Dưới đây là một phần phụ đề tiếng Việt (có biên tập lại chút) của Ngô Đăng Toàn (Đại học Quốc gia Hà Nội) dịch trong của bộ phim tài liệu "Chủ nghĩa tư bản - Câu chuyện tình yêu" do Micheal Moore thực hiện. Xin chân thành cám ơn Micheal Moore và Ngô Đăng Toàn.
Bộ phim này là một trong những bộ phim bất thường nhất đã từng được quay. Cần cảnh báo trước rằng, phim có nhiều nội dung không thích hợp đối với những người bị bệnh tim hoặc những người dễ bị xúc động. Vì thế chúng tôi cực lực khuyến cáo nếu bạn là người như vậy hoặc là phụ huynh của những thanh thiếu niên đang xem phim này, thì bạn và con cái của bạn nên rời khỏi phòng chiếu....
Tiếng kèm trumpet
Lời người dẫn: Rome là thành phố lớn nhất và đẹp nhất của thế giới cổ đại. Nhưng bề ngoài hoành tráng của đế chế ấy không thể che đậy những mầm mống của sự suy đồi, sự bất ổn của một nền kinh tế dựa trên lao động nô lệ, sự bất bình đẳng giữa kẻ giàu và người nghèo. Đằng sau sự hào nhoáng của những quảng trường là mênh mông những khu ổ chuột đầy người chen chúc. Thoát khỏi những khu ổ chuột là rất khó khăn bởi công việc vốn đã khan hiếm lại càng vô vọng đối với những kẻ thiếu tay nghề. Để khiến đám dân chúng rỗi việc được vui vẻ và khỏi gây rắc rối, những trò thi đấu và diễn hí thường xuyên được tổ chức bằng kinh phí của cộng đồng. Ban đầu, chỉ có trò đua xe ngựa là được tài trợ. Nhưng tới triều đại của Trajan, những cuộc đấu sinh tử dã man đã trở thành thứ được ưa chuộng. Mới đầu trong lịch sử của Rome, những người đại diện được bầu ra để nắm giữ quyền lực. Nhưng giờ đây, mọi công năng của chính quyền đều bị thâu tóm bởi hoàng đế kẻ đứng lên trên mọi pháp luật và cai trị bởi mệnh lệnh. Những con người văn minh như cư dân của thành Rome, nơi từng thiết lập hệ thống pháp luật nhân văn nhất trong lịch sử, lại có thể chấp nhận một sự vi phạm nghiêm trọng đến những giá trị nhân bản như vậy, thật sự là đáng kinh ngạc. Chính sự mất cân bằng và hành xử vô trách nhiệm của những người đại diện cộng đồng là căn nguyên cơ bản dẫn đến sự suy sụp của Rome sau này.
Michael Moore: Tôi băn khoăn không biết những nền văn minh tương lai sẽ nghĩ gì về xã hội chúng ta. Họ sẽ phán xét chúng ta bởi điều này?
….
Moore: Hay họ sẽ phán xét chúng ta bởi điều này?
Giọng nam #1 : Có nhìn thấy xe của cảnh sát trưởng không?
Giọng nam #2: Có, ngay kia kìa. Xe cảnh sát trưởng là cái đi đầu tiên ấy.
- Giọng nữ: Không....Bọn họ đến rồi.
Giọng nam #3: Ba, bốn, năm, sáu...
Giọng nữ: Bảy.
Giọng nam #1 : Đưa bố cái điện thoại.
Giọng nữ: Nó ở...nó ở trên ghế ạ. Hết mức có thể rồi đấy.
- Bố đừng đứng ngay trước cửa.
- (tiếng gõ cửa)
- (tiếng thì thầm)
- Bố tránh xa cái cửa ra...
Chào ông Cảnh sát trưởng. Tôi, Robert đang ở trong nhà đây.
- (tiếng gõ cửa)
- (tiếng đập cửa rất to)
Bọn họ định phá cửa sau vào nhà bố ạ.
(Tiếng đập cửa rất to)
Chúng tôi có bốn người. Bọn họ đang phá cửa. Chúng tôi sẽ không kháng cự, nhưng các người phải tự mình vào nhà bằng sức bản thân. Nhưng nhớ rằng có bốn linh hồn vẫn đang ở trong căn nhà này.
Giọng nữ: Bố ơi, đừng đứng trước cửa nữa.
- Đừng.
- (Tiếng ổ khóa cửa lách cách)
(tiếng đập phá tiếp tục)
Giọng nữ: Một nhân chứng khác. Hãy nói tên mình vào camera.
- Tôi là David Phillips.
- Chris Collins.
- Và Audra Collins.
(tiếng đập phá tiếp tục)
- David: Đây là nước Mỹ đấy ư?
- Chris: Uh-huh.
- Audra: Những gì mà các bạn đang xem lúc này chính là nước Mỹ đấy.
- Văn phòng Cảnh sát trưởng đây.
- Robert: Vâng, chúng tôi biết.
- Tốt, vậy thì mời tất cả ra ngoài.
- Robert: Được thôi.
Giọng nữ: Chúng ta không thể làm như thế, điều này không thể chấp nhận được. Và nó chỉ mới xảy ra. Chưa bao giờ có chuyện bịt cửa nhà sau khi đã trục xuất người ta và vứt đồ đạc của họ ra ngoài bãi rác. Có lẽ họ muốn báo cho chúng ta biết là họ đang tỏ ra quyết liệt hơn, bằng cách bịt cả cửa nhà. Đây là nhà của gia đình tôi. Đây là nhà của cha mẹ tôi. Tôi đã ở đây suốt 41 năm. Đây là ngôi nhà duy nhất của tôi. Nơi duy nhất tôi từng sống. Nó là nơi duy nhất-- sẽ mãi là ngôi nhà của tôi, bất kể ra sao đi nữa.
- Tôi chỉ là thợ mộc thôi.
- Giọng nữ: Ra thế đấy.
Giọng nam #1 : Sandra, họ đi rồi đây. Để họ đi.
- Giọng nam #2: "Tôi là thợ mộc". Thế thì sao?
- Thì tôi chỉ là thợ mộc thôi.
- Ừ, "mọi người nên trả tiền nợ đi",
- Chuyện này cũng có thể xảy ra với chính anh đấy.
Người thợ mộc: Đúng thế. Vậy mọi người nghĩ tại sao tôi lại làm việc này? Tôi cũng chẳng thích làm thế này, nhưng đó là công việc của tôi.
Sandra: Tôi chỉ nói là anh có thể làm cách khác được mà. Chúng tôi chỉ nói thế thôi. Chẳng có lý do gì cả...
Sandra: Anh cũng là dân lao động....mọi người ở đây ai cũng bức xúc thế, cẩn thận không lại tự làm khổ mình đấy. Chúng tôi sẽ chẳng sao cả.
Anh đe dọa chúng tôi đấy à? Mấy người nên biến ngay khỏi đây đi. Không chính mấy người sẽ là kẻ phải đau khổ đấy.
Dám nói là chúng tôi sẽ đau khổ à, chính các người sẽ phải đau khổ đấy.
Giọng nam: Rồi sẽ có môt kiểu nổi loạn nào đấy giữa những người chẳng có cái gì với những kẻ có tất cả mọi thứ. Tôi không thể nào hiểu nổi. Không còn tồn tại tầng lớp trung lưu nào nữa. Chỉ có những kẻ có tất cả mọi thứ và những người chẳng có cái gì. Chúng tôi phải dọn tất cả ra khỏi nhà và gói ghém chúng lại rồi rời khỏi đây trong vòng khoảng 30 ngày cho dù chúng tôi chẳng có chỗ nào để đi.
Giọng nữ: Chúng tôi tự thiết kế ngôi nhà này. Mảnh đất này là trang trại của gia đình tôi. Vậy là tôi mất cả một phần di sản tinh thần cùng với chúng. Tại sao người ta lại làm thế với những người lao động chăm chỉ như chúng tôi? Tại sao họ lại lấy đi tất cả? Họ lấy đi tất cả của chúng tôi. Chúng tôi chỉ là những người lao động trung lưu và cần mẫn cố kiếm đủ sống thôi mà. Chỉ cố để tồn tại thôi.
Khẩu Browning cũ. Khẩu súng lục của tôi. Súng của cha tôi, súng của tôi. (thở dài)
- (tiếng gõ cửa)
- Giọng nam: Phòng cảnh sát trưởng đây.
Tôi tưởng là 30 ngày chứ? Tôi có 30 ngày để thu dọn đồ đạc chứ. Người ta nói với tôi như thế mà.
- Không.
- Sao cơ?
- Lịch viết là hôm nay.
- Nhưng...
- Công văn quy định thời hạn là hôm nay rồi, chúng tôi phải trục xuất các vị ra khỏi đây vào lúc 9h sáng.
- Huh, vớ vẩn thật.
- Ừ, ông ta cũng thấy bất ngờ.
- Nhà thế là mất rồi.
Gã cảnh sát đó bảo là ngôi nhà đã được bán cho một người khác. Vậy là chúng tôi không sở hữu nó nữa, ai đó khác mới là chủ nhà.
Moore: Đây là chủ nghĩa tư bản, một hệ thống của sự lấy đi và cho lại--chủ yếu là lấy đi. Điều duy nhất mà chúng ta chưa biết ấy là khi nào thì cuộc nổi dậy sẽ bắt đầu.
Giọng nam: Mọi cách, chúng tôi đã thử mọi cách rồi...chỉ trừ có cướp nhà băng nữa thôi. Tôi đang nghĩ có khi cũng phải làm thế thật. Anh xem, đó là cách duy nhất để ai đó có thể lấy lại tiền của mình. Nếu bọn họ đã có thể cướp đi--như đã cướp của tôi. Thì tôi không hiểu tại sao tôi không thể cướp lại của họ.
Peter Zalewski: Đây là chiếc Hyundai Sonata thứ hai của tôi. Có lẽ tôi sẽ đổi cái mới trong năm tới. Và nếu có đổi, thì khả năng sẽ là một cái Sonata khác. Anh biết đây, tôi không phải là một kẻ mê xe cộ. Nếu phải chọn giữa một cái nhà với một con Mẹc ngang giá hoặc một con Bentley, thì tôi chắc chắn sẽ chọn cái nhà.
Moore: Hãy gặp Peter Zalewski. Tay buôn bất động sản đang lên ở Florida. Chúng ta vào đi.
Moore: Anh ta gọi công ty bất động sản của mình là Những con Kền kền Nhà đất. Có vẻ là một dấu hiệu rất tốt đấy. Đây là tờ thông báo tối hậu cho việc trục xuất. Gã chủ nhà này khả năng lớn là đã bị đuổi cổ khỏi đây bởi bên cảnh sát rồi.
Xin mời vào.
Moore: Peter làm việc chủ yếu với những khách hàng chuyên mua những ngôi nhà đã bị tịch biên và sau đó đem bán lại để kiếm lời. Căn nhà này rộng xấp xỉ 830 feet vuông...Cuối cùng thì những người đặt mua nó chủ yếu là những thân chủ mà chúng tôi đại diện...Giá của nó trên thị trường hôm nay
là 66,000 USD....Nghĩa là cơ bản chỉ có dân vét đáy mới mua nhà cỡ này.
Bọn họ chẳng có lòng trắc ẩn, cũng không đa cảm. Bọn họ chỉ biết tính toán trên những con số, thanh toán tất cả bằng tiền mặt, và lúc nào cũng tìm cách ép giá cắt cổ bất cứ tay chủ nhà nào bất kể tình cảnh của đám chủ nhà ra sao. Mọi người thường hỏi, ''Mua với giá cầm cố là gì?''
Thế này đây. Đây là cái mà bạn sẽ kiếm được.
Loài kền kền rất giống những người làm ăn vét đáy kiểu này chúng tới và dọn sạch đống xương xẩu. Vì phải xử lý quá nhiều vi khuẩn và tình trạng thối rữa, chúng phải nôn mửa ra chính cơ thể của mình dịch vị của chúng có thể làm sạch vi khuẩn. Kền kền thực ra không giết hại con mồi, chúng chỉ là những kẻ thu dọn kết quả.
Ông thích ngân hàng nào? Ngân hàng Hoa Kỳ nhé?
Tất cả những gì cần làm là nhập dữ liệu vào...và xong, xin mời.
Đây chúng ta có ngay 3,400 nhà tịch biên bởi Ngân hàng Hoa Kỳ. Quá tuyệt phải không!
Việc thu thập dữ liệu cung cấp cho chúng ta một cái nhìn từ bên trong của chiến trường, giống như là ta có một cái máy bay không người lái bay trên chiến trường Afghanistan hay Pakistan, hay lraq.
Giá yêu cầu là 355.
Lại bán được giá 840 nữa rồi.
Giảm giá một chút.
Bạn sẽ có hai...
Người của tôi sử dụng những dữ liệu này để có thể thâm nhập vào và chôm lấy những của cải này một cách hợp pháp và đạo đức, nhưng là lấy chúng với cái giá vét đáy trơ xương. Bây giờ là thời của việc tước đoạt. Nhìn kìa-- nhìn cái mái nhà ấy hoàn toàn biến mất. Nhớ là ta chẳng có trận bão nào trong vòng 5 năm trở lại đây. Xin mời đến chiêm ngưỡng tốc mái nhà kiểu Miami nhá!
Thế đấy-- CNTB chính là thế đấy, và điều này lý giải tại sao thông tin lại quan trọng.
Chúng tôi đến đó, cảnh báo họ về chuyện này. Và nếu họ muốn thì-- (làm dấu tay giả súng)
- Nhìn cái cửa sổ kìa.
- Nhìn thấy chưa?
Có vẻ nhà hàng xóm đã từng bị cháy. Đây đích thị là CNTB đấy.
- Vết cháy.
- Không biết có ai sống trong đó không...
Zalewski: Tất cả đều có ham muốn lợi dụng kiếm lời trên những bất hạnh của kẻ khác. Ai đó đã từng hỏi tôi, ''Có gì khác giữa ông và con kền kền?'' Tôi trả lời: ''Đơn giản. Tôi không tự nôn mửa ra người mình.''
Chủ đề của ngày hôm nay là: Chủ nghĩa tư bản là gì?
Chủ nghĩa tư bản?
Ồ, sao lại còn phải hỏi thế nhỉ?
Không phải là nó đã cho chúng ta mức sống cao nhất thế giới hay sao?
Chúng ta có quyền tự do được kiếm lời, tự do thành công, hoặc tự do thất bại.
CNTB chính là thế: một hệ thống của sự tự do kinh doanh.
Vậy hãy nói cho chúng tôi biết ''tự do kinh doanh'' nghĩa là gì?
Moore: Tôi đã tới gặp một người bạn, Wally Shawn, một nhà soạn kịch và thỉnh thoảng là một diễn viên nữa. Thật không thể tưởng tượng được!
Moore: Wally còn nghiên cứu cả lịch sử và chính trị và cả một chút cơ bản về kinh tế học nữa.Tự do kinh doanh là một khái niệm mà bạn có thể hình dung trong đầu như sau: Ở một thị trấn nhỏ có nhiều cửa hàng khác nhau. Và gã chủ cửa hàng tốt nhất là kẻ có nhiều khách hàng nhất.
Người dẫn: Đây là điều cốt yếu của hệ thống TBCN: Động cơ lợi nhuận. Người ta làm ăn là để kiếm lời.
Shawn: Gốc gác lý luận về CNTB là một cách thức rất khéo léo mà xã hội sử dụng để bỏ phiếu xem những hàng hóa nào mà nó muốn được sản xuất. Chúng sẽ được sử dụng làm gì? Nói chung là ta có thể sử dụng cách thức đó cho hầu hết mọi thứ. Xã hội bỏ phiếu.
Họ thích kem của anh chàng này. Còn kem của anh chàng kia thì họ không thích cho lắm, và họ không mua kem của anh ta, vì thế nó sẽ bị đào thải đi. Đối với tôi điều này là hợp lý.
Shawn: Luật lệ cơ bản của cuộc sống ấy là nếu bạn có của cải, bạn sẽ dễ dàng kiếm thêm nhiều của cải hơn. Rất nhanh, sẽ có những người trở nên giàu gấp 5 lần những người khác.
- Tự do kinh doanh.
- Cạnh tranh.
- Động lực lợi nhuận.
Moore: Cha tôi là một công nhân làm trong dây chuyền sản xuất của General Motors. Ông đã mua và trả xong ngôi nhà của chúng tôi trước cả khi tôi hết tuổi mẫu giáo. Chúng tôi thay xe mới 3 năm một lần. Thỉnh thoảng vào mùa hè chúng tôi lại tới New York chơi. Đây là tôi ở Phố Wall. Còn đây là tôi đang đạo diễn những thước phim đầu tay ở Hội chợ Thế giới. Chúng tôi học ở những trường Công giáo, chúng tôi có một cuộc sống tốt đẹp. Nếu đó là chủ nghĩa tư bản thì tôi cũng đã từng yêu nó...và tất cả mọi người cũng vậy. Trong những năm tháng ấy rất nhiều người trở nên giàu có và họ phải trả những mức thuế cao ngất ngưởng tới 90%.
90%? Phải. Thế mà họ vẫn có thể sống dư dả cứ như Bogie và Bacall. Còn chúng ta làm gì với tiền thuế của họ? Chúng ta xây biết bao nhiêu đập nước, cầu, đường cao tốc xuyên quốc gia, trường học, bệnh xá. Chúng ta còn đưa được cả một gã lên tận mặt trăng. Mọi thứ có vẻ đã đi theo đúng hướng.
Cha có một công việc ổn định, và mẹ thì cũng có thể làm việc nếu bà muốn, nhưng là không bắt buộc. Những gia đình trung lưu chỉ cần thu nhập của một lao động là đủ sống. Gia đình chúng tôi còn được miễn phí chăm sóc sức khỏe và răng miệng. Con trẻ có thể học đại học mà không cần phải vay ngân hàng một khoản nào. Mỗi mùa hè, cha tôi có đến 4 tuần nghỉ có lương. Hầu hết mọi người đều có một khoản tiết kiệm và rất ít nợ nần. Và khoản hưu trí của cha tôi thì được để riêng một nơi mà không ai có thể chạm tới. Nó được chuẩn bị sẵn sàng cho lúc ông nghỉ hưu. Chúng ta có tất cả những điều ấy là nhờ hầu hết đối thủ cạnh tranh công nghiệp chính của ta đã bị đập tan thành những đống phế thải.
Nền công nghiệp ô tô của Đức trông như thế này đây.
Còn đây là nên công nghiệp xe hơi của Nhật Bản.
Ai cũng thấy là trở thành số 1 thật sự quá dễ dàng nếu như bạn chả còn đối thủ cạnh tranh nào hết. À vâng, tất nhiên là không phải mọi thứ đều hoàn hảo. Vậy nên chúng ta chẳng ngại gì mà không thúc đẩy mọi việc với một chút cái này và một chút cái nọ... miễn là chúng ta vẫn có thể làm tầng lớp trung lưu. Và chúng ta có thể đảm bảo rằng con cái chúng ta sẽ còn sung túc hơn thế nữa. Nghe có vẻ là một điều tốt đẹp đối với chúng ta.
Chủ nghĩa tư bản--chưa ai từng làm được tốt như thế.
Và rồi, ngay khi chúng ta còn đang đắm say trong mối tình cuồng nhiệt với CNTB...
Phát thanh viên: Chương trình phim tối Chủ nhật của kênh ABC ''Con bạc'' sẽ được tiếp tục sau một bản thông báo trực tiếp của Ban Thời sự ABC. Chúng ta đang đứng trước một bước ngoặt của lịch sử.
Moore: Và kẻ phá bĩnh xuất hiện. Rất nhiều người trong chúng ta giờ đây trở nên sùng bái những lạc thú và hưởng thụ. Tính người đã không còn được quy định bởi những gì anh ta làm, mà bởi những gì anh ta sở hữu.
Đây không phải là một thông điệp của niềm hạnh phúc hay an lạc, mà là một sự thật, và là một lời cảnh báo.
Moore: Wow, thật là một kẻ rỗi hơi. Đã đến lúc phải cử một vị cảnh sát trưởng mới tới thị trấn......một người biết hành xử sao cho ra vẻ một tổng thống chứ. Ông ta phải biết cách xử lýđám công nhân muốn đòi hỏi tăng lương.
Hoặc đám đòi nữ quyền gây khó chịu suốt ngày lải nhải về Quyền bình đẳng giới của bọn chúng.
Ồ, tôi có thể giải quyết vấn đề chóng vánh thôi.
Một người biết cách làm tốt công việc.
Ronald Reagan xuất hiện từ những bộ phim hạng B và trở thành người phát ngôn nổi tiếng nhất thập niên 1950s.
Đây là một chiếc đài bán dẫn. Nặng chỉ vài au-xơ. Bạn có thể đút nó vào trong túi.
Bình rửa tay không cần nước Boraxo rửa sạch tất cả.
Ông ta đã tìm thấy cơ hội của mình còn Phố Wall thì đã tìm ra người mà nó cần. Các bạn thân mến, các nhà băng và tập đoàn có một kế hoạch rất đơn giản:
Ấy là tái tạo lại nước Mỹ để phục vụ cho bọn họ. Nhưng để thực hiện được điều đó cần phải có một người phát ngôn kiểu mẫu được bầu vào ghế tổng thống. Và đó chính là điều chúng ta đã làm vào dịp mồng 4 tháng 11 năm 1980.
...Tôi hứa sẽ điều hành một cách trung thực Văn phòng của Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Đám đông: Ronald Ronald Ronald...
Cảm ơn các bạn.
Moore: Đó là một giờ phút lịch sử bởi nó đánh dấu thời điểm các tập đoàn kinh tế Mỹ và Phố Wall gần như hoàn toàn nắm quyền điều khiển.
Thấy cái gã đứng bên cạnh tổng thống không?
Cái người trông giống như một tay quản gia ấy?
Tên ông ta là Don Regan, Chủ tịch của Merrill Lynch, tập đoàn môi giới tài chính giàu nhất và lớn nhất trên thế giới. Ông ta đảm nhiệm một vị trí then chốt trong Bộ Tài chính nhằm mục đích có thể ban bố những chính sách thuế mà người giàu mong muốn. Regan sau đó đã trở thành Chánh Văn phòng của Nhà trắng khi mà vai trò của Tổng thống bắt đầu nhạt dần.
Và họ nên trao cho tổng thống cái mà 43 vị thống đốc bang đã có: Quyền phủ quyết bộ phận.
- Và...
- (tiếng vỗ tay)
- Ngài cần phải nhanh lên đi.
- Ờ.
Moore: Ai mà lại có thể giục tổng thống phải nhanh lên?
Cái gã từ Merrill Lynch, chính hắn.
Mọi thứ ở Mỹ chẳng bao giờ còn được như xưa nữa. Đất nước từ đây sẽ vận hành như một cái công ty. Chúng ta sẽ nới lỏng dây cho con bò mộng.
(tiếng cổ vũ)
Moore: Và 4 năm sau đó, khi Reagan vận động tái tranh cử, tất cả đều là những khuôn mặt tươi cười và những câu chuyện vui vẻ.
Tôi thực sự cảm thấy chúng ta sẽ vượt lên trên trong phát triển dài hạn. Chúng ta đang trong xu thế đi lên và các xí nghiệp hoạt động mạnh mẽ hơn nhiều so với ngày trước. Chúng ta đã trở lại dẫn đầu.
Moore: Trên thực tế, cái mà Reagan lãnh đạo thực hiện chính là việc tháo rời và bán rẻ cơ sở hạ tầng của nền công nghiệp nước nhà. Điều này không phải để tiết kiệm chi phí hay bảo đảm năng lực cạnh tranh, vì các công ty lúc bấy giờ đều đã công bố những bảng kê lợi nhuận nhiều tỷ đô-la.
Không, điều ấy được thực hiện vì mục đích lợi nhuận ngắn hạn...và để tiêu diệt các tổ chức công đoàn. Hàng triệu người bị tước mất công việc và những người lao động còn lại thì phải làm việc vất vả gấp đôi. Nhưng tiền lương trả cho người lao động thì vẫn đóng băng. Những người Mỹ giàu có nhất có được mức thuế thu nhập giảm còn một nửa. Thay vì được trả một mức lương hợp lý, chúng ta được khuyến khích sống bằng những khoản vay nợ cho đến khi tổng số nợ tiền nhà của chúng ta lên tới gần 100% GDP.
Và thế là bùng nổ hàng loạt cá nhân bị phá sản. Chúng ta thấy cần thiết phải phong tỏa hàng triệu cư dân của chúng ta. Giá thuốc chống trầm cảm tăng với tốc độ tên lửa khi các hãng bảo hiểm và dược phẩm tham lam liên tục tăng chi phí dịch vụ sức khỏe. Tất cả đều là những tin mừng đối với thị trường chứng khoán và các CEO nước Mỹ.
Moore: Nửa thị trấn Flint giờ đây đều nhận trợ cấp của chính phủ dưới những hình thức khác nhau.
................................
Nếu bạn thích bộ phim này thì có thể hỏi cụ Gúc, tên tiếng anh đầy đủ của bộ phim là: Capitalism A Love Story.
(Xem tiếp phần 2 ở đây)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét