Dưới đây là một phần phụ đề tiếng Việt (có biên tập lại chút) của Ngô Đăng Toàn (Đại học Quốc gia Hà Nội)
dịch trong của bộ phim tài liệu "Chủ nghĩa tư bản - Câu chuyện tình
yêu" do Micheal Moore thực hiện. Xin chân thành cám ơn Micheal Moore và
Ngô Đăng Toàn.
Xem phần 1 ở đây
--------------------------
Trong những năm tháng cuối của triều đại Reagan,
Xem phần 1 ở đây
--------------------------
Trong những năm tháng cuối của triều đại Reagan,
Tôi đã làm bộ
phim đầu tay về những gì đã xảy
ra với đất nước này đặc
biệt là với thị trấn
quê hương tôi, Flint,
Michigan, nơi khai sinh tập đoàn General Motors.
GM đã thông báo lợi
nhuận hơn 4 tỉ USD cùng lúc với
việc cắt giảm hàng chục
ngàn chỗ làm. Tôi đã tìm
gặp giám đốc chi nhánh của GM ở
Flint, ông Tom Kay, để hỏi xem tại sao những
chuyện này lại xảy ra.
General Motors sẽ
không thể mang lại phúc lợi cho bất cứ
ai nếu nó bị phá sản. Nó phải
làm điều nó cần phải làm để
bảo đảm khả năng cạnh
tranh trong thời buổi kinh tế nóng bỏng này.
Moore: Kể
cả điều đó nghĩa là phải cắt giảm
18,000 việc làm?
Kể cả điều đó nghĩa là phải
cắt giảm 20,000 việc làm.
- Hoặc
giả 30,000?
- Bất
cứ giá nào.
- Thế
những công ăn việc làm ở Flint thì sao?
- Cũng có khả
năng lắm.
Moore: Và nó đã xảy
ra. Hầu như tất cả
mọi công việc đều bị
cắt giảm và GM bị phá sản. Có lẽ
điều còn đáng lo ngại hơn nhiều
là tình hình những vùng
khác của nước Mỹ bắt
đầu trở nên giống như
ở Flint, Michigan.
Nhưng
vẫn còn một số thành phố
lấy làm tự hào bởi sự
tốt đẹp của mình.
Cleveland
Come on down to Cleveland Town, everyone
(Mọi
người hãy đến Thành phố Cleveland)
Come and look at both of our buildings
(Đến
mà chiêm ngưỡng cả hai công trình của chúng tôi)
Here's the place where there used to be industry
(Đây khu vực
từng là khu công nghiệp)
This train is carrying jobs out of Cleveland
(Đây con tàu chở
việc khỏi Cleveland)
See the sun almost three times a year
(Ngắm
mặt trời tận 3 buổi
một năm)
This guy has at least two DUls
(Gã này thường
đánh võng khi say)
Our economy's based on LeBron James
(Nền
kinh tế chúng tôi dựa trên LeBron James)
Buy a house for the price of a VCR
(Mua được
nhà chỉ với giá đầu VCR)
Our main export is crippling depression
(Hàng xuất
khẩu chính của chúng tôi là sự nhăn nhó suy sụp)
We're so retarded that we think this is art
(Chúng tôi quá thiểu
năng nên nghĩ rằng đây là
nghệ thuật)
lt could be worse, though, at least we're not Detroit
(Mọi
thứ còn có thể tệ hơn,
ít ra ta cũng không phải
Detroit)
We're not Detroit.
(Ta không phải
Detroit)
Moore: Không, họ
không phải Detroit. Trong
suốt 20 năm tôi đã cố gắng cảnh
báo GM và những công ty
khác rằng chuyện này rồi sẽ
xảy ra, nhưng không có kết quả.
Có lẽ
giờ thì họ sẽ chịu
nghe.
Vì vậy
tôi đã tới trụ sở của
General Motors một lần cuối cùng để
chia sẻ những suy nghĩ của mình.
Ngài không được
phép. Ngài không được
quay phim ở đây.
Sao vậy?
Ngài không được
General Motors cho phép.
- Ngài không được
quay phim ở đây.
- Tôi chỉ
muốn gặp ngài chủ tịch thôi mà.
Không được,
thưa ngài.
Không được,
thưa ngài.
Anh biết
không, tôi đã làm chuyện
này trong khoảng 20 năm rồi.
Tôi hiểu,
thưa ngài.
Và tôi chưa
bao giờ được cho phép bước chân vào tòa nhà này trong
suốt 20 năm ấy.
Giờ
thì tôi nghĩ là đã đến
lúc ai đó nên để cho tôi
vào đó và để tôi nói chuyện với họ.
Tôi có một
vài ý tưởng tốt.
4-7 gọi
7-6 Bravo Area Alpha.
Giọng
nam: Nói đi.
Michael Moore đang ở
đây đòi gặp ngài chủ tịch.
Nhắc lại xem nào.
Nhà sản
xuất phim, ông Michael
Moore. Ông ấy tới đây đòi gặp ngài chủ tịch.
- Thưa
các ngài.
- Vâng.
Các ngài phải
xin phép trước đã.
Các ngài không được
quay phim ở đây, rõ chứ?
Nhưng
nếu tôi không thể vào đó để xin phép thì tôi phải làm thế nào bây giờ?
Tôi nghĩ người
ta nói đúng. Dứt tình là rất
khó.
Dừng lại. Đừng làm thế.
Trở vào trong nhà đi.
Moore: Trong 35 năm qua, GM làm ra nhiều tiền hơn
bất cứ một công ty nào khác. Nhưng rồi
một ngày kia, người Đức và người
Nhật đã tái thiết lại nền
công nghiệp xe hơi của họ
và sản xuất ra những chiếc
xe còn an toàn hơn cả chúng ta, tiết kiệm nhiên liệu
hơn và rất hiếm khi hỏng
hóc. Ở Đức, những tổ
chức công đoàn có vai trò
trong việc thuê và sa thải các vị giám đốc
điều hành vì thế những người
công nhân có được tiếng nói về những vấn
đề đang diễn ra.
Các bạn
ạ, người dân Nhật Bản và Đức đấu
tranh để đảm bảo rằng
ngay cả những người lãnh đạo
chính trị thủ cựu nhất
của họ cũng không thể hủy diệt
được tầng lớp trung lưu.
Chúng ta đang ở
đâu thế ạ?
Vào cái ngày mà General Motors tuyên bố
phá sản theo Điều khoản số
11, tôi đã cùng với cha
tôi tới thăm xí nghiệp sản xuất
thiết bị đánh lửa AC nơi cha tôi đã từng làm việc trong hơn 30 năm.
- Vậy
là cha đã làm ngay chính chỗ
này đây.
- Ta phải
đi tiếp, có một con dốc chạy
vượt lên chỗ kia, ngay đằng sau đó...
- Ngay đằng
sau quãng trống đó?
- Ừ.
- Thế
là nhà máy ở tít tận đằng kia ạ?
- Phải.
Moore: Cả
khu xưởng phải dài tới tầm
2 dặm ấy. Con nhớ mẹ thường
đưa bọn con đến đón cha. Vào 2h30 hàng ngày.
- Ừ,
đúng rồi.
Cha đi ra từ
phía kia, ngay chính chỗ
kia kìa. Còn cả nhà thì đợi cha ở trong xe.
Và mọi người nhìn thấy cha đi xuống từ con dốc
ấy. Cả nhà đều rất
phấn khởi khi trông thấy cha. Cha đã làm ở đấy 33 năm rưỡi.
- 33 năm rưỡi
ạ?
- Ừ.
Moore: Kỷ
niệm đẹp nhất trong thời
gian cha làm việc ở đây là gì ạ?
Kỷ niệm đẹp nhất?
Cha nghĩ đấy
là mọi người. Họ là những
người rất tốt.
- Cha thích những
người cùng làm việc với cha à?
- Ừ.
Frank Moore: Đây là một
chỗ làm tốt. Cha rất thích nó. Cha thấy tiếc vì giờ
nó không còn nữa.
Ngay trước
Giáng Sinh 2008, Công ty Cộng
hòa Cửa và Cửa sổ tại
Chicago, bang lllinois,z bất
ngờ sa thải toàn bộ số lao động
nằm ngoài tổ chức công đoàn khoảng
hơn 250 người. Họ chỉ
được báo trước vỏn vẹn
có 3 ngày. Ngân hàng Hoa Kỳ đã ngừng
cung cấp một khoản tài chính cho công ty, và vì thế những người
công nhân không được trả số tiền
đáng ra phải thuộc về họ.
Công nhân 1: Cả
cuộc đời tôi xoay quanh công việc này. Tôi sống theo những nguyên tắc mà công việc này đặt ra cho tôi. Và không phải chỉ
tôi đâu, tất cả công nhân ở đây đều như
thế. Chúng tôi làm tất cả theo tiếng
gọi nghĩa vụ đối với
Cộng hòa (tên công ty).
Để rồi cuối cùng, Cộng
hòa chẳng mảy may đếm xỉa
đến chúng tôi.
Công nhân 2: Chúng tôi biết
được rằng, họ dự
định sẽ đóng cửa xí nghiệp
vào Thứ Ba.Chúng tôi
không đáng phải chịu những điều
này. Điều này thật sự rất
đau đớn, vì với tôi, đây chính là gia đình
thứ hai của mình. Tôi đau lắm. Thực sự
rất đau.
Tôi sẽ
nhớ tất cả mọi
người. Tôi sẽ nhớ tất
cả, và tôi không nghĩ rằng có ai đó trên trái đất này đáng phải chịu những
điều như những gì họ
đang làm với chúng tôi.
Moore: Những
cảnh tượng thế này lặp
đi lặp lại ở trên khắp
đất nước, và không ai tỏ ra bận tâm.
¶ Zambezi, Zambezi ¶
¶ Zambezi, Zam. ¶
Moore: Ngài Tổng
thống đang tận hưởng năm cuối
của nhiệm kỳ trong văn phòng.
Nhưng
khi nền kinh tế bắt đầu
tan rã, ông ta quyết định đã đến lúc tung ra Cái chữ C: Capitalism - CNTB là hệ thống
tuyệt vời nhất đã từng
được kiến tạo.
Moore: Huh. Thật
thế à?
Chỗ
này chỗ khác có những ý kiến đánh đồng
hệ thống tự do kinh doanh với
sự tham lam, sự bóc lột, và sự
thất bại.
Moore: Hmm, tham lam,
bóc lột, thất bại?
Tiếp tục đi, tôi đang nghe đây.
CNTB mang đến
cho mọi người sự tự
do lựa chọn xem họ sẽ
làm ở đâu và làm cái
gì...
Phóng viên: Pat Andrews đang tìm kiếm việc
làm. Sáng nào bà cũng đều
duyệt qua những danh mục tuyển dụng
trong vô vọng. Chẳng
có gì ở đây cả. Tôi sẽ chẳng
làm những việc như vũ công trong các câu lạc bộ
quý ông....cơ hội để buôn bán hay sản
xuất những thứ họ
muốn.
Phóng viên: Tom Rendon đã tránh khỏi bị
cho nghỉ việc tạm thời
trong một công ty làm biển quảng cáo ở
Stockton, California, chỉ
nhờ có một từ giờ
đây đóng góp tới một nửa số
công việc của anh: Tịch biên. Nếu bạn kiếm
tìm công bằng xã hội và phẩm giá con người,
hệ thống thị trường
tự do chính là sự lựa chọn
đúng đắn.
(tiếng vỗ tay)
Moore: Và cho những
ai đang tìm kiếm sự công bằng ở
Pennsylvania, tự do kinh
doanh đích thực là một sự lựa
chọn đúng đắn.
Hạt
Wilkes-Barre, bang Pennsylvania, là một
trong số những nơi trong bang có tỷ
lệ cao nhất về số
trẻ vị thành niên bị quản chế
tại các trung tâm
giáo dưỡng. Có lẽ đó là bởi vì những con người
tốt bụng nơi đây đã áp dụng
những nguyên lý của CNTB vào việc xử lý đám trẻ
ngỗ nghịch của họ.
Hạt này đã thuê một doanh nghiệp tư nhân hoạt
động vì mục đích lợi nhuận nhưng
có cái tên rất êm tai là PA
Child Care (Công ty Chăm sóc Trẻ
em PA).
Công ty được
sở hữu và điều hành bởi
2 doanh nhân, một trong hai người
là Robert Powell, một vị luật sư
kiêm doanh nhân.
Bạn tốt của ông ta là Thẩm
phán Conahan đã cho đóng cửa
trung tâm giáo dưỡng của chính phủ và sau đó xây dựng nên cái gọi
là Công ty Chăm sóc Trẻ
em PA, một cơ sở tư
nhân trị giá 8 triệu USD, và cho Hạt thuê lại với một
cái giá "vỏn vẹn" có 58 triệu. Hãy làm quen với một vài thiếu
niên hư hỏng của hạt
Wilkes-Barre.
Magee đã hút cần
sa trong một buổi tiệc ở
trường trung học. Khi ở vào tuổi
ấy, tôi là một kẻ nổi
loạn.
Matt thì vướng
vào một vụ tranh cãi bên bàn ăn. Tôi đã
ném một miếng thịt, đâu như
là một miếng bít-tết, thức
ăn của bữa tối, vào mặt
bạn trai của mẹ.
Jamie lại
dính vào một vụ đánh nhau ở một khu mua sắm
với bạn thân của mình. Tôi chỉ bất ngờ
nhận thấy rằng, chúng tôi sẽ
chẳng còn có thể là bạn với
nhau nữa.
Còn Hillary thì đã làm một
trang trên MySpace để đùa
cợt vị hiệu phó trong trường
vì ông ta quá nghiêm khắc
và không có khiếu hài hước. Nội dung của
nó khá là vớ vẩn, kiểu của
một đứa con gái 14 tuổi ấy mà. Hiệu
phó của cô bé đã gọi cảnh sát.
Và bọn
trẻ đều được triệu
đến trước mặt ngài thẩm
phán nhân hậu Mark
Ciavarella.
Đám trẻ
này chuẩn bị học được
bài học đầu tiên về CNTB kiểu Mỹ: Thời
gian là tiền bạc, rất nhiều
tiền bạc.
Tôi được
gọi đến trước tòa và gặp
ông Ciavarella, và tôi chỉ
đứng trước mặt ông ta trong chưa
đầy 4 phút.
Tôi chỉ
đứng trước mặt ông ấy
trong độ 2 phút.
Hillary: Điều
đầu tiên mà Thẩm phán Ciavarella nói với tôi là: ''Điều gì khiến cô nghĩ rằng
cô có thể
làm những việc rác rưởi như
vậy?''
Tôi chắc
rằng ông ta đã xác định trước trong đầu
khi tôi bước vào rằng ông ta sẽ nhốt thằng
nhóc này vào trại bất kể thế
nào.
Ông ta thậm
chí còn chả buồn nhìn tôi. Khi tôi bước vào phòng xử án, tôi đã chẳng có một cơ
hội nào. Có khoảng 6 đứa đã vào trước
tôi. Tất
cả những đứa gặp
phải Ciavarella, dù với bất cứ
tội trạng gì lỗi nhỏ
hay nghiêm trọng đều bị đưa
vào trại.
Mặc dù
Hạt Wilkes-Barre nằm trong Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ, nhưng ở đây CNTB áp đảo nền dân chủ.
Robert Powell, một
trong những chủ sở hữu
của Công ty Chăm sóc Trẻ em PA, đã trích một khoản hoa hồng
cho Thẩm phán Conahan và
ngài Thẩm phán
Ciavarella. Ngài thẩm
phán Ciavarella lập tức gia tăng tỷ lệ định
tội của mình. Rất nhiều trẻ
em đã được đẩy vào cơ sở
giáo dưỡng thiếu niên vì lợi nhuận của
Công ty Chăm sóc Trẻ em
PA. Và đổi lại những đau khổ
mà chúng phải gánh chịu, các vị thẩm phán đã bỏ
túi hơn 2,6 triệu USD còn những ông chủ của Công ty Chăm sóc Trẻ em PA thì thu lợi
đến hàng chục triệu từ
nguồn tiền thuế trong Ngân sách của
Hạt.
Và Powell đã hưởng
dụng đống tiền ấy
như thế nào?
Ông ta mua một
chiếc máy bay riêng và một chiếc thuyền
buồm, đặt tên là ''Guồng quay Công lý''.
6,500 trẻ
em đã bị phán tội một cách không thỏa
đáng. Quả là một thương vụ
ngon lành cho đến khi mọi thứ vỡ
lở ra.
Phóng viên 1: Hai thẩm
phán của Hạt Luzerne đang đối mặt với
rắc rối nghiêm trọng về pháp lý. Họ
sẽ bị kết án tù.
Phóng viên 2: Một số trẻ
vẫn bị nhốt vào trại
ngay cả khi những nhân viên giám hộ đã phản đối
hình phạt giam nhốt.
Ở
trong đó bạn bị mất cảm
giác về thời gian và ngày tháng. Tôi chỉ mơ hồ
cảm giác được. Đáng ra tôi chỉ phải ở
trong trại khoảng độ 2 tháng. Thế nhưng 2 tháng ấy
lại bị kéo ra thành 9 tháng trời.
Ông ta nói là độ
3 đến 6 tháng, vậy
mà thế nào tôi lại phải ở
đó tận những 11 tháng rưỡi và tôi cũng chưa bao giờ được gọi
lại tới tòa để ông ta gia hạn
bản án gì cả.
Công ty Chăm sóc Trẻ
em PA không chỉ trả tiền cho các thẩm
phán để lấp đầy những
phòng giam của họ, mà nhân viên của công ty còn có quyền quyết định
khi nào thì một đứa trẻ được
cải tạo thành công.
Điều
này cũng có lý thôi, bởi
khi một tổ chức chính phủ
đã biến thành một công ty vì lợi nhuận, thì bạn
còn mong muốn gì hơn vào những chức trách của
nó?
Matt: Tôi có cảm
giác mình chỉ là một thứ công cụ
mà họ sử dụng để
kiếm tiền rồi sau đó vứt
bỏ đi.
Tôi chỉ
muốn tập trung vào những chuyến bay và chuẩn
bị cho tương lai của mình để tôi có thể thực sự
quên đi tất cả những chuyện
này. Trong suốt thời gian xét xử, tôi hoàn toàn mất quyền khống
chế, nhưng khi bay thì chỉ có mình tôi thôi.Khi đó tôi
có thể tự mình làm mọi thứ. Chỉ
mình tôi nắm quyền điều khiển
mà thôi.
Matt thích bay và mong muốn
một ngày nào đó được trở thành phi công. Và nếu cậu
ta thành công, thì khi đó cậu
sẽ học được bài học
thứ hai trong chủ nghĩa tư bản:
Ấy là ở Mỹ, đôi khi làm một
nhân viên ở McDonald's
còn tốt hơn.
- (tiếng
vỗ tay hoan hô)
- Còn nhớ
Sully chứ?
Cơ trưởng Sullenberger, người đã hạ cánh an toàn chiếc
Airbus xuống dòng sông
Hudson cứu thoát sinh mạng của 150 hành khách?
(tiếng nhạc hùng tráng)
Giọng nam: Một Anh hùng Hoa Kỳ chân chính.
(tiếng
vỗ tay)
Moore: Ông ta đã được
gặp ngài Thị trưởng. Ông
ta đến tận Tòa nhà Liên bang. Chà, ông
ta còn tới cả giải Super Bowl nữa. Và thậm
chí trở thành Nghị sĩ.
Bay là niềm
đam mê của cả đời tôi. Nhưng
dù rất yêu công việc của mình, tôi không thích những gì đang xảy
ra với nó.
- (nhạc
ngưng bặt)
Theo kinh nghiệm cá nhân của tôi thì việc quyết định
gắn bó với công việc mà mình yêu thích này đã trở thành một gánh nặng kinh tế ghê gớm đối
với tôi và gia đình. Lương của tôi đã bị
cắt giảm 40%. Lương hưu của
tôi, như hầu hết lương
hưu trong ngành hàng
không, đã bị hủy bỏ.
Vì vậy
xin đừng nghĩ là tôi cường điệu khi nói rằng,
tôi không biết bất cứ một
phi công nào lại muốn con cái họ đi theo sự nghiệp của
mình.
Moore: Whoa, câu này của
ông đã hạ gục cả phòng đó, Sully.
Nhưng
tôi không nghĩ là các nghị
sĩ muốn
nghe mấy thứ đó. Họ chỉ
thích ông là anh hùng thôi.
- Những
kinh nghiệm hôm nay...
(tiếng nhạc hùng tráng chồm
lên che lấp bài phát biểu)
Moore: Mức
lương khởi điểm của
một phi công như bạn là bao nhiêu?
Tôi kiếm
được 19.000 USD trong năm
đầu. Sau đó được nâng lên mức 22.000 hay 23.000 trong năm
thứ hai. Năm ngoái, lương chết đói. Tôi chỉ
kiếm được 17.600.
Có một
câu chuyện đùa trong ngành
hàng không: Họ thường gắn nhãn hình đôi cánh lên áo những phi công mới vào nghề và thế là cả
công ty đều nói ''Này, đừng dán tem phiếu thực phẩm
lên đồng phục chứ!''
Moore: Tôi chả
biết các bạn thế nào, nhưng
tôi thì tôi muốn những phi công đưa mình lên tít 30.000 feet
trên không phải được trả lương
thật tốt chứ không phải
ngồi trong buồng lái mò mẫm dưới chân ghế
phi công để tìm nhặt mấy xu rơi
xu vãi.
Có một
khoảng thời gian tầm 4 tháng tôi đã phải sống nhờ
phiếu thực phẩm.
- Anh phải
sống nhờ phiếu thực
phẩm?
- Phải.
- Và anh vẫn
lái máy bay?
- Phải.
Với cái phiếu thực phẩm
của tôi.
Có một
phụ nữ tôi gặp ở
văn phòng cấp phiếu thực phẩm,
khi nghe tôi nói mình là phi công, bà ấy
không tỏ vẻ gì, nhưng bà ấy….Tôi
biết bà ấy không tin lời tôi.
Moore: Làm thế
nào anh sống qua được? Làm sao mà anh trang trải mọi thứ?
Thì thỉnh
thoảng cũng phải dùng thẻ tín dụng để
mua thực phẩm thôi, những khi tôi không xin được phiếu.
- Ồ,
thế à?
Tôi có khoảng
10.000 USD ghi nợ trong
thẻ mà là chỉ mua những thứ
thiết yếu thôi đấy, chứ không phải
TV màn hình rộng hay dàn
âm thanh gì đâu.
Moore: Vậy
là anh ghi nợ để mua thực phẩm
sống qua ngày.
- Đúng vậy.
- Thế
anh có khoản vay nợ sinh viên nào không?
- Có chứ.
- Bao nhiêu?
- Tôi nợ
khoảng 80.000.
- Tôi đã vay 100.000 USD.
- Khoản
vay cho sinh viên?
Và với
cái đà này, khi mà tôi trả
xong món nợ có lẽ cũng phải lên tới hơn
nửa triệu đô-la cả vốn lẫn
lãi và cả lệ phí cùng các khoản phạt nữa.
Tôi không thích nghĩ nhiều
về chuyện này bởi nó như
một cái vực sâu không đáy. Tôi sẽ rất nhanh chóng suy sụp
và thất vọng đối với
sự lựa chọn nghề
nghiệp của mình mỗi khi nghĩ đến chuyện mình có được
và kiếm được ít ỏi đến
chừng nào.
Moore: Cô có phải
làm thêm công việc gì để kiếm sống
không?
- Tôi dắt
chó đi dạo thuê,
- Tôi đưa
hàng cho Nước quả MonaVie.
- Tôi biết
một số phi công còn phải đi bán huyết tương để
kiếm thêm.
- Tức
là họ bán máu?
- Họ
-- ừ -- Để có thể kiếm
thêm chút tiền trong khi
họ vẫn đang làm việc lái máy bay?
- Phải.
- Họ
bán huyết tương.
Nghĩa là họ
có thể lấy lại phần
máu, nhưng bán đi phần huyết tương
để lấy tiền.
- (cười
khẽ)
- Oh, tôi hiểu
rồi. Họ hút máu của bạn ra, lấy
đi phần huyết tương... Rồi
bơm trả lại máu cho bạn.
