Có một cuốn truyện tình báo Mỹ mà mình rất thích, ấy là cuốn "Quyền lực thứ tư" của J.Archer. Tuy nhiên, nội dung của cuốn này lại đậm chất báo chí vì nó mô tả thế giới ngầm của quyền lực truyền thông và sự khéo léo của KGB trong việc xây dựng và sử dụng một ông trùm truyền thông. Nói chung là cuốn nào của J.Archer thì mình cũng thích cả :)
Nối mạch từ tình báo sang báo chí thế là cũng ổn rồi nhỉ?...Còn quên mất một ý, thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn khi vào vai Nhà báo đã rất thành công khi thu thập tin tức tình báo. Cá nhân mình nghĩ, nghề báo và tình báo cũng gần giống nhau. Chỉ có một điểm khác: nhà báo thì đưa tin, bài lên báo còn tình báo thì phân tích và báo cáo nội bộ. Tuy nhiên, cả hai nghề này đều đòi hỏi kiến thức cơ bản phải rất tốt để nắm vững vấn đề, có khả năng tư duy logic tốt để phân tích và dự đoán chính xác. Bên cạnh đó, nếu một nhà báo (tình báo) giỏi cũng cần phải biết tổng hợp thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu cho riêng mình để từ đó có khả năng phân tích và dự đoán được tương lai xa hơn bởi lịch sử luôn là những "sự lặp lại" - bản chất vấn đề vẫn luôn vậy chỉ có sự kiện là khác đi.
Giờ qua giới thiệu bộ sách báo chí của TTXVN. Thật tình mà nói thì bộ sách này chưa hay nhưng thử hỏi trong số vô vàn các cuốn sách xuất bản hàng năm ở VN chưa đếm nổi trên đầu ngón tay các cuốn sách dạy nghiệp vụ báo chí. Vì vậy cũng nên thừa nhận nỗ lực của NXB Thông tấn khi cho xuất bản được 1 bộ sách nghiệp vụ (dù là dịch của Nga).
Trong làng báo đến giờ này thì bác Trần Đình Bá vẫn thuộc loại "cứng", tuy sách của bác thì không hay lắm. Cho nên mới nói: Đâu phải cứ làm báo hay là viết sách giỏi.
Nhân tiện giới thiệu luôn vài cuốn sách về báo chí, có thể làm tư liệu tham khảo:
Nói về nghề làm báo thì không thể chối cãi rằng nghề này trong Nam làm tốt hơn ngoài Bắc. Thời trước 75 đã từng có rất nhiều chủ báo gây ảnh hưởng lớn đến chính quyền Ngụy và phong cách làm báo trước giải phóng vẫn còn in dấu ở trong làng báo phía Nam hiện nay.
Cũng không thể bỏ qua làng báo chí của người Việt ở Hải ngoại với những tờ báo giữ lại những "lát cắt" lịch sử của Miền Nam Việt Nam sau năm 75. Có thể kể đến những tờ như Tạp chí Văn (ban đầu là Mai Thảo sau chuyển cho vợ chồng anh Nguyễn Xuân Hoàng) và Hợp Lưu (ban đầu là Khánh Trường, sau nội bộ lục đục thì mất chất văn nghệ).
(Note bên FB đem về)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét