Thứ Năm, 3 tháng 1, 2008

Chính sách đối ngoại của Việt Nam từ khi Đổi mới

(Bài viết này được copy từ Blog của BaSàm - nhằm mục đích tham khảo)

Đại chiến lược hai hướng:

Chính sách đối ngoại của Việt Nam từ khi Đổi mới

Alexander L Vuving

Đại học Cornell

av222@cornell.edu


Tài liệu trình bày tại Hội nghị

“Cập nhật thông tin về Việt Nam năm 2004: Quan hệ chiến lược và Quan hệ đối ngoại”

Singapore 25 - 26 tháng 11 năm 2004

Đây là tài liệu dự thảo được chuẩn bị để phát cho các đại biểu tham dự hội nghị. Các lập luận chỉ phù hợp nhất thời và tôi mong sẽ có thảo luận về các vấn đề này.

Ngày trình: 03 tháng 10 năm 2004

Giới thiệu

Mục đích của tài liệu này là trình bày một cách dễ hiểu về chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ cải cách được biết với tên gọi đổi mới, bắt đầu vào cuối năm 1986 và vẫn đang tiếp tục diễn ra cho đến ngày nay. Để đạt mục đích này, tôi sẽ cố gắng trả lời hai câu hỏi chính: Điều gì chi phối việc thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ này? Chính sách này đã có tác động như thế nào đến định hướng địa chính trị và quan hệ ngoại giao của Việt Nam?

Việc phân tích các vấn đề ngoại giao và xem xét chính sách đối ngoại cũng sẽ dựa trên hình ảnh nhất định về chính sách ngoại giao. Trong nghiên cứu này, chính sách ngoại giao được cho là sự hợp thành của nhiều hành động. Các hành động này định hướng lẫn nhau và đan xen vào nhau trong nhiều lĩnh vực hoạt động, trong đó quan trọng nhất là lĩnh vực truyền thông và quyền lực. Nhóm người hoạch định chính sách ngoại giao có thể xem là người hành động tập thể với tư duy có tính chất xã hội. Tính chất tập thể của nhóm này hàm ý mâu thuẫn nội bộ vốn có trong đó, hình thức và thành viên của nhóm sẽ thay đổi, trong khi đó vai trò hành động của nhóm này thường xuyên được thương lượng thông qua các quá trình giành quyền lực. Tính chất xã hội trong ý kiến này cho thấy nhóm này hoạt động thông qua trao đổi, được định hình chủ yếu bởi hệ tư tưởng, và có thể tiếp cận được bằng diễn giải.

Nghiên cứu này do vậy là sự tìm hiểu sâu về hai lĩnh vực có liên quan với nhau, nội dung hệ tư tưởng và quyền lực, của quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam. Tôi sẽ nghiên cứu kỹ các diễn văn lớn và các trò chơi quyền lực đã tạo nên chính sách đối ngoại của Việt Nam từ khi đổi mới. Đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách đối ngoại là đại chiến lược. Đại chiến lược là một quá trình trong đó các mục tiêu dài hạn, quan trọng nhất và đóng vai trò trung tâm được xác định và có liên quan tới các nguồn lực chính và các phương pháp chủ đạo để đạt được các mục tiêu này. Đối với một chính thể, quá trình này gồm việc trả lời bốn câu hỏi căn bản. Câu hỏi thứ nhất là về bản chất của thế giới và câu trả lời cho câu hỏi này là về triển vọng thế giới theo cách nhìn của nhà hoạch định chính sách. Câu hỏi thứ hai là về bản sắc của chính thể còn câu trả lời là về việc các nhà hoạch định chính sách nhận thức mối đe dọa đối với sự tồn tại của chính thể đó như thế nào. Câu hỏi thứ ba là về các tham vọng của chính thể đó và câu trả lời là về chỗ đứng trên thế giới mà các nhà hoạch định chính sách mong muốn giành được cho chính thể của mình. Cuối cùng, câu hỏi thứ tư là về cách thức và phương tiện để đạt được các mục đích và mục tiêu xác định trong câu trả lời cho câu hỏi thứ hai và thứ ba. Về mặt địa chính trị, câu này xác định vai trò mà các chủ thể khác trên thế giới sẽ đóng trong kế hoạch tổng thể nhờ vậy đã hoàn tất và các chiến lược mà các chủ thể này phải đối diện.

Tôi sẽ bắt đầu bằng bốn bước. Thứ nhất, tôi sẽ phác họa các đại chiến lược phổ biến trong giới hoạch định chính sách của Việt Nam. Tiếp đến, tôi sẽ phân tích các cuộc tranh luận về các vấn đề căn bản trong chính sách ngoại giao của Việt Nam cũng như cuộc tranh giành quyền lực giữa các nhà hoạch định chính sách Việt Nam từ khi bắt đầu đổi mới. Tiếp theo, tôi sẽ chứng minh sự kết hợp đặc biệt và sự phân công lao động giữa các đại chiến lược chiếm ưu thế đã định hình định hướng địa chính trị của Việt Nam và quyết định chính sách của nước này đối với các đối tác nước ngoài lớn như thế nào. Trong phần kết luận, tôi sẽ đánh giá hiệu quả của chính sách đối ngoại của Việt nam, tình thế tiến thoái lưỡng nan của việc hoạch định chính sách này và triển vọng thay đổi chính sách này.

Thế giới quan theo chủ nghĩa Mác-xít - Lê-nin-nít và đại chiến lược chống chủ nghĩa đế quốc

Ngay từ thời kỳ phôi thai, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã lấy hai luận cương chính làm cơ sở lý thuyết về chính trị thế giới cho mình. Luận cương thứ nhất là học thuyết "đấu tranh giai cấp" của Mác, khẳng định rằng đấu tranh giai cấp là động lực của lịch sử và do vậy, lịch sử nhân loại tiến triển qua năm “hình thái kinh tế xã hội,” mỗi hình thái mang đặc điểm của một hình thức đấu tranh giai cấp riêng biệt - từ chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy cho đến chế độ nô lệ, phong kiến, chủ nghĩa tư bản và cuối cùng là đến chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản, khi đấu tranh giai cấp không còn tồn tại. Giả thuyết cốt lõi thứ hai về thế giới quan của ĐCSVN là sự quả quyết của Lê-nin rằng “chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn phát triển cao nhất của chủ nghĩa tư bản”. Luận điểm này về chiến tranh và cách mạng trong chủ nghĩa tư bản được những người Lê-nin-nít coi là sự bổ sung then chốt cho tầm nhìn về lịch sử của Mác. Theo Lê-nin, chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn phát triển cao nhất của mình sẽ trở thành “chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước” và mang hình thức chủ nghĩa đế quốc, đây là nguồn chính gây ra chiến tranh trong thời đại lịch sử này, và cách mạng vô sản là cách duy nhất để giữ gìn hòa bình trên thế giới. Sau đó, những người Mác-xít - Lê-nin-nít nhận thức thời đại lịch sử là khi cuộc đấu tranh trên toàn thế giới giữa các lực lượng “tiến bộ” của chủ nghĩa xã hội và chế độ “phản động” của chủ nghĩa tư bản/chủ nghĩa đế quốc. Cuộc đấu tranh giai cấp này liên tục nổ ra không chỉ trong từng nước mà còn trên toàn thế giới. .

Những niềm tin này tạo cơ sở lô-gíc cho việc chia thế giới thành “hai phe” - một là phe xã hội chủ nghĩa và dân chủ, đứng đầu là Liên Xô, còn lại là phe tư bản chủ nghĩa và đế quốc chủ nghĩa, đứng đầu là Hoa Kỳ - một học thuyết Xô-viết mà ĐCSVN ngay lập tức đi theo năm 1948, khi bắt dầu Chiến tranh Lạnh, và đi theo trong suốt cuộc xung đột này.

Theo tư tưởng Mác-xít - Lê-nin-nít, các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam coi chìa khóa để hiểu được chính trị thế giới nằm trong việc xác định các mâu thuẫn căn bản. Công thức gồm bốn mâu thuẫn căn bản trong nền chính trị thế giới về bản chất vẫn không thay đổi từ thời kỳ trứng nước của ĐCSVN. Trong số bốn mâu thuẫn này, thứ nhất là mâu thuẫn giữa các nước xã hội chủ nghĩa và hệ thống tư bản chủ nghĩa. Các mâu thuẫn còn lại là giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, giữa chủ nghĩa đế quốc và các nước thuộc địa và phụ thuộc, và giữa bản thân các nước đế quốc.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cơ sở thứ ba, có nguồn gốc từ thời Liên Xô, được bổ sung vào thế giới quan này. Cơ sở này cho rằng mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc phải được giải quyết bằng cuộc đấu tranh “ai thắng ai” xảy ra giữa các lực lượng cách mạng trên thế giới và chủ nghĩa đế quốc trong giai đoạn chuyển đổi từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội., mà từ năm l970 được gọi là “các dòng” (currents) được xác định là gồm có ba bộ phận, cụ thể là hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, phong trào của giai cấp công nhân theo cộng sản tại các nước tư bản chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc.

