Thứ Tư, 1 tháng 12, 2010

C.I.A. VÀ CÁC NHÀ TRI THỨC (tiếp)

Đối với phe đối nghịch-ta hãy tạm gọi là cánh Hữu như vậy, với tất cả những gì dè dặt cần thiết-những quan điểm trên, tử tế nhất có vẻ ấu trĩ và giả nhân giả nghĩa, dựa trên một sự hiểu biết quá ngây thơ về bản chất con người, không đếm xỉa tới những sự kiện khó khăn của đời sống thực tiễn và thế lực chính trị. Mà tệ hơn cả, thì những quan điểm đó có mùi âm mưu khuynh đảo phá hoại, có lẽ có mùi cách mạng nữa, và như thế cũng rất có thể khoác cái tình chất dân chủ cấp tiến Jacobin lãng mạn, mà hình thức mới nhất lẽ cố nhiên là chủ nghĩa Stalin. Lại cũng đối với cánh Hữu, thì trong hệ thống Mỹ có những khuyết điểm nghiêm trọng, nhưng nó không phải là những vấn đề có thực chất-những vấn đề trong phạm vi ý chí của quốc dân, ấy là nói như vậy-mà là những vấn đề lệch lạc kỹ thuật mà thôi. Đây chỉ là vấn đề thu thập những thống kê đúng, tìm ra và xử dụng những cần-điều-khiển đúng để cho bộ máy có thể điều hành trơn tru êm ái, các vòm trời thanh quang trở lại, các giòng nước tươi mát hơn, và một ngày nào đó một ông da đên có thể trở thành Chủ tịch Công ty điện thoại, và Điện tín Mỹ AT&T.

Trong khi chờ đợi thì vấn đề lớn, thiên hạ cho ta hay, không nằm trong ý muốn của quốc gia mà ở trong tim óc của người châu Á và châu Phi, tức là những người cần phải được cứu vớt khỏi chủ nghĩa Cộng sản và như thế khỏ lỡ dịp mua sắm và sinh sống trong cái trung tâm thương mại vĩ đại mà Mỹ quốc đương xây dựng cho thế giới-mặc dầu làm thế nào họ có khả năng trả giá được thật quá khó hiểu. Đối với cánh Hữu, thì bóng ma của Stalin dầu đã thành tro tàn trong nấm mồ tăm tối, vẫn còn sống động hơn cả cái bạt mạng ngày một kiêu căng phách lối và lớn rộng thêm mãi, bằng xương bằng thịt, của nước Mỹ và cái chủ trương bành trướng, tức là chủ trương theo quan điểm bình thường của con người, vào đầu những năm 60, đã đi đến chỗ có vẻ như cưỡng chế, bị ám ảnh, điên khùng và bắt đầu làm cho không phải chỉ một số lớn người Mỹ, nhất là những người trẻ, mà còn hằng hà sa số những người khác trên thế giới nữa, phải ghê tởm.

Thất vọng với những người bạnh lầm lạc cánh Hữu này đôi khi người ta hình dung một bức họa về những lý do thầm kín thúc đẩy họ, trong bức tranh ấy, đối với những người này, cài biến cố tột điểm trong lịch sử Mỹ quốc, cải chứng cớ hiển nhiêm của Ý Trời, cái biện minh đầy đủ cho tội lỗi cha ông họ, chính là cái bước hiển đạt của họ, từ những vỉa hè Nữu-ước và Chicago, tới những vị trí thâu dụng trong những đại học được kính trọng, tới những ghế diễn giảng lừng lẫy và những lời mời dự tiệc và khiêu vũ tại Tòa Nhà trắng. Thật là dễ hiểu tại sao từ đó lại thoát ra cái niềm tin tưởng sắt đá rằng bất cứ một toan tính nhừmg thay đổi hoặc phê bình hệ thống Mỹ một cách triệt để nào đều liên kết với những sức mạnh đen tối. Và bới đó mới có được cái “chónh nghĩa” trong một cuộc thánh chiến chống những tay Anabaptist (4) và những kẻ lãng mạn khác của cánh Tả, và có cái nghĩa lý trng lời rêu rao rằng mọi ý thức hệ đối nghịch là vô nghĩa, rằng rốt cuộc ý thức hệ đã nhường chỗ cho sự thật.

Tôi thường hết sức ngạc nhiên và thắc mắc không hiểu tại sao những người bạn của tôi bên cánh Hữu, những người có lập trường như thế, lại không nhìn nhận, và bởi đó chắc chắn đã không cảm thấy, cái phân tích giữa ý thức riêng tư của họ về trật tự với sự hỗn loạn và xấ xa kệch cỡm to lớn của đời sồng Mỹ, cái phân tích đã khiến ta phải hãi hùng ghê rợn và dễ dàng hiểu được Tổng thống Jefferson đã phải run sợ cho quê hương ông như thế nòa khi ông coi Thượng đế là công chính. Có thể nào sự phân biệt mà tôi đương cố gắng vạch ra giữa những nét hí họa đối nghịch về phe Tả cũng như phe Hữu này rốt cuộc lại không phải là một vấn đề nguyên tắc mà chỉ là một lối cảm kích được sao? Phải chăng đó là một nhược điểm trong tôi khi tôi quá dễ phẫn nội vì những cái lỗi hoàn toàn có thể sữa chữa được trên thế giới này nếu tôi biết kiên nhẫn? Tự mãn trước những lỗi lầm mà chúng ta đã phải sống với khá lâu phải chăng là cái yếu kém của họ? Đây là câu hỏi tiểu tiết không đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn lại cái độc ác của chủ trương Stalin kia, cái chủ trương dường như đã bào chữa cho chủ nghĩa McCarthy, và vẫn còn cuộc chiến tranh ở Á-Châu, cuộc chiến tranh mà một người bạn tôi đã từng bênh vực với lập luận rằng đây là cách thế duy nhất để cứu vớt các bạn tri thức của chúng ta ở Bombay và Delhi, nếu không chắc chắn họ sẽ bị thanh trừng trong một cuộc xâm lăng ào ạt của Cộng sản. Thế nhưng chưa có ai động tới bất cứ một người trí thức Ấn độ nào mà tôi được biết và hiện chúng ta vẫn tiếp tục sát hại biết bao gia đình VN. Có lẽ đây cũng là một vấn đề cảm kích, nhưng nếu quả thế thì tất cả mọi vấn đề khác cũng đều như vậy mà thôi.

Thế nhưng, nói gì về CIA và cái chuyến tầu biệt đãi ngay lúc này đây đương tiếp nhận một số hành khách và bỏ lại một số khác đây. Lúc này hẳn đã rõ là dầu vai trò của CIA có là gì đi nữa, đó nhất định chẳng phải là vai trò của chính phạm cho bằng vai trò của một kẻ tòng phạm, xét theo sự kiện xảy ra. Phe Hữu mà tôi đã cố gắng mô tả không cần bị mua chuộc