Thứ Tư, 11 tháng 6, 2008

Entry for June 11, 2008 - Đọc báo - Văn hóa

“Ngồi trên khán đài, tôi nói đùa với anh bạn làm ở Bộ Ngoại giao rằng thế nào cũng được xem tiết mục các diễn viên đóng giả trai gái H’Mông cầm ô, vác khèn nhảy múa kiểu ba-lê, rồi sẽ pha thêm tí múa Nga hay Ấn Độ… Quả nhiên trúng phóc! Đêm khai mạc, tạm so sánh thế này, tiết mục của các nước bạn giản dị và khá thuần phác, thành thử in đậm dấu ấn văn hóa của họ, rất ấn tượng. Tiết mục của ta thì cầu kỳ và luôn huy động số đông, na ná giống nhau kiểu “nộm” ca+múa+nhạc, nên hiệu quả tổng thể đương nhiên đơn điệu. Thế mới biết đông người chưa chắc đã hay! Những người làm chuyên môn dễ dàng nhận ra điều tệ hại nhất: ca sĩ hát nhép, nhạc công chơi nhép trong các tiết mục hoành tráng của Việt Nam. Trong khi các đoàn nghệ thuật nước bạn như Pháp, Bỉ, Hàn Quốc, Nhật Bản chơi nhạc sống đàng hoàng. Tham gia Đêm Hoàng cung có 2 dàn nhạc của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế. Cảm giác đầu tiên của tôi là giật mình! Sau 5 năm được UNESCO công nhận, hiện hình trong Festival lần này lại vẫn là dàn Nhã nhạc cải biên với sự tăng cường số lượng nhạc cụ. Đây vốn là sự “phát triển” theo kiểu tổ -bộ của dàn nhạc giao hưởng. Có tới 3 đàn nguyệt, 2 đàn tam, 3 đàn tỳ bà… cùng diễn tấu, trong khi dàn Nhã nhạc nguyên bản chỉ được biên chế mỗi thứ 1 cây. Đặc biệt dàn Nhã nhạc cải biên ở đây dùng tới 3 đàn tranh, 2 đàn bầu cùng hỗn tấu. Đây là các nhạc cụ vốn không hề được sử dụng trong Nhã nhạc cung đình Huế. Ngoài ra, sự cải biên còn thể hiện ở thành phần nhạc công nữ - là điều không hề có ở Nhã nhạc cổ truyền.... (Bài viết “Xem Festival Huế 2008: Ngậm ngùi cho di sản âm nhạc dân tộc” đăng trên báo Tiền Phong).

Dàn nhạc của Nhã nhạc cổ truyền được phát triển như dàn nhạc của Giao hưởng. Có lẽ thế được gọi là “tân cổ giao duyên”. Thế mới biết Festival chưa chắc đã chất lượng! Chả biết may hay rủi nhưng các khán giả xem không hiểu gì về Nhã nhạc cả.

Sau một đợt sóng gió cùng con số 200 tỷ tổng dự toán, tưởng rằng dự án phim Thái tổ Lý Công Uẩn đã bị ngừng lại. Nhưng thực tế nó vẫn đang được người trong cuộc triển khai với những diễn biến ngày càng phức tạp... Lúc đầu tôi nghĩ dự án vì chậm vì chúng ta thiếu trình độ nghiệp vụ, thiếu nhiệt huyết và nhiều lý do khác. Nhưng đến giờ phút này, cá nhân tôi cũng như các anh chị em nghệ sĩ của Hãng nhận ra một điều rằng sự chậm trễ này là có chủ ý, cụ thể là chủ ý của Giám đốc Lê Đức Tiến. Ngay từ lúc đầu ông Tiến, với cương vị của người điều hành, đã có tham vọng mình là đạo diễn bộ phim này, đồng thời cũng lại vừa là Giám đốc sản xuất dự án. Trong khi trên thực tế, sự xuất hiện của anh Tiến sau đạo diễn Lưu Trọng Ninh và Đỗ Minh Tuấn cả năm trời. Nói cách khác, Giám đốc Lê Đức Tiến đã dùng quyền lực quản lý của mình để chen ngang vào dự án lẽ ra được trao cho hai đạo diễn Tuấn – Ninh....” (Họa sỹ Vũ Huy giải thích về tình trạng chậm trễ của dự án phim Thái tổ Lý Công Uẩn trong bài viết “Lại chuyện lằng nhằng của phim Lý Công Uẩn” đăng trên báo điện tử Viet Nam Net).

Dùng quyền lực để làm phim thì chắc rằng đây sẽ là bộ phim hành động hay! Bà con đón xem nhé! Toàn võ sư có kungfu siêu đẳng cả đấy.

“Trước kia, các cuộc thi nhan sắc thường thu hút rất đông người đẹp tham gia. Hầu hết đều là những người đẹp lần đầu bước lên sân khấu và khi họ đăng quang, cũng có nghĩa là bắt đầu cho sự nghiệp biểu diễn trên sân khấu. Vì lẽ ấy, cuộc thi Hoa hậu VN do Báo Tiền Phong tổ chức 2 năm một lần luôn có rất đông thí sinh đăng ký dự thi và cuộc thi trở thành một “thương hiệu” có uy tín…Ngày nay ngược lại, người mẫu từ các sàn catwalk là đội ngũ đông đảo tham gia vào các cuộc thi nhan sắc. Đi thi các cuộc thi sắc đẹp là cách để họ tạo dựng chỗ đứng, tên tuổi. Không được giải ở cuộc thi này, họ kéo sang tham gia cuộc thi khác. Chính vì thế, nhiều tên tuổi trở thành quen thuộc vì thường xuyên đi thi nhan sắc. Có vẻ, các thí sinh đã thành “thợ” thi các cuộc thi sắc đẹp....” (Bài viết “Loạn” hoa hậu, “cháy” người đẹp” đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng).

Thi Hoa hậu thì vẫn luôn là thi Hoa hậu mà thôi. Có lẽ tác giả nhầm hay sao khi mà cho rằng: Thi Hoa hậu ngày xưa đông người tham dự còn ngày nay thì lại ít nhỉ ? Tớ thì cho rằng các thiếu nữ còn e lệ ít dám tham dự còn ngày nay thì gần như “chả có gì để mất” nên chị em chân dài tham dự đông lắm! (Bỏ quá cho tớ nếu có ai đó chân dài mà không tham dự thi Hoa hậu nhé, tớ không nói tất cả đâu chỉ là số nhiều thôi!).

“Ngày 9.6, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN (VCPMC) - đại diện của gần 1.500 nhạc sĩ (NS) trong cả nước về tác quyền âm nhạc - đã gửi đơn kiến nghị của 371 NS, bà quả phụ và gia đình của các NS quá cố đến các cơ quan có thẩm quyền và có liên quan, về việc quyền lợi chính đáng của họ đang bị một số cơ quan lợi dụng, xâm phạm. Trong số những người ký tên, phải kể đến những NS đã có cả cuộc đời cống hiến cho cách mạng, cho nền tân nhạc VN, như: Phạm Tuyên, Nguyễn Tài Tuệ, Doãn Nho, Nguyễn Đức Toàn, Phan Huỳnh Điểu, Phan Nhân, Phong Nhã, Thuận Yến, Nguyễn Tài Tuệ, Hồng Đăng... và không ít NS trẻ đã và đang có những đóng góp nhất định cho sự phát triển âm nhạc VN hiện nay: Đỗ Bảo, Giáng Son, Anh Quân, Quốc Trung, Ngọc Châu, Huy Tuấn...Trong kiến nghị của mình gửi cho TGĐ Đài Tiếng nói VN, Đài Truyền hình VN, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC và GĐ các đài truyền hình cáp trong cả nước, các NS đã cho rằng: Đài TNVN có thực hiện chế độ nhuận bút do đài đề ra, nhưng đó chỉ là tiền nhuận bút ban đầu chứ không thể coi là tiền mua đứt tác phẩm để đài tuỳ ý sử dụng. Ngoài ra, trên các chương trình phát sóng của đài còn có một số lượng lớn tác phẩm âm nhạc do các BTV khai thác từ nhiều nguồn khác nhau, phần lớn các NS không hề nhận được khoản tiền nào từ việc đài sử dụng tác phẩm của mình...” (Bài viết “Gần 400 nhạc sĩ đồng loạt kiến nghị về bản quyền” đăng trên báo Lao Động).

Khiếp thật! Các nghệ sỹ dàn quân đông thế! Nhưng mà nói cho ngay, chuyện đòi được tiền bản quyền ở Việt Nam cũng còn phải mất một thời gian dài nữa. Có lẽ phải đến khi các Nghệ sỹ trẻ hôm nay thành nghệ sỹ già!

“...Một vài phim gần đây mới lấp ló một, hai khuôn mặt đã được dư luận vội vui mừng gọi là "sao". Cho đến lúc này, nhiều diễn viên (DV) vẫn hồn nhiên công nhận họ là tay ngang. Mấy mùa phim đã qua, hầu như không thấy ai nói chuyện mở lớp chỉ dạy diễn xuất DV truyền hình, dù là lớp cấp tốc. Tất cả cứ "xông" ra trường quay, trong khi giàn ĐD cũng vẫn hầu như ngần ấy khuôn mặt với ngần ấy lối làm phim. Có DV nói, quyền cao nhất một DV có thể có được chỉ là anh (chị) ta được từ chối vai diễn. Vậy, quyền cao nhất của một khán giả truyền hình sẽ là tắt tivi để đỡ rối trí khi không nhớ nổi nhân vật, bởi tình trạng truyền hình một tuần chiếu mấy phim, phim hãng nọ chiếu xen phim hãng kia, sự trùng lặp khuôn mặt DV trong phim... ngày càng phổ biến. Tình trạng "vét DV" vẫn và sẽ còn tiếp diễn ít nhất là từ hai-ba năm nữa; và chỉ có thể bớt dần khi trước hết truyền hình bình tĩnh với việc quy hoạch chương trình và có chiến lược đầu tư dài hạn; và, chủ các hãng phim tư nhân cũng phải bình tĩnh trong việc làm phim.” (Bài viết “Vét diễn viên...” đăng trên báo Lao Động).

“Trong vài năm gần đây, các liveshow ca nhạc đã không còn là điều mới cuốn hút công chúng. Có nhiều liveshow do các ca sĩ, đơn vị kinh tế… thực hiện và các chương trình thường có truyền hình trực tiếp trên màn ảnh nhỏ đã tạo nên sự bội thực, nhàm chán. Trên hết, thực hiện liveshow ca nhạc là một cách để ca sĩ tiếp cận với khán giả, chứng minh sự tồn tại và quảng bá tên tuổi. Với các ngôi sao ca nhạc, thực hiện một liveshow hoành tráng chính là thước đo danh tiếng, khẳng định thương hiệu “người của công chúng”. Các liveshow ca nhạc lâu nay diễn ra như một cuộc chạy đua và cạnh tranh gay gắt. Tại TPHCM, có đến hàng chục liveshow được tổ chức trong một năm, nhưng chất lượng không đồng đều và khán giả của các show diễn cũng rất khác nhau.... Cũng có một ít liveshow của ca sĩ người đẹp không bao giờ lỗ. Các đại gia khi bỏ tiền chi cho người đẹp làm show thường nhằm hai mục đích, vừa làm hài lòng ca sĩ và các fan hâm mộ, vừa quảng bá thương hiệu cũng như công cuộc kinh doanh của mình. Tất nhiên ẩn chứa trong ấy là chuyện tình riêng tư…” (Bài viết “Liveshow ca nhạc: Đến hồi “bội thực” đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng).

Tớ thì không cho rằng cứ có liveshow là “chứng minh sự tồn tại và quảng bá tên tuổi. Với các ngôi sao ca nhạc, thực hiện một liveshow hoành tráng chính là thước đo danh tiếng, khẳng định thương hiệu” bởi đó chỉ là yếu tố cần chứ không phải yếu tố đủ, và cũng có thể chả cần!

“...Thử quan sát các buổi diễn của cải lương, sẽ thấy hầu hết khán giả là lớp trung niên, khán giả trẻ chỉ chiếm thiểu số, chừng 30%. Trong nhiều cuộc giao lưu với sinh viên - học sinh, khi được hỏi xem các em có biết hát một bài dân ca hoặc một điệu lý, một bài nhạc tài tử - cải lương... hay không, thì đến hơn 90% các em lắc đầu một cách đương nhiên. Đó thực sự là lời cảnh báo không hề vui vẻ cho bộ môn nghệ thuật truyền thống quý giá này.... Tại sao chương trình dạy nhạc trong trường phổ thông chỉ có tân nhạc mà không có cả nhạc truyền thống? Tại sao chỉ bắt các em kẻ hàng - ký âm đồ, rê, mi, fa... một cách thành thạo nhưng không tạo xúc cảm thẩm âm, nhạc cảm để giúp các em yêu âm nhạc ở giá trị thật của nó? Đa số học sinh trả bài cho thầy chỉ để lấy điểm, và nếu chỉ có thế thì với âm nhạc, các em vẫn là người ngoại đạo. Sao không dạy các em những bài bản đơn giản rất Việt Nam, để có được sự thẩm thấu tự nhiên vào lòng, làm nảy sinh tình yêu âm nhạc truyền thống?...” (Bài viết “Tìm khán giả trẻ cho cải lương” đăng trên báo Thanh Niên).

Tại sao, tại sao và tại sao? Quá nhiều câu hỏi và chỉ có một câu trả lời: Biết chết liền!

“Tiếng cười vang lên trong nỗi đau không phải là tiếng cười vô cảm, lạc lõng mà chỉ là để tạo ra một sắc màu tươi sáng hơn giữa những dòng trôi cảm xúc nhiều đá ngầm. Văn học Việt đang đi trong những trang viết buồn, gần như các câu chuyện kể đều khiến người đọc chênh vênh theo hành trình nội tâm với những chao đảo, xót xa của nhân vật. Nhiều đầu sách văn học nước ngoài được phát hành tại Việt Nam trong thời gian gần đây mang đến cho người đọc những tiếng cười đủ mọi cung bậc. Dù không phải là một câu chuyện hài hước, nhưng người viết đã lồng vào tác phẩm một không khí tươi mới, hóm hỉnh, nhẹ nhàng. Trong khi đó, văn học Việt gần như đang thiếu vắng tiếng cười khi các tác giả tập trung khai thác những góc độ trầm và mang quá nhiều suy nghĩ u uẩn của con người....” (Bài viết “Chênh vênh hành trình văn học Việt” đăng trên báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp).

“Đã trở thành một kịch bản cố định, những cuộc thi hoa hậu, Sao Mai điểm hẹn… gần đây đều có chương trình các thí sinh đến giao lưu, thăm hỏi trẻ em mồ côi, người già cô đơn tại các làng S.O.S hay trung tâm bảo trợ xã hội. TP Nha Trang – Khánh Hòa là nơi đăng cai các cuộc thi hoa hậu nhất. Các trung tâm bảo trợ xã hội, làng trẻ em S.O.S ở đây cũng may mắn được các thí sinh đến giao lưu, thăm hỏi nhất. Các người đẹp, ngôi sao tương lai ào đến với bao cử chỉ đẹp, tâm tình, hứa hẹn... Nhưng sau khi cuộc thi kết thúc, cũng là lúc các thí sinh “một đi không trở lại”, và nợ lại lời hứa khi đi cùng với Ban giám khảo và giới truyền thông...” (Bài viết “Hoạt động từ thiện: Trái tim không nên chỉ treo trên báo!” đăng trên báo điện tử Viet NamNet).

2 nhận xét:

  1. Vụ b�o Mốt lục tung chuyện ri�ng của Tr� Nguyễn v� Thanh V�n v� comment của 1 bạn đọc tr�n Tuần Việt Nam "B�o ch� lu�n ca ngợi cặp Tr� - V�n như l� "ti�n đồng ngọc nữ" như anh ta l� trai t�n, trong khi anh ta l� người đang c� vợ v� c� 2 con"

    Trả lờiXóa
  2. B�c chọn tin hay qu�. Nhưng đọc tin n�o cũng thấy đến �i ngại cho văn h�a nước nh�... :)

    C�i b�i "T�m kh�n giả trẻ cho cải lương" ấy, em thấy mấy c�u hỏi đặt ra rất kh�ng thuyết phục (trừ c�u hỏi cuối). V� nhạc l� l� cần thiết chứ. Nhạc l� l� nền tảng để học sinh hiểu được những t�c phẩm �m nhạc sau n�y. Thời đại n�y nhạc trẻ, nhạc gi� g� chẳng phải ghi lại bằng k� �m? M� đưa một hai b�i cải lương, t�i tử, hay ch�o... điển h�nh v�o chương tr�nh mang t�nh tham khảo, thưởng thức cho c�c em l� tốt rồi. Chứ mấy thể loại ấy, gi�o vi�n kh�o h�t c�n kh�ng đ�ng nổi, n�i g� học sinh. M� bắt học sinh thời nay y�u th�ch một c�ch g� b� c�i n� chưa thấy hay l� điều kh�ng tưởng. ):(

    C�i vụ Mốt & Cuộc sống khai th�c chuyện Johnny Tr� Nguyễn & vợ cũ Vũ Lynn Cathy cũng nổi đấy. Nếu đ�ng như những g� vợ cũ kể th� Tr� Nguyễn kh� tệ, kh�ng phải l� một người chồng, người cha tốt. Nhưng cũng ch�nh v� những chuyện như thế n�y m� em kh�ng th�ch khai th�c đời tư người kh�c. :)

    Trả lờiXóa