Động cơ của việc Việt Nam tán thành các khái niệm về lực lượng cách mạng thế giới và ba dòng thác cách mạng nằm ở các tham vọng lâu dài của ĐCSVN chứ không phải là ở tính toán mang tính cơ hội nào đó. Do vậy, Hà Nội nhất trí với Mát-xcơ-va rằng hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới là lực lượng quyết định trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, nhưng đồng thời nhấn mạnh đến vai trò của các phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Thế giới thứ ba bất lợi cho phong trào dân chủ của công nhân tại các nước tư bản chủ nghĩa. Trong tầm nhìn về thế giới này, Việt Nam sẽ đóng vai trò quyết định - nước này sẽ vừa là “tiền đồn” của chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam á vừa là “mũi nhọn” của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Được hình thành bởi chính cuộc đấu tranh giành quyền lực của ĐCSVN trong thời Chiến tranh Lạnh, nhưng lại bắt nguồn từ những lời giáo huấn trước đó của chủ nghĩa Mác-Lênin, một hệ thống tư tưởng đã xuất hiện để chỉ đạo chính sách đối ngoại của Việt Nam. Trong hệ thống tư tưởng này, thế giới quan, sự tự nhận thức về bản thân và tham vọng dân tộc củng cố lẫn nhau, làm cho toàn bộ hệ thống trở thành một hệ thống tự cường. Hệ tư tưởng này vẫn ổn định và chặt chẽ trong suốt bốn thập kỷ, từ cuối thập kỷ 1940 cho đến cuối thập kỷ 1980, mặc dù đã có nhiều thay đổi lớn diễn ra trong môi trường quốc tế.

Tuy vậy, việc mất quyền lực của đảng cộng sản tại một loạt các “nước anh em” năm 1989 chứng tỏ là ngày tận số. Nhiều người cộng sản Việt Nam thấy trong những sự kiện này, âm mưu và hoạt động của các lực lượng đế quốc và tư bản nhằm xóa sổ chủ nghĩa xã hội. Những sự kiện này do vậy chẳng làm được gì ngoài việc củng cố thêm thế giới quan Mác-xít Lê-nin-nít trong mắt những người trung thành với nó. Tại Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương Đảng VI tháng 8/1989, Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Văn Linh khẳng định lại lý thuyết “hai phe, bốn mâu thuận”, và cho rằng việc phủ nhận những lời giáo huấn trước đây “đã khiến một số người tin một cách sai lầm rằng bản chất của chủ nghĩa đế quốc đã thay đổi”. Ông phát biểu: “Thực ra, chừng nào chủ nghĩa đế quốc còn tồn tại và chừng nào cách mạng xã hội chủ nghĩa còn chưa giành được thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới, thì các luận điểm Lê-nin-nít đề cập trên đây vẫn giữ nguyên giá trị.” Lặp lại lời ông Linh, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh lên tiếng cảnh báo về một “chiến lược diễn biến hòa bình,” đang được “các lực lượng phản động quốc tế và chủ nghĩa đế quốc” tiến hành nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Sau Hội nghị này, tạp chí Cộng sản của Đảng lần đầu tiên nêu các tham vọng của Mỹ muốn giành quyền bá chủ vùng Đông á kể từ Đại hội Đảng VI (1986), trong sự phối hợp với tờ báo của quân đội và tờ báo tháng của quân đội nhằm đổ trách nhiệm cho chủ nghĩa đế quốc Mỹ và các lực lượng tư bản chủ nghĩa.

Với việc Tổng bí thư Đảng và Bộ trưởng Quốc phòng đóng vai trò khuếch trương chính, tân đại chiến lược cổ về chống chủ nghĩa đế quốc được xây dựng. Chiến lược này dựa trên những lời giáo huấn Mác-xít - Lê-nin-nít chính thống về đấu tranh giai cấp như là động cơ của lịch sử và chủ nghĩa đế quốc là bản chất của chủ nghĩa tư bản.

Chiến lược này nhìn nhận thế giới qua lăng kính của cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa các lực lượng “độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa” và “đế quốc chủ nghĩa/tư bản chủ nghĩa.” Tương ứng, mục tiêu lâu dài cơ bản của những người cộng sản Việt nam trong thời đại sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới sụp đổ là phải bảo vệ chủ nghĩa xã hội và chống lại chủ nghĩa đế quốc trên phạm vi toàn thế giới. Vì mối đe dọa thực sự được nhận thức là xuất phát từ các nỗ lực nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa đế quốc, nên trọng tâm của an ninh quốc gia được đặt vào việc phòng thủ chống “diễn biến hòa bình”. Vì việc phân biệt bạn thù là một nguyên tắc cơ bản trong hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam, nên hiện nay Việt Nam phải coi Trung Quốc, siêu cường xã hội chủ nghĩa duy nhất còn lại, là đồng minh chiến lược, và Hoa Kỳ, cường quốc hàng đầu trong thế giới tư bản chủ nghĩa, là kẻ thù chính của mình.

“Thế giới quan mới” và đại chiến lược hiện đại hóa

Trong thập kỷ 1980, một thế giới quan mới dần xuất hiện trong các nhà lãnh đạo Việt Nam. Sự thay đổi này buộc phải diễn ra do tình trạng bế tắc về kinh tế mà Việt Nam gặp phải khi ấy, được thôi thúc bởi thành công kinh tế của các nước công nghiệp mới trong vùng châu Á Thái Bình Dương, chịu tác động của “tư duy mới” của Goóc-ba-chốp ở Liên Xô, nhưng có lẽ cũng chịu ảnh hưởng của đường lối cải cách của Đặng Tiểu Bình ở Trung Quốc, và được thúc đẩy bởi một số nhà lãnh đạo trong nhóm hoạch địch chính sách ngoại giao của Việt Nam, đáng chú ý là Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Khác với thế giới quan đã được xác lập, thế giới quan mới của Việt Nam không được nhà nước thần thánh hóa và chuẩn mực hóa. Do vậy, thế giới quan mới này còn lâu mới trở thành một tập hợp tư tưởng thống nhất mà vẫn là một nhóm hệ thống niềm tin mang đặc điểm giống nhau thuộc cùng một họ.

Tuy nhiên, một thế giới quan chặt chẽ có thể chắt lọc được từ những điểm giao nhau và chồng chéo trong các hệ thống niềm tin này. Thế giới quan mới này gồm có hai chiều, một là về kinh tế và một là địa chính trị. Về kinh tế, nó nhận thức thế giới không còn bị chia thành hai phe đối kháng nữa, mà đúng hơn là đã được thống nhất thành một thị trường thế giới thống nhất, trong đó đặc điểm trung tâm là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước và các xu thế lịch sử toàn cầu hóa và hội nhập khu vực. Về địa chính trị, thế giới quan này không tập trung vào cuộc đấu tranh trên toàn thế giới giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc, chủ yếu được thúc đẩy bởi lợi ích giai cấp và sự đối đầu về ý thức hệ, và thay vào đó, coi lợi ích quốc gia và quan hệ tương quan giữa các siêu cường là các yếu tố quyết định của nền chính trị thế giới. Theo thế giới quan này, thế giới là một đấu trường trong đó các nước cạnh tranh trên cơ sở sức mạnh và sự phồn thịnh của mình. Khát vọng cơ bản và lâu dài của người Việt Nam, do vậy, là trở thành một quốc gia thịnh vượng và hùng mạnh.

Xét từ quan điểm chiếm ưu thế nói trên, vị trí của một quốc gia trên thế giới được xác định về mặt khu vực địa lý hơn là về mặt ý thức hệ và được nhìn nhận trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu cũng như mối quan hệ giữa các siêu cường. Do vậy, mục tiêu của Việt Nam trong thời kỳ hiện nay là hiện đại hóa, công nghiệp hóa, và bắt kịp các nước phát triển hơn trong khu vực lân cận. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam phải hội nhập vào khu vực và nền kinh tế thế giới, tận dụng các trung tâm tài chính - công nghệ trên thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản và Tây Âu), và đảm bảo một vị trí cân bằng giữa các siêu cường (đáng chú ý là Trung Quốc và Mỹ) bằng các cơ chế song phương và đa phương.

Một yếu tố khác trong đại chiến lược này là nhận thức về mối đe dọa. Nguy cơ “tụt hậu” so với các nước khác được xem là mối đe dọa chính đối với sự tồn vong của đất nước này. Do vậy, an ninh quốc gia phải tập trung vào cuộc đấu tranh chống sự kém phát triển về kinh tế.

Các yếu tố trong “thế giới quan mới” của Việt Nam và đại chiến lược gắn liền đã được phổ biến trong nhiều tài liệu của các nhà hoạch định chính sách và học giả từ cuối thập kỷ 1980. Việc xây dựng thế giới quan mới có tính hệ thống và toàn diện nhất là trong sách của Nguyễn Cơ Thạch nhan đề Thế giới trong 50 năm qua (1945 - 1995) và Thế giới trong 25 năm tới (1995 - 2020), được xuất bản ngay trước khi tác giả mất vào năm 1998. Ông Thạch là kiến trúc sư của định hướng chính sách đối ngoại mới của Việt Nam cuối thập kỷ 1980. Thực ra, ông là người vận động chính của đổi mới cả chính sách kinh tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam. Ngay từ giữa thập kỷ 1980, ông đã lo ngại về các vấn đề kinh tế và được Bộ Chính trị giao nghiên cứu chính sách giá cả và tiền tệ. Quyết định then chốt đánh dấu bước ngoặt vào cuối thập kỷ 1980 trong quá trình cải cách của Việt Nam, cụ thể là sự thay đổi từ cơ chế giá do nhà nước áp đặt sang cơ chế giá do thị trường quyết định, ban đầu diễn ra nhờ các nỗ lực của ông Thạch và ông Đỗ Mười, khi ấy là Thủ tướng Chính phủ, trước sự phản đối kịch liệt của tổng bí thư Nguyễn Văn Linh.

Trong cuốn sách này, ông Thạch ngầm bác thế giới quan Mác-xít -Lê-nin-nít một cách hoàn toàn. Đối với ông, không phải đấu tranh giai cấp mà là cách mạng công nghệ trong đời sống kinh tế mới là động cơ của lịch sử. Thay vì tiếp cận lịch sử theo cách Mác-xít tiêu chuẩn, do vậy đặt Việt Nam vào quá trình quá độ từ tư bản chủ nghĩa lên xã hội chủ nghĩa, ông mô tả lịch sử nhân loại trải qua thứ nhất là cách mạng nông nghiệp, tiếp đến là hai cuộc cách mạng công nghiệp và nay đang tiến tới một giai đoạn mới, cách mang khoa học công nghệ hay cách mạng thông tin. Theo quan điểm của ông Thạch, cuộc cách mạng mới nhất này đã dẫn tới việc hình thành các quan hệ sản xuất mới dựa trên cơ sở trình độ lực lượng sản xuất rất cao. Kết quả là một xã hội, nhờ vào nền kinh tế tri thức, khác về mặt định tính với xã hội công nghiệp. Do đó, nhân loại đang tiến vào một kỷ nguyên mới, “thời đại thông tin” đã bắt đầu từ đầu thập kỷ 1980 và sẽ mang lại những thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế. Sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh trong con mắt ông Thạch là hậu quả cần thiết của sự xuất hiện của cách mạng khoa học công nghệ, vì cuộc cách mạng này đã dẫn tới sự tăng trưởng to lớn của lực lượng sản xuất thế giới, tiếp đến sự tăng trưởng này lại đẩy mạnh hơn nữa các xu thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới. Trong tình hình này, hai siêu cường - Mỹ và Liên Xô - nhận ra rằng họ sẽ thua trong cạnh tranh kinh tế với Tây Âu và Nhật Bản. Do vậy, hai nước đã thay đổi đại chiến lược của mình để tập trung vào một cuộc “chạy đua kinh tế” chứ không phải là chạy đua vũ trang. Đối với ông Thạch, thách thức kinh tế của Tây Âu và Nhật Bản là “thách thức chiến lược hàng đầu” đối với Hoa Kỳ. ông. Thạch mô tả đặc điểm của thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh là sự giảm căng thẳng trong quan hệ giữa các siêu cường, một sự “phân công lao động quốc tế mới” tiếp theo sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế quốc gia, và là sự gia tăng toàn cầu hóa và hội nhập khu vực. Mặc dù sự phụ thuộc lẫn nhau đang ngày càng thu được đà lớn hơn trên thế giới, nhưng mâu thuẫn toàn cầu lớn nhất vẫn là khoảng cách giữa nước giàu và nước nghèo. Do đó, các mâu thuẫn chiến lược lớn không còn mang tính chất quân sự nữa mà diễn ra trong lĩnh vực kinh tế. Do vậy, “nhân loại sẽ thoát khỏi chiến tranh thế giới và hưởng hòa bình lâu dài. Thế giới đang chuyển dần từ chạy đua vũ trang sang chạy đua kinh tế”. Nói cách khác, số phận của các quốc gia sẽ được định đoạt bởi chạy đua kinh tế chứ không phải là quân sự.

Là một người cộng sản lão thành, ông Thạch nhìn nhận cuộc sống dưới góc độ đấu tranh. Tuy vậy, đó không phải là đấu tranh giai cấp mà là đấu tranh nhân loại nói chung và đấu tranh dân tộc trên phạm vi quốc tế, điều này tạo nên chủ đề nền tảng vững chắc xuyên suốt cuốn sách của ông. Đối với ông Thạch, nền chính trị thế giới là một đấu trường diễn ra các cuộc đấu tranh và hợp tác giữa các quốc gia, nhưng không phải là đấu tranh giai cấp. Ông viết:

Đặc tính nổi bật của quan hệ quốc tế trong 50 năm qua là lợi ích quốc gia ngày càng trở thành các yếu tố mang tính quyết định. Các nước, đặc biệt là các nước lớn, đều xác định chính sách đối ngoại của mình trên cơ sở lợi ích quốc gia.

Điều này cũng có nghĩa là Việt Nam nên xác định các mục tiêu quốc gia dưới góc độ lợi ích quốc gia, trái với lợi ích quốc tế hay lợi ích giai cấp. Do vậy, ông Thạch tin rằng mục tiêu chính của Việt Nam là phải phát triển đất nước về mặt kinh tế, hiện đại đất nước, chứ không phải là bảo vệ chủ nghĩa xã hội hay chống lại chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa tư bản. Ông chỉ ra để đạt được mục đích đó, Việt Nam nên tận dụng nguồn nhân lực và trở thành một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế khu vực và thế giới. Tóm lại, nước này nên giành “vị trí tối ưu” trong phân công lao động quốc tế, chứ không phải là ở tuyến đầu trong chiến dịch chống chủ nghĩa đế quốc.

Cuộc đấu tranh gay gắt về ý thức hệ, tranh giành quyền lực và sự pha trộn chính sách

Đại hội Đảng VI, tuyên bố sự nghiệp đổi mới của Việt Nam vào tháng 12/1986, đã tạo ra bầu không khí đổi mới trong tất cả các lĩnh vực đời sống chính trị. Ngay sau khi cuộc tranh luận của Đại hội về các vấn đề căn bản trong chính sách đối ngoại được đưa lên mặt báo của tạp chí Cộng sản, số tháng 5/1987 của tờ báo này, một bài báo của Phan Doãn Nam, trợ lý của ông Thạch tại Bộ Ngoại giao, đã yêu cầu khẩn thiết phải đổi mới trong tư duy về chính sách đối ngoại. Bài báo cho rằng bắt đầu từ đầu thập kỷ 1970, cả nền chính trị và kinh tế thế giới đều đã trải qua những thay đổi sâu sắc. Trong nền chính trị thế giới, bài báo khẳng định, “thời gian mà chủ nghĩa đế quốc còn dựa vào sự trội hơn về quân sự để đe dọa đã ra đi vĩnh viễn”. Cuộc đấu tranh giai cấp trên phạm vi quốc tế đã thay đổi hình thức từ đối đầu quân sự sang thi đua và cạnh tranh một cách hòa bình trong lĩnh vực kinh tế. Nền tảng của những thay đổi lớn trong đời sống xã hội là cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần hai, cuộc cách mạng này đã làm thay đổi quan hệ giữa con người và thiên nhiên cũng như quan hệ quốc tế và nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế thế giới hiện được đánh dấu bởi các quá trình quốc tế hóa, hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau, có tính chất khách quan và do vậy, là các hiện tượng có tính quy luật. Các đặc điểm mới này của thế giới đòi hỏi, theo bài báo lập luận, tư duy mới và cách thức hành động mới trong chính sách đối ngoại. Theo tinh thần này, bài báo phác họa khái niệm mới về an ninh quốc gia, theo đó không còn tập trung vào riêng khía cạnh quân sự mà cố gắng toàn diện đồng thời vẫn coi phát triển kinh tế là ưu tiên. Bài báo cũng xem xét lại khái niệm cũ về độc lập quốc gia, lập luận rằng độc lập phải có đồng thời với việc tiếp tục phụ thuộc lẫn nhau, vì “chính sự phụ thuộc lẫn nhau này làm cho quan hệ quốc tế bình đẳng”.

Bài báo dũng cảm của ông Nam, chắc chắn cũng phản ánh suy nghĩ của ông Thạch, tuy nhiên, được dẫn trước bằng việc xem xét lại tác phẩm Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn phát triển cao nhất của chủ nghĩa tư bản của Lê-nin, khẳng định lại “bản chất không thay đổi của chủ nghĩa đế quốc”. Tuy nhiên, tất cả các bài báo khác liên quan tới quan hệ quốc tế xuất hiện trên tạp chí Cộng sản năm 1987 dường như đều lặp lại mô tả đặc điểm mới về thế giới như được miêu tả trong bài báo của ông Nam.

Tháng 5/1988, Bộ Chính trị bí mật thông qua Nghị quyết 13, nhấn mạnh đến một định hướng chính sách đối ngoại “đa dạng và đa phương hóa”. Theo lời của Gareth Porter, “đây là một phân tích mới dũng cảm và sâu rộng về các động lực của nền chính trị và kinh tế toàn cầu có biểu hiện rõ ràng chịu ảnh hường của Nguyễn Cơ Thạch”. Nghị quyết này không được công khai, nhưng các nền tảng về hệ tư tưởng của nó được tiết lộ ba tháng trước đó trong một bài báo của trợ lý của ông Thạch. Trong bài báo này, ông Nam nhắc lại sự mô tả đặc điểm thế giới như được miêu tả trong bài báo năm 1987 của mình, nêu bật xu hướng phụ thuộc lẫn nhau và sự cần thiết phải hợp tác giữa các dòng ý thức hệ trong quan hệ quốc tế. Điều mới mẻ trong bài báo năm 1988 là sự phản đối công khai lý thuyết “hai phe, bốn mâu thuẫn” và sự phê bình xu hướng của Đảng “buộc tất cả các sự kiện quốc tế thành các mô hình chuẩn mực”. Hơn nữa, bài báo này còn xác nhận rằng sẽ là sai lầm chết người nếu sự phân biệt bạn thù của đấu tranh giai cấp trong một nước được áp dụng vào quan hệ quốc tế. Ngay lập tức, tư duy mới này, xuất phát từ Bộ Ngoại giao, bị Bộ trưởng Quốc Phòng Lê Đức Anh tấn công trong một bài báo nhấn mạnh tới hai điểm. Thứ nhất, “bảo vệ tổ quốc là nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng toàn dân, chứ không phải công việc của riêng lực lượng vũ trang”. Thứ hai, chủ nghĩa đế quốc, do Hoa Kỳ cầm đầu, vẫn chưa chịu từ bỏ mục tiêu loại bỏ chủ nghĩa xã hội, do vậy, không thể loại trừ khả năng xảy ra chiến tranh xâm lược toàn cục do các lực lượng đế quốc gây ra xuất phát từ tính toán an ninh quốc gia của một nước.

Bài báo của ông Anh, xuất hiện ngay trước khi thông qua Nghị quyết 13, cho thấy vẫn còn sự bất đồng lớn về các vấn đề tư tưởng hệ căn bản trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam mặc dù đã phê duyệt ý kiến trên về định hướng chính sách đối ngoại bằng nghị quyết này. Tuy nhiên, “thế giới quan mới” có thể vẫn giữ được thế trên cho đến khi chế độ thay đổi ở Đông Âu. Tháng 1/1988, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết một bài báo trên tạp chí Cộng sản của Đảng, xác định sự tụt hậu về kinh tế và công nghệ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với quốc gia và đề ra mục tiêu quốc gia là làm dân giàu và nước mạnh. Tháng 8, một bài báo của ông Nguyễn Cơ Thạch phác họa các ý tưởng cốt lõi trong đại chiến lược hiện đại hóa đã xuất hiện trên cùng tờ báo. Nhan đề của bài báo là Tất cả vì hòa bình, Độc lập dân tộc và Phát triển đất nước.

Nhưng năm 1989 cũng đánh dấu sự kết thúc của sự cai trị của cộng sản ở Đông Âu và vụ thảm sát ở Thiên An Môn, Trung Quốc. Các cuộc tranh luận gay gắt nổ ra trong các nhóm hoạch định chính sách của Việt Nam về vấn đề cái gì là nguyên nhân thực sự gây ra sự sụp đổ của các chế độ xã hội chủ nghĩa này và cần phải làm gì để ngăn chặn tình trạng tương tự xảy ra ở Việt Nam. Một lập trường nhìn nhận trong các sự kiện xảy ở Đông Âu có bằng chứng rõ ràng của các nỗ lực của chủ nghĩa đế quốc nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới và kết luận rằng sự bền chí về tư tưởng hệ là yêu cầu cấp bách nhất trong tình hình này. Một lập trường khác xác định những sai lầm của “chủ nghĩa chủ quan và ý chí luận” của các lãnh đạo Đảng cũng như sự thất bại của họ trong việc mở rộng hợp tác với các nước tư bản chủ nghĩa chính là nguyên nhân gây ra sụp đổ. Các bài học mà lập trường này rút ra được từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở châu Âu là mô hình chủ nghĩa xã hội hiện nay là chưa hợp lý, cải cách là cần thiết, dân chủ là một yêu cầu cấp bách và việc mở cửa với thế giới bên ngoài là phù hợp với trào lưu của thời đại. Khi ấy Đảng phải mất đến 7 tháng đề khôi phục trật tự trong hàng ngũ của mình. Tại Hội nghị Trung ương tháng 3/1990 Ban chấp hành Trung ương đã đạt được sự thống nhất về đẩy nhanh tốc độ cải cách đồng thời xác định “ổn định chính trị” là ưu tiên chính. Hơn nữa, Hội nghị đã khai trừ ra khỏi ban lãnh đạo ủy viên Bộ chính trị Trần Xuân Bách, người đi đầu ủng hộ đa nguyên hình trị. Nhờ vậy, Hội nghị ngay lập tức đã tạo được sự đồng thuận và cảnh cáo, mà sẽ đặt ra điều kiện cho tranh luận công khai về các vấn đề tư tưởng hệ nhiều năm sau đó.

Đại hội Đảng lần VII tháng 6/1991 không đạt được gì ngoài việc củng cố xu hướng đã đề ra trong Hội nghị Trung ương 6 (tháng 3/1989), Hội nghị Trung ương 7 (tháng 8/1989) và Hội nghị Trung ương 8. Đây là thắng lợi của những người nhấn mạnh đến việc bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống chủ nghĩa đế quốc trước những người coi hiện đại hóa và mở cửa với thế giới là một ưu tiên. Đại tướng Giáp, một người ủng hộ hiện đại hóa nhận được sự ủng hộ rộng rãi giữa các dòng tư tưởng hệ khác nhau, đã bị Đại tướng Lê Đức Anh qua mặt, một người chống đế quốc hàng đầu. Những người lớn tiếng nhất phản đối Bách tại Hội nghị Trung ương 8 - Đào Duy Tùng, Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Hà Phan, và Nông Đức Mạnh - tất cả đều là các ủy viên được bổ nhiệm của Bộ chính trị hoặc Ban Bí thư. Tuy nhiên, song song với xu hướng này cũng là một sự nhân nhượng vì yêu cầu cải cách và mở cửa, nhất là từ dân chúng, ngày càng mạnh. Điều này được phản ánh trong bộ ba lãnh đạo xuất hiện từ đại hội. Đại tướng Anh được nhận chức Chủ tịch nước. Võ Văn Kiệt, một người ủng hộ hiện đại hóa hàng đầu, trở thành Thủ tướng. Còn ông Đỗ Mười, người chiết trung về cả hai đại chiến lược, đã thay thế ông Linh làm Tổng bí thư mới của Đảng.

Cũng vậy, các chỉ thị về chính sách ngoại giao của Việt Nam được tán thành trong đại hội này là một sự pha trộn giữa hai đại chiến lược. Do đó, một mặt ĐCSVN tuyên bố “Việt Nam mong muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Tuy nhiên, mặt khác ĐCSVN khẳng định lại bốn mâu thuẫn cơ bản và nêu rằng “mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản đang bộc lộ một cách sâu sắc”. Sự pha trộn chính sách này là kết quả của sự kết hợp giữa “sự kiên quyết về nguyên tắc với sự linh hoạt chiến thuật”. Qua đó chính sách này đã gán cho mỗi đại chiến lược một vị trí khác nhau - chống chủ nghĩa đế quốc là để bảo vệ các nguyên tắc này, đồng thời hiện đại hoá là để cũng cấp chiến thuật. Hình thức phân công lao động nhất định cũng được dàn xếp giữa bộ ba lãnh đạo. Sau Đại hội VII, Chủ tịch nước Lê Đức Anh, người chống chủ nghĩa đế quốc, giám sát vấn đề quốc phòng, ngoại giao và nội vụ, còn Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người ủng hộ hiện đại hóa, điều hành vấn đề kinh tế và Tổng Bí thư Đỗ Mười, “người nhanh chân về tư tưởng hệ” đóng vai trò người điều tiết hai lập trường.

Vì Đại hội VII được tổ Chức trong thời kỳ xáo động, nên chỉ vài tháng trước khi xảy ra sự tan rã của Liên bang Xô Viết, hội nghị Đảng giữa nhiệm kỳ được tổ chức như một đại hội bổ sung. Trong thời gian chuẩn bị cho hội nghị này, năm 1993, một loạt bài báo với đề tài chung là chống “diễn biến hòa bình” được tung ra trên tạp chí Cộng sản của Đảng. Điều này cho thấy việc chống diễn biến hòa bình sẽ là siêu vũ khí của những người chống chủ nghĩa đế quốc tại Hội nghị giữa kỳ. Nhưng những người ủng hộ hiện đại hóa cũng có lá bài chủ của mình. Một mặt, họ lập luận rằng việc “tụt hậu” so với các nước khác là mối đe dọa lớn nhất đối với đất nước và cách duy nhất để xóa bỏ mối đe dọa này là phải tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Mặt khác, họ cho thấy tồn tại các điều kiện cần thiết để tiến vào thời đại hiện đại hóa và công nghiệp hóa. Tình hình của Việt Nam vào thời điểm đó dường như ủng hộ cả hai phe. Nền kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ cao, siêu lạm phát phần lớn đã bị chặn lại, và đầu tư nước ngoài đang đổ vào trong nước. Nhưng đồng thời lệnh cấm vận đã kéo dài nhiều thập kỷ của Mỹ vẫn còn có hiệu lực, và Mỹ đang ủng hộ sự chống đối chế độ bằng sức ép về tôn trọng nhân quyền và tự do tín ngưỡng. Trong tình hình này, đại hội Đảng kết thúc với một sự nhân nhượng trớ trêu. Đại hội tuyên bố rằng Việt Nam đang tiến vào một thời đại mới và xác định rằng công nghiệp hóa và hiện đại hóa là mục tiêu tổng quát của đất nước trong thời đại mới này. Tuy nhiên, những người chống chủ nghĩa đế quốc có thể tương đối hóa mối đe dọa của sự “tụt hậu”. Mặc dù Báo cáo chính trị dự thảo trình bày tại Hội nghị 6 tháng 11/1993 vẫn nhắc tới sự tụt hậu như là một “thách thức lớn” và không đề cập đến diễn biến hòa bình, nhưng Báo cáo chính trị cuối cùng được thông qua tại Hội nghị giữa kỳ tháng 1/1994 nhấn mạnh rằng việc tụt hậu và đi trệch khỏi chủ nghĩa xã hội, tham nhũng, cũng như diễn biến hòa bình đều nguy hiểm như nhau. Hơn nữa, trong thời gian trước khi diễn ra Hội nghị, hai nhà chống chủ nghĩa đế quốc - Chính ủy Quân đội Lê Khả Phiêu và Trưởng ban kinh tế của Ban Chấp hành Trung ương Nguyễn Hà Phan - được bầu vào Bộ chính trị đầy quyền lực, trong khi chỉ có một người ủng hộ hiện đại hóa - Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm - được bầu vào Bộ chính trị.


(Còn tiếp)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét