Thứ Tư, 27 tháng 2, 2008

Thiền sư là gì ?


(Ảnh: Báo Thanh Niên)

....Ðiều kiện ắt có và đủ để được xem là thiền sư là gì? Là biết ngồi yên ngậm miệng? Nếu vậy, những ai thích ngồi yên ngậm miệng đều là thiền sư. Là sự quảng cáo rầm rộ qua chữ nghĩa và hình ảnh? Nếu vậy, các ca sĩ nổi danh cũng là thiền sư. Là sự nói năng chậm rãi như các bác sĩ tâm lý? Nếu vậy, các bác sĩ tâm lý cũng là thiền sư. Là ý tưởng muốn lãnh đạo quần chúng? Nếu vậy, những chính trị gia cũng là thiền sư. Là sự học cao hiểu rộng? Nếu vậy, tất cả những người học cao hiểu rộng là thiền sư. Là viết được nhiều sách? Nếu vậy, tất cả các nhà văn đều là thiền sư? Là sự giữ giới về ăn mặc? Nếu vậy, tất cả những ai giữ giới này đều là thiền sư. Là sự tán dương danh Phật (Bụt) với nhiều người khác? Nếu vậy, tất cả các phật tử đều là thiền sư. Là sự hiền lành dễ thương do xuất gia? Nếu vậy, tất cả những tu sĩ xuất gia của tất cả các tôn giáo đều là thiền sư. Là sự nhân danh tình thương bằng lời nói thay cho lao động phục dịch? Nếu vậy, những ai lao động phục dịch thế lời nhân danh tình thương thì họ không phải là thiền sư ?....


(Trích: Bài của Mật Hạnh Thiền Sư)


Và sau đây xin giới thiệu với các bạn một vị THIỀN SƯ mới ở Việt Nam: THIỀN SƯ LÊ MẠNH THÁT (síc).


P/S:
* Tớ chả hiểu tại sao người ta không gọi là Thiền sư Nguyễn Văn Bảo mà lại gọi là Thiền sư Thích Nhất Hạnh và tại sao người ta lại gọi là Thiền sư Lê Mạnh Thát (síc) chứ không phải là Thiền sư Thích Trí Siêu (mà theo tớ biết thì ông này chỉ là Cư sĩ tu xuất). Ai biết xin chỉ giùm....báo Thanh Niên.

* Có bạn nào muốn tìm hiểu thêm về vị "THIỀN SƯ" này thì tớ xin giới thiệu đọc một đoạn ngắn trong bài viết "Về những người tôi đã biết" của Nguyễn Văn Lục.

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2008

Bức xúc vì lá cải Dân Trí !

Hôm qua bà chị điện thoại từ HN vào bức xúc nói có đứa phóng viên báo điện tử Dân Trí tới và doạ phản ánh sự việc siêu thị của bà chị bán hàng quá "đát" là thổi phồng, sai sót là có nhưng là tình ngay lý gian. Chiều thấy chị gọi bảo đã đăng bài rồi, vào đọc mới thấy sao phóng viên gì ngu thế (?), ban biên tập gì dốt thế (?)....Làm báo vậy mà cũng bày đặt nâng cao "dân trí" thì...đúng là bó tay!


Thứ Hai, 25/02/2008 - 2:17 PM

Siêu thị Hapro bán hàng sửa hạn sử dụng

Cùng một sản phẩm nhưng có 2 hạn sử dụng khác nhau.

Thiếu trung thực trên nhãn mác

Theo bà Phạm Lê Bích, chập tối ngày 23/2, bà đến siêu thị này mua thực phẩm về chuẩn bị bữa tối trong đó có thịt lợn. Thế nhưng, mặc dù thời điểm mua thịt là chiều tối ngày 23/2, nhưng trên phần bao bì sản phẩm lại ghi ngày sản xuất là 24/2 (?!).

“Như vậy, mặc dù chưa bước sang ngày mới, nhưng miếng thịt lợn này đã được mang nhãn sản xuất của ngày hôm sau. Hapro Food đã lừa dối người tiêu dùng”, bà Bích bức xúc.

Miếng thịt lợn mà bà Bích đưa cho chúng tôi xem được gói trong bao nhựa, có nhãn mác Hapro Food. Theo quan sát, trọng lượng của gói hàng là 300g, giá 19.000đ, ngày sản xuất là 24/2/2008, ngày hết hạn sử dụng là 26/2/2008. Ngoài việc ghi ngày “ở thì tương lai”, chính sản phẩm mà bà Bích đưa ra, chúng tôi đã phát hiện thêm sự gian lận mới của Hapro ngay trên đó.

Theo đó, với cùng một sản phẩm nhưng miếng thịt này lại có hai nhãn khác nhau. Ngoài lớp nhãn ghi các thông tin về ngày tháng sản xuất, thì phía sau lại có một nhãn mác khác bị dán đè lên. Tại phần nhãn bị ghi đè, ngày sản xuất của miếng thịt lợn mà bà Bích mua được ghi là 23/2/2008, ngày hết hạn sử dụng là 25/2/2008!

Cũng theo bà Bích, tại thời điểm mua thịt, bà chứng kiến nhân viên của siêu thị này ra tận quầy bán thịt ghi chép lên bao bì. Theo bà Bích, vì sắp hết ngày 23 nên những nhân viên đã tích cực ghi đè để thay đổi ngày tháng, biến những miếng thịt sản xuất hôm trước thành ngày sản xuất hôm sau.

Hết hạn sử dụng, thịt vẫn an toàn?!

Sáng sớm ngày 24/2, chúng tôi đã có mặt tại Hapro Food và phát hiện thêm nhiều gói thịt lợn có hai nhãn mác. Trong hộp thịt chân giò rút xương (giá 26.000đ) mà chúng tôi mua ghi ngày sản xuất là 24/2, hết hạn sử dụng là 26/2.

Bằng mắt thường, ai tinh ý sẽ thấy được trên hộp thịt lợn này có hai nhãn ghi dán đè lên nhau. Nhãn trên được nhân viên làm cẩu thả, nên thấy một phần lõi nhãn dưới bung ra phía ngoài.

Để chắc chắn hơn, chúng tôi cũng đã kiểm tra tỉ mỉ nhãn hàng được ghi trên bao bì. Thật ngạc nhiên, cùng một hộp thịt nhưng được dán hai nhãn. Nhãn bị ghi đè có hạn sử dụng hết ngày 25/2, ngày sản xuất 23/2.

Tại quầy thịt lợn của Hapro Food vào sáng 24/2, có nhiều miếng thịt lợn bỏ vào tủ mát. Theo quan sát thì thấy khoảng hơn 10 gói thịt ghi nhãn sử dụng bằng mực đỏ. Theo phản ánh của bà Bích, những bao bì được ghi bằng mực đỏ là số thịt bị thay đổi hạn sử dụng.

Bên ngoài siêu thị này, chủ dịch vụ đã trấn an người tiêu dùng bằng dòng chữ “thực phẩm an toàn”, “vì sức khoẻ cộng đồng”. Người tiêu dùng, ít ra cũng xem đó là một cam kết giữa đơn vị cung ứng dịch vụ với họ.

Sáng ngày 25/2, trả lời Dân trí về việc một sản phẩm nhưng có hai nhãn mác khác nhau, ông Nguyễn Hữu Việt, Trưởng phòng Kinh doanh Công ty Cổ phần Sản xuất kinh doanh Gia súc gia cầm (đơn vị cung ứng thịt lợn cho Hapro Food) cho biết, việc một sản phẩm nhưng có hai nhãn mác khác nhau là sai.

Ông Việt cho biết, quy định của công ty là hạn sử dụng của thịt lợn chỉ trong vòng hai ngày. Tuy nhiên, ông Việt cũng cam đoan rằng, sản phẩm thịt lợn bán tại Hapro Food vẫn đảm bảo chất lượng mặc dù thực tế thịt lợn được bán ở siêu thị này có thời hạn sử dụng đến… bốn ngày.

Trước hiện tượng gian dối này, bà Việt Hoa, phụ trách Hapro Food, lại đổ lỗi cho nhân viên. Bà Hoa nói, chúng tôi sẽ có hình thức kỷ luật thích đáng đối với nhân viên sai phạm.

Trần Hưng

Ý kiến của tớ:


- Mở đầu bài viết tác giả cho biết:

Chập tối ngày 23/2, bà đến siêu thị này mua thực phẩm về chuẩn bị bữa tối trong đó có thịt lợn. Thế nhưng, mặc dù thời điểm mua thịt là chiều tối ngày 23/2, nhưng trên phần bao bì sản phẩm lại ghi ngày sản xuất là 24/2 (?!).....với cùng một sản phẩm nhưng miếng thịt này lại có hai nhãn khác nhau. Ngoài lớp nhãn ghi các thông tin về ngày tháng sản xuất, thì phía sau lại có một nhãn mác khác bị dán đè lên. Tại phần nhãn bị ghi đè, ngày sản xuất của miếng thịt lợn mà bà Bích mua được ghi là 23/2/2008, ngày hết hạn sử dụng là 25/2/2008! Theo những thông tin trên thì sản phẩm của bà Phạm Lê Bích mua vẫn hoàn toàn là sản phẩm trong thời gian sử dụng an toàn.

- Tại bài viết tác giả cho biết: Sáng sớm ngày 24/2, chúng tôi đã có mặt tại Hapro Food và phát hiện thêm nhiều gói thịt lợn có hai nhãn mác. Trong hộp thịt chân giò rút xương (giá 26.000đ) mà chúng tôi mua ghi ngày sản xuất là 24/2, hết hạn sử dụng là 26/2. Bằng mắt thường, ai tinh ý sẽ thấy được trên hộp thịt lợn này có hai nhãn ghi dán đè lên nhau. Nhãn trên được nhân viên làm cẩu thả, nên thấy một phần lõi nhãn dưới bung ra phía ngoài. Để chắc chắn hơn, chúng tôi cũng đã kiểm tra tỉ mỉ nhãn hàng được ghi trên bao bì. Thật ngạc nhiên, cùng một hộp thịt nhưng được dán hai nhãn. Nhãn bị ghi đè có hạn sử dụng hết ngày 25/2, ngày sản xuất 23/2. Với thông tin như trên thì chính sản phẩm do phóng viên kiểm tra cũng vẫn đang còn trong thời gian sử dụng an toàn.

Với những thông tin như trên có thể khẳng định: Cho đến nay siêu thị Hapro hoàn toàn bán hàng trong thời gian sử dụng an toàn và phóng viên Trần Hưng chưa hề phát hiện được 01 sản phẩm thực phẩm tươi sống nào tại siêu thị Hapro quá hạn sử dụng.

Đã thế cái "ông nội" phóng viên Trần Hưng này còn bày đặt đổi tít là "Harpo bán thịt lợn hết hạn sử dụng" rồi thay tên tác giả là VIDU rồi gửi cho báo KH&ĐS đăng lại vào ngày 26/2/2008 nữa chứ (tranh thủ kiếm tiền đây mà...híc híc). Hết vụ nữ quần vợt đến VN xây dựng Trung tâm đào tạo giờ tới vụ này....thấy buồn thảm cho Báo chí VN.

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2008

Phim hoạt hình về những chú Sóc (Alvin and the Chipmunks)


Mấy hôm Tết xem phim ở nhà trong đó có phim này. Phim giải trí dành cho trẻ em nhưng người lớn xem cũng vẫn thích, thể loại nửa phim truyện nửa phim hoạt hình. Đại loại cái cốt truyện là có 3 chú sóc biết nói tiếng người và biết hát tình cờ xuất hiện ở nhà của một chàng trai chuyên sáng tác nhạc cho ca sỹ nhưng chưa gặp thời. Từ khi sáng tác nhạc cho 3 chú sóc hát thì 3 chú sóc trở nên nổi tiếng trong làng showbiz. Rồi 3 chú sóc bỏ chàng trai nọ ra đi về đầu quân cho một chú bầu show khác trả nhiều tiền hơn...Cuối cùng là khi phát hiện ra bản chất xấu xa cuối chú bầu show nọ thì 3 chú sóc quay trở về với chàng trai nọ....

Xem phim này tớ thấy được mấy thứ: Thứ nhất là giải toả stress, chả phải nghĩ ngợi gì...; thứ 2 là xem bọn Tây nó làm phim kết hợp với âm nhạc trong phim rất nhuyễn; thứ 3 là thấy cái công nghệ lăng xê của bọn Tây nó tuyệt vời (khen cũng bằng thừa) và cuối cùng là sự kết hợp giữa giải trí và kinh doanh (như bọn Tây nó vẫn gọi là công nghệ giải trí) cũng rất là nhuyễn.

Đại loại thế !


Xem và đọc Tết

Mấy ngày Tết ngoài đưa con đi chơi công viên Tao Đàn thì lại nằm khểnh xem phim và đọc sách.


Phim thì trước Tết mấy hôm lượn lờ quơ một mớ nhưng chẳng hiểu sao đa số phim mới năm nay là phim Cao bồi, có lẽ truyền thông Mỹ muốn quay lại lên giây cót đây?

Ý định ban đầu là lượn lờ hàng sách cũ để mua nhưng mà hầu hết đều nghỉ Tết từ sớm, mấy hàng còn mở thì toàn sách mới. Cuối cùng thì phải ra hàng sách mới vác về mấy cuốn, mới đọc hết cuốn Tham vọng Bá quyền (Imperial Ambitions) của NXB Tri thức mà thôi. Không hiểu sao từ hồi đọc bài "Kiểm soát truyền thông" của Noam Chomsky trên Blog Đông A tự nhiên tớ lại thấy mê tít tác giả này.

Đến khi đọc sơ lược tiểu sử của ông trên cuốn sách thì tôi cho rằng: Vì ông là một nhà ngôn ngữ học hiện đại và bằng khả năng và hiểu biết của mình ông đã biết bóc tóc tách những lớp vỏ của ngôn ngữ để hiểu rõ toàn bộ những gì ẩn chứa bên trong nó. Điều đó đã làm khả năng phân tích của ông đối với những chính sách của chính phủ Mỹ, những tuyên ngôn, phát ngôn hay với cả những bài viết của các chính trị gia....trở nên cực kỳ sắc bén.

Đọc cuốn sách "Tham vọng bá quyền" để thấy nước Mỹ là một quốc gia hùng mạnh nhưng luôn sợ hãi, sự sợ hãi có thể thấy ở khắp nơi, mọi lĩnh vực và để lấn át nỗi sợ hãi ấy nước Mỹ đã cố gắng chứng tỏ mình chẳng sợ hãi gì....Chuyện dân chủ, nhân quyền hay an sinh xã hội của nước Mỹ được vẽ lên bởi chính một công dân Mỹ trong cuốn sách này chắc hẳn sẽ khiến nhiều người thất vọng! Một góc nhìn khác về tự do báo chí ở Mỹ cũng được nêu lên đủ để thấy trình độ thượng thừa của PR Chính phủ, họ đã vẽ ra cho công chúng và các phương tiện truyền thông rất nhiều con đường để lựa chọn, thế nhưng thực chất họ biết chắc rằng đến 90% công chúng và phương tiện truyền thông sẽ chọn con đường mà họ đã chọn sẵn (bởi đó là con đường tốt nhất trong số những con đường mà họ đưa ra). Và thay vì chính phủ tự quyết định thì nay trách nhiệm đã được đưa đến tay công chúng! Tuyệt vời thay!

Cúng Tết

Theo phong tục, ngày Tết, con cháu làm mâm cơm đêm 30 Tết cúng xin phép sơn thần thổ địa, mời ông bà, tổ tiên, những người thân khuất bóng phù hộ một năm an lành, nhiều may mắn.

Nhưng mà tớ thì chả biết cúng bái gì và cũng chẳng thuộc được lễ nghi phong tục. Quan điểm của tớ là cúng bái chẳng qua chỉ là một liệu pháp tâm lý giải tỏa những lo lắng muộn phiền trong chính con người đó, tất nhiên ở một góc nhìn khác thì nó cũng là một nét văn hóa thể hiện tấm lòng biết ơn với tổ tiên ông bà. Vậy thôi!

Thế nên cũng chẳng cần thuộc làu kinh sách tụng niệm làm gì, cứ thật tâm mình mà cúng, mong muốn gì thì xin nấy (đằng nào thì xin gì mình cũng phải tự cày mà có thôi), có thứ gì thì thắp hương vậy thôi, cần gì phải bài bản cho phức tạp.

Mà tớ nghĩ thời nay sách in còn lỗi morát nữa là ngày xưa truyền miệng nhau bài cúng rồi khắc chữ trên ván tre thì chắc chắn là tam sao thất bản rồi! Lấy gì mà nói đây là bài cúng chính xác nhất, đúng nhất! Đọc một bài cúng sai rồi cũng chẳng hiểu bài cúng mời những ai, nói cái gì...vô duyên chết! hê hê...

Cuối cùng là năm nay 2 bố con nhà tớ cùng thắp hương cúng thổ địa và trời đất chỉ với đĩa xôi, cái chân giò, hoa quả, chén nước, đĩa gạo và đĩa muối...Vậy là xong.

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2008

Chuyện nghề hỏi ai ?

Cái entry này bắt đầu từ cảm giác ngờ ngợ khi lướt web, tình cờ đọc bài phỏng vấn Nhà thơ Trần Hoà Bình: Chúng ta đang cho ra lò những “công chức báo chí” đăng trên báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp. Cái tít tự nhiên làm tớ giật mình: Quái lạ? Sao lại đi phỏng vấn một nhà thơ về cái công việc đào tạo báo chí...híc híc. Đọc bài viết mới biết hoá ra Nhà thơ Trần Hòa Bình là Thạc sỹ, Giảng viên khoa Báo chí, Học viện Báo chí - Tuyên truyền Hà Nội. Thì đấy....nhà thơ đi đào tạo sinh viên làm báo thì bảo làm sao mà chả ra lò những công chức báo chí, mà thế là còn may đấy, bởi nếu đúng ra thì phải ra lò những sinh viên báo chí chỉ biết làm thơ (con cóc)...híc híc.

Buồn cười nhất là đoạn tác giả bài viết tự khoe:
Tôi xin kể một câu chuyện có thể anh không tin nhưng là sự thật 100%. Ngày tôi học đại học (Khoa Báo chí Đại học KHXH&NV Hà Nội niên khoá 1998 - 2002), một ông thầy của tôi dạy về môn phóng sự đã đưa ra làm ví dụ bằng một tác phẩm được viết từ năm 1985...?

Vớ vẩn thật....Chính tác giả bài phỏng vấn này là câu trả lời đầy đủ nhất cho câu hỏi: Tại sao chúng ta đang cho ra lò những “công chức báo chí”