Thứ Ba, 18 tháng 5, 2010

Đạo đức giả

Gần đây báo chí Việt Nam đã lên tiếng với một số ca đạo đức giả trong giới trí thức, vụ việc nổi bật nhất có lẽ là “đạo sách, đạo văn” của GSTS Trần Ngọc Thơ được báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ Tp.HCM nêu đích danh. Trước đó ông này đã rất cao đạo lên giọng dạy đời và “mắng” một chị khác “đạo sách, đạo văn” của mình. Việc báo chí phản ánh những vụ việc như vậy tớ cho là cần thiết là nhằm cảnh báo cho các bậc “trí ngủ” nhà ta rằng không phải dân ai cũng ngu không biết các cụ ấy đang làm trò khỉ với cái danh hão.

Nhưng làng báo cũng có vài tờ đạo đức giả chả kém gì các bậc “trí ngủ" ở trên. Xét dưới góc độ số lượng thì một tờ báo đạo đức giả còn nguy hiểm gấp ngàn lần 01 anh “trí ngủ". Xin ví dụ rất cụ thể với một trường hợp điển hình: Viet Nam Net. Với giọng cao và thanh thoát tờ báo lên giọng dạy đời qua bài viết “Nhiễm độc văn hóa và 'tư duy con khỉ'” khi cho rằng: Sau một thời gian dài nằm yên trong kỉ luật, có lẽ sự tự do đã làm cho chúng ta đi quá đà trong nhiều vấn đề về văn hóa và lối sống. Một trong những ví dụ điển hình nhất là sex... Không phải cứ có sex là xấu, là bị dư luận lên án; tiểu thuyết "Rừng Na-uy" của Murakami là một điển hình. Nhưng sex trong một tác phẩm chân chính là những tình tiết tự nhiên, được xử lý tinh tế và mang lại những dụng ý nghệ thuật hẳn hoi, chứ không phải là được cắm bậy bạ đâu đó vào câu chuyện để câu khách một cách rẻ tiền...

Cũng chính tờ báo Viet Nam Net trong cùng ngày lại đăng một clip với tựa đề “Giao thông kiểu 'nảy tưng tưng'?” với nội dung phản ánh việc đắp “lươn”, “trạch” trên đường giao thông ở Hà Nội đã gây ra cảnh tượng mông và ngực phụ nữ bầm dập. Thật hết sức lố bịch và vô văn hóa khi phản ánh hiện tượng trên bằng một phóng sự truyền hình với những “cận cảnh” vào ngực của phụ nữ đi trên đường. Thực sự không còn lời nào để bình luận với những gì mà Viet Nam Net đã làm. Một mặt thì cao giọng dạy đời, mặt khác thì chính Ban biên tập lại đăng 01 bài hết sức vô văn hóa. Trên cùng một tờ báo mà có 02 bài viết hoàn toàn trái ngược nhau như vậy thì chắc rằng sẽ không khỏi khiến người đọc nghĩ đến một đội ngũ ban biên tập và lãnh đạo hoàn toàn thiếu năng lực chuyên môn và....đạo đức giả.

Thứ Ba, 11 tháng 5, 2010

Lê Chiêu Thống thời nay?

Báo Tuổi Trẻ Tp.HCM ngày 27/5/2009 đăng bài "Rừng nghèo" của tác giả là TS. Nguyễn Chí Thành (nguyên phân viện trưởng Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam bộ). Dưới góc nhìn của một bạn đọc bình thường tớ chẳng thể nào phát hiện ra những vấn đề chuyên môn được "gài" trong bài viết này, thế nhưng dưới góc độ của một người làm trong lĩnh vực chuyên môn sâu về "Chi trả dịch vụ môi trường" thì một người em tớ đã phát hiện ra những vấn đề khá tế nhị. Nhận thấy vấn đề khá hay, tớ đã đề nghị em nó note lại những vấn đề ấy và nay xin trích những ý kiến của em nó ở dưới đây:

Về bài viết nói về rừng nghèo thì đúng là tiếp tay cho bọn bán nước. Đồng ý rằng rừng nghèo thì cần phải cải thiện để rừng trở nên xanh tươi hơn, tốt tươi hơn nhưng theo như lập luận của lão ấy thì phải chuyển đổi mục đích sử dụng, cho tư nhân và hộ cá thể được mua đất đó và làm. Điều này thể hiện sự thiếu kinh nghiệm và thực tế của lão ấy ở những điểm sau:
1. Việc phân loại rừng giàu, rừng trung bình và rừng ở VN phần nhiều là cảm tính và chưa chắc đã đúng với thực tế tầm quan trọng của cánh rừng đó. Anh bảo nó là rừng nghèo vì có ít cây nhưng rất có thể ở cánh rừng đó các thảm cây bụi lại cung cấp môi trường sống cho nhiều loại động vật quý hiếm. Bản thân các loài cây bụi đó có giá trị về mặt sinh thái và là chuỗi thức ăn cho rất nhiều loài. Tiêu chí thế nào là rừng nghèo và cách thức phân loại rừng nghèo hoàn toàn rất chủ quan, và có thể thay đổi theo từng thời kì và quan điểm của các vị lãnh đạo.
2. Việc lão ta đề xuất cho dân, tư nhân vào đấu thầu đúng là ngu si bán nước. Thứ nhất vì thực tế cho thấy tư nhân vào mua đất chủ yếu cắm sổ đỏ vay tiền ngân hàng hoặc sẽ chuyển hóa hết từ rừng tự nhiên thành rừng trồng để kinh doanh. Độ đa dạng sinh học từ đấy sẽ biến mất hehee. Thứ 2, Quan trọng hơn là rừng thường nằm ở vị trí trọng yếu trên cảnh quan, khi rừng bị chuyển đổi có thể dẫn đến nhiều hiệu ứng khác ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Về mặt chính trị mà nói, khi tư nhân mà vào đầu tư thì thôi rồi hehee,vừa dễ cho bọn nước ngoài chiếm đất, vừa dễ cho bọn giàu có chiếm đất còn người nghèo cứ nghèo dần nghèo dần. Thứ 3, lão ta bảo là khuyến khích cả hộ nông dân tham gia chuyển đổi rừng nhưng thực tế hộ dân nào bon chen nổi với các công ty nước ngoài giàu có đứng phía sau. Chỉ toàn là hình thức hehee
Tóm lại là việc phân loại rừng nghèo tùy thuộc vào nhiều tiêu chí và việc chuyển đổi kêu gọi đầu tư cho rừng nghèo để chuyển nó sang rừng giàu nhiều cái hại hơn cái được. mà theo như lão ấy đề xuất thì nhà mình vừa mất rừng, mất đất còn tạo điều kiện cho bọn nước ngoài vào nữa chứ.


Việc liên quan tới thuế tài nguyên này lại thể hiện nữa.

1. Các bác NGO này kêu là thuế tài nguyên là để hạn chế và giảm lượng sản xuất mặt hàng gây ô nhiễm môi trường. Hehe, giảm thế quái nào được, chỉ là quản lí theo một quy chuẩn. Tại sao? bởi các mặt hàng làm ô nhiễm môi trường lại là mặt hàng cần thiết cho cuộc sống ko thể ko sản xuất. Xăng, gas, khí - ko có nó thì tiêu rồi hehee. Các bác chỉ nhìn vào mấy việc túi ni long với túi giấy để mà comment mà ko có một bức tranh tổng thể về sự phức tạp của vấn đề. Mà với vấn đề như kiểu túi ni lông với giấy thì chả ai người ta cần đến Luật để đánh thuế cả.Chi phí cho việc thực thi luật còn tốn kém hơn nhiều so với mức thu từ việc phát. Mục tiêu của luật là khuyến khích và đảm bảo rằng bên sản xuất sản xuất mặt hàng mà giảm thiểu tối đa các hoạt động ô nhiễm. Chứ nếu để giảm và chặn, thì lấy đâu nguồn cho ngân sách, lấy đâu ra sự phát triển kinh tế và cân bằng kinh tế hehee. Các bác lãnh đạo thừa hiểu ai nắm cán cân kinh tế trong xã hội mà.

2. Các bác này đề xuất đủ thứ tiêu chí phải thêm vào Luật mà chả hề nghĩ tới tác động của nó. Đúng là ai cũng cố giảm thiểu nhưng anh giảm bắt nước anh giảm 10%, trong khi các nước khác nó chỉ bảo ngành công nghiệp của nó giảm có 2% thì anh chả đạt được việc đóng góp cho môi trường mà thậm chí lại còn đưa ngành công nghiệp của anh vào thế bí và dần bị loại bỏ do ko cạnh tranh nổi. Các con số đưa ra ko phải chỉ tối đa cho mục đích môi trường mà cần cân bằng với các mục tiêu khác.

3. Họ lại tiếp tục cãi nhau về phí và thuế và bảo phải rõ ràng. Hehe... phí và thuế bản chất chỉ là công cụ kinh tế mà thôi. Mục đích đều là để tăng ngân sách cho nhà nước. Họ bảo cần phải phân biệt và nên đánh thuế vào người tiêu dùng và nhà sản xuất để hạn chế việc sản xuất các mặt hàng gây ô nhiễm. Hehe, anh nghĩ kết quả cuối cùng là gì ? Có bọn công ty nào nó lại chịu thuế với phí ấy ? Nó sẽ tăng giá mặt hàng hoặc sản xuất mặt hàng rẻ hơn để đẩy chi phí xuống thấp và chuyển chi phí cho người dùng phải trả. Cuối cùng người mua mới là người chịu hậu quả còn bọn sản xuất vẫn cứ ung dung hưởng lời.

4. Buồn cười nhất là việc Luật phải tham khảo Luật của Mỹ chứ. 2 nước có nền kinh tế khác nhau, học thế quái nào được trừ khi các ngành công nghiệp của VN vừa hiện đại vừa đủ sức cạnh tranh như US. ĐIểm xuất phát của 2 nước là khác nhau ko thể learn được. Các bác lại bảo chính phủ phải trích dẫn tài liệu tham khảo và nguồn số liệu trong Luật. Luật chỉ là khung chứ có phải báo cáo khoa học đâu mà...

Anyway, một vấn đề cần nhìn từ nhiều phía và các bác này chỉ nhìn vào lỗ thông gió chứ ko nhìn vào cửa sổ và cửa chính của nhà...

Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2010

Một ngày ở nhà

Một ngày ở nhà rất là lu bu với đám nhóc, kể ra với bạn bè chỉ để nhằm mục đích thanh minh rằng thời gian của tớ rất là eo hẹp.

Buổi sáng để chuông báo thức lúc 6h (thực ra tớ muốn dậy sớm hơn nhưng không khả thi). Loay hoay vệ sinh cá nhân rồi gọi bọn nhóc con dậy. Lần lượt đưa từng đứa đi tắm rửa thay quần áo. Sau đó là đến lượt mẹ nó cho 02 đứa nhỏ uống sữa, riêng đứa lớn có thể tự cầm hộp sữa uống. Xong phần ăn uống là đến màn mẹ buộc tóc cho cô gái lớn và cô gái nhỏ. Bố tiếp theo với phần đi giầy, dép cho 02 đứa nhỏ. Cả gia đình ra khỏi nhà thường là vào lúc 7h30'. Đưa đứa lớn đến trường vào khoảng 7h45-7h50 và gửi nốt 02 đứa nhỏ ở Nhóm trẻ gia đình vào lúc 07h55-08h00. Hai vợ chồng về đến office thường là lúc 8h10' sáng trong khi giờ làm việc bắt đầu lúc 7h30'.

Thường thì vào khoảng 16h00 là mẹ bắt đầu đi đón 03 đứa về office. Mẹ phải đi 02 lượt mới đón hết lũ nhóc. Sớm nhất thì cũng phải 17h00 bố mới ra khỏi office để chở cả gia đình về nhà. Về đến nhà thì việc đầu tiên là mẹ cho 02 đứa nhỏ uống sữa. Màn tiếp theo lại là bố tắm rửa thay quần áo cho 03 đứa. Bọn nhóc được chơi trong thời gian mẹ nấu cơm và sau đó là màn mẹ cho đứa lớn ăn rồi đến 02 đứa nhỏ ăn. Sớm nhất là 20h30' màn ăn uống kết thúc với cậu Cu. Bố tiếp quản, thay quần áo ngủ cho cậu Cu và mời chàng an giấc. Sau khi mẹ cho cô Cún ăn xong thì mẹ vào dỗ cô Cún ngủ, bố quay ra lau nhà. Tiếp đến là màn dạy học chữ cho cô lớn rồi cho cô lớn ngủ. Bố tiếp tục quay ra với Internet đến 23h hoặc muộn hơn.

Ngày hôm sau lại tiếp tục như vậy. Nhưng đây chỉ là lịch dành cho ngày đi làm, ngày Chủ Nhật thì cậu Cu và cô Cún cũng được nghỉ, thời gian biểu có sự thay đổi phù hợp hơn. Túm lại là ngủ dậy ăn, ăn xong ngủ. Ngủ dậy ăn, ăn xong ngủ. Ngủ dậy uống sữa, xong chơi đến chập tối thì lại ăn, ăn xong ngủ....

Cho đến giờ tớ vẫn chưa nghĩ ra cách gì thoát ra khỏi lịch làm việc này.

Thứ Bảy, 1 tháng 5, 2010

BBC VIỆT NGỮ: VÀI ẢO TUỞNG

Copy bài viết này từ blog Thiên Triều.

Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc được 35 năm. Vai trò đưa tin về cuộc chiến tranh này của các hãng tin và ký giả ngọai quốc lẽ ra cũng đã chấm dứt. Thế nhưng, vì những lý do khách quan và chủ quan, những hãng tin này lại tiếp tục là những nguồn tin tham khảo tưởng chừng như là “trung lập”, khách quan. Tiếc thay, thực tế lại không như thế, và một số người lại ảo tưởng về “thân phận” của mình.

Ảo tưởng đầu tiên là là độc lập trong đưa tin bài. Khuôn khổ chung cho các đài quốc tế có ban Việt ngữ là chỉ đưa tin bài thời sự thế giới “ngoài luồng” tức những tin bài của “đài mẹ” (BBC World Service hay RFI Service Mondial). Chỉ có dịch và dịch. Từ chiến tranh Việt Nam ngày xưa, đến chiến tranh Iraq, Afghanistan, Pakistan sau này… đố một ban Việt ngữ nào được tự mình bình luận mà không dựa 100% lên nguyên văn “đài mẹ”. Nghĩa là đướng lối chính phủ nước ‘chủ” như thế nào, thì phản ánh như thế ấy, theo “đài mẹ”.

“Lề phải” là “lề phải” , ở đâu cũng vậy.

Trước khi chiến tranh Iraq 2003 nổ ra, đài BBC “mẹ” (BBC World Service) và các “đài con” luôn bám sát ý của thủ tướng Anh Tony Blair lúc đó là sát cánh cùng tổng thống Mỹ George W. Bush , mà “đài mẹ” có nhiệm vụ truyền tải thông tin chiến sự Iraq theo “lề phải” .

Khi đó cả làng báo Mỹ được bộ quốc phòng Mỹ cho lên “lề phải” với cái cách gọi mỹ miều là “embedded journalists”, cùng ăn, cùng ngủ với các đơn vị quân đội Mỹ- Anh “Giải phóng Iraq”…Khi chiến tranh Iraq nổ ra, có đến từ 570 đến 750 ký giả Mỹ được BQP Mỹ mời “cùng ăn, cùng ngủ” và đương nhiên cùng “thấy” những gì được “cùng nhìn”.

Ngược lại, vào thời điểm đó, RFI (Việt ngữ) làm sao dám cùng ‘tham gia” lật đổ Saddam Hussein với BBC hay VOA, RFA (Việt ngữ) khi mà tổng thống Pháp Jacques Chirac lúc đó đang là lá cờ đầu chống chiến tranh đơn phưong của Mỹ-Anh. Còn sau này, khi ông Bush “về vuờn”, các đài kia có thi nhau tính sổ thành tích của ông Bush và phê phán cuộc chiến tranh sa lầy đó, lại là chuyện “thế gian thường tình”.

Nói đến “lề phải” của BBC Việt ngữ, có thể nêu vô số tin bài, như bài tường thuật ý kiến của đại sứ Anh tại Việt Nam, Mark Kent "Anh quốc cảnh báo thực trạng tội phạm người Việt”.[1]

“Tại buổi gặp mặt ở London ngày 05/03/2010 tại phía đông London, Đại sứ Mark Kent nói: “Thật không may là uy tín của cộng đồng người Việt tại Anh vào lúc này đang bị ảnh hưởng tiêu cực”. Trong cuộc trao đổi và bàn bạc với một số người Việt đã ở Anh lâu năm, Đại sứ Mark Kent nói: "Tôi không muốn thấy việc nhắc đến chữ Việt Nam là người ta liên tưởng tới trồng cần sa và nhập cư bất hợp pháp".

Cuộc họp diễn ra chỉ một ngày sau khi báo chí tại Anh đăng tải tin cảnh sát đột nhập vào một tòa biệt thự sang trọng ở miền trung nước Anh có vườn và phòng trong nhà bị dùng để trồng cần sa và một số người bị bắt là người Việt.

"Thực ra không chỉ là uy tín của cộng đồng người Việt tại Anh bị ảnh hưởng mà chúng ta cũng phải thấy rằng nhập cư bất hợp pháp và tội phạm là hai vấn đề có liên kết với nhau”.Chúng ta nói tới không chỉ hoạt động trồng cần sa mà cả các vụ bắt cóc hoặc thậm chí giết người”, Đại sứ Mark Kent nói…”.

BBC Việt ngữ đã có thể tự mình đào sâu vấn đề nguời Việt nhập cư lậu vào Anh này với đại sứ Mark Kent, nhân dịp ông này có mặt ở London để làm rõ vấn đề này một cách khách quan thực sự. Tiếc rằng BBC Việt ngữ đã không làm như thế. Do lẽ vấn đề bao trùm nhiều lĩnh vực liên quan đến nhiều cơ quan của Anh, như đường dây đưa người nhập cảnh vào Anh, qua nước Pháp, khu trú số người nhập cự lậu vào Anh, các nỗ lực ngăn chận của các cơ quan ấy, nỗ lực nào của sứ quán Anh ở Việt Nam trong việc thông tin bạch hóa ảo mộng sang Anh kiếm sống…?...Ít nhất, một mail với nội dung trên đã được gửi đến ông đại sứ Anh ở Hà nội từ tháng 1 năm nay song chưa được hồi âm.

Chẳng qua BBC Việt ngữ cũng chỉ là một ‘cái loa” cho chính phủ Anh, như có thể thấy qua đa số các tin bài “dịch và dịch”. Một ‘cái loa” có trả lương bên cạnh các “loa” không ăn luơng có thể đếm được trên blog của ông đại sứ Mark Kent.

LÀM CHÍNH TRỊ TỪ XA CHỤC NGÀN KM.

Thật ra, thế hệ BBC Việt ngữ ngày nay khác hẳn với thế hệ thứ nhất, trước 1975. Thời thế cũng khác. Trong nửa sau của cuộc chiến tranh VN, phong trào phản đối chiến tranh VN thời đó là xu hướng chính (major trend) trong giới truyền thông các xã hội Tây phương, nên báo chí phuơng Tây lúc đó (và thế giới) mới không chịu ở trong “lề phải” của các cuộc họp báo hàng ngày của JUSPAO vốn là những danh sách “đếm xác” (body counts) vô nghĩa và vô tận. Càng không “ái mộ” các cuộc họp báo của Bộ Thông Tin Sài Gòn ở Tổng Cục Thông tin quốc ngoại.

Nhờ dịch lại tin của báo chí “luồng chính”(major trend) tức độc lập đó, mà BBC Việt ngữ trong chiến tranh VN được hưởng hai chữ “thông tin khách quan”. Nhất là những tin nội bộ chính trường Saigòn. Khi mấy muơi tờ nhật báo ở Saigòn trưa trưa bị Chánh sở báo chí Việt ngữ đục bỏ nhiều quá, các trang báo trắng hếu vì các ô “tự ý đục bỏ”, thì sáng tối thiên hạ, có dò đài BBC mà nghe, cũng là chuyên dễ hiểu: lưỡi kéo kiểm duyệt của Bộ ‘Hốt Cắt Đục” đâu có làm rụng sợi lông nào các báo đài ngọai quốc. Chuyện dài này xưa nay đều thế.Và chính vì thế mà các bào đài ở bên ngoài bỗng dưng trở thành “báo chí chân chính” !

Sau 1975, khỏang cách thông tin cũng như trước 1975, vì cũng chừng đó lý do. Từ tin chính trị đến chiến tranh CPC, biên giới…, nên vô hình trung BBC Việt ngữ, khi dịch các bài viết của các ‘đài mẹ’, được hưởng “sái” khách quan, thông tin sớm.

Thế hệ ấy sau 1975 tất nhiên cùng chiều với làn sóng thuyền nhân. Lớp BBC đầu tiên ấy,vốn dân Tây học, thuộc lòng thế giới sử, nhớ việc tướng De Gaulle di tản qua Anh tháng 6 năm 1940, lên đài BBC đọc lời hiệu triệu dân Pháp kháng chiến chống Đức, rồi tưởng tượng ra mình cũng là De Gaulle, khi loan tin về thuyền nhân, về chiến tranh CPC, về khó khăn kinh tế của VN trong thập niên 1980, để có thể từ công việc dịch giả và phát thanh viên, khoác lấy vai trò ‘làm chính trị”…

Môt lần, năm 1996, trưởng ban VN BBC Chris Greene (cháu của nhà văn Graham Greene), được chia sẻ về số nhân viên của ông trong một bữa trưa ăn cơm Ấn Độ rằng:” Làm sao có thể làm chính trị từ cách xa 13.000km?! Có giỏi, họ hãy về nước mà làm chính trị”.

Sau khi Chris Greene lên làm giám đốc châu Á Thái bình duơng, tuyển một số nhân viên mới từ Úc qua, lấy một người làm trưởng ban. Đây là những người di dân sang Úc sau này. Một vài người gõ cửa BBC để kiếm một “cần câu cơm”, chứ không để làm chính trị. Có người, trưa trưa ra cửa sau nhai bánh mì sandwich cho tiết kiệm, vì thân ở London, vợ con ở Úc, một đồng luơng hai “bếp ăn”, sau đó nhanh chóng giã từ “Bush House” (tên gọi của BBC) về lại Úc.

Sau này, ê kíp mới gồm một số cựu “cán” hoặc “con cán” từ trong nước hoặc Đông Âu qua. Từ nguồn gốc “thành phần thứ tư” này , ảo tưởng càng nặng nề. Cuối chiến tranh VN, đã có ‘thành phần thứ ba”, tự cho mình là phi cộng hòa/ phi cộng sản, rốt cục chẳng bên nào tin. Cuối chiến tranh Lạnh, nổi lên “thành phần thứ tư” tưong tự. Chẳng qua nhờ đứng từ xa cả chục ngàn km, chẳng hề hấn gì, nên tự gán cho mình những tự hào vốn chẳng phải tự mình mà có, khi “từ trên trời nhảy qua” thừa hưởng những định chế có sẵn mà một đất nước như vuơng quốc Anh đã bắt đầu tập tành dân chủ từ thời Tể tướng Cromwell, cách đây ba thế kỷ rưỡi hơn.

Bài học từ mấy mươi năm trước: chính những “cái kéo kiểm duyệt” đã dựng nên những chính khách sa lông biết mình vô tội vạ nhờ từ xa chục ngàn km. Những con cắc kè thuờng hay đổi màu theo thân cây nó bám. Nay không lẽ phủ nhận dòng máu Lạc Rồng, ôm lấy hình hài da thịt “dị nhân” để đón gió? Hay để thả bóng cho ai?

[1] BBC Việt ngữ, thứ hai, 8 tháng 3, 2010.