Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010

C.I.A. VÀ CÁC NHÀ TRI THỨC

Trong khi chờ đợi những tài liệu do Wikileaks công bố có liên quan đến những thông tin đến hoạt động của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM xin mời các bạn đọc bài viết này để tham khảo.

JASON EPSTEIN

Tạp chí Đất nước số 17-Tháng 1/1970


Ngày trước có cuộc tập hợp của Cộng sản ở công viên Union. Cảnh sát tới giải tán và được một lúc thì các cảnh sát viên khởi sự dùng tới dùi-cui. Có một người chống lại phản đối rằng anh ta không phải là Cộng sản mà là một người chống Cộng sản. “Ta không cần biết chú mày là thức Cộng sản gì”, viên cảnh sát đáp và tiếp tục đánh anh ta.

*

Tôi không còn nhớ là vào đúng năm nào trong những năm 50 khi tôi bắt đầu nghi ngời rằng CIA cùng với Bộ Ngoại giao, Quỹ Tài trợ Ford và những cơ quan tương tự đã biến chủ trương chống Stalin thành một cái nghề phụ khá phát đạt cho những tay cựu cấp tiến và trí thức cánh tả khác, những người lúc ấy và hiện giờ vẫn là bạn bè tôi ở Nữu-ước. Cố nhiên, chứng cớ rành rành đẫ cùng khắp chung quanh tôi trước khi tôi bắt đầu chắp nối lại với nhau hoặc trước khi những khám phá như vậy làm nẩy sinh trong đầu óc tôi cái ý nghĩ là công cuộc chống Cộng có tổ chức đã trở thành một thứ kỹ nghệ trong phạm vi sinh hoạt trí thức của Nữu–ước chẳng kém gì chính phủ trương Cộng sản cách đây khoảng mười năm, và công cuộc chống Cộng ấy đã lôi cuốn nhiều người trong số những bộ mặt cũ, nhân viên của chủ trương trước kia. Tuy nhiên, có một điều khác biệt nghiêm trọng, ấy là công cuộc làm ăn mới này được chu cấp tài chính rồi rào hơn công cuộc ngày trước nhiều, bao gồm cả những hoạt động chi nhánh ở châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh, cùng với những công cuộc xuất bản được tài trợ tất cả ở những nơi này, ấy là chưa kể tới các thứ hội nghị, hội thảo trên quy mô rộng lớn và trong quá nhiều quốc gia cùng với những chuyến bay đi bay về tới tấp đến nỗi ngay ở Quỹ Ford, tức là quỹ trên danh nghĩa tài trợ cho phần lớn những hoạt động này, cũng khó lòng có thể cho là đã chi tiền cho toàn thể những họat động này.

Việc không có một cơ quan rõ rệt nào của chính quyền dính vào, ngoại trừ thỉnh thoảng có Bộ Ngoại giao, đã khiến cho người ta nghĩ rằng hẳn phải có một cơ quan vô hình nào đó. Cái cơ quan dấu mặt mà toàn thể chúng tôi bắt đầu nghe nói tới trong khoảng đầu những năm 50 ấy chính là CIA. Câu kết luận này thật hiển nhiên hoặc đáng lẽ đã phải hiển nhiên, nhưng đối với những kẻ như chính bản thân tôi, không được tiết lộ cái điều bí mật kia thì cũng chẳng có thể làm gì hơn là suy luận, mà thường là với sự phẫn nộ, vào mỗi mùa Xuân khi phát ngôn viên của nền dân chủ Mỹ quốc bay đi Paris, Bombay hoặc Tokyo.

Điều chúng tôi phẫn nộ hơn cả, ngoài việc không được mời đi, là chính quyền dường như đương điều khiển một chuyến tầu biệt đãi ngấm ngầm, trong đó những toa xe thượng hạng không phải lúc nào cũng chuyên chở những hành khách thượng thẳng: CIA và quỹ Ford trong số các cơ quan khác đã thiết lập và tài trợ một bộ máy các nhà tri thức được lựa chọn vì có những lập trường chiến tranh lạnh trúng cách để thay thế cho cái mà ta có thể gọi là thị trường trí thức tự do nơi ý thức hệ được coi như không đáng kể bằng tài năng và thành quả cá nhân và cũng là nơi những mối nghi ngờ về các thức chính thống liên hệ tới chính quyền được coi như khởi sự của mọi tìm hiểu truy cứu. Trong vụ tranh luận mới đây về việc CIA có dính líu với các nhà trí thức, có một điều dường như không được vạch rõ: ấy là đây không phải là vấn đề mua chuộc và khuynh đảo mỗi cá nhân nhà văn hay học giả mà là vấn đề thiết lập một hệ thống giá trị chuyên đoán và giả tạo, dựa theo đó các giới chức đại học được thăng cấp, các tay chủ trương các tạp chí được chỉ định và các học giả được trợ cấp và xuất bản không nhất thiết là vì họ có tài cán xứng đáng, mặc dầu những công trạng đó đôi khi cũng đáng kể, mà là vì sự thuần phục chính quyền của họ. Cái lỗi của CIA không phải là đã làm hư hỏng kẻ ngày thật mà là đã ra sức, mưu mô lén lút với một nhóm tay trong, làm khó một thị trường tự do. Nếu người ta biết được những tay chủ ngân hàng và luật gia thời danh điều khiển CIA và những quỹ tài trợ lớn (1), thì hẳn những chiến thuật kia chẳng làm ai ngạc nhiên, và quả thật sau tí lâu những chuyện ấy không còn làm ngạc nhiên nữa. Người ta thở dài khi lại khám phá thấy một cái trò bất lương được trợ cấp bộn bạc lòi đuôi ra từ những vùng rậm rạp thâm u của đời sống tập thể và công cộng của Mỹ quốc và lần này, thương ôi, lại ngay trước ngưỡng cửa nhà mình.

Tuy nhiên nói như vậy là diễn tả quá giản dị, là vì các các nhân có dính líu (dĩ nhiên có nhiều nhà trí thức không liên can gì hết hoặc cũng không biết tới chuyện gì đương liên quan gì hết hoặc cũng không biết tới chuyện gì đương xẩy ra nữa) không hề đồng nhất đến như việc trình bầy ở trên gợi ra, mức độ dính líu hoặc những thái độ của từng người đối với các cuộc âm mưu cũng không cùng một tính chất. Muốn hiểu thế giới trí thức của Nữu-ước, cũng không hẳn chỉ là trí thức và chưa bao giờ hoàn toàn là một thế giới), có lẽ người ta phải có kinh nghiệm trực tiếp về nó hoặc nếu không thì phải chờ đợi một ông Proust tương lai của vùng Trên khu vực phía tây Manhattan, nơi hầu hết các hoạt động của thế giới ấy đã diễn ra.

*

Trong những năm 50 sinh hoạt trí thức ở Nữu-ước kín bưng hơn bây giờ nhiều. Sinh hoạt ấy tập trung vào các thế giới trùng lấp và thường khi có thể trao đổi lẫn lộn được của tạp chí Partisan Review và Commentary. Có nhiều nhân viên của các tạp chí này đã gặp gỡ nhau khi còn là sinh viên ở các trường Cao đẳng tại Nữu-ước trong thời khủng hoảng kinh tế. Là sinh viên một phần lớn những người đó đã bác bỏ chủ trương tự do phóng khoáng New Deal để chấp nhận một hình thức này hay một hình thức khác của chủ nghĩa Mác triệt để. Toàn thể những người đó đã bác bỏ hoặc tình cờ bác bỏ chủ nghĩa Stalin. Bầu không khí trí thức trong đó họ trưởng thành là một bầu không khí tranh luận sôi nổi. Cường độ của nó tồn tại qua những năm 50 và cả đến bây giờ cũng chưa bắt đầu tan đi. Tờ Partisan Revew triệt để cấp tiến (hay đã từng mang tính chất này), có tính chất văn nghệ, Mác-xit, đại đồng tiên tiến, Trốt-kít, đứng tuổi, không ở nguyên một chỗ. Tờ Commentảy, trong khoảng đầu những năm 50, có chủ trương đồng hóa, dầu không bị đồng hóa, chống Stalin tới mức bác bỏ luôn cả chủ trương cấp tiến triệt để, và do đó lao vào cuộc tìm kiếm những cách thế để tự thích nghi với hệ thống các giá trị Mỹ trôi vượt, tức là những giá trị lúc ấy, cũng như bây giờ ở một mức độ lớn hơn, được xác đinh trên một nền kinh tế ngày càng bành trướng dựa vào căn bản lợi tức lên cao dần và ý thức hệ chiến tranh lạnh. Điều đó không có ý nói rằng cái chủ trương cấp tiến triệt để còn lại của tờ Parisan có pha trộn với tự mãn hoặc chủ trương đồng hóa của tờ Commentary loại bỏ phê bình sắc bén xã hội Mỹ, cũng chẳng ngụ ý rằng các nhà văn và những người chủ trương của các tạp chí ấy xung khắc với nhau. Thật ra, họ là những người bạn cùng nói ngôn ngữ chung, và nếu họ có khác nhau, thì những sự khác biệt ấy cũng chẳng đến nội thu hẹp đến độ không lan tới tờ New Leadẻ, tức là tờ tạp chí đã đem cái lập trường của tờ Commentary sang cánh Hữu cho đến khi hòa lẫn với quan điểm của các tờ Time, Fortune, và cả tờ Readẻ’s Digest hoặc tờ Dissent tức là tạp chí đã có một lập trường ở phía Tả của tờ Partisan, báo trước khá kỹ cái giọng triệt để cấp tiến hết sức mạnh mẽ xuất hiện trong những năm 60.

Tình trạng bạn bè này có nhiều căn nguyên, tỏng đó có nguồn gốc Mac-xit va Do – Thái của nhiều người trong bọn, đã tạo ra một không khí nồng ấm và ướt át đến độ đã mau chóng quyến rũ được đủ loại những dân WASPS (Trung lưu da trắng Tin Lành), những dân da đen, Ái nhĩ Lan và những kẻ khác tới gần. Quan trọng hơn nữa là sự thù ghét chung và đôi khi như bị ám ảnh của họ đối với chủ nghĩa Stalin mà thế hệ hiện tại của những người triệt để cấp tiến hết sức khó hiểu, mặc dù nội dung xúc cảm của mối thù ghét kia có lẽ cũng không khác gì lắm những tình cảm của chính những người sau này đối với bọn tri thức đương âm mưu hoặc có vẻ như âm mưu CIA. Đối với những người trí thức của những năm 50 mươi thì Stalin không chỉ có thành trừng và hành hạ các đồng chí cũ của mình, không chỉ có giết hàng triệu người Nga, ký thỏa hiệp với Hitler, và đàn áp các văn nghệ sĩ mà thôi. Stalin còn làm một điều gì đó trực tiếp ảnh hưởng tới chính đời sống của họ, hệt như CIA và Bộ Ngoại giao không phải chỉ có thiêu đốt mùa màng, làng mạc, nhân dân VN, mà còn mang quá nhiều đau khổ vào đời sống của quá nhiều người trẻ tuổi ngày nay. Điều mà Stalin đã làm, xúc phạm tới thế hệ những người trí thức trưởng thành giữa những năm 30 và 50 là phản bội cái khuynh hướng lý tưởng và sự ngay thật của tuổi thanh niên của họ. Bằng cách làm sai lạc chủ nghĩa Mác cách mạng, ông đã lừa bịp họ tận trong sâu thẳm hinh hồn của họ, ấy là nói như vậy. Việc họ đã dành mọi năng lực còn lại để trả thù không có gì đáng ngạc nhiên.

Thế nhưng khuynh chống Stalin lúc ấy không phải là một vấn đề bực tức cá nhân. Việc Stalin có những tham vọng chính trị ở Châu Âu và ở nơi khác, gồm cả Hoa kỳ nữa, còn là một sự kiện khách quan. Đấy là những ngày của Hội nghị Waldorf với mưu toan nhơ nhớp của những tay Cộng sản và những kẻ đồng hành muốn điều động văn hóa; của chiến tranh Triều Tiên và cuộc phong tỏa Bá-Linh; một thời mà thiên hạ nói, ánh sáng của các thủ đô Ba-lan và Tiệp khắc chỉ còn lờ mờ qua những khung cửa ngục tù. Mặc dù Gar Alperovitz và các sử gia xét lại khác có thể nói đúng khi lý luận rằng những lo sợ và tham vọng của Mỹ cũng liên hệ tới nguồn gốc của Chiến tranh lạnh không kém gì những vận động gian xảo của Stalin và Molotov, thế nhưng mười lăm năm trước gạt bỏ hẳn trong đầu óc mối đe dọa xâm lăng của xô viết thời có vẻ phi lý. Đối với chúng tôi lúc ấy một cuộc chiến tranh ở châu Âu dường như là một điều khả hữu rõ rệt và khủng khiếp, và không ai tưởng đến một kẻ nào khác hơn là Stalin có thể khởi sự cuộc chiến ấy.

*

Dầu sao chăng nữa đó cũng là những ảnh hưởng, những lo sợ và giận dữ chi phối và diễn tả rõ ràng các nhà tri thức chính trị ở Nữu-ước trong những năm 50. Những mối giây chằng nối kết khá mạnh khiến trong gần 10 năm không một dị biệt về tính tình nào hoặc bị biệt về sự chú trọng hoặc về mực độ hoặc về cảm nghĩ cá nhân nữa có thể làm suy yếu đi một cách nghiêm trọng.

Cả đến bài báo nổi tiến của Irving Kristol về McCarthy và những người chủ trương tự do xuất hiện trên tờ Commentary cũng có thể được thích nghi, dầu không phải là không làm bùng lên rõ rệt ở phía cực hữu của cơ quan này. Trong bài tham luận này Kristol đã khảo sát một giả thuyết cực đoan. Ông đã ra sức biện luận rằng sỡ dĩ có chủ trương chống Cộng McCarthy lỗi một phần là ở thái độ mềm yếu và nhầm lẫn của những nhà ván chủ trương tự do như Alan Barth và Herry Steele Commager đối với chủ nghĩa Satlin. Vì những người chủ trương tự do đã không mạnh tay đủ trong khi theo đuổi những kẻ theo Stalin và vì họ bênh vực những quyền tự do dân sự của những hạng người đe dọa như Owen Lattimore nên họ đã để McCarthy được bành trướng mạnh mẽ, ít nhiều gì cũng là do sự thiếu sót của họ, và tệ hơn nữa họ đã để cho đồng hóa chủ trương tự do và chủ trương Stalin như nhưỡng tin tưởng sai lạc có thể sánh được với nhau nếu không phải là không thể phân biệt được. Mặc dầu Kristol đã minh thị lên án chủ trương chống Cộng McCarthy và các đồng bạn nhu nhược, nhân viên Ủy ban. Vào lúc ấy (năm 1952) bài báo của Kristol đã lay động hầu như hết mọi người, mặc dầu, để bào chữa cho Kristol, người ta cũng cần nói rằng ông đã chẳng làm gì hơn là đẩy cáilô-gích của chủ trương chống Stalin tới độ cùng của nó, tẩy trừ những vết trích tình cảm lẩm cẩm cuối cùng của những kẻ chủ trương tự do. Mặc dầu đường ranh giới Oder-Neiss vẫn chưa bị chọc thủng (và cố nhiên vẫn phải như vậy), chúng ta vẫn ở trong tình trạnh chiến tranh, những người bào chữa cho Kristol đã lý luận nư vậy. Bởi đó mà việc Kristol công kích những người chủ trương tự do là một đáp ứng cần thiết và thực tiễn, nếu người ta không muốn cho nước Mỹ bị tổn hại bì sự khuynh đảo nội bộ (2). Vào những ngày đó Kristol đã ngĩ tới việc viết một cuốn sách về Machiavelli. Chỉ sau đó ít lâu thôi ông trở thành chủ biên người Mỹ đầu tiên của tờ tạp chí Encounter và mặc dầu phải mất nhiều năm mới bật tung ra, chỗ phông lên nhỏ bé ở phía cực hữu kia đã bắt đầu mưng mủ. Nếu Kristol thấy là có thể ám chỉ rằng McCarthy là một thứ gì xấu xa cần thiết, sẵn sàng làm một công việc bẩn thỉu mà các côngdân đáng kính trọng thiếu can đảm và sáng suốt để đảm nhiệm, và nếu ông đã tìm thấy đã sự ủng hộ nới một vài người bạn trí thức của ông đối với trường hợp mà ông đưa ra, thì liệu có một hình thái nào của cuộc giao tranh với chủ nghĩa Cộng sản của nước Mỹ mà ông hoặc họ rốt cuộc có thể thấy là không sao chịu nổi không? Đó là một vấn nạn hay và hiện người ta vẫn trông chờ câu trả lời.

Việc CIA, ngửi thấy địa bàn nẩy nở thuận lợi cho một số những tin tưởng lầm lạc của chính nó đối với những công cuộc hợp lý hoặc sớm hơn nữa, chỉ có một tầm quan trọng nhỏ. Điều thực sự đáng kể là một vấn đề nguyên tắc trí thức, một thái độ đối với lịch sử, đối với đời sống của chính trí thức. Phải chăng chủ trương chống Cộng độc ác McCarthy là cái giá đáng phải trả cho một chiến thắng về tranh luận trong cuộc chiến tranh với chủ nghĩa cộng sản ? Chẳng phải hình thức chống Cộng của Kristol (ở một điểm trong bài tham luận, ông dường như đã muốn nói rằng Stalin, Goering và Hiss đều là những con quái vật có thể sánh với nhau được) đã làm tê liệt rí óc và tình cảm khiến khi cho cuộc chiến ở VN rớt ngay trong lòng chúng ta, một số người trong chúng ta đã hóa nên quá cứng cỏi không còn cảm thấy cái xuẩn ngốc và kiêu căng t khiến khi cho cuộc chiến ở VN rớt ngay trong lòng chúng ta, một số người trong chúng ta đã hóa nên quá cứng cỏi không còn cảm thấy cái xuẩn ngốc và kiêu căng tự phụ là cái tự đó hình thức kia phát triển và cũng là cái tiếp tục nuôi dưỡng nó đấy sao?

Nước Mỹ lúc ấy đã cho chúng tôi nhiều cái phải lo nghĩ hơn là chủ trương chống Cộng McCarthy, cũng như ngày nay đã cho chúng ta nhiều cái phải lo nghĩ hơn là chỉ có VN. Cái điên khùng của thời kỳ đầu những năm 50 và cái chém giết diễn ra hôm nay không phải là những triệu chứng tách biệt, không liên quan mà là những hình thái của một căn bệnh lớn hơn mà những dấu hiệu đã không thể nào lầm được vào những lúc năm 50 trôi qua. Về cuối những năm 50 đó nhiều người trong chúng tôi đã thấy rõ là những cái xấu xa của chủ nghĩa Stalin không đảm bảo một cái hay cái tốt tương ứng ở chính quê hương mình (Cuốn Growing Up Absurd của Paul Goodman, nguyên được đăng trên tờ Commetary vào cuối những năm 50 đó, đã diễn tả trường hợp ấy rõ rệt nhất). Ở ngày trong nước vừa có nhiều lại vừa có ít cái phải bênh vực hơn ta tưởng. Vào những năm 60 bênh vực cho nước Mỹ không còn phải là chuyện dễ nữa, và khi tâm trạng bối rối khó xử này đè nặng thêm thì sự chặt chẽ của cộng đồng những tri thức bắt đầu tan rã.

Để cho gọn, ta hãy nói ngay là từ sự hòa hợp nhau ban đầu kia xuất hiện phai phe phái. Ngoại trừ những thành phần cực đoan, hai phe đó không bao giờ hoàn toàn tách biệt hẳn về mọi phương diện và cả hai phe đều ôm ấp, trong những khoảng cách thật phức tạp giữa hai phe, một số những điều cam kết được phát biểu một cách khéo léo, và bao gồm một số những nhân vật mà tính chất hàm hồ thường làm cho không thể nào phân loại được họ. Vì cái không khí lúc này và sự việc rất có thể có, tuy mơ hồ nhưng không phải là không thể tưởng tượng được, một tay Whittaker Cham-ber (3) của cánh Tả xuất đầu lộ diện một ngày nào đó - cũng như vì việc không thể có được sự phân loại có ý nghĩa, khi biết những nhân vật và biến cố phức tạp mà tôi phải động tới – tôi không muốn nhận diện những phe phái này, đồng hóa chúng với những nhân vật có thể là thành phần của những phe phái ấy. Tôi sẽ để công việc này cho ông Próut tương lai mà tôi đã hình dung thấy và là người, theo chỗ tôi biết, ngay lúc này rất có thể đã bắt tay vào việc. Thay vào đó, tôi sẽ liều một cách khác và sẽ mô tả những phe phái này một cách tuyệt đối. Làm như vậy tất không tránh được sự giản lược quá đáng và có lẽ một mực độ khe khắt nào đó đối với phe Hữu mà tôi không chia sẻ những tin tưởng, cũng như sự rộng rãi đối với phe kia.

Ấy tuy nhiên, mấy chữ Tả và Hữu tự chúng cũng dễ gây lầm lẫn, bởi sự chia sẻ phân cách thành phe phái đối lập chính yếu không phải bắt nguồn từ những tranh luận của đôi bên về chủ nghĩa xã hội, về ai có bổn phận kiểm soát các bộ máy kinh tế hoặc về của cải sẽ phân phối ra sao... Vấn đề sâu xa hơn thế. Nó không liên hệ với ai kiểm soát và hưởng lợi từ việc khai thác đất đai và bóc lột nhân dân mà liên hệ tới chính sự kiện khai thác bóc lột ấy. Bây giờ thì các sự kiện đã rõ ràng hơn là mười năm trước đây. Lúc ấy chúng tôi lấy làm ngạc nhiên khi thấy đất nước dường như rơi vào một cơn điên tự hủy diệt, phân xẻ các đô thị ra từng mảnh nhỏ, làm ô ế phong cảnh trong nước, đầu độc những dòng nước và những khoảng trời, tầm thường hóa đến vô nghĩa công cuộc giáo dục của con em mình, và không phải vì hạnh phúc thật sự của con người – hạnh phúc này chẳng bao giờ có thể tăng thêm được với những chiến thuật ấy – mà là vì những món lời cao hơn và phát triển kinh tế là những giá trị mà như không một ai thời ấy đặt vấn đề cả, tuy nhiên những thứ đó đã lấn lướt cả những giá trị truyền thống hơn như đời sống riêng tư của mỗi người, sự thành đạt cá nhân và công ăn việc làm có ý nghĩa. Điều chúng tôi nghiệm thấy lúc ấy là cái chủ trương bành trướng quen thuộc của bọ trọc phú ngu đần (mà người Việt-nam chỉ là những nạn nhân mới nhất), lần này dính liền với một khoa học kỹ thuật học ghê gớm mà những khả năng khủng khiếp cho tới lúc này vẫn chưa rõ rệt, nhưng ngay lúc đó đã ở ngoài tầm mức con người một cách thật thê thảm và càng ngày biệt lập. Sự bành trướng này cũng chẳng thấy làm được gì tốt đẹp trong một khu vực mà đáng lẽ cái hại của nó rất có thể được người ta bỏ qua. Người nghèo khổ, tương phản với sự thịnh vượng mới, lại còn nghèo khổ hơn bao giờ hết, và không phải chỉ nguyên ở nước Mỹ mà còn ở cùng khắp thế giới nữa, và người ta đã bắt đầu thấy dường như, bất kể những thứ mỹ từ mà các phát ngôn viên của chính quyền Kennedy tương lai ngay từ lúc ấy chắc chắn đã phải sửa soạn, tình cảnh của những người nghèo chỉ có thể ngày càng sa sút tệ hại hơn trong lúc giới trung lưu ụt ịt leo lên, các hệ thống thư lại quan liêu của chính quyền liên bang ngày càng tinh vi và công cuộc theo đuổi tiền bạc và quyền bính đã trở thành công việc chính nếu không phải là duy nhất của nước Mỹ.

Thật quá tệ là việc này xẩy ra ngay trong nhà. Ấy là việc, để giới hạn công cuộc bành trướng của Cộng sản, một công cuộc mà cuối thập niên kỷ này ta mới có chứng cớ hơn những gì người ta đã khiến chúng ta tưởng tượng, nước Mỹ phải ra sức bắt các dân tộc khác trên thế giới nhìn nhận những tin tưởng cố định ám ảnh mình. Việc này chắc chắn là thảm hại. Những gì các xứ nghèo khổ hơn cần tới không phải là ý thức hệ chống Cộng, mà là những phương thế giúp họ đánh bại được sự nghèo khổ. Tuy nhiên, đây là điều mà nước Mỹ, với tất cả những chương trình viện trợ của mình, dường như không thể hoặc không muốn cung cấp. Thay vào đó, chúng ta dường như đương ủng hộ những chế độ phản độn ở khắp thế giới. Cải tương phản mạnh mẽ giữa sự giàu có ở Mỹ và sự nghèo khổ ở nơi khác, đối với nhiều người trong chúng ta, dường như là nguồn gốc thật sự của bất cứ những gì đương đầu độc thế giới. Cái bất an thật sự không còn phải là chủ nghĩa Stalin, và người ta đã bắt đầu thấy rõ là dường như đó cũng không phải là chủ nghĩa Cộng sản nữa.

(Còn tiếp)

Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010

Quyền lực thứ tư

Tháng 5/1789, vua Pháp Louis XVI triệu tập đại diện của các đẳng cấp đến họp tại cung điện Versailles.

Đẳng cấp thứ nhất gồm 300 nhà quý tộc.
Đẳng cấp thứ hai gồm 300 chức sắc tăng lữ.
Đẳng cấp thứ ba gồm 600 thường dân.

Vài năm sau, sau Cách mạng Pháp, Edmund Burke nhìn lên khu vực dành cho giới báo chí trong Hạ viên, nói "Trên đó là đẳng cấp thứ tư, và họ nắm giữ quyền lực nhiều hơn mọi đẳng cấp khác".

(Lời tác giả trong cuốn sách "Quyền lực thứ tư" của Jefferey Archer, NXB Lao Động 2000).

Thứ Tư, 3 tháng 11, 2010

"Một bài học trên mạng xã hội"


Liệu có ai sẵn lòng gửi cô Mai Mislang, người chấp bút diễn văn "chăm chỉ và đáng tin cậy" của Tổng thống Philippines - Benigno Aquino, một bản chỉ dẫn về phương tiện truyền thông xã hội không?

Cô Mislang đột nhiên trở nên “nổi tiếng” vào thứ Năm tuần qua, khi là thành viên của phái đoàn tổng thống đến Hà Nội (trong một chuyến thăm cấp nhà nước và dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 17), cô đã tham dự dạ tiệc chiêu đãi quốc gia và đăng lời của sếp của mình trên Twitter rằng "rượu tệ quá".

Đã có nhiều bình luận thiếu tôn trọng, nhưng sếp của cô, ông Ricky Carandang và là người phụ trách Phát triển Truyền thông và Kế hoạch Chiến lược của Văn phòng Tổng thống Philppines, đã không cảm thấy phiền và thậm chí còn hỏi lại là vang đỏ hay trắng. Cô Mislang trả lời: "Đỏ. Rượu trắng ngon hơn".

Trong sự ra đời của những phương tiện truyền thông xã hội hiện nay (mà phổ biến nhất là Facebook và Twitter), nơi mà những phát biểu mang tính cá nhân và công cộng đã không còn rõ biên giới, thì vẫn còn có những chỉ dẫn về việc nên và/hoặc không nên phát biểu gì trên đó.

Và điều sau đây từ chỉ dẫn của Đài phát thanh Quốc gia Mỹ (NPR) nên được đặc biệt lưu ý cho cô Mislang: "Cần công nhận rằng tất cả mọi thứ bạn viết hoặc nhận được trên một trang truyền thông xã hội là công khai. Bất cứ ai truy cập vào web đều có thể nhận biết hoặc tham gia vào mọi hoạt động của bạn trên mạng xã hội. Và bất kể bạn cẩn thận thế nào trong việc phân định công-tư thì trong hoạt động trực tuyến của mình, cuộc sống trong công việc và cuộc sống cá nhân vẫn chồng lên nhau".

Kể cả chỉ dẫn sau cũng liên quan đến Mislang: "Trong một diễn đàn xã hội, bạn nên tự tìm hiểu về việc nên bày tỏ hành vi và bình luận mình như thế nào nếu bạn được yêu cầu phải bảo vệ chúng như hình ảnh như của một tổ chức thông tấn (trong trường hợp của cô ta là Văn phòng Tổng thống – P.V). Nói cách khác, đừng hành xử trên mạng một cách khác biệt so với ở bất kỳ thiết chế công cộng nào khác".

Quan điểm của LA Times cũng cần được nhấn mạnh đối với Mislang: "Cuộc sống trong công việc và cuộc sống cá nhân của bạn sẽ kết hợp trực tuyến bất kể bạn có cố gắng tách biệt chúng ra. Ngay cả khi bạn sử dụng các công cụ bảo mật (ví dụ như quyết định những ai có thể xem trang hoặc hồ sơ của bạn), hãy giả định rằng tất cả những gì bạn viết, trao đổi, nhận được trên một trang mạng xã hội là công khai."

Tuy vậy, ở trường hợp của cô Mislang, sự việc không tôn trọng nước chủ nhà của cô không dừng lại ở rượu. Cô còn thậm chí giật tít trên Twitter rằng: "Xin lỗi, không có người đàn ông nào đẹp trai ở đây cả!". Hay một tít khác trên Twitter có vẻ không mang tính chất "thành kiến" như hai câu trên, cô nói: "Cách dễ chết nhất là băng qua làn đường đầy xe máy phóng như bay của Hà Nội".

Trong tất cả các tweets, cô đều để dấu # trước từ "Vietnam", như một cách đánh dấu những vấn đề có sử dụng cụm từ này trên khắp Twitter. Đó là cách Mislang, có lẽ là vô tình, đã đẩy lời lăng mạ Việt Nam của cô đến với nhiều người trên thế giới, có thể ảnh hưởng đến sự đón tiếp tử tế và lịch sự dành cho phái đoàn từ Philippines mặc dù chuyến thăm của ông Aquino đã bị đổi thời gian vào giờ chót.

Một nguồn tin từ Bộ ngoại giao Philippines cho biết những thông tin trên Twitter của Mislang đã được bàn luận rất nhiều trên các trang web tiếng Việt. Trong khi đó, chính phủ Philippines vẫn "tử tế giữ im lặng" về sự việc đáng lý không nên nói ra mà đã bị một thành viên trong phái đoàn Philippines phóng đại lên thay vì cũng phải giữ kín.

Được biết Mislang đã xin lỗi thông qua Carandang và một đồng nghiệp tại văn phòng liên lạc, Manolo Quezon. "Tôi xin lỗi vì những bình luận của tôi. Nếu tôi đã xúc phạm bất cứ ai, xin hãy hiểu rằng tôi không cố ý như vậy. Tôi cảm thấy rất may mắn được đến một đất nước xinh đẹp và những người dân nồng ấm mến khách", cô được cho là đã nói như thế. Mislang đã bỏ tài khoản twitter và tôi không thể tìm thấy tài khoản Facebook của cô nữa.

Lời xin lỗi của cô bị lên án là đạo đức giả. Tôi không ngạc nhiên bởi đây không phải là lần đầu tiên Mislang có những nhận xét khiến người khác khó chịu trên Twitter. Giữa chiến dịch tranh cử, chương trình "Chính trị Khắc nghiệt" của kênh ANC có sự tham gia của ông Delfin Bangit mà sau đó là Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Philippines. Trong chương trình này, ông Delfin đã nói chuyện về các biện pháp quân sự để chắc chắn bầu cử sẽ diễn ra trong hòa bình và trật tự, thì cô Mislang đã giật tít trên Twitter là "xấu xí". Đó rõ ràng là biểu hiện của sự non nớt và ngạo mạn và có thể làm vẩn đục thêm môi trường của Malacañang (Văn phòng Tổng thống Philippines).

Một phóng viên cho biết khi qua thăm Twitter của Mislang và đọc thấy cô kể về việc Tổng thống đã gọi cho cô để sửa lại bài diễn văn trong khi cô đang đi tập thể dục trên máy chạy bộ hoặc trang điểm.

Có thể cô đã quá choáng ngợp vì quyền lực khi được là một phần trong nhóm “cố vấn cấp cao” (think tank) của Tổng thống và quên rằng mình chỉ là một người chấp bút. Có người cho rằng cô chỉ là một "bóng ma" và không hề tỏ ra trách nhiệm, dù chỉ là một phần, như những gì ông Aquino đã giới thiệu.

Những bình luận của Mislang mâu thuẫn với sự thiếu hiểu biết của cô nhiều lĩnh vực và thái độ khinh khỉnh của mình đối với người khác. Bằng chứng là sự thiếu tôn trọng với lịch sử dũng cảm và dấu ấn vươn lên từ chiến tranh của Việt Nam. Việt Nam có thể chỉ là một "quốc gia bé" về địa lý châu Á nhưng đã ngẩng cao đầu chống lại sức mạnh thực dân. Việt Nam đã đánh bại và đuổi quân Pháp năm 1945 và quân Mỹ năm 1975. Hiện tại, so với Philippines thì Việt Nam tỏ ra hiệu quả hơn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.

Mặc dù ăn nói thiếu cẩn trọng như vậy nhưng Mislang luôn được bảo đảm một vị trí trong Malacañang. Như Carandang đã nói, Mislang được tổng thống Aquino tin cẩn. Cô đã sát cánh cùng ông trong những ngày ông quay về Thượng viện.

Bên cạnh đó, nếu ông Aquino đã bảo vệ Rico Puno và đề bạt ông làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ và Chính quyền địa phương, cũng như không làm gì để trừng phạt cựu Giám đốc cảnh sát quốc gia Jesus Versoza (cũng đừng ngạc nhiên nếu ông ta được bổ nhiệm đại sứ) bất chấp sự tắc trách đã dẫn đến thảm kịch bắt cóc con tin hôm 23-8, thì những câu nói trên Twitter của Mislang có là nghĩa lý gì!?

Như Carandang đã nói, "Đây chỉ là một sự cố nhỏ".

Ellen Tordesillas
Yahoo! Đông Nam Á

CẢNH TOÀN dịch, Hạo Nhiên hiệu đính

Hình: Mai Mislang đăng câu “Xin lỗi, ở đây không có người đàn ông nào đẹp trai cả” trên Twitter cá nhân

(Bài gốc ở đây)