Dưới đây là một phần phụ đề tiếng Việt (có biên tập lại chút) của Ngô Đăng Toàn (Đại học Quốc gia Hà Nội)
dịch trong của bộ phim tài liệu "Chủ nghĩa tư bản - Câu chuyện tình
yêu" do Micheal Moore thực hiện. Xin chân thành cám ơn Micheal Moore và
Ngô Đăng Toàn.
-----
--------------------------
Luôn có sự
phân biệt lớn giữa cách vận
hành một quốc gia và cách vận hành một doanh nghiệp.
Thật vậy. Hình như có một sự
không ăn nhập giữa việc chúng ta tuyên rao tình yêu đối với nền
dân chủ và việc chúng ta quá tự nguyện chấp
nhận chế độ độc
tài mỗi ngày khi chúng ta
đến nơi làm việc.
Mọi việc không như vậy ở lsthmus Engineering tại Wisconsin. Ở đây họ thiết
kế và lắp ráp những máy robot cho nền công nghiệp. Doanh thu vào khoảng 15 triệu đô-la một năm.
Người
đàn ông: Tất
cả nhân viên đều là chủ của
doanh nghiệp.
Moore: Điều
ông ta nói không phải là mấy chính sách cổ phần vớ
vẩn đâu. Ý của ông ta là họ làm chủ thực
sự đấy.
Người
đàn ông: Ở đây có một cơ chế
điều hành dân chủ nơi mọi
thành viên đều có 1 phiếu bầu và tiếng
nói như nhau.
- Tất
cả đồng ý chứ?
- Tất
cả đồng ý chứ?
Người
đàn ông: Tiền bạc được bỏ
ra khỏi đẳng thức này.
Moore: Bằng
cách loại tiền bạc ra khỏi
đẳng thức này, mọi người có thể
thống nhất quyết định,
và nhờ đó kiếm được nhiều
tiền hơn. Tuyệt quá, phải
không? Thật yêu nước khi họ muốn mở
rộng tình yêu đối với nền
dân chủ Mỹ sang công việc. Thử tưởng
tượng nơi bạn làm việc
được điều hành bởi chính bạn và các đồng nghiệp. Bạn
chắc sẽ chẳng sa thải
các đồng nghiệp để tăng giá trị
cổ phiếu của mình đâu, đúng không? Chắc bạn
cũng sẽ không tự nâng lương bằng
cách cắt giảm lương của
những đồng nghiệp khác.
Người
đàn ông: Chúng tôi không làm thế
ở đây. Bạn không thể làm vậy vì tất
cả sẽ nhìn bạn và nói ''Sao gã này lại tham lam gớm
vậy?'' Như thế quá lộ
liễu. Vấn đề cơ
bản là có rất nhiều người
đến công ty và xắn tay làm việc hàng ngày. Thế nhưng lại
có kẻ nào đó ở bên trên vơ vét hết tất
cả tiền lời, vậy
sao công bằng được.
Moore: Huh, công bằng
nơi làm việc thật cứ
như tiểu thuyết ấy.
Ở
California, có một nhà
máy bánh mỳ nơi công nhân
làm ra hàng ngàn ổ bánh mỗi ngày.
Người
đàn ông: Bạn càng làm nhiều vì lợi ích của
tập thể, bạn càng được
chia nhiều lợi nhuận.
Người
thứ 2: Công nhân ở đây rất hạnh
phúc. Không có "tôi nhiều,
anh ít". Tất cả đều như
nhau. Tôi cũng như vị CEO, đều được
chia phần bằng nhau cũng như tất cả
những người khác. Điều đó đã tỏ ra là rất ích lợi đối
với công nhân chúng tôi.
Moore: Những
công nhân dây chuyền ở đây thu nhập hơn 65.000 USD một
năm, nhiều hơn 3 lần mức
lương mà một
phi công mới làm trong hàng
không Hoa Kỳ nhận được.
Người
đàn ông: Tôi chỉ hi vong mọi người sẽ
chú ý đến kiểu tổ chức
hoạt động này và bắt đầu coi nó như
một lựa chọn khả
thi.
Tại
sao bạn lại muốn giàu?
Bạn thực sự cần
bao nhiêu ôtô trong đời
mình chứ?
Moore: Rõ ràng ông ta không phải
là một người mê xe, nhưng không sao.
Nhà máy bánh mỳ của
ông và hàng trăm doanh nghiệp
do công nhân làm chủ khác
là bằng chứng của việc
người ta không phải lúc nào cũng lấy lợi nhuận
làm động cơ.
Moore: Thay vì sử
dụng thiên tài của mình để kiếm cả
đống tiền, Tiến sĩ Jonas Salk đã dành tất cả
thời gian để thí nghiệm với thận
của loài khỉ nhằm tìm ra thuốc
trị bệnh bại liệt.
Và khi thành công, ông đã quyết
định cống hiến miễn
phí. Ông ta đã có thể
giàu có vô cùng nếu mang
bán vắc-xin của mình cho một công ty dược. Nhưng ông đã nghĩ rằng
tài năng của mình nên được dùng vào mục đích tốt hơn. Tiền
lương vừa phải mà ông kiếm
được với cương vị
bác sĩ và một nhà nghiên
cứu là đủ để ông sống
một cuộc sống đủ
đầy. Vậy ai sở hữu
bản quyền của loại
vắc-xin này?
- Ồ,
là nhân dân.
- Không có bản
quyền nào hết. Có ai xí bản quyền mặt
trời đâu?
- Vâng, chúng ta đã đi một
chăng đường dài kể từ thời
của TS. Salk. Bởi hôm nay những trí tuệ tốt nhất
của chúng ta được dùng vào việc khác. Chúng ta đã gửi những bộ
óc toán học và khoa học hàng đầu đi đâu?
- Vào nền
tài chính. Họ chẳng
đi nghiên cứu khoa học ở Mỹ.
Họ đi đến Phố Wall.
Moore: Sinh viên hôm nay không giống thời
TS. Salk, họ có thể tốt nghiệp
đại học với một
khoản nợ sinh viên lên tới 100.000 hoặc hơn. Những
sinh viên này sẽ mang nợ các ngân hàng trong suốt 20 năm tiếp theo. Và cách tốt nhất để
trả nợ ngân hàng chính là tới làm việc cho họ thay vì làm việc
vì lợi ích chung.
Black: Chúng ta đã lấy
đi những người có tiềm năng đóng góp rất lớn-cái vốn
rất thiếu ở Mỹ-
và đặt họ vào những công việc
không chỉ đơn giản là ít đóng góp hơn,
mà thậm chí còn có tính hủy diệt; nơi
mà mỗi ngày làm việc họ lại
khiến thế giới tồi
tệ hơn.
Moore: Chính xác thì những
sinh viên hàng đầu của Harvard và các trường khác hiện làm ở đâu?
Chứng
khoán phái sinh...
Bảo hiểm Nợ xấu.
Mình chẳng
hiểu gì cả. Chắc phải
bỏ học thôi.
Moore: Đó chính là điều
tôi nghĩ khi mới nghe được những từ
ngữ mới này. Nên tôi đã tới Sàn giao dịch chứng khoán New York để
tìm kiếm câu trả lời.
- Ngài có thể
giải thích từ "chứng khoán phái sinh" cho
tôi không?
- Có ai giải
thích hộ tôi "chứng khoán phái sinh" hay
"bảo hiểm nợ xấu"
là gì không?
- Ai đó giải
thích hộ tôi mấy thứ này với?
- Ngài có thể
nói cho tôi "bảo hiểm nợ xấu"
là gì không?
- Xin hãy giải
thích "chứng khoán
phái sinh" giúp tôi với?
- Xin hãy nói cho tôi biết
"chứng khoán phái
sinh" là gì?
- Chẳng
ai nói với tôi cả.
- Tôi chỉ
là công nhân thôi.
- Tôi biết.
Này, tôi đang cần được tư vấn.
- Ừ, tốt.
- Các anh tư
vấn cho tôi được không?
- Đừng
làm phim nữa.
- Chứng
khoán phái sinh? Bảo hiểm nợ xấu?
(thở dài chán nản)
Moore: Cuối
cùng tôi cũng tìm được một gã ở Phố
Wall không có thù hằn với phim ảnh. Marcus Haupt là một kỹ
sư đào tạo từ lvy League đã từng
là phó chủ tịch của Lehman Brothers và đã bỏ ra 15 năm ở
Phố Wall để tạo dựng
cái gọi là các công cụ tài chính phức hợp. Chứng
khoán phái sinh là gì?
- Chứng
khoán phái sinh là khoản
cược thứ hai cho một sản phẩm
cơ sở. Bạn có chứng
khoán và có một hợp đồng mua bán trước
đối với chứng khoán đó, mang lại
đặc quyền cho bạn nhưng
không phải đặc trách mua hay bán. Nói thế nào nhỉ? Bạn
được phép quyết định mình có muốn
chấp nhận mạo hiểm
hay không.
Để tôi
giải thích lại cách khác nhé. Giá chứng khoán phái sinh căn cứ trên giá của một cái khác. Kiểu
như phương trình bậc 2 ấy. Thử
tưởng tượng, xem nào... Ừm, có lẽ nên giải
thích lại.
Để tôi
nói lại nhé. Trở lại đoạn
lúc nãy...
Moore: Bó tay. Hi vọng
ai đó ở Đại học Harvard có thể
giải thích cho tôi.
À, cái-- cái-- cái-- cái người
mua--người bán giữ khoản nợ
và có thể vỡ nợ. Và họ
bán đi-- Ai đó-- ai đó khác…
Xin lỗi,
để tôi chuẩn bị lại.
Tôi xin lỗi. Vấn đề này hơi
khó lý giải.
Moore: Chứng
khoán phái sinh không là gì hơn
ngoài những mưu toan cá cược phức tạp.
Một công thức toán của nó có dạng thế này đây.
Không hiểu
chứ gì? Không sao. Nó vốn không phải là để bạn
có thể hiểu. Họ cố
tình làm cho nó rối mù
lên để có thể trốn thoát khỏi
tội sát nhân của mình. Giả sử ông là một
luật sư ông là người của chính phủ
đến để đánh giá xem bọn họ có vi phạm
chính sách thuế không. Nếu mà ông hiểu được họ
đang làm cái gì, tôi đảm
bảo các công ty Phố Wall sẽ mời
ông tới làm việc ngay.
Tôi có thể
tới Phố Wall để nhờ
họ tạo chứng khoán phái sinh cho cái gì đó được không?
Được.
Tin tôi đi, bất
cứ cái gì tồn tại cũng đều
tạo chứng khoán phát sinh được tuốt.
Moore: Vậy
ra Phố Wall đã trở thành thế này đây, một sòng bạc điên cuồng.
Chúng ta cho phép họ
đặt cược cho mọi thứ, kể
cả mái ấm của chúng ta.
Phóng viên #1 : ...Ngân hàng đầu
mối hùng mạnh nhất thế
kỷ 20.
Phóng viên #2: Greenspan đã trở
thành một biểu tượng kinh tế.
Phóng viên #3: Alan Greenspan nói nền kinh tế
đang rất ổn.
Phóng viên #4:
Greenspan nổi loạn. Như trong ''Các cô gái nổi loạn''
ấy. Mick Jagger và Alan
Greenspan có điểm gì
chung?
Alan Greenspan, người
mà tại thời điểm đó được
coi là người thông minh
nhất đã từng xuất hiện
trên quả đất này, ông ta khởi xướng cho một
cụm từ: ''khai thác ngôi nhà của bạn'', tức
là người Mỹ có thể khai thác giá trị
ngôi nhà của mình, theo
cách Alan Greenspan nói là ''vay chính căn nhà của
bạn''. Và nếu bạn không trả
được nợ thì bạn sẽ
mất căn nhà. Ban đầu việc này chỉ
nhằm vào chủ yếu là những
người Mỹ có tuổi, những
người đã có nhà rồi, thuyết phục
họ tái tài chính hóa căn
nhà để rồi hất cẳng
họ ra khỏi nhà của họ.
Moore: Phải,
đẩy những người già ra khỏi
nhà của họ. Trò lừa đảo
để đẩy người ta ra khỏi
căn nhà của chính họ được thực
hiện rất chuyên nghiệp. Các bước của nó như
sau: Đầu tiên, bảo những người
có nhà là họ đang sở hữu một
ngân hàng. Ngân hàng đó chính là ngôi nhà bạn.
Vậy nếu căn nhà trị giá 250.000 USD, thì bạn sẽ trở
thành 1/4 triệu phú. Bạn đang ngồi trên một mỏ vàng. Bạn
sở hữu ngân hàng của riêng bạn. Ngân hàng của bạn. Và bạn
có thể sử dụng ngân hàng của
bạn để kiếm nhiều
tiền hơn. Chỉ cần
tái tài chính hóa nó. Mọi
người đều làm thế cả. Tất
nhiên ẩn trong hàng ngàn
trang tài liệu có một đoạn nhỏ
khéo léo cho phép ngân hàng nâng mức
lãi suất của bạn tới
những con số mà bạn chẳng
hề hay biết, có thể cao đến mức
mà bạn chẳng bao giờ có thể trả
hết nợ nần. Nhưng
không sao. Nếu bạn không trả nổi, chúng tôi sẽ
chỉ tịch biên nhà bạn mà thôi. Dĩ nhiên là trước khi lấy nhà của bạn,
họ cần phải thay đổi
những quy tắc và luật lệ
đã.
Moore: Bức
hình này là thế nào đây? Đó
là báo cáo thường niên của FDlC. John Gilleran, Chủ nhiệm Văn phòng
Giám sát Tiết kiệm, chịu trách nhiệm
điều tiết các khoản tiết kiệm
và vay nợ. Ông ta chính
là người cầm cái cưa máy. Còn bốn
gã đần đứng nhe răng trong bức hình là những tay vận động hành lang hàng đầu
trong ngành ngân hàng và tay trợ
lý giám đốc của Tập đoàn Bảo
hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC). Cả đám vây quanh một
chồng văn bản pháp luật. Bức hình này minh họa
cho ý định phá hoại các quy tắc của họ.
Và họ đã thành công. Giờ chúng ta mới biết điều
gì xảy ra khi bạn phá bỏ các quy tắc
tài chính. Bạn tạo ra một thảm
họa tài chính. Một gia đình đang mở rộng với
rất nhiều nợ nần;
Một đôi uyên ương trẻ không có tiền
mặt; Một chủ doanh nghiệp
mà nguồn thu không rõ chứng từ; Tất
cả bọn họ đều
bị từ chối khoản
vay thế chấp nhà bởi 3 chủ
cho vay khác nhau.
Tôi làm cho Countrywide và tôi đã giúp tất cả được
chấp thuận.
Moore: Đừng
bị lừa bởi cái thái độ
dễ chịu và mái tóc vàng hoe ấy. Nó giống hệt thỏa
thuận mà bọn xã hội đen đưa
ra cho bạn.
(giọng
xã hội đen)
Ta biết
tình cảnh của cậu. Cậu
nợ nhiều lắm. Cậu
không có tiền mặt. Cậu không kiếm
được chứng từ. Không sao. Ta sẽ
cho cậu vay hết sức ưu
đãi. Nó gọi là nợ dưới chuẩn.
Cậu không cần trả lãi ngay đâu. Sau này trả nhiều
hơn chút xíu là được. Đừng có lo chuyện
sau này. Ta sẽ lo cho cậu.
Cùng một
giuộc với bọn mafia, Countrywide, Citibank, Wells Fargo,
Chase...
Đi nào.
...một
ngày nào đó chúng sẽ tới thu nợ và lấy
đi ngôi nhà của bạn.
Randy Hacker: Tôi phải
trả 1.700 USD một tháng và đã trả ổn thỏa.
Nhưng rồi nó tăng lên 2.000. Rồi lại tăng lên 2.300. Rồi
nhảy lên đến 2.700. Không thể trả nổi
nữa.
Moore: Trở
lại nhà Hackers ở Peoria, lllinois. Randy là một công nhân đường sắt còn Donna làm ở
một nhà dưỡng lão. Trang trại, tài sản gia đình trong hơn 4 thập kỷ,
đã bị tịch biên bởi Citibank. Randy đã bị tai nạn nghề
nghiệp nhiều năm trước và giờ không còn khả năng lao động. Bọn chúng đã ăn cắp
mọi thứ một cách trắng
trợn, cả đời tích lũy của
tôi và tất cả, chỉ bằng
một nhát bút, một gã luật sư
và một viên thẩm phán.
Moore: Nhà Hackers cho tôi xem thông báo tịch biên của Citibank. Điều khiến tôi chú ý là thị
trấn nơi xuất phát giấy
tờ thế chấp của
họ. Hóa ra một công ty thuộc sở hữu
của các ngân hàng lớn đã được chọn
để gửi 60 triệu giấy tờ
thế chấp đi khắp nơi
bất ngờ thay, lại ở một
trong những thị trấn thê thảm
nhất của nước Mỹ.
Công ty này thuê người
dân thị trấn Flint gửi gần 60% số
thông báo tịch biên trong
cả nước. Thật giống
như một trò đùa ác ý, thị trấn quê hương
tôi giờ lại tham gia tiếp tay cho việc biến phần
còn lại của nước Mỹ
trở thành như Flint. Bình thường khi một ngân hàng đuổi một gia đình như
nhà Hackers ra khỏi nhà của họ, người
ta sẽ thuê những chuyên gia tới dọn dẹp
và vệ sinh căn nhà. Trong
trường hợp này, ngân hàng nhận ra là, việc gì phải trả
nhiều tiền thế khi có hẳn
một gia đình túng quẫn sẵn sàng làm với
giá rẻ hơn? Trong sự sỉ nhục
tối hậu nhà Hackers đã nhận làm việc cho ngân hàng kẻ cướp đi căn nhà của
họ.
Donna: ''Tài sản phải bàn giao trong tình trạng được
quét tước sạch sẽ, tất
cả rác rưởi, mảnh vụn
và tài sản cá nhân phải được dọn
sạch. Khi bàn giao chìa
khóa người đại diện của
PAS sẽ trả cho bạn tấm
séc 1.000 USD''.
Randy: 1.000 đô-la để
dọn sạch nhà cửa và đồ đạc
của tôi, Tôi thực sự muốn
cảm ơn họ. Thật
tốt quá đi. Vợ tôi đã quần quật cả
tuần để lau dọn nhà cửa,
để đảm bảo rằng
nó làm vừa lòng người chủ mới.
Tôi biết ơn họ vì điều
này. Tôi phải cảm ơn họ.
Họ tốt quá đi mất. Phải, tôi muốn
cảm ơn họ một
câu. Còn một cái nữa. Oh, cái này là chìa khóa
phòng ngủ. Nhắc lại thì tôi phải
khóa cửa phòng ngủ để ngăn bọn
trẻ vì tôi cất súng trong phòng.
Tiền của ông đây, Randy.
Moore: Những
gì bạn đang chứng kiến là một
vụ cướp đoạt. Tôi bắt
đầu hiểu tại sao người
ta lại nổi điên lên và xả súng vào mọi người. Tôi không nói là mình sẽ làm như thế,
nhưng tôi có thể hiểu làm thế
nào mà chúng dồn người ta đến tình cảnh
mà họ phải ôm bom đến và cho nổ tung chúng lên hay bắn bọn chúng. Những
điều như thế xảy
ra với chúng thì cũng
đáng đời thôi, tôi cho là
thế.
Hi vọng
điều gì đó sẽ xảy ra.Phải.
Chẳng dùng lời nói được nữa
rồi. Có vụ đụng chết
thú vật ở kia. Moore: Đây là Bob
Feinberg. Anh ta quản lý
tất cả khoản nợ
VlP cho Countrywide, công ty về
thế chấp lớn nhất
cả nước. Mặc dù Countrywide chủ
yếu chuyên về các khoản cho vay cắt cổ đối
với những người thu nhập
thấp, nhưng việc của
Bob là chăm sóc một số lãnh đạo chính trị
của đất nước.
Bob: Một
hôm, một sếp lớn gọi
tôi vào văn phòng. Ông ta nói, ''Tôi muốn
anh gọi cho gã này''. Tôi
đồng ý. Và ông ta nói: ''Gã
này là bạn của Angelo''. Angelo Mozilo là
CEO của Countrywide. ''Cho
hắn mức này. Miễn hết các khoản
phí. Rồi khóa nó lại. Và đừng làm hỏng
việc đấy''. Và tôi trả lời: ''Ồ, được thôi''. Có một
bộ phận đặc biệt
phụ trách những người bạn
của Angelo. Dịch vụ được
giảm giá. Lệ phí thì được miễn. Có lúc cả
thủ tục giấy tờ
cũng miễn luôn. Chúng tôi
thường ghi trong hồ sơ là ''FOA''. Đó là những người
rất quan trọng.
Tôi có Richard Holbrooke, Đại
sứ Holbrooke, Donna
Shalala, những người ở Đồi
Capitol, những kẻ điều hành thị
trường thế chấp, những
người điều hành Phố Wall, và Jim Johnson, đầu sỏ của
Fannie Mae, Alphonso Jackson- thư
ký của HUD...
Tôi đang mở
TV và đang ở trong bếp thì nghe thấy một giọng
nói rất hùng hồn về việc
lợi dụng các khoản cho vay và tại sao chúng ta cần ngăn chặn nó. Những người điều
hành tài chính quốc gia đáng
ra phải là những cảnh sát trên lĩnh vực
này bảo vệ người lao động
Mỹ khỏi những hoạt
động tài chính bất lương.
Bob: Thượng
nghị sĩ Dodd--Christopher
Dodd-- đang diễn thuyết. Và tôi thì trợn mắt nhìn vào màn hình mà tức giận.
Một số khoản vay có mục
tiêu hợp pháp, khi cấp cho những người đi vay sành sỏi
với thu nhập cao hơn. Tôi đã lo một
số khoản vay cho ông ta giảm giá cho ông ta và tất cả ưu
đãi khác vì ông ta là một
người bạn của Angelo và là một
kẻ quyền thế.
Moore: Ủy
ban Ngân hàng và Nhà ở của Thượng nghị
viện có chức trách giám sát nền công nghiệp thế chấp.
Thượng nghị sĩ Dodd là chủ tịch của
Ủy ban này và đã làm việc ở đây trong hơn
28 năm. Là một người bạn của
Angelo, ông ta đã được lợi hơn 1 triệu
đô-la nhờ các khoản vay ưu đãi từ
Countrywide. Ai đó quanh đây đang bán chất
độc, những suất vay rác rưởi
cho một số người. Tôi được
yêu cầu cung cấp khoản vay ưu
đãi nhất cho VlP này.
Moore: Anh có bao giờ
nghĩ rằng việc mình đang làm là hối lộ không?
Bob: Tôi không cho là mình hối
lộ ai cả. Tôi chỉ làm việc được
giao thôi. Tôi là người
phụ trách khách VlP. Mọi người trong công ty đều
biết tôi là ai. Tất cả mọi
người. Nói chung là đều nhìn nhận tích cực. Không, tôi không thấy mình làm sai gì cả. Nếu tôi không làm thì cũng sẽ có người
khác làm việc đó thôi.
Moore: Đó là lý do tại
sao chúng ta cần những người như
Bill Black, một trong những người điều
hành ngân hàng đã bóc trần
vụ xì-căng-đan Tiết kiệm & Vay nợ
vào những năm
1980. Đã có những hành vi
bất chính và tôi cá với bạn là những
người điều hành biết rõ.
Moore: Một
trong những nhân vật chóp bu trong vụ xì-căng-đan, Charles Keating,
đã nghĩ ra cần phải làm gì với Bill Black và gửi đi một văn bản
với những hướng dẫn
cụ thể. Tôi đã hỏi ông ta giờ ai là người bảo vệ
chúng ta đây? FBl đã ở
đâu trong tất cả chuyện này?
FBl đã bắt
đầu cảnh báo công khai vào Tháng
Chín năm 2004 rằng đang
có một bệnh dịch của
sự lừa đảo thế
chấp được thực hiện
bởi các ngân hàng. "Bệnh dịch" là cách mà họ gọi
nó. Nhưng rồi vụ 11/9 xảy
ra, chính phủ của Bush đã chuyển ít nhất 500 chuyên gia cổ
trắng của FBl ra khỏi công việc chống lại
các tội phạm cổ trắng,
dù rằng chúng ta đang tiến vào những đợt sóng tội
phạm cổ trắng lớn
nhất trong thời gian cầm quyền của
chính phủ Bush, trong lịch sử quốc
gia, thậm chí là trong cả lịch sử
thế giới. FBl nói rằng tới 80% những
mất mát do lừa đảo thế
chấp là do những đơn vị
cho vay gây ra. Nghĩa là sao? Nghĩa là không phải
người đi vay đi lừa đảo tiền
tiết kiệm và vay nợ. Mà sự lừa
đảo được chỉ đạo
bởi những kẻ điều
khiển các tổ chức này.
- Phải.
- Nói cách khác thì là các CEO. Vậy đám CEO đó nghĩ chúng có thể thoát khỏi vụ này sao?
- Chúng đã thoát rồi
đấy thôi.
Moore: Phải,
rõ ràng là vậy. Và với cuộc bầu
cử tổng thống sắp
diễn ra...
- Định
nghĩa sự giàu có?
- 5 triệu.
... đám thượng
lưu lo ngại những tháng ngày tội
ác của chúng có thể sẽ chấm
dứt.
Sau khi đã lừa
gạt hàng trăm tỷ USD của người
dân Mỹ bằng cách tước đoạt nhà của
họ, làm họ phá sản lúc họ
đau ốm và dụ dỗ họ
đầu tư lương bổng
và tiền hưu trí vào những canh bạc có tên là thị trường chứng
khoán, những kẻ giàu quyết định làm một
cú chót và trước khi bữa tiệc kéo dài 30 năm của
chúng kết thúc, chúng cố lấy đi nhiều
đồ bạc nhất có thể.
Nhưng trước tiên chúng cần một thứ
để đánh lạc hướng. Và chúng nhận
ra rằng sau vụ 11/9, chẳng có gì thực hiện điều
đó tốt hơn ở đất
nước những người dũng cảm
này như là sự sợ hãi rất
cổ điển. Và ai có thể thực hiện
tốt hơn màn hù dọa cuối cùng này ngoài chính bản thân Chicken Little?
Xứng
đáng giải Oscar hay không,
mời các bạn đánh giá.
Thưa
các bạn,
Đây là một
giai đoạn hết sức khó khăn của
nền kinh tế Mỹ. Các chuyên gia kinh tế hàng đầu
của chính phủ cảnh báo rằng
nếu Quốc hội không hành động
ngay, nước Mỹ có thể rơi
vào một cuộc khủng hoảng
kinh tế và những tình huống xấu có thể
xảy ra. Thêm nhiều ngân hàng có thể phá sản, có thể
ngay ở địa phương bạn.
Thị
trường chứng khoán có thể tụt sâu hơn,
khiến tài khoản lương hưu
của bạn bị suy giảm.
Giá trị căn nhà của bạn có thể
hạ thấp. Tài sản bị tịch
biên sẽ gia tăng chóng mặt. Và nếu bạn
là chủ doanh nghiệp hay trang trại, bạn sẽ
thấy khó khăn và tốn kém hơn để
huy động vốn làm ăn. Thêm nhiều doanh nghiệp sẽ đóng cửa
và hàng triệu người Mỹ có thể
mất việc làm. Ngay cả nếu bạn
có quá khứ tài chính tốt, cũng sẽ rất khó khăn để
vay được những khoản bạn
cần để mua xe hay cho con vào đại học. Và trên hết,
đất nước sẽ lâm vào một
sự suy thoái lâu dài và đớn đau.
Thưa đồng bào, chúng ta không thể để chuyện
này xảy ra được.
Moore: Trên thực
tế bài diễn văn này không cần thiết, vì các hãng truyền
thông chính thống đã tin
chắc điều ấy rồi.
Khủng hoảng. Hệ thống
tài chính Mỹ đã rung chuyển tận nền
móng của nó. Các ngân
hàng khổng lồ sụp đổ,
chứng khoán tuột dốc.
- Ác mộng
ở Phố Wall.
- Cuộc
chiến sống còn của AlG.
- Máu khắp
trên sàn.
- Trận
tử chiến cuối cùng.
- Một
thử thách cấp 5 đối với
năng lực tài chính của chúng ta.
Điều
quái gì đã xảy ra vậy?
Black: Anh đã quan sát một
cái đập nước bị vỡ
bao giờ chưa? Nó khởi đầu bằng
một vết nứt nhỏ,
một chút xíu rò rỉ.
Phóng viên: Với số phiếu
ủng hộ áp đảo, Quốc
hội đã ban hành các chế định. Các ngân hàng lớn
bật ngược trở về.
Black: Rồi
nó bắt đầu lan ra phá hủy con đập từ
bên trong.
Phóng viên: Chất
độc từ những bê bối
nhà đất ngày càng ngấm sâu vào hệ thống ngân hàng.
Black: Và rất
nhanh, con đập tự làm hại chính mình. Trọng
lượng của con đập cùng với
trọng lượng của nước
hùa với nhau để làm hại nó.
Phóng viên: Các nhà đầu
tư bán tháo các cổ phiếu gây ra một
đợt sóng bán rẻ khổng lồ...
Phóng viên #2: Cổ
phiếu của Fannie Mae và Freddie Mac đã
rơi tự do sáng hôm nay...
Black: Và bắt
đầu có nước chảy rõ ràng.
Phóng viên: Vết
trượt dài của Phố Wall kéo sang ngày thứ 7.
Black: Rồi
bất ngờ bạn thấy
xuất hiện những vết
nứt 60-70 foot. Cả con đập nổ
tung.
Phóng viên: Lehman Brothers, phá sản. Merrill Lynch, bán tống bán tháo. Giờ
đến lượt AlG.
Black: Nát vụn.
Phóng viên: Cú trượt
dài của thị trường đã hạ
gục vài trong số những "blue chip" hùng mạnh nhất.
Black: Nước
bắt đầu tràn qua.
Phóng viên: Sớm
nay, Washington Mutual đã gánh chịu
sự thất bại nặng
nề nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Mỹ.
Phóng viên #2: Chứng
khoán rơi xuống vực. Cú giảm
điểm lớn nhất trong lịch
sử.
Black: Nước
phá hủy phần còn lại của
con đập. Và cả quá trình hư hoại dường
như chỉ diễn ra trong đúng 2 phút. Nhưng không, chính cái lỗ thủng
nhỏ đã tồn tại trong suốt
nhiều năm là nguyên nhân
thực sự phá tan con đập.
Bạn có
một hệ thống về
cơ bản là vô thanh xây trên nền
cát thay vì đá tảng. Và
nó bị mục ruỗng từ
trong cân cốt. Có vẻ như CNTB tự
nó sụp đổ. Ai trở nên giàu có ở
đây? Rất nhiều người trở
nên giàu có trong thời
gian này. Chủ yếu là những người
quản lý và lãnh đạo của các ngân hàng và các tổ chức
tín dụng lớn và những người
cho vay dưới chuẩn. Bọn họ
trở nên giàu đến không tưởng tượng nổi.
Và cả những đại biểu
Quốc hội cũng giàu, nhất là khi họ rời khỏi
Quốc hội. Một số
trong những người ấy đã đến
làm cho các tổ chức tài chính.
Phải,
như Rubin và Summers chẳng hạn.
Moore: Robert Rubin, đã từng
là người điều hành hàng đầu cho cả Citigroup và Goldman Sachs thành công tạo ra một thay đổi
trong luật pháp cho phép
các ngân hàng thương mại tham gia vào các lĩnh vực mới như
nghiệp vụ đầu tư
và các sản phẩm bảo hiểm
ngon lành. Nó cho phép Citicorp có thể
sáp nhập với Travelers Group, một thỏa thuận
trị giá 70 tỷ đô-la, tạo thành ngân hàng lớn nhất thế
giới. Sau khi rời khỏi chính phủ
của Clinton, Rubin đã tới làm cho Citigroup, và kiếm hơn 115 triệu.
Summers thì kiếm
tiền ở đâu? Summers kiếm tiền bằng
cách làm cố vấn và đi thuyết trình, trong nhiều trường hợp
có giá là hơn 100.000 USD
một vụ. Summers cũng kiếm được 5,2 triệu
từ việc làm thêm, ấy là tư vấn
cho một quỹ đầu tư
tương lai.
Thế
còn Geithner làm ở đâu? Geithner
là một kẻ thất bại
trong hầu hết những việc
mà anh ta đã làm trong đời.
Hầu hết những định
chế đã phá hủy nền kinh tế
được ban ra dưới sự chỉ
đạo trực tiếp của
anh ta. Vậy làm sao gã lại kiếm được
chân Bộ trưởng Tài chính? Bằng cách làm hỏng hoàn toàn việc trước của
gã là Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang ở
New York.
Thật
phi lý.
Ồ
không, hoàn toàn có lý ấy
chứ.
Điều
này chẳng mới ở Washington.
Những kẻ cho bạn câu trả
lời sai nhưng là câu trả lời bạn
muốn, thì là vô giá. Và
chúng rất nhanh thăng chức chính bởi vì chúng sẵn sàng nói và làm những điều phi lý như
thế. Có những kẻ hứa
hẹn với chúng ta rằng thay đổi quy định tài chính sẽ
làm tất cả giàu có. Và có những kẻ đã làm giàu cá nhân nhờ việc
đó.
Moore: Chẳng
có gì ngạc nhiên khi người giàu lại muốn giàu hơn.
Nhưng giờ thì họ đã tìm ra một
cách mới và trơ tráo hơn để
thực hiện điều ấy.
Chỉ cần mang mội cái xe tải lớn đến
Ngân khố Quốc gia và lấy 700 tỷ đô-la tiền
thuế của chúng ta là xong, chẳng ai tra hỏi gì hết.
Anh gặp
Michael Moore ở đây. Em
biết Michael Moore là ai
rồi, phải không? Ông ấy là đạo diễn
phim. Ông ấy đang quay
anh đây này.
- Tôi vừa
nói chuyện với vợ.
- Oh, xin chào.
- Xin chào.
- Tôi là Baron Hill từ
lndiana.
- Chào ngài. Một
bang tốt đấy.
- Chúng tôi từ
Michigan.
- Vâng.
- Làm sao vụ
sụp đổ lại xảy
ra?
- Khi tôi về
nhà vào Thứ Sáu, mọi thứ của
nền kinh tế đều ổn.
Sau khi hạ cánh xuống lndiana, tôi gọi lại để
thông tin với văn phòng của mình, và đột ngột chúng tôi được
biết khủng hoảng đã xảy
ra và rằng tôi sẽ phải bỏ
phiếu khi quay lại vào Thứ Hai cho một gói cứu trợ
nhiều tỷ đô-la cho nền tài chính. Thông điệp mà chúng tôi nhận được đó là nếu
chúng tôi không hành động
lập tức thì nền kinh tế
sẽ sụp đổ, chắc
chắn thế. Tôi cho rằng thông báo về cuộc khủng
hoảng vào Tháng Chín, chỉ vài tuần trước
cuộc bầu cử, là rất
đáng nghi ngờ. Đấy là lúc Quốc hội đang bồn
chồn nhất. Và tôi nghĩ: ''Gượm đã. Chuyện gì đang xảy ra thế này? Điều
này không bình thường''.
Moore: Những
người đứng đầu Quốc
hội và chính phủ của Bush nhanh chóng tổ chức
một loạt các cuộc họp riêng với
những gã khổng lồ Phố
Wall để tính toán xem cần bao nhiêu tiền để khắc
phục tất cả những
thương vụ tồi tệ
mà các nhà đầu tư đã mắc phải.
Một thỏa thuận được
đưa ra với Bộ trưởng
Tài chính Henry Paulson, cựu
CEO của Goldman Sachs, người mà giá trị mạng lưới
vào khoảng 700 triệu vào thời điểm ông ta rời
Goldman đến quản lý Bộ Tài chính.
Tôi nghĩ chúng tôi đã quyết
định những gì là tốt nhất cho Liên bang trong cuộc họp
tối nay.
Moore: Tốt
nhất cho nước Mỹ? Hay ý ông ta là tốt
nhất cho Goldman Sachs?
Bộ Tài
chính về cơ bản là tay chân của
Phố Wall. Tất
cả những lãnh đạo của nó đều
xuất thân từ Goldman Sachs. Giờ đây, người ta gọi nó là Chính phủ
Goldman.
Moore: Ấy
là vì giờ có rất nhiều cựu
lãnh đạo của Goldman trong Bộ Tài chính của Bush, cũng như là dưới thời
Clinton. Chúng trở thành
những kẻ vận động
hành lang mạnh mẽ từ bên trong nhằm
thủ tiêu các quy định tài chính trong khi chúng
ta vẫn phải trả lương
cho chúng.
Black: Bộ
trưởng Tài chính Paulson,
ông ta không phải tay mơ ở Goldman. Ông ta là người gây biến
đổi lớn ở Goldman bằng
việc mua các chứng khoán phái sinh từ nhà đất béo bở
ấy. Vì thế mà ông ta mang đến cho Goldman cả một núi khó khăn.
Moore: Sự
điên cuồng của chứng khoán phái sinh từ nhà đất
đã hủy diệt phần lớn
đối thủ cạnh tranh của
Goldman. Và giờ với sự khuấy
động của những gã Goldman trong chính phủ, chúng muốn đảm bảo
rằng Goldman sẽ
trở thành vua của Phố Wall khi cát bụi
lắng xuống.
Black: Nếu Bộ Tài chính cần
tư vấn, thì Goldman nên là lựa chọn cuối
cùng. Vậy mà rất tự nhiên, Paulson, cựu
CEO của Goldman, lại cho mời chúng. Và cuối
cùng lời khuyên mà chúng
đưa ra là gì? À, hãy lợi dụng những
người đóng thuế để cứu
trợ Goldman và các tổ chức tài chính tăm tiếng
khác. Vậy là Bộ trưởng Paulson đã đưa
ra một đề xuất đơn
giản với Quốc hội.
Nó đây, chỉ có 3 trang. Mỗi
từ đáng giá khoảng 1 tỷ đô-la. Và nội
dung khá đơn giản. Bộ trưởng
Paulson giữ chìa khóa
Ngân sách. Ông ta sẽ khởi đầu bằng
việc mượn 700 tỷ dưới danh nghĩa nhân dân Mỹ, có thể
mượn thêm sau. Và việc này được miễn
khỏi mọi luật lệ.
Mọi luật lệ!
Thậm
chí tòa không được truy cứu. Đề
xuất quá đơn giản. Chúng ta đang trong cơn khủng
hoảng thực sự nó có thể
bung ra thành cái gì đó tồi
tệ hơn cả Đại
Suy thoái.
Tôi thấy
sự sợ hãi. Một quý ông bắt
đầu nức nở. Người
ta bảo chúng ta rằng đây sẽ là một thảm
họa khủng khiếp. Mà tôi thì đang chuẩn bị
cho cuộc bầu cử 2 tháng sau. Còn 8 tuần thì đến
bầu cử, Tôi không muốn mắc sai lầm
lúc này. Phải làm thế nào đây? Cầu trời phù hộ,
nếu chúng ta không qua khỏi tôi sợ rằng
sẽ còn tồi tệ hơn
nữa.
Một
vài thành viên còn được bảo rằng sẽ là luật rừng
ở Mỹ nếu chúng ta bỏ
phiếu chống. Bọn
họ nhồi những điều
này vào miệng bạn. Họ muốn
chúng ta bỏ phiếu ngay lập tức mà không kịp
suy xét kỹ càng.
- Không giải
trình thực sự?
- Không giải
trình thực sự.
Và tôi đã không kịp.
Tôi đã bị ép phải bỏ phiếu
cho vấn đề Iraq dựa trên những
lời dối trá mà họ đưa ra và tôi sẽ
không mắc lừa một lần
nữa. Tôi sẽ
không đợi biến cố xảy
ra khi hiểm nguy đang dồn lại. Tôi sẽ
không khoanh tay khi tai họa
ngày một gần.
Hãy sử
dụng nỗi sợ hãi và bạn
sẽ có thứ bạn muốn.
Và họ
tạo ra trong cái khung
kính này, 2 tháng trước cuộc bầu
cử, một cái nồi áp suất.
Người dân hiểu rằng Hạ
viện cần thông qua văn bản pháp luật này.
Thưa
ngài Chủ tịch Hạ viện,
thông điệp của tôi tới nhân dân Mỹ...là
đừng để Quốc hội
thông qua phi vụ này của Phố Wall. Những
tên tội phạm ấy nắm
quá nhiều quyền lực chính trị
đến mức chúng có thể chặn đứng
trình tự pháp lý thông thường của
cơ quan lập pháp tối cao của đất
nước này. Tất
cả các ủy ban có chức trách kiểm tra, tất cả các ngôn từ
cần phải thảo luận,
đều bị bẻ cong. Điều
đó có nghĩa là cả người dân Mỹ cũng bị bẻ
cong.
Trong Hiến
pháp, chúng ta đã thề sẽ giữ gìn và bảo
vệ nền cộng hòa này trước
tất cả mọi kẻ
thù bên trong cũng như
bên ngoài. Người ta nói sẽ có một thảm
họa Y2K lần nữa. Đây là một
sự hù dọa chính trị tương tự
của những kẻ côn đồ
tài chính giàu có ở Phố Wall.
Tại
sao chúng ta không yêu cầu
Phố Wall tự giải quyết
những bê bối của nó? Tại
sao chúng ta không giúp đỡ những gia đình Mỹ đang đối mặt
với phá sản? Tại sao chúng ta không giảm nợ
cho Phố Dân chúng
thay vì Phố Wall? Đây có
còn là Quốc hội Hoa Kỳ hay là Hội
đồng quản trị của
Goldman Sachs?
Moore: Đêm trước
cuộc bỏ phiếu người
dân Mỹ, nhiều chưa từng
thấy, nhấn chìm Đồi Capitol bằng hàng triệu thông điệp yêu cầu các nghị
sĩ bỏ phiếu phủ quyết.
Gói cứu
trợ kinh tế hôm nay đã bị phủ quyết,
Hạ viện đa số đã bỏ
phiếu chống.
Thị trường chứng khoán tuột
dốc, lần mất điểm
lớn nhất trong một
ngày của chỉ số Dow Jones.
Câu hỏi là: Sự thất bại
của gói cứu trợ có phải
là lý do đủ để bỏ phiếu
loại bỏ tất cả
quan chức đương nhiệm trong 5 tuần
tới không?
12 phiếu
đã giết chết nó.
Đó cũng là tiếng
nói của rất nhiều người
dân Mỹ đã gọi cho người đại diện
của họ và nói không. Vì vậy các nghị sĩ bỏ phiếu
phủ quyết. Đêm nay các nghị sĩ đã rời thành phố.
Moore: Đó là một
cú đánh mà Quốc hội và Phố Wall hiếm
khi hoặc chưa từng trải
nghiệm.
Đó chính là điều
mà tài liệu của Citibank đã cảnh báo: Rằng
nếu đám dân đen quyết định thực
thi quyền dân chủ của họ,
sự cướp bóc của những kẻ
giàu sẽ kết thúc. Vì vậy Paulson và đồng bọn đã quay trở
lại Đồi Capitol. Và nhanh đến
mức bạn chẳng kịp
nói: ''Kiểm tra an ninh''
chúng đã thực hiện xong một thỏa thuận
cửa sau với sự trợ
giúp của những người Dân chủ.
Thỏa thuận này thay thế cho một cuộc
bỏ phiếu.
Chúng tôi cần nó được thực
thi.
Chúng tôi cần
nó thật nhanh chóng.
Tôi đồng ý với ngài Bộ
trưởng.
Nó sẽ
không tốn đến hàng trăm tỷ ấy đâu. Chúng ta sẽ
thu hồi phần lớn số
đó,có khi là tất cả.
Kaptur: Những
người Dân chủ trở thành kẻ
giao hàng với một cái hóa đơn cho lãnh đạo của đảng
Cộng hòa. Những vị lãnh đạo
và muốn làm lãnh đạo gọi điện
thoại và các thành viên. Tôi
biết ít nhất 2 thành viên có ảnh hưởng trong Thượng
viện, và những lời hứa
được đưa ra.
Moore: Chỉ trong mấy ngày, Quốc hội đã làm một
cuộc trở mặt ngoạn
mục và đưa cho các ngân hàng hơn 700 tỷ chúng muốn,
nhân dân bị vứt bỏ. Trong lần
bỏ phiếu này, có 263 phiếu thuận, và 171 phiếu
chống. Đề nghị được
chấp thuận.
Nó đã được
lên kế hoạch kỹ lưỡng
khi nào thì tiến hành, và
người chơi là những ai. Thông điệp
được xử lý cẩn thận.
Chúng có các nghị sĩ ở đúng nơi chúng muốn.
Bà không cho điều
này là ngẫu nhiên đây chứ?
Không.
Đây giống
như là một chiến dịch
tình báo trong đó phải có
sự phối hợp ở các cấp cao nhất.
Toàn bộ sự thất bại
này cho thấy có một số thế
lực không phải là dân chủ, đang nắm quyền kiểm
soát. Cực mạnh. Chúng đã làm rất chuyên nghiệp. Triển khai rất
tốt.
Bà có nghĩ là quá gay gắt
nếu gọi những gì đã xảy
ra là một cuộc đảo chính không?
Một cuộc đảo chính về
tài chính? Không, tôi nghĩ đó chính là điều
đã xảy ra.
- Một
cuộc đảo chính tài chính?
- Vâng.
- Tôi đồng
ý là vậy. Tôi đồng ý bởi vì nhân dân trong trường hợp
này thực sự không có quyền điều khiển.
Phố Wall mới nắm quyền
điều khiển.
- Thế
tiền của chúng ta đi đâu?
- Tôi không biết.
Phóng viên: Citigroup đã chi 50 triệu để
mua một chiếc máy bay sang trọng.
- Bà không biết?
Nhưng bà là người họ trao quyền
cho bà để nắm những chuyện
ấy kia mà.
Phóng viên: Goldman Sachs mới
trích ra 6,8 tỷ để khen thưởng.
- Nhưng
Bộ Tài chính tuân thủ chính sách không-hỏi-không-nói. Họ không hỏi các ngân hàng xem họ đã làm gì với tiền cứu
trợ. Và vì không ai hỏi, các ngân hàng cũng không cần phải nói.
AlG tổ
chức họp tại môt khu nghỉ
dưỡng sang trọng ở Valley...
Thật hết sức vô lý. Chúng
ta biết có 73 người đã nhận ít nhất mỗi
người 1 triệu đô-la. Tại sao Bộ Tài chính lại
không yêu cầu các ngân
hàng báo cáo xem họ đã
làm gì với tiền của chúng ta?
- Anh hãy tự
đi mà hỏi ông Bộ trưởng Paulson ấy.
Tôi cũng đã hỏi chính câu
đó, với cương vị là Chủ
nhiệm Ủy ban Giám sát của Quốc hội,
nhưng tới giờ cũng chưa
nhận được câu trả lời. Biết
đâu anh lại may mắn hơn.
(chuông điện
thoại reo)
Giọng
nữ: Xin chào. Văn phòng
Hank Paulson đây.
Vâng, tôi là Michael Moore. Tôi muốn gặp
ngài Paulson.
- Xin lỗi,
tên ông là gì?
- Michael Moore.
- Michael Moore?
- Vâng.
- (Dập
máy)
- Hello? Hello?
Những
gì bọn họ đang làm với tiền của
chúng ta thật điên khùng. Giá có cách nào đòi họ trả
lại tiền. Tôi tình nguyện làm ngay.
Chúng tôi tới
đây để đòi lại tiền cho nhân dân Mỹ.
Tôi hiểu,
thưa ngài, nhưng ngài không vào được.
- Anh mang túi vào lấy
hộ được không?
- Không.
- Mang hộ
lên trên kia?
- Tuyệt
đối không.
- Bỏ
tiền vào đây. Tôi có nhiều túi lắm. 10 tỷ
chắc chỗ này không đựng nổi đâu. Anh không giúp tôi lấy tiền được
à?
- Tôi không giúp ông lấy
tiền được.
- Nếu
giờ tôi xông vào thì sao?
Moore: Vậy
nên tôi thử tới ngân hàng khác. Chúng tôi muốn
đòi lại tiền của mình. Tôi đã tới
tất cả các ngân hàng.
- Anh có biết
gã này không?
- Biết.
- OK, chúng tôi nhân danh công dân đến bắt
người.
- Cứ
thả tiền qua cửa sổ
cũng được.
- Và ở
bất cứ đâu...Tôi cũng nhận được phản
ứng như vậy.
Chúng tôi nhân danh công dân đến
bắt giữ toàn bộ hội
đồng quản trị và các điều
hành viên ở đây.
- Sao ông không nói với
cấp trên của tôi?
- Ông ý kia kìa.
- Đâu?
- Người
mặc sơmi trắng? Cà-vạt
xanh?
- Vâng.
- Đúng ông ta đấy.
- Hói trước?
Bọn họ dùng tiền để mua các công ty khác. Đấy là tiền
của chúng ta.
A, có anh cảnh
sát đây rồi. Tôi muốn nhân danh công dân bắt giữ CEO,
- Ông Blankfein.
- (cười)
Nhưng
có anh ở đây thì anh có
thể giúp tôi rồi.
- Xin mời
ra ngoài mà bắt.
- 170 tỷ
tiền đóng thuế của chúng tôi.
- Ông không được
phép vào đây.
- Nhưng
tôi đến để bắt người
mà.
- Tôi đến
để bắt người.
- Ra ngoài mà bắt,
thưa ông.
- Tôi không ra ngoài bắt
được. Họ ở trên nhà cơ
mà.
- Tôi sẽ
bắt ông đấy, thưa ông.
- Ông có thể
bắt người khác à?
- Nếu
ông có thể bắt người thì tôi cũng có thể.
- Mời
ông ra khỏi tòa nhà.
- Ông còn muốn
ai khác ra khỏi tòa nhà nữa?
- Quay phim và đội
của ông.
- Mời
các ngài ra ngoài.
- Họ
không biết tiếng Anh.
- Donde?
- Bọn
chúng đã vi phạm quá nhiều luật, anh biết
không?
- Đấy
là tiền. Đấy là ăn cắp, là lừa đảo.
Tôi sẽ mang tiền trả lại
cho Ngân khố Mỹ bằng cái xe này. An toàn lắm. Cứ
tin tôi.
(Hự)
Chỉ có
chút gợi ý rất nhỏ nhoi về
những điều không thể tưởng tượng
nổi có thể sẽ xảy
ra, đó là...quần chúng trên
khắp nước Mỹ trở
nên phẫn nộ với những
người giàu. Thật đáng hổ thẹn!
Thật
đáng hổ thẹn!
Shawn: Những
kẻ đã trở nên giàu có ở đất nước
này trong vài thập kỷ qua đã không hề làm những việc
mà mọi người mong muốn. Bọn chúng đã chơi
những trò chơi mà kết quả
đã làm tổn hại tất cả
mọi người. Một
thứ bệnh dịch đã lây lan trong nền kinh tế.
Moore: Việc
dân Mỹ phản đối những
người giàu là bất bình thường bởi luôn có một
củ cà rốt được treo trước
mũi chúng ta, rằng chúng
ta cũng có thể giàu có như họ một
ngày nào đó. Dân chúng bắt
đầu mất lòng tin vào chuyện này. Và điều đó khiến những kẻ
giàu khiếp sợ. Bởi chúng nghe thấy
từ phía xa có điều gì đó đang tiến đến gần
và đó không phải là một ly rượu cốc-tai.
Đó là đám đông khủng khiếp. Chúng ta đã sẵn sàng đưa đất nước
này chuyển sang một hướng đi cơ
bản mới. Đó là những điều đang xảy
ra ở nước Mỹ lúc này. Sự
thay đổi chính là điều đang xảy ra trên đất Mỹ.
Moore: Gớm
thật. Đây không phải là điều Phố
Wall mong muốn. Nhỡ ông ta thắng thì sao? Điều gì sẽ xảy
ra với sinh nhai của chúng? Vậy nên "bổn cũ soạn lại",
chúng ra sức ném tiền vào ông ta. Goldman Sachs trở thành nhà ủng hộ tư
nhân số một của ông ta với
gần 1 triệu tiền ủng
hộ. Nhưng chúng vẫn chưa nắm
chắc được ông ta sẽ làm gì.
Ông ta nghĩ gì về
chúng và kế sinh nhai của chúng?
Quan điểm
của tôi là nếu nền kinh tế
là tốt với người dân ở
dưới đáy cùng, thì nó tốt với tất
cả mọi người.
Thượng nghị
sĩ Obama định sẽ chia đều của
cải.
Gã thợ
hàn Joe nói với ông ta cái
kế hoạch ấy nghe cứ
như là CNXH.
(Nhạc Liên Xô)
Joe: Tôi yêu nước
Mỹ. Tôi muốn đảm bảo
rằng nó vẫn là nền dân chủ
chứ không phải một xã hội
XHCN. Tôi cho rằng ông ta
sẽ mang đến CNXH nếu ông ta có dù chỉ nửa cơ
hội thôi. Tôi không tin
Obama tí nào hết. Tôi đã
rời Châu Âu 4 thập kỷ trước
bởi vì CNXH đã giết chết mọi
cơ hội ở đó.
''Ai đó phải
nhường một phần bánh của
mình để ai đó khác được khá hơn''.
Tôi muốn
cả cái bánh của tôi cơ.
Barack Obama là một
kẻ XHCN, đơn giản là thế.
Moore: Chiến
dịch hù dọa không thành công.
Trên thực
tế, bọn họ càng gọi
Obama là một kẻ XHCN, thì ông ta càng vượt lên trong cuộc trưng cầu
ý kiến. Và bởi họ sử
dụng từ đó quá nhiều, đâm ra thế hệ trẻ
lại tò mò về ý nghĩa của nó. Có rất ít người trẻ
biết rằng, có một người XHCN thực
thụ trong Thượng viện Hoa Kỳ. Tất
nhiên là ông ta tới từ bang của dân gay - Vermont.
(Đúng thế)
Ông nói mình là người
XHCN. Điều đó nghĩa là
gì?
Là dân chủ
xã hội, nghĩa là chức năng của nhà nước là đại
diện cho tầng lớp trung lưu
và người lao động. Chứ không chỉ
là cho những kẻ giàu và quyền thế. Một
trong những sai lầm của chúng ta là đã trở
nên quá sùng bái sự tham
lam. Chúng ta đưa lên
trang nhất các tạp chí hình những gã kiếm được hàng tỷ
đô-la. Chúng ta đã bỏ qua
những cảnh sát, lính cứu hỏa, giáo viên, y tá, những người
đang hàng ngày làm rất
nhiều để nâng cao đời sống nhân dân. Chúng ta phải thay đổi
hệ giá trị của mình.
Moore: Hmm, nghe cũng không tệ
lắm. Nghe như thứ mà có lẽ
chúng ta nên thử xem.
Chỉ
trong vài tháng, Cuộc trưng cầu của
Rasmussen cho thấy giờ chỉ có 37% những
người trẻ ủng hộ
CNTB hơn là CNXH.
Tôi hi vọng
nền kinh tế sẽ...
(đám đông reo hò)
Vào lúc 11 giờ,
chúng tôi tuyên bố,
Barack Obama đã đắc cử Tổng thống
của Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ.
(tiếng reo hò)
Moore: Chỉ 2 năm trước nếu ai đó dự
đoán về phút giây thế này, người đó sẽ bị
coi là kẻ điên. Nhưng mọi thứ
đổi thay nhanh vậy đấy. Chỉ
trong thoáng chốc, thế là vĩnh biệt nước Mỹ
cũ rồi. Cả đất nước
sôi lên với thắng lợi của
ông ta. Và người ta đột nhiên được truyền cảm
hứng để làm những việc
mà trước giờ họ chưa
từng làm.
Như vị Cảnh sát trưởng
ở Detroit người quyết định
đã đến lúc phá vỡ luật lệ
để giúp đỡ mọi người.
Warren Evans: Các bạn không thấy lạ sao khi họ
xin cứu trợ của chính phủ?
Tôi nghĩ đó không phải ý
định thực của họ.
Đài phát thanh 1-0-1.
Tôi nghĩ thị
trường tự do nghĩa là bơi hay chìm. Tôi chỉ toàn thấy người ta chìm và khóc như con nít xin sự
giúp đỡ của những người
khác. Hôm nay, tôi sẽ
đình chỉ mọi vụ tịch
biên nhà thế chấp ở Hạt
Wayne. Tôi không thể tỉnh bơ mà để
mặc thêm nhiều gia đình lâm vào cảnh mất nhà bởi
bị tịch biên chờ bán.
Moore: Các ngân hàng sẽ
nghĩ gì khi thấy pháp luật mà họ dựng
nên để bảo vệ lợi
ích của mình trở nên lật ngược?
- Ông có nghĩ thị
trường tự do đã làm hỏng
Detroit không?
- À, tôi nghĩ là thị
trường tự do đã làm hỏng cả đất
nước.
- Điều
này thật điên rồ.
- Những
khu dân cư bị hủy hoại
hoàn toàn bởi quá nhiều ngôi nhà đã bị tịch biên. Và bạn
sẽ băn khoăn, không biết đây là Mỹ hay một nước
thế giới thứ 3 nào đó? Chúng ta đang làm gì ở đây vậy? Cho tới
khi mọi việc trở nên tồi
tệ đến mức người
dân chẳng thể làm gì khác ngoài nổi dậy, và đó được
gọi là cách mạng.
Và đôi khi cách mạng
bắt đầu từ những
nơi không ngờ đến.
Moore: Sống
trong thùng một chiếc xe tải sau khi ngôi nhà thuộc sở
hữu 22 năm của họ bị
ngân hàng tịch biên, gia
đình Trody ở Miami, được sự giúp đỡ
của những hàng xóm, đã đứng lên giải quyết vấn
đề. Nhân danh gia đình và
cộng đồng, chúng tôi giải phóng ngôi nhà cho gia đình
này. Cắt cái biển xuống. Vứt
nó đi.
- (tiếng
vỗ tay)
- Yay!
Khi tôi nói "Cộng
đồng", tất cả nói "Sức
mạnh".
- Cộng
đồng!
- Sức
mạnh!
- Cộng
đồng!
- Sức
mạnh!
Moore: Không lâu sau,
cái gã từ ngân
hàng, người đã trục xuất họ,
quay lại. Thấy cái này không? Tôi muốn anh lấy hình cái này. Các người đang xâm nhập
bất hợp pháp. Chúng tôi đã trục xuất nhưng
bọn họ lại trở
về. Vâng. Tôi cần cảnh sát hỗ
trợ.
Khi những
ngôi nhà này không có người
ở giá trị của tất
cả những nhà khác cũng giảm theo. Nên nếu anh để những
người này ở lại căn nhà thì điều
đó không chỉ giúp họ...Bà phải hiểu là nếu
những người này nếu ngân hàng để họ trở
lại nhà, thì ngân hàng sẽ mất cơ
hội bán nhà cho ai đó
khác.
Ngân hàng đang bán ối
nhà lúc này rồi mà. Nhưng nếu ngân hàng để
tất cả mọi người
trở về nhà của mình. Thì mọi
người sẽ có chỗ ở
chứ sao.
Moore: Người
dân chống lại là một biểu
hiện bất thường. Vì thế
9 xe cánh sát đã đáp lại
lời cầu viện. Với
một khu rộng thế này, tốc
độ phản ứng ấy
thật ấn tượng.
- Anh không có quyền.
- Tôi không nói tôi có quyền.
Tôi chỉ nói bà ấy không muốn bị cách ly. Bà không phải trả
lời câu hỏi nào hết. Bà không có gì phải nói với
họ cả.
Moore: Nhưng
nhà Trody kiên cường bám
trụ. Chúng tôi chẳng có nơi nào khác cả.
- Đây đã là kế
hoạch dự phòng rồi. Chúng tôi buộc phải sống
trong thùng xe. Đó đã là kế
hoạch B. Chúng tôi chẳng có kế hoạch
C nữa. Đây là bà của chúng tôi và chuyện này thật vô lý. Bà đã sống 22 năm trong căn nhà này và
giờ anh muốn đuổi bà đi? Anh cảm
thấy gì khi ngày nào cũng
đi đuổi người khác ra khỏi nhà? Anh nên ở nhà thay vì làm những việc như
thế. Tiền chính phủ liên bang đưa ngân hàng đi đâu cả? Chúng tôi mới nên tố cáo anh tội
xâm nhập vì đây là nhà của chúng tôi.
(đám đông kêu to)
- Đi thôi.
- Chúng ta làm tốt
lắm.
- Thành công rồi.
Moore: Cảnh
sát và người của nhà băng bị đuổi trở
về. Không có gì mạnh hơn sức
mạnh của dân. Và sức mạnh của
dân không khuất phục. Nói gì?
Không có gì mạnh
hơn sức mạnh của
dân.
Và sức
mạnh của dân không khuất phục.
Nói gì?
Đừng rời bỏ nhà mình. Vì bạn
biết không, khi những công ty ấy nói rằng chúng nhận
nhà thế chấp của bạn,
trừ khi bạn có luật sư
có thể móc ngoặc với chúng trong vụ
thế chấp, bạn sẽ
chẳng có khoản thế chấp
nào cả. Và bạn sẽ thấy
rằng không ai tìm được những giấy
tờ đó ở Phố Wall.
Vì vậy,
hỡi nhân dân Mỹ, hãy bám trụ lấy ngôi nhà của
bạn. Đừng rời bỏ
nó như ở Ohio và Michigan, ở lndiana và lllinois, hay ở những nơi
khác, nơi người dân bị đối xử
như đồ đạc. Và Quốc
hội này chính là một thứ chướng
ngại vật.
Moore: Wow. Không phải
ngày nào cũng được thấy một thành viên Quốc
hội cổ vũ sự nổi
loạn công khai.
Trở lại Chicago, những công nhân của Cộng hòa Cửa
sổ và Cửa có một ý tưởng
hay. Sau khi nghĩ lại, họ quyết định,
không thể chấp nhận bị
sa thải mà không thông
báo, mà không có trợ cấp nghỉ việc
và mất việc và trợ cấp
y tế thì bị cắt bỏ.
Họ đã lên một kế hoạch.
Nói với
Ngân hàng Hoa Kỳ và những
người chủ công ty rằng nước Mỹ
đã sang trang mới rồi. Họ sẽ
không rời khỏi tòa nhà cho đến khi được trả
những thứ thuộc về
họ. Phải, đó chính là kiểu "đình công ngồi" cổ lỗ.
Người
đàn ông: Chúng tôi hiểu rằng có thể người ta đã rơi
vào một vài thương vụ tồi
tệ. Nhưng thế thì sao? Chúng tôi không thực hiện các thương
vụ ấy. Chúng tôi chỉ làm cửa và cửa
sổ thôi. Tại sao chúng tôi lại bị trừng
phạt?
Moore: Những
lãnh đạo công đoàn và
công nhân đã chuẩn bị đối mặt
với sự bố ráp của
cảnh sát chắc chắn sẽ
tới.
- Tôi sẽ
thử liều một lần.
- Ông đã sẵn
sàng bị bắt giam?
- Tôi sẵn
sàng bị bắt giam nếu điều đó là cần
thiết. Chúng tôi đã ở đây từ hôm qua và sẽ
không đi đâu hết. Chúng
tôi chấp nhận tất cả
vì chuyện này.
Moore: Chẳng
bao lâu, giới truyền thông xuất hiện. Và với
thái độ của cả đất
nước đối với gói cứu
trợ, ngay cả những phát thanh viên trên TV cũng chẳng còn thông cảm với các ngân hàng.
Ở
Chicago, có một nhóm công
nhân nhà máy, như tất cả chúng ta, những
người đã nộp thuế để
cứu trợ nền tài chính. Giờ
những công nhân bị cho nghỉ việc này đang yêu cầu
Ngân hàng Hoa Kỳ chi một
phần tiền cứu trợ
cho họ.
Họ nói
''Những kẻ cướp ngân hàng Hoa Kỳ''. Nếu những
người nộp thuế như
chúng ta đã cho các công ty như
Ngân hàng Hoa Kỳ cả gói cứu trợ,
thì chí ít họ cũng nên
dùng tiền đó để cho những công nhân và công ty Mỹ chứ.
Người
phụ nữ: 25 tỷ cho Ngân hàng Hoa Kỳ. Sao người ta có thể ngủ yên khi làm những
chuyện như thế?
Tôi không hiểu.
Cứu trợ bọn họ
để làm gì nếu việc làm thì vẫn
không có?
Moore: Cuộc
đình công kéo dài nhiều
ngày. Cảnh sát vẫn chưa đến.
Nhưng một người con của
ngành thép Chicago đã tới.
Tình cờ ông cũng là giám
mục của Chicago.
Thưa
các quý vị,
Tôi là Giám mục
James Wilkowski. Tôi biết
tất cả các bạn đang trải
qua một thử thách rất lớn. Các bạn
đang dạy cho thế hệ trẻ
của chúng ta rằng công bằng phải thách đấu
với sự bất công. Tôi sinh ra ở miền
đông nam xa xôi của
Chicago và tôi đã chứng
kiến những gì xảy ra khi tất
cả nhà máy thép biến mất. Và tôi đã thấy
nó ảnh hưởng thế nào đến
những gia đình. Nhưng lần này chúng tôi ở
bên các bạn. Chúng tôi sẽ không bỏ rơi các bạn.
Nhân danh Cha, Con, và Thánh thần.
Amen.
Thánh thể
của Chúa.
Thánh thể
của Chúa.
Thánh thể
của Chúa.
Tổng
thống Obama: Trong trường
hợp này, khi những công nhân ở Chicago đấu tranh đòi lương thưởng mà họ
đã lao động để có. Tôi nghĩ họ hoàn toàn đúng. Những gì xảy ra với
họ phản ánh những điều đang diễn
ra trong khắp nền kinh tế.
Phóng viên: Ông ấy
nói: ''Những gì xảy ra với họ
phản ánh những điều đang diễn
ra...''
Phóng viên #2: Ông ý nói những
gì xảy ra với những công nhân này phán ánh những điều đang diễn
ra trong cả nền kinh tế.
Tôi đã xem buổi
họp báo của Obama sáng nay. Thế là tôi rời giường và quyết
định điều tốt nhất
tôi có thể làm là tiếp tế cho họ.
Nên tôi mang ít thức ăn đến.
- Tôi mang xăng-uých.
- Ôi, tốt
quá.
Moore: Rất
nhiều người dân Chicago đã tới ủng hộ
các công nhân.
Phóng viên: Những
công nhân này đã trở
thành biểu tượng quốc gia cho hàng ngàn người lao động
trên khắp cả nước.
Phóng viên #2: Cuộc
bãi công ngồi đã gây chú
ý với các chính trị gia những người
cho đấy là minh chứng cho sự bất cân bằng
giữa Phố Wall đang nhận trợ cấp
chính phủ với Phố Dân chúng đang bị
coi rẻ.
Moore: Những
câu hỏi bắt đầu nảy
sinh: Đây có phải là khởi đầu cho một
cuộc nổi dậy của
công nhân chống lại Phố Wall không?
Mọi người đoàn kết lại.
Chúng ta sẽ
không bao giờ thất bại.
Cứu trợ công nhân chứ không phải ngân hàng.
Moore: Những
cam kết hỗ trợ thức
ăn và tiền bạc ùn ùn đổ về.
Người
phụ nữ: Nó đã vượt quá những gì chúng tôi tưởng tượng ban đầu.
Giờ thì chúng tôi có thể mơ tưởng
một chút. Thậm chí chúng tôi đã thảo luận nếu
mà chúng tôi thử cùng
nhau tự điều hành công ty thì sao?
Chúng tôi không có tiền.
Chúng tôi không phải nhà
tư bản. Chúng tôi đã thảo luận đại
loại như thế và những
công nhân đang nghĩ về
chuyện này. Đó là điều rất khó, vì nếu
cả đời bạn đã được
bảo rằng rằng mọi
thứ là như những gì người
ta nói với bạn, thì muốn nghĩ mình có thể làm khác đi cũng khó lắm. Chúng tôi xuất
hiện khắp các bản tin thời
sự.
Mọi người chú ý đến bạn vì các bạn
truyền cảm hứng cho họ.
(tiếng
Tây Ban Nha)
Moore: Sau 6 ngày bãi công Ngân hàng Hoa Kỳ nhận thấy đã quá đủ.
Tốt hơn là nên trả tiền cho công nhân và hi vọng cuộc
cách mạng nho nhỏ của họ
tan mất. Thế là ngân hàng và công ty chấp thuận những
yêu sách của công nhân.
Chúng ta thành công rồi!
Chúng ta thành công rồi!
Mỗi
công nhân sẽ được nhận trung bình gần
6000 đô-la. Nhưng có điều còn ý nghĩa hơn tiền bạc.
Đó là những gì có thể đạt được
khi những người công nhân biết tổ chức
lại và đấu tranh cho sự công bằng.
Chỉ cần đấu tranh, đấu
tranh, đấu tranh, đấu tranh đòi những điều cơ
bản nhất mà lẽ ra người
ta đương nhiên phải có và thuộc về họ
một cách hợp pháp.
Chúng tôi đã đấu
tranh quyết liệt vì những điều
cơ bản nhất trong cuộc
sống.
Moore: Đó là cuộc
đấu tranh mà tất cả đã quá rõ ở
Flint, Michigan.
Ở đó,
chú tôi cùng những bè bạn công nhân đã lần đầu tiên hạ
gục những tập đoàn hùng mạnh
đã thống trị cuộc sống
của họ. Đó là hôm trước Giao thừa năm 1936. Hàng trăm đàn ông
và phụ nữ đã chiếm lấy
các nhà máy của GM ở Flint và khống chế chúng trong suốt
44 ngày. Họ là công đoàn
đầu tiên đã đánh bại một tập
đoàn công nghiệp. Và hành
động của họ đã mang đến
sự ra đời của tầng
lớp trung lưu.
Nhưng
ngày đó trong cuộc bãi
công ngồi ở Flint, cảnh sát và đám côn đồ của công ty không chịu
đứng ngoài. Một tối, sau một
cuộc xung đột đẫm máu, Thống
đốc bang Michigan, được sự ủng
hộ của Tổng thống
Mỹ, Franklin Roosevelt, đã
cử vệ binh quốc gia đến. Nhưng
súng ống của các vệ binh không được
sử dụng để chống
công nhân. Mà chúng quay về
phía cảnh sát và lũ du
côn được thuê mướn, yêu cầu chúng phải để công nhân yên.
Ngài Roosevelt tin rằng,
những người công nhân có quyền bày tỏ sự
phẫn uất.
Bảy
năm sau đó, Tổng thống Roosevelt đã quá ốm yếu không thể
tới Đồi Capitol đọc diễn văn thường
niên trước Quốc hội.
Thưa
các quý vị, đây là Tổng thống Hoa Kỳ. Theo thông lệ, tôi sẽ
trực tiếp đọc bài diễn
văn thường niên.
Moore: Vì vậy,
ông đã đọc nó từ Nhà trắng qua sóng phát thanh.
Khi diễn
văn kết thúc, ông đã yêu cầu
các camera thời sự bước vào phòng của
mình bởi
ông muốn người dân Mỹ
được thấy một phần
đặc biệt của bài phát biểu.
Vị Tổng thống Hoa Kỳ ấy
đã bước một bước dài bằng
việc đề xuất Đạo
luật về Quyền Công dân thứ
hai với Quốc hội.
Ngày hôm nay, những
chân lý kinh tế đã được chấp nhận
một cách hiển nhiên. Một Đạo luật
về Quyền Công dân thứ hai trong đó những cơ sở
mới cho sự an ninh và thịnh vượng có thể
được thiết lập cho tất
cả mọi người bất
kể địa vị, chủng
tộc hay tín ngưỡng. Trong sô đó có: Quyền được có việc
làm hữu ích và được trả công; Quyền được kiếm
sống đủ nhu cầu cơ
bản về thức ăn, quần
áo và giải trí; Quyền của mọi
nông dân được trồng và bán sản phẩm của
họ với thu nhập đủ để
cho anh ta và gia đình một
cuộc sống tươm tất;
Quyền của mọi doanh nhân, lớn
cũng như nhỏ, được làm ăn trong bầu
không khí tự do, tự do khỏi những
sự cạnh tranh bất công và chi phối bởi độc
quyền trong cũng như ngoài nước; Quyền của
mọi gia đình được có nhà ở tử tế;
Quyền được có chăm sóc ý tế cơ bản
và cơ hội đạt đến
và hưởng thụ sức khỏe
tốt lành; Quyền được bảo
vệ cơ bản về
kinh tế khỏi những lo sợ
về tuổi già, bệnh tật, tai nạn,
và thất nghiệp; Quyền được
hưởng một nền giáo dục
tốt. Tất cả các quyền
ấy mang lại sự an toàn. Và sau khi cuộc chiến
này đã thắng lợi, chúng ta phải chuẩn bị
để tiếp tục tiến
lên đòi việc thực thi những quyền ấy
nhằm những mục đích mới
cho hạnh phúc và an lành của con người. Vì trước tiên phải có yên ổn trong nhà, nếu
không đừng nghĩ tới hòa bình vĩnh cửu cho thế giới.
Moore: Roosevelt đã qua đời
hơn một năm sau đó. Ông không sống để thấy
được kết cục của
cuộc chiến tranh. Đạo luật Quyền
Công dân mới của ông không được ban hành. Giá như ông vẫn sống
và thành công, thì mọi người Mỹ, bất
kể chủng tộc, đã có được những quyền và công việc
tử tế; một đồng
lương đủ sống; chăm sóc sức
khỏe phổ biến; một
nền giáo dục tốt; một
ngôi nhà vừa túi tiền; một kỳ nghỉ
có lương; và một mức lương
hưu cơ bản.
Không có điều
nào được thực hiện.
Không người
Mỹ nào được đảm bảo
bất cứ điều gì.
Nhưng
người dân Châu Âu và Nhật Bản thì có đầy
đủ các quyền ấy. Sao lại
thế được? Sau chiến tranh, những người Mỹ
dưới thời của Roosevelt đã vượt
đại dương tới giúp tái thiết
Châu Âu.
Trong thời
gian ấy, hiến pháp mới đã được soạn
thảo cho những quốc gia chiến
bại: Đức, Ý, và Nhật Bản.
Hiến
pháp Ý đảm bảo quyền bình đẳng
của nữ giới. Ngay từ
năm 1947.
Hiến
pháp Đức nói nhà nước có quyền tịch thu tài sản
và tư liệu sản xuất
vì lợi ích chung của cộng đồng.
Và đây là điều
chúng ta đã viết cho người Nhật: Mọi công nhân đều có quyền tổ chức
công đoàn. Tự do học thuật được
bảo đảm.
Suốt
65 sau đó, chúng ta đã không trở
thành đất nước như
Roosevelt mong đợi. Thay
vào đó, chúng ta thành ra thế
này...
Còn nhớ,
trong trận bão Katrina,
tôi đã tự hỏi: ''Tại sao luôn là những
người nghèo phải chịu mọi
đau khổ? Sao không bao giờ thấy Bernie Madoff trèo lên mái nhà kêu gào giúp đỡ? Hay đầu sỏ
của Citibank hay mấy gã nắm quỹ
đầu tư tương lai của
Goldman Sachs? Hay vị CEO
của AlG?'' Chẳng bao giờ là những gã ấy
cả, đúng không?
Vẫn
luôn là những người chẳng bao giờ
được chia miếng bánh vì những gã ấy đã chiếm
cả rồi và chẳng để
gì cho họ, để mặc họ
chết. Tôi từ chối sống
ở một đất nước
như thế. Nhưng tôi sẽ
không bỏ đi. Chúng ta sống ở một
đất nước giàu nhất thế giới.
Chúng ta xứng đáng một công việc tốt, chăm sóc sức
khỏe, một nền giáo dục
tốt, một ngôi nhà của chúng ta. Chúng ta xứng đáng có giấc mơ Roosevelt ấy.
Và sẽ là tội ác nếu chúng ta không có được. Nhưng
chúng ta sẽ không bao giờ có, chừng nào chúng ta còn có một hệ
thống làm giàu cho số ít bằng sự
trả giá của số đông.
CNTB là một
con ác quỷ.
Và bạn
không thể điều khiển ác quỷ.
Bạn phải tiêu diệt nó và thay thế nó bởi một
thứ gì đó tốt đẹp với
tất cả mọi người.
Và thứ đó được gọi là Nền
Dân chủ.
Tội ác
đã được thực hiện trong tòa nhà này. Tôi nhân danh công dân đến để thực
hiện bắt giữ. Hãy xuống
đây và bước ra khỏi tòa nhà. Đừng e sợ. Nhà tù Liên bang cũng tốt lắm.
Các bạn
thân mến, tôi thực sự không thể
làm thế này nữa trừ khi ai đó trong các bạn đang xem bộ
phim này cùng gia nhập với tôi. Tôi hi vong bạn sẽ làm thế.
Và xin bạn, hãy khẩn trương lên.
(Quốc
tế ca)
Tôi tin rằng
bộ máy ngân hàng còn đáng
sợ hơn cả những
đạo quân - Thomas
Jefferson, 1816
Để biết cái chết của bạn
đáng giá bao nhiêu với sếp hãy vào www.deadpeasants.biz
Lần
sau bạn đi máy bay, hãy
quyên góp cho chương
trình "Xu lẻ cho phi
công"
Của cải bị độc
quyền hoặc nằm trong tay số
ít là tai họa đối
với nhân loại - John Adams, 1765
Cứ 7,5
giây, ở Mỹ lại có thêm một
ngôi nhà bị tịch biên
Chỉ
nên sở hữu đủ của
cải cho cuộc sống. Phần
còn lại thuộc về nhà nước
- Benjamin Franklin
Công ty tịch
biên đã rời khỏi Flint để lại địa
chỉ hòm thư và thêm nhiều người thất
nghiệp
Wal-Mart đã ngừng
mua bảo hiểm tử vong dân đen nhưng
vẫn gọi nhân viên là "cộng tác viên"
8 tháng sau khi đòi lại
nhà, ngân hàng đã từ bỏ việc trục
xuất nhà Trody ở Miami. Hiện giờ họ
vẫn đang sống trong ngôi nhà của mình.
Trong cuộc
đấu tranh giai cấp, giai cấp tôi đã thắng. Nhưng lẽ
ra họ không nên thắng - Warren Buffett
Ngô Đăng Toàn - Đại
học Quốc gia Hà Nội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét