống, về vấn đề anh ta quan tâm. Từ khảo nghiệm cá nhân, tôi nhận thấy ở Việt Nam có quá nhiều người viết đã lầm lẫn một cách khó tin giữa việc thiết kế tác phẩm từ ý tưởng với thiết kế tác phẩm từ đề tài.... Nếu ý tưởng là kết quả của một trí tuệ sắc sảo và sâu sắc của tầm vóc tinh thần nhà văn thì chi tiết lại là kết quả của sự trải nghiệm. Dù hư cấu, tưởng tượng đến như thế nào thì tốt nhất vẫn là người viết dựa trên tiền đề của các quan sát, tiếp xúc, cảm nhận… mà bản thân họ đã trải nghiệm (tuy nhiên các tiếp xúc, cảm nhận cũng có thể hình thành từ việc khai thác sách vở, tài liệu, từ sự hình dung về một logic nghệ thuật… như tác giả viết truyện ngắn hoặc tiểu thuyết lịch sử thường tiến hành). Đọc nhiều, đọc như là khảo sát và khái quát, đọc trong tâm thế phản biện... càng ngày tôi càng nhận ra sự dễ dãi và cẩu thả, sự thiếu thốn tri thức theo cả chiều rộng và chiều sâu… đang là một trong những vấn nạn lớn nhất đối với nhiều người viết văn xuôi ở Việt Nam hiện tại, nhất là với một số cây bút trẻ....” (Bài viết “Tác phẩm, chỉ cần đọc ba dòng” đăng trên báo An ninh Thế giới ngày 26/9/2008)

Hời hợt với cuộc sống, không có rung cảm phong phú và trong sáng về cuộc sống, nhà văn khó có thể phát hiện các chi tiết hay và đắt. Một "phông" văn hóa cạn hẹp càng không thể giúp nhà văn hư cấu từ những chuyện có thật...Nếu so sánh về đội ngũ, chắc chắn số nhà văn Việt Nam hôm nay đông đảo hơn số nhà văn vài chục năm trước. Nếu so sánh về đầu sách, số đầu sách được xuất bản ngày nay hẳn là lớn hơn ngày trước rất nhiều. Vậy tại sao câu hỏi về "tác phẩm lớn" vẫn được đặt ra? Tại sao lời kêu gọi thiết tha cùng tiền bạc đầu tư của Nhà nước cho văn chương vẫn chưa đưa tới kết quả như chúng ta mong muốn?... Nhìn vào đời sống văn học, ít nhất trong mười năm trở lại đây, nếu chỉ căn cứ vào một số bài điểm sách, bài phê bình thì xem ra tác phẩm "để đời" đã xuất hiện. Song rồi mấy lời tán dương dễ dãi nhanh chóng rơi vào dĩ vãng và tác phẩm tưởng chừng đã "đóng dấu" vào nền văn chương cũng nhanh chóng bị lãng quên, lãng quên cả trong bạn đọc ngỡ là "đặc tuyển". Và tôi thấy e ngại thay cho một vài nhà lý luận - phê bình đã tốn giấy mực để euréka năm bảy phẩm chất chưa hội đủ khả năng xuyên thời gian. Dù nói ra hay không nói ra, mọi người đều nhận thấy văn học đã và đang vận hành trong một bối cảnh lịch sử xã hội - con người đã khác trước, đều biết văn học phải đổi mới để phát triển, và hình như điều đáng quan ngại nhất lại là: không phải người nào cũng có thể trả lời được câu hỏi cần phải làm gì đây để văn học phát triển?....Hôm nay, câu hỏi về "tác phẩm lớn" vẫn đang được đặt ra, một câu hỏi quả là khó có thể trả lời trong một sớm một chiều khi nhìn vào thực tế sáng tác. Có thể là bi quan, tôi vẫn đồ rằng điều chúng ta mong muốn vẫn lấp ló đâu đó ở phía chân trời chứ không phải đang nằm trong thực lực của các nhà văn chỉ chờ ngày phát lộ. Vì thế, đôi khi tôi thấy khôi hài vì nhiều nhà báo xứ ta có vẻ khoái chí khi đặt câu hỏi bao giờ Việt Nam sẽ có giải Nobel. Ước mơ thì tốt thôi, song hãy là ước mơ có nguồn gốc hiện thực, đừng ước mơ viển vông để khi thất vọng lại quay sang trách móc các nhà văn. Đối với văn chương nước nhà, nếu có mơ, xin hãy mơ một giải thưởng nào đó nho nhỏ và xinh xinh ở châu Á này là may lắm rồi, đừng mơ về một cái gì đó ngoài tầm tay, ít nhất là trong thời gian trước mắt.” (Bài viết “Tác phẩm đỉnh cao: Ước mơ còn ở phía chân trời?” đăng trên báo Công an nhân dân ngày 28/9/2008)

Yêu cầu đính chính lại SGK Lịch sử trên cơ sở đánh giá lại “công và tội” của vương triều Nguyễn một cách công minh và toàn diện, điều này không thể để chậm trễ hơn được nữa... Theo GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử VN, cần thiết phải khẳng định công lao của các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong việc mở mang bờ cõi, thống nhất đất nước, phát triển giáo dục, văn hóa. Những gì được coi là “tội” của các vua chúa Nguyễn cũng phải được xem xét lại cho thật công bằng.Các nhà khoa học mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ trong số đó, và tại cuộc hội thảo này, sẽ tiếp tục có những khai phá mới từ nguồn sử liệu...” (Bài viết “"Đánh giá lại "công và tội" của vương triều Nguyễn" đăng trên báo điện tử Viet Nam Net ngày 01/10/2008) Chẳng hạn, việc Nguyễn Ánh “diệt” Nguyễn Lữ, Nguyễn Nhạc, Quang Toản có phải là phản tiến bộ hay không, khi mà những chính quyền này đã suy yếu và mất lòng dân? GS Phan Huy Lê cũng khẳng định, chưa có thời kỳ lịch sử nào có nguồn sử liệu “khổng lồ” đến thế, với những bộ sử, tùng thư, văn bia, địa bạ, các công trình tôn giáo tín ngưỡng...

“....thời hiện đại cũng có một kiểu “cầu danh” khác chẳng biết lợi hay hại, mục đích và hiệu quả của nó có lẽ chỉ có những người trong cuộc mới có thể diễn giải rành rẽ. Trong những quán nước, buổi nhậu, hay hội thảo diễn đàn, người ta rất hay nghe được những câu giới thiệu kiểu: “Đây là anh Lê Văn A, con của đồng chí Lê Văn B, em của đồng chí Lê Văn C, chồng của chị Trần Thị X…”...Với những người có tự trọng, việc “được” biết đến chỉ vì là chồng vợ của một ai đó là một sự hạ thấp, xúc phạm ghê ghớm. Vô hình trung, những người xung quanh đã biến một con người thực với những giá trị thực của họ thành cái bóng mờ, biến cá nhân xuất sắc thành vật trang điểm của một người khác. Thế nhưng chuyện này vẫn xảy ra hằng ngày, với cả sự vui vẻ hay khổ sở từ những người trong cuộc, vì nhiều lý do khác nhau...” (Bài viết "Trang điểm giá trị", văn hóa hay căn bệnh?" đăng trên báo điện tử Viet Nam Net ngày 01/10/2008)

“…Tôi hình dung với số lượng tiến sĩ đã có – và sẽ còn có theo kế hoạch đào tạo vài trăm ngàn tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo -, hẳn số lượng các bia đá phải nhiều gấp chục lần số bia đá ở Văn miếu Hà Nội (chẳng chơi, một kỷ lục ghi-nét mới của Việt Nam, chắc hẳn thế giới không sao theo kịp!). Trên những tấm bia đá mà hàng ngàn con rùa tội nghiệp sẽ phải còng lưng vốn đã còng của chúng để đội đó, hẳn các nhà chủ trương và thực hành Văn Miếu hiện đại sẽ khá lúng túng trước trường hợp Tạ Quang Bửu. Nhất định là ông không thể có mặt trên bảng vàng bia đá đó rồi, bởi ông thuộc một nền văn hóa khác, nền văn hóa của tri thức thật sự, chứ không phải của tri thức bằng cấp tràn lan đang là tai nạn xã hội của chúng ta bây giờ. Vậy nên chuyện văn miếu với bia đá tiến sĩ hiện đại không chỉ là chuyện tốn kém, tiền nong và đất đai, cũng không chỉ sẽ là chuyện đấu đá khốn khổ và xấu xa để chen chân vào cái chốn lưu danh thiên cổ chắc chắn sẽ xảy ra ở một đất nước vốn chuộng hư danh này, mà còn là, trước hết là chuyện một nền văn hóa, tiếp tục và tăng cường văn hóa bằng cấp chăng? hay là kiên quyết bằng mọi cách châm dứt đi, chôn vùi đi, để có được một không khí văn hóa, tri thức lành mạnh, dễ thở hơn, văn minh hơn đôi chút. Lưu giữ, bảo tồn tri thức ư? Tất nhiên là cần quá đi chứ. Nhưng cần kíp hơn, cấp bách hơn là tôn trọng thật sự trí thức ngay bây giờ, tạo điều kiện cho người ta làm việc, và sống, trước hết là tự do tư tưởng và sáng tạo. Hàng ngàn tấm bia đá không bằng không, nếu không thật sự có tự do suy nghĩ và sáng tạo cho người trí thức! (Bài viết “Xin can” đăng trên Tạp chí Tia sáng số 19 ra ngày 05/10/2008)

“...Một cô gái đi thi hoa hậu không có nổi tấm bằng tốt nghiệp trung học, cũng không biết nói một câu tiếng Anh đủ chủ ngữ, vị ngữ, tên bố mẹ đặt cho cô cũng rất giản dị, dễ thương. Nhưng cô không thích như vậy. Ngay sau khi dự thi một cuộc thi sắc đẹp, có chút vị trí, cô lên báo với cái tên mới: Margarite Trương. Bạn bè chợt giật mình, không biết cô người mẫu này từ bao giờ có tên… Việt kiều. Một nhân viên văn phòng, công ty của anh toàn làm việc với các… đối tác dưới tỉnh. Nghĩa là anh chẳng liên quan gì tới người nước ngoài cả. Anh cũng chẳng phải là người có nick name gì đó nổi tiếng cỡ… Cô gái Đồ Long trên blog. Anh cũng chưa bao giờ được đặt chân ra ngoài biên giới. Nghĩa là anh bình thường như khoảng 80 triệu dân Việt Nam thôi, tên cha mẹ đặt cho nền nã, đệm Văn ở giữa để chỉ giới tính nam. Nhưng cardvisit của anh rất sốc, tên anh là Tommy Trần.... Những cái tên không nói lên bản chất con người và không ai bị kết tội bởi có cái tên… xấu. Nhưng muốn trở nên sang trọng bằng một cái tên nửa Tây nửa Việt thì có lẽ chúng ta đang tự lùi mình khoảng gần một thế kỷ, thời kỳ những cuốn tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng. Khi ấy, những người thân Tây cũng đã ghép tên mình vào một cái tên xa lạ. Và đến tận bây giờ, những chi tiết ấy vẫn khiến thiên hạ bật cười vì sự lố bịch và phản cảm...” (Bài viết “Những cú sốc văn hóa: Ngớ ngẩn tên Tây hay sự sao chép vụng về” đăng trên báo An ninh thế giới ngày 08/10/2008)

“...Gần đây, các cuộc thi tìm kiếm giọng hát hay diễn ra liên tục. Dù mỗi cuộc thi có tiêu chí, cách thức khác nhau, nhưng hầu như cũng chỉ ngần ấy gương mặt thi thố. Nếu trước đây, từng rộ lên phong trào ca sĩ trẻ đi thi hát, thì nay lại là thí sinh của cuộc thi này (đã ít nhiều có vị trí đáng kể, dù thứ hạng không cao) sang tham dự cuộc thi khác. Theo dõi các cuộc thi: Sao Mai - Điểm hẹn (SMĐH), Tiếng ca học đường (TCHĐ), Vietnam Idol, Ngôi sao Tiếng hát truyền hình (NSTHTH) dạo gần đây, hẳn khán giả sẽ dễ dàng nhận ra nhiều gương mặt quen thuộc trong số thí sinh vào chung kết... Không còn hào hứng, gay cấn nhiều như trước, việc thi đi thi lại của các bạn trẻ "đam mê ca hát" bây giờ khiến cho khán giả - từ người xem trực tiếp đến xem qua màn ảnh nhỏ - giảm hứng thú. Chính vì biết năng lực người này thế nào, người kia ra sao, nên không khó để họ "chấm điểm" và định giải cho thí sinh ngay từ đầu cuộc thi...” (Bài viết “Thi rất nhiều nhưng "được chẳng bao nhiêu" đăng trên báo Thanh Niên ngày 10/10/2008).

“Viết tự truyện hay hồi ký là một nhu cầu chính đáng của mỗi con người nhằm kể lại cuộc đời của con người đó hoặc một giai đoạn lịch sử mà con người đó tham gia như một nhân chứng. Khoảng mươi năm trở lại đây, việc viết hồi ký hay tự truyện đã bắt đầu có xu hướng phát triển. Có người viết để tái hiện một thời đại với lịch sử và những nhân vật của thời đại đó. Có người viết để suy ngẫm hay độc thoại với chính mình. Có người viết như một sự sám hối, một sự tự kiểm điểm nhưng có người viết để tôn vinh cá nhân mình hoặc trả thù một hay những người khác.... Sự thật là điều vô cùng cần thiết cho mọi con người. Việc nói lên sự thật luôn luôn làm cho cơ thể của xã hội mạnh khỏe. Nhưng thực tế cũng cho thấy có những cuốn hồi ký và tự truyện đã trút vào đó những tư thù trong quá khứ của người viết và các nhân vật liên quan. Khi đó, những câu chuyện mà tác giả viết về hay kể về một số người trong cùng cơ quan, cùng nghề nghiệp vv…đã bị bóp méo, bị xuyên tạc với ý đồ không thiện chí. Khi người này viết hồi ký hay tự truyện nói xấu người khác và người khác lại viết hồi ký hay tự truyện nói xấu lại thì mọi chuyện trở lên rối loạn. Nó sẽ trở thành một cuộc mắng chửi nhau “sang trọng” bằng sách hay có thể gọi bằng tác phẩm. Và người đọc là những nạn nhân đầy tính tò mò sẽ phải chịu hậu quả của những cuộc mắng chửi nhau này. Nguy hiểm hơn và tác hại hơn khi những người mắng chửi nhau bằng sách hay bằng tác phẩm lại là những người ít nhiều có danh tiếng và có vị trí trong xã hội.” (Bài viết “Viết hồi ký và hai mặt đen - trắng” đăng trên báo điện tử Viet Nam Net ngày 14/10/2008)

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2008

Văn chỉ Vĩnh Xương - Sự vô lý tồn tại có lý

Hôm nay đọc cái tin "Chuộc lại di vật Văn chỉ Vĩnh Xương với giá gấp 10 lần" đăng trên báo Thanh Niên mà cứ thấy ngơ ngác làm sao!

Đọc lại tin bài về việc này lại càng thấy ngơ ngác hơn nữa. Theo báo Lao Động thì "Toàn bộ hệ thống kiến trúc của một ngôi miếu cổ thờ đạo học (Khổng Tử) có lịch sử tồn tại gần 150 năm, ở mặt tiền của một đường phố giữa trung tâm TP.Nha Trang bị chính quyền địa phương cho đập bỏ, tháo dỡ và bán... phế liệu. " và "...Kế hoạch đập phá miếu thờ đạo học để lấy đất xây trạm y tế đã được thông qua tại kỳ họp cuối năm 2007 của HĐND phường Phương Sơn. Ngày 28.4.2008, UBND phường Phương Sơn gửi công văn trình UBND TP.Nha Trang, ghi rõ: "Xin thanh lý, phá bỏ nhà mẫu giáo (nằm trong miếu Văn Chỉ) ở 123 đường Phương Sài để trả mặt bằng xây dựng trạm y tế". Lãnh đạo UBND TP.Nha Trang "chuẩn y" đề nghị này. ...". Sau khi vụ việc xảy ra thì "...Những người có trách nhiệm liên quan vụ việc đập bỏ, bán đấu giá Văn chỉ Vĩnh Xương đã tìm cách... lách trách nhiệm. PGĐ Trung tâm Quản lý di tích và danh lam thắng cảnh tỉnh Nguyễn Văn Thích khẳng định: "Trách nhiệm quản lý di tích lịch sử văn hoá (DTLSVH) trước hết thuộc về chính quyền địa phương...Chủ tịch UBND phường Phương Sơn thanh minh: "UBND phường chỉ quản lý, bảo vệ những DTLSVH đã xếp hạng, miếu Văn Chỉ hiện không có tên trong danh mục DTLSVH". Bà Nguyễn Thị Nhung - Phó Chủ tịch UBND TP.Nha Trang - thì nại rằng: "Chúng tôi phê duyệt kế hoạch đập bỏ trường mẫu giáo bỏ hoang để xây dựng trạm y tế, chứ không biết đây là Văn chỉ Vĩnh Xương..." (!?)...."

Tiếp đó, báo Tuổi Trẻ Tp.HCM cho biết: Chiều 14-10, UBND tỉnh Khánh Hòa đã họp xem xét các kiến nghị về việc khôi phục di tích văn chỉ Vĩnh Xương (Nha Trang) đã bị phá dỡ đem bán đấu giá. Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Xuân Thân cho biết đã có kết luận: đồng ý cho UBND TP Nha Trang thương lượng để “chuộc” lại toàn bộ di vật đã bán...Giao cho Sở Văn hóa - thể thao và du lịch làm chủ đầu tư để khôi phục văn chỉ Vĩnh Xương ngay vị trí cũ (số 123 Phương Sài, P.Phương Sơn, Nha Trang) và lập hồ sơ trình công nhận văn chỉ Vĩnh Xương là di tích văn hóa. Đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp, cá nhân tài trợ cho việc khôi phục đó. Nếu không có tài trợ thì chi ngân sách nhà nước thực hiện.

Và kết quả là :
đoàn công tác của UBND TP Nha Trang và Trung tâm Quản lý di tích, danh lam thắng cảnh Khánh Hòa đã huy động 3 xe tải, mang theo 220 triệu đồng vào tỉnh Đồng Nai để thương lượng mua lại những di vật trên.


Có mấy vấn đề nổi lên trong vụ việc trên khiến tớ ngơ ngác:
*
Trình độ văn hóa của cán bộ địa phương cực kỳ thấp, quan liêu không nắm được tình hình của địa phương mình.

* Lãnh đạo Thành phố Nha Trang cũng cực kỳ quan liêu, ký văn bản đồng ý phá dỡ mà không cần biết mình đồng ý phá dỡ cái gì ? Tất nhiên ở đây cũng phải nói đến trách nhiệm của bộ phận tham mưu giúp việc trên lĩnh vực văn hóa cho UBND Thành phố.

* Chẳng có một ai nhận trách nhiệm về mình, lỗi là của tập thể! Và như vậy thì cứ thế lấy tiền ngân sách ra để chi ? Tiền ngân sách đấy là của ai ? Thì của dân chứ của ai !!!

Vô lý nằm chính ở điểm này: Những cán bộ chính quyền địa phương đã ra nghị quyết phá di tích lịch sử, văn hóa của dân (một công việc mà đáng nhẽ ra họ là người được dân trả lương để bảo vệ) và rồi cũng chính họ đã lấy tiền ngân sách (cũng lại là tiền của dân) để khôi phục. Và chẳng ai phải chịu trách nhiệm cả.

Nhưng ngẫm cho kỹ thì dù "vô lý" đến đâu đi nữa mà nó vẫn có thể tồn tại thì chắc là nó cũng "có lý"!

Con gấu và 2 người bạn!

Tự nhiên chợt nhớ tới câu chuyện đã được học từ hồi lớp 1, post lại đây chơi:

Có hai người bạn nhỏ rủ nhau vào rừng chơi. Đang lang thang, họ bất ngờ nhìn thấy một con gấu đen to lớn đi đến. Một người bạn, vì quá sợ hãi nên đã bỏ rơi bạn mình và chạy leo lên cây. Người bạn còn lại, trong lúc nguy khốn không biết phải làm thế nào nên giả vờ nín thở nằm chết, vì biết rằng loài gấu sẽ không bao giờ ăn thịt những sinh vật khi đã chết. Con gấu đi đến, ngửi vào đầu cậu bé, thấy đã tắt thở nên bèn bỏ đi. Khi gấu đi rồi, cậu bé trên cây tụt xuống, đến chỗ người bạn của mình và hỏi: Gấu nói gì với cậu thế? Cậu bé này trả lời: À, gấu bảo rằng ai bỏ rơi bạn trong lúc hoạn nạn là người không tốt!