...trả cho bạn--
- Oh, thế
đấy, cũng không tệ lắm nhỉ.
Lý do duy nhất
mọi người còn bay là bởi vì họ yêu công việc
này. Và những người quản lý lợi
dụng tình yêu đó. Các
hãng hàng không đã tìm cách bán rất
nhiều vé tháng cho khách
hàng thường xuyên trong nỗ lực nhằm
triệt hạ các tổ chức
công đoàn. Nhưng bạn không thể cạnh tranh bằng
cách giảm giá liên tục trong suốt nhiều năm mà không cắt
giảm những chi phí cho đảm bảo an toàn.
Vào khoảng 10 giờ 15 phút đêm 12 tháng 2 năm
2009, chuyến bay nội địa số
3407 chuẩn bị hạ cánh xuống
sân bay Buffalo.
(còi báo động
hú lên)
Giọng
nam: Chú ý, liên lạc mặt đất đây, tất
cả cảnh sát bang và cảnh sát địa phương chú ý. Chúng ta phải để
ý mọi dấu vết trên mặt
đất.
Chiếc
máy bay đang ở cách sân
bay 5 dặm, thì bất ngờ chúng tôi bị
mất mọi liên lạc. Tất cả
những gì chúng ta biết là có một chiếc máy bay đâu đó trong khu vực này và chúng ta hiện không liên lạc được với
họ.
Không ai sống
sót trong vụ rớt máy bay 50 người đã chết. Giới truyền
thông tập trung vào hành
vi của viên phi công.
Phóng viên: Cơ
trưởng Marvin Renslow và
Cơ phó Shaw khi đó đang
tán chuyện với nhau về sự nghiệp.
''Sự
nghiệp'' là một lối nói tránh cho những
gì mà hai phi công đã thực
sự nói với nhau: Đồng lương của
họ ít ỏi thế nào và họ
phải làm việc quá sức ra sao. Chẳng
có một sự bàn luận nào trên các phương
tiện truyền thông về việc tại
sao hệ thống kinh tế của chúng ta lại
để cho một viên phi công được trả lương
ít hơn cả một quản
đốc ở Taco Bell.
Phóng viên: Cơ
phó Shaw kiếm được từ 16.000 đến
20.000 USD một năm và đồng thời còn làm thêm việc
khác.
Moore: Việc
làm thêm của cô ấy là nghề bồi bàn cho một
quán cà phê.
Làm thế
nào mà những công ty đó lại thoát khỏi vụ này?
Tôi cho rằng
CNTB chính là như thế.
Nó cho phép bạn
có thể thoát khỏi mọi tội
lỗi, ngay cả là việc kiếm
lời từ cái chết của
những nhân viên.
Cưng ơi, để mẹ
mở cho. Thử làm thế này xem.
Moore: Đây là lrma Johnson.
Chồng
của lrma, Dan, làm quản lý trung gian cho Ngân hàng
Amegy ở Houston, Texas.
- Con muốn
thử quết mứt không?
- Không ạ.
Moore: Dan vừa
qua đời vì bệnh ung thư, để
lại lrma và 2 cậu con trai. Nhưng điều lrma không hề
biết là, Amegy đã bí mật mua bảo hiểm
nhân thọ cho Dan. Và Ngân
hàng này rất sảng khoái tự điền tên mình vào mục
người hưởng lợi trong trường
hợp Dan qua đời. Công ty bảo hiểm đã vô tình gửi
thông báo cho lrma rằng
Ngân hàng Amegy đã được
nhận một tấm séc một
triệu rưỡi đô-la vài tuần sau cái chết của Dan.
Cảm ơn con trai.
Johnson: Họ chẳng hề
nói với tôi. Tôi muốn biết tại
sao họ lại mua bảo hiểm
cho chồng tôi?
- Moore: Bà không biết
gì về chuyện ấy?
- Không hề.
- Và họ
đã điền tên mình là người được hưởng
lợi.
- Phải.
Moore: Vậy
ra cái chết của chồng bà khiến
họ giàu có hơn 1.5 triệu đô-la?
- Mm-hmm. Tôi biết họ không được
phép kiếm lời trên cái chết của chồng
tôi. Khi tôi bất ngờ biết được
chuyện gì đang xảy ra, Tôi thấy mất hết
lòng tin. Thật đau đớn.
- Tôi rất
tiếc.
- Vâng... Chuyện
thật kinh khủng và tôi muốn có câu trả lời.
Moore: lrma đã liên hệ
với Michael D. Myers, một luật sư
ở địa phương đã có thời
gian dài tìm hiểu những chính sách bảo hiểm mà các công ty mua cho nhân viên của họ.
Thông thường đối với
bảo hiểm nhân thọ, khi bạn bảo
hiểm cho sự mất mát của
một người thân hay trụ cột kinh tế
của gia đình, nghĩa là bạn không muốn họ chết.
Nhưng với những chính sách bảo
hiểm do công ty mua thế này thì họ lại mong nhân viên chết
theo những điều khoản bảo
hiểm. Bạn có giá trị đối với
công ty nếu chết đi hơn là sống.
American Greetings, RR Donnelly & Sons, và Proctor &
Gamble tất cả các công ty này đều
dính líu đến chết chóc. Có 4 chương trình kết hợp hoạt
động nhắm vào tỷ lệ
50% của tử vong được dự
đoán trước. Khách hàng của họ hiểu
rất rõ về vấn đề
này. Những kẻ môi giới loại
bảo hiểm này thường phàn nàn rằng, số nhân viên chết
đi ít quá. Và vì vậy khoản lời thu về
không bằng với dự kiến
trong chương trình bảo hiểm. Đám môi giới
viết rằng NCC hoạt động với
tỷ lệ tử vong dự
kiến là 78%. Thế có nghĩa là 78% số người mà ta dự
kiến chết đã thực sự
chết.
Nhưng
vấn đề là trong đó có 3 người tự tử.
Mà ta không thể
năm nào cũng trông cậy người ta tự kết
liễu được.
Moore: Ông có thể
nghĩ ra một tình huống nào khác mà người ta lại mong người
khác chết đi không?
- Binh lính trong chiến
tranh, chắc thế.
- Ừm,
khi đó họ có mong người khác chết không nhỉ?
- Tôi, tôi không chắc
lắm.
- Trong chiến
tranh, khủng bố. Xử tử
bằng thuốc độc, có lẽ
thế. Tôi chẳng biết nữa.
- Tôi chịu.
- Đó là một
câu hỏi kỳ quặc.
Moore: Tôi không hiểu
tại sao chuyện này lại là hợp
pháp được. Rõ ràng luật có quy định cấm tôi không được
mua bảo hiểm hỏa hoạn
cho nhà của bạn vì như thế
tôi sẽ có thể kiếm lời
từ việc nhà bạn bị
cháy.
Luật sư Myers đã nghiên cứu vấn đề
này trong nhiều năm, vì
thế tôi đã hỏi ông ta những công ty nào đang hưởng lợi từ
những chính sách bảo hiểm ấy.
Tôi không biết,
anh không biết, vì chẳng có nơi nào ta có thể
tìm biết được xem một công ty có phải là người mua những
dịch vụ đó hay không.
- Thế
ông biết công ty nào
không?
- Chúng ta biết
một số công ty đã bị lộ như
Bank of America, Citibank, Wal-Mart, Winn-Dixie, Proctor & Gamble, McDonnell
Douglas, Hershey, Nestlé , AT&T, Southwestern
Bell, Ameritech, American Express.
- Toàn là các cổ
phiếu "blue
chip" thì phải?
- Đúng thế.
Đây không phải
là chuyện lừa đảo của
những công ty chuyên đi
đêm nhằm kiếm một tấm
séc khi một nhân viên qua
đời. Có lẽ phải đến
vài triệu người Mỹ đã từng
hoặc đang được mua bảo hiểm kiểu
như vậy. Có rất nhiều
trường hợp như thế.
Moore: Đây là Paul Smith. Anh đã từng được
coi là một nhân viên
trung thành.
Smith: Tôi đã làm việc
cho Wal-Mart suốt 18 năm
và cống hiến 110% sức lực . Tôi đã từng
yêu quý công ty ấy. Vậy mà hóa ra Wal-Mart đã mua hơn 350.000 suất bảo hiểm
nhân thọ cho các nhân
viên tầng dưới chót. Đó không phải là những người
điều hành. Họ chỉ là những
người giống như vợ
tôi, một người trang trí bánh trong 18
tháng. Đó mới là loại nhân viên mà họ mua bảo hiểm.
Moore: Vợ
Paul, LaDonna, đã nghỉ việc ở xưởng
bánh của Wal-Mart để có thể ở
nhà với 2 đứa con trai.
Smith: Cô ấy
bị hen rất rất nặng. Một
đêm, cô ấy phải đi cấp cứu
và y tá đến hỏi tôi rằng, ''Ông là ông Smith?''
- Tôi trả
lời, ''Vâng.''
Bà ta nói: ''Chúng tôi không nghĩ bà nhà có thể qua khỏi được.''
Moore: LaDonna bị
lâm vào hôn mê và không bao giờ
tỉnh lại. Gia đình cô lao ngay đến bệnh viện,
dù rằng họ chẳng thể
giúp được gì. LaDonna nằm trong phòng bệnh cách một bức tường.
Còn Jessica thì luôn miệng
hỏi: ''Mẹ đâu?''
Tôi trả
lời: ''Mẹ nằm ngay bên kia bức
tường thôi.''
Và con bé nói: ''Mình có thể
đục một cái lỗ trên tường
để gặp mẹ được
không ạ?''
Câu nói ấy
cứ ám ảnh tôi mãi.
Smith: Chúng tôi phải
túc trực trong bệnh viện, vì thế
cả nhà đã viết thư cho cô ấy.
''Vợ
yêu, anh nhớ em không từ ngữ nào có thể
diễn tả được. Em là cuộc
sống của anh. Em luôn tìm thấy vẻ đẹp
trong những điều đơn giản
nhất. Anh vẫn luôn ngưỡng mộ em vì điều
ấy. Ước gì anh có thể nói với em điều
ấy nhiều hơn. Mong em hãy sớm
trở về với anh. Anh còn phải
học ở em nhiều điều
lắm, cưng ạ. Chồng yêu của em, Paul.''
Cô ấy
mới 26 tuổi.
Myers: Người
tuổi càng trẻ, lợi nhuận
càng cao, bởi họ dự kiến
anh ta sẽ còn sống lâu.
Phụ nữ thường được
coi là sống lâu hơn nam giới. Vì thế nhân viên có giá trị nhất đối
với công ty một khi họ chết,
là những phụ nữ trẻ.
Moore: Cái chết
của LaDonna mang lại cho một trong những
tập đoàn giàu nhất thế giới
thêm một khoản 81.000 USD.
Tôi phải
chi trả hơn 100.000 USD tiền thuốc men và một
đám tang hết 6.000 USD, và
Wal-Mart thì chẳng thèm hỗ trợ một
xu nào hết. Tôi đã tin tưởng họ. Và dù có cả
triệu năm thì tôi cũng chẳng bao giờ nghĩ rằng ở
đâu đó trong báo cáo lợi
nhuận lại có dòng: ''Lợi nhuận tử
vong: 81.000 USD.''
Wal-Mart chẳng
thèm quan tâm đến bạn. Khi ai đó mất đi, thì người ta không nên kiếm chác gì từ việc đó.
Myers: Mẫu
số chung cho các khoản bảo hiểm
này ấy là khi người nhân viên qua đời, thì người chủ sẽ
được hưởng tiền bảo
hiểm. Họ thường gọi
nó với cái tên: ''bảo hiểm tử
vong dân đen''
Moore: Tử
vong của dân đen? Sao họ lại dùng cách gọi
gớm ghiếc thế?
Myers: Quả
là gớm ghiếc. Tôi cũng không hiểu thế nghĩa là gì. Tử
vong thì rõ ràng rồi. Nghĩa
là nhân viên đó đã qua đời,
đã tử vong. Còn "dân
đen", tôi không biết
sao họ lại chọn từ
này. Chẳng biết là có nguyên do lịch sử gì không hay chỉ
là vì họ coi giá trị sinh mạng người
nhân viên như thế.
Tử
vong của dân đen?
Phải,
đó là cách gọi của bọn họ.
Thật xúc phạm khi họ gọi
chồng tôi như thế.
Moore: Hóa ra là Ngân
hàng Amegy còn mua một khoản bảo
hiểm tử vong dân đen thứ hai cho Dan, khiến tổng thu của
họ trong vụ này lên tới gần 5 triệu
đô-la.
- CNTB có phải
là một tội ác không?
- Cha Dick Preston: Phải.
- CNTB có phải
là một tội ác không?
- Cha Dick Preston: Phải.
CNTB đối
với tôi và nhiều người tại
thời điểm này là một tội ác. Nó đối
lập với tất cả
điều thiện. Nó đối lập
với cái thiện phổ biến.
Nó đối lập với lòng trắc
ẩn. Nó đối lập với
tất cả những tôn giáo chính.
CNTB chính xác là cái mà các thánh kinh, cụ
thể là Kinh thánh của chúng ta, cảnh tỉnh như
là sự bất công mà dưới
hình thức nào đó, Chúa sẽ giáng hạ và trừ diệt.
Moore: Đây là Cha Dick Preston, vị linh mục
ở Flint, người đã chủ hôn cho vợ chồng tôi.
Preston: CNTB là một
sai lầm, và vì thế cần phải
bị trừ bỏ.
Moore: Trừ bỏ? Nghe có vẻ
hơi thô bạo, vì thế tôi quyết định đi hỏi
một linh mục khác người đã kết hôn cho chị
gái và anh rể tôi. Tôi đồ rằng ông ấy
sẽ có một góc tiếp cận trung hòa hơn
đối với CNTB.
Nó là sự
vô đạo, nó là sự tà ác, nó là sự báng bổ. Anh hiểu
không...nó thực sự là tội ác cùng cực.
Nó là tội ác cùng cực.
Moore: Wow, không biết
sếp của họ có biết
họ nói thế này không nhỉ? Tôi nghĩ tốt nhất là nên gặp
và kiểm chứng với Ngài Giám mục.
Giám mục
Thomas Gumbleton: Hệ thống này có vẻ không làm ra những điều tốt
đẹp trong tất cả mọi
người. Và đó là điều khiến nó, gần
như là từ bản chất,
là một thứ đối lập
với những lời dạy
của Jesus, ''Phù hộ cho người nghèo, tai họa
cho kẻ giàu''
Điều ấy ở ngay trong Kinh Phúc âm của Thánh Luke.
Moore: Thế
nào mà chúng ta lại chịu đựng hệ
thống này lâu như vậy?
Tôi cho là, như
người ta nói: Hệ thống này đã tự
xây dựng cho nó một bộ máy tuyên truyền.
Sự tuyên truyền này theo tôi hiểu là khả năng thuyết
phục mọi người những
người là nạn nhân của cái hệ thống
ấy ủng hộ hệ
thống và coi nó là tốt.
Chúng ta biết
CNTB Hoa Kỳ là hợp đạo đức bởi
vì những nhân tố cơ bản
của nó: quyền sở hữu
tư nhân, động cơ lợi
nhuận và thị trường cạnh
tranh là lành mạnh và tốt đẹp. Chúng phù hợp
với luật của Chúa và những
lời dạy trong Kinh thánh.
Moore: Từ
khi bắt đầu có nhận thức, tôi đã được
dạy rằng cạnh tranh và lợi
nhuận là điều tốt đẹp.
Chúng phù hợp với luật của
Chúa và những lời dạy trong Kinh thánh. Và nếu tăng lợi
nhuận nghĩa là bắt nhốt bọn
trẻ hay vơ tiền từ
cái chết của một nhân viên......là hợp đạo
đức đối với những
ông chủ tư bản.
Moore: Nợ
nần, trục xuất, và bóc lột.
Vậy thì chúng ta thực sự nguyện
trung thành với cái gì
đây?
- Động
cơ lợi nhuận.
Moore: Vì vậy
tất cả người Mỹ
tốt bụng đều
hành động theo những gì họ tin rằng
hệ thống kinh tế TBCN là phù hợp với những
lời dạy của Kinh thánh.
(tiếng đàn organ)
Ngày còn bé, tôi muốn
làm linh mục. Không phải vì những trang phục
hoa lệ hay sự hộ tống
của những Hiệp sĩ Columbus, hay kể cả
những bà xơ xinh đẹp thường
đối xử rất tốt
với tôi. Mà đó là vì những linh mục đã tham gia tuần
hành từ Selma, hay đấu tranh đòi ngừng chiến, hoặc
hiến cả đời mình vì những
dân nghèo.
Họ chỉ cho tôi rõ ràng những gì Jesus đã dạy, Rằng Chúa không thiên vị một
ai giữa những người có lòng tin nơi
Chúa; Rằng người giàu muốn lên thiên đường còn khó hơn dắt lạc
đà chui qua lỗ kim; Rằng chúng ta sẽ được phán xét bởi
cách ta đối xử với những
người khốn khó; Rằng không ai quan trọng đối với
Chúa hơn là những người nghèo.
Nhưng
hình như về sau này, Jesus đã bị cướp đoạt
bởi những người tin rằng
Con trai của Chúa được gửi xuống
đây để tạo dựng một
thiên đường nơi hạ giới
cho những người giàu. Chắc hẳn tôi đã bỏ
quên đoạn ấy trong Kinh thánh đoạn mà Jesus đã biến thành một nhà tư bản.
Người đàn
ông: Xin Thầy hãy nói cho con biết, con phải
làm gì để có cuộc sống vĩnh hằng?
- Hãy tối
đa hóa lợi nhuận.
Ngài nói Vương
quốc Thiên đường sắp tới
đây, nhưng chính xác là
vào lúc nào?
- Khi tư
nhân thao khống toàn bộ nền công nghiệp
ngân hàng.
(Xôn xao)
- Hãy giúp con. Con đã bị
thế này 20 năm rồi.
- Ta xin lỗi,
ta không thể chữa những bệnh
mắc trước khi bảo hiểm. Anh ta phải
tự bỏ tiền túi ra mà trả.
Moore: Tôi không nghĩ Jesus tới
trái đất là để rung chuông tại Sàn chứng khoán New York. Như vậy, ngay từ
những thời gian đầu, những người
giàu đã xí phần Jesus cho
riêng họ.
Khi tôi tới Phố Wall và nhận
ra rằng, đây chính là
trung tâm đầu não của CNTB Hoa Kỳ, và tôi biết CNTB đã làm những gì cho người lao động trên đất nước Mỹ,
thì với tôi, nơi đây là thánh địa.
Xin được
bổ sung thêm.
Trong suốt
cuộc chiến lraq và cuộc chiến chống
khủng bố, nếu bạn
nhìn vào thị trường chứng khoán thế
giới và nền kinh tế toàn cầu, và bất
chấp tất cả những
khủng hoảng và giết chóc mà chúng ta vẫn nhấn mạnh,
kinh tế chưa bao giờ tốt đến
vậy. Nền kinh tế toàn cầu chưa
bao giờ tốt đến thế
và thị trường chứng khoán thế
giới chưa bao giờ tốt đẹp
hơn, Jimmy.
Điều
này hoặc là phép màu của Chúa hoặc là liên quan đến những thắng
lợi của sự lan tỏa
toàn cầu của CNTB, hoặc cả 2 lý do.
Moore: Họ
nghĩ Phố Wall là nơi đất thánh.
Theo Cha, Jesus sẽ
nghĩ gì về CNTB?
Tôi nghĩ đơn
giản là Ngài sẽ từ chối
là một phần của nó.
Moore: Jesus sẽ
từ chối là một phần
của nó, nhưng có thể Ngài sẽ dành một
chỗ đặc biệt trên kia cho bất
cứ ai tiết lộ bí mật
tài liệu của Citibank về kế hoạch
thống trị thế giới
của họ.
Trở lại năm 2005 và 2006, Citigroup
viết 3 tài liệu gửi riêng cho những
nhà đầu tư giàu có nhất của họ
về những gì đang diễn ra. Họ rút ra kết
luận rằng nước Mỹ
không còn là một
quốc gia dân chủ nữa, mà đã trở
thành một thể chế độc
tài kinh tế một xã hội được
quản lý chủ yếu bằng
và vì lợi nhuận bởi 1% dân số
thượng lưu hiện đang nắm
giữ một lượng tài chính nhiều
hơn 95% dân số dưới cùng cộng
lại. Bản ghi này vênh vang với việc khoảng
cách giàu nghèo ngày một
gia tăng và họ giờ là tầng lớp
quý tộc lãnh đạo mới và chưa
thấy điểm kết thúc nào cho chuyến
tàu thông suốt mà họ đang đi. Tuy nhiên, có một vấn đề.
Theo Citigroup, mối đe dọa tiềm tàng lớn
nhất trong ngắn hạn ấy
là yêu sách của xã hội về một
sự phân phối của cải
công bằng hơn. Nói cách khác, đám dân đen
có thể nổi loạn. Citigroup than thở rằng,
đám thứ dân này có thể không có quyền lực kinh tế
đáng kể nhưng lại có quyền
bầu cử bình đẳng với
người giàu.
Một người, một phiếu.
Và đó là điều thực sự khiến
họ lo sợ. Chúng ta còn có thể bỏ phiếu.
Trên thực tế, chúng ta nắm 99% số phiếu
còn họ chỉ có 1% . Tại sao phần 99% lại chấp
nhận những chuyện này? Theo Citigroup, ấy là vì đại
đa số cử tri tin rằng ngày nào đó họ sẽ có cơ
hội trở
thành những người giàu có nếu tiếp tục
cố gắng hết mình. Những
kẻ giàu vui mừng vì rất nhiều
người đã mê mệt với giấc
mơ Hoa Kỳ trong khi họ, những người
giàu, chẳng hề có ý định chia sẻ
sự giàu có ấy với ai.
Tôi cho là CNTB quan trọng
hơn nhiều so với nền
dân chủ. Thậm chí tôi còn chẳng mấy tin tưởng
vào sự dân chủ. Tôi vẫn thường
nói: dân chủ là có 2 con
sói và 1 con cừu cùng quyết định xem bữa
tối sẽ ăn gì.
Moore: Đây là Stephen Moore,
không bà con gì đâu, một
nhà bình luận và thành
viên ban biên tập tờ ''The Wall Street Journal', thứ thánh kinh hàng ngày của các doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Tôi cũng ủng
hộ mọi người được
quyền bầu cử và những
điều tương tự, nhưng
có rất nhiều quốc gia mà quyền
bầu cử hãy còn nghèo nàn. Dân chủ không phải lúc nào cũng dẫn tới một
nền kinh tế thịnh vượng
hay một hệ thống chính trị
tốt đẹp. Với CNTB, bạn
được tự do làm những gì mình muốn, trở thành bất
cứ gì mình thích. Điều đó không có nghĩa là bạn sẽ thành công. Hãy nhớ
rằng, Hiến pháp Hoa Kỳ không cam đoan sự hạnh phúc.
Moore: Ah, Hiến
pháp. Suốt đời mình tôi đã nghe người ta nói Mỹ là một quốc
gia TBCN. Vậy nên tôi đã
tìm đọc nguyên bản Hiến pháp xem có đúng thế không. Tôi muốn
tìm xem nó quy định hệ thống kinh tế
của chúng ta ở chỗ nào ví dụ
như ở đâu có nói nền kinh tế của chúng ta là TBCN?
- Bảo
vệ: Trong phần quyền hạn
ấy.
- Phần
về tòa án
- Dưới
này à? Chẳng thấy nói gì đến thị trường
tự do hay kinh doanh tự do hay CNTB ở đâu cả.
Thật
ra tất cả những gì tôi thấy
là: ''Tất cả mọi người'',
rồi gì đó về "một cộng đồng
hoàn hảo hơn'' và ''hướng tới phúc lợi
công cộng". Phúc lợi, cộng đồng,
mọi người? Nghe có vẻ giống cái "chủ
nghĩa kia" nhiều hơn. À không, đó là nền dân chủ.
Thế là
tôi lại bắt đầu phân vân, ''Sẽ
như thế nào nếu những
chỗ làm việc là nền dân chủ?''
(Còn tiếp).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét