...Ngày nay, phương Tây ngày càng cho rằng hệ tư tưởng tự do dân chủ đã thắng thế trên phạm vi toàn cầu và do đó có giá trị phổ cập. Phương Tây, và đặc biệt là Hoa Kỳ, một dân tộc luôn thuyết giáo, cho rằng các dân tộc ngoài phương Tây nên cam kết với các giá trị của phương Tây về dân chủ, thị trường tự do, chính phủ hạn chế, nhân quyền, chủ nghĩa cá nhân, luật pháp và nên đưa các giá trị đó vào thể chế của mình.....Phương Tây đang nỗ lực và sẽ tiếp tục bằng mọi cách duy trì ưu thế và bảo vệ lợi ích của mình bằng việc đồng nhất các lợi ích đó với các lợi ích của “cộng đồng quốc tế”. Cụm từ này đã trở thành một uyển ngữ thay thế cụm từ “Thế giới Tự do” nhằm hợp pháp hóa các hành động thể hiện lợi ích của Hoa Kỳ và các cường quốc phương Tây khác. Chẳng hạn như phương Tây đang có ý đồ hội nhập các nền kinh tế của các xã hội ngoài phương Tây vào một hệ thống kinh tế toàn cầu do phương Tây chi phối. Thông quan Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và một số tổ chức kinh tế quốc tế khác, phương Tây thúc đẩy các lợi ích kinh tế của mình và áp đặt các chính sách kinh tế mà phương Tây cho là phù hợp lên các quốc gia khác....
Người ngoài phương Tây cũng không ngần ngại vạch ra những khoảng cách giữa nguyên tắc và hành động của phương Tây. Đạo đức giả, các tiêu chuẩn kép, và nhiều cái “nhưng không phải” là cái giá của những kỳ vọng của thuyết phổ cập. Dân chủ được thúc đẩy, song sẽ không thể tiến lên nếu điều đó đưa những người theo trào lưu Hồi giáo chính thống lên nắm quyền. Không phát triển vũ khí được đưa ra giảng giải cho Iran và Iraq, nhưng không phải đối với Israel; thương mại tự do là liều thuốc cho tăng trưởng kinh tế nhưng không phải là cho nông nghiệp; nhân quyền là vấn đề của Trung Quốc nhưng không phải là của Ả rập Xê út; cuộc xâm lược chống lại người Cô oét sở hữu dầu lửa bị lên án mạnh mẽ nhưng không phải chống lại người Bosnia không có dầu lửa...
(Trích chương 8: "Phương Tây và phần còn lại của thế giới: Các vấn đề giữa các nền văn minh" của cuốn sách "Sự va chạm của các nền văn minh").
Người ngoài phương Tây cũng không ngần ngại vạch ra những khoảng cách giữa nguyên tắc và hành động của phương Tây. Đạo đức giả, các tiêu chuẩn kép, và nhiều cái “nhưng không phải” là cái giá của những kỳ vọng của thuyết phổ cập. Dân chủ được thúc đẩy, song sẽ không thể tiến lên nếu điều đó đưa những người theo trào lưu Hồi giáo chính thống lên nắm quyền. Không phát triển vũ khí được đưa ra giảng giải cho Iran và Iraq, nhưng không phải đối với Israel; thương mại tự do là liều thuốc cho tăng trưởng kinh tế nhưng không phải là cho nông nghiệp; nhân quyền là vấn đề của Trung Quốc nhưng không phải là của Ả rập Xê út; cuộc xâm lược chống lại người Cô oét sở hữu dầu lửa bị lên án mạnh mẽ nhưng không phải chống lại người Bosnia không có dầu lửa...
(Trích chương 8: "Phương Tây và phần còn lại của thế giới: Các vấn đề giữa các nền văn minh" của cuốn sách "Sự va chạm của các nền văn minh").
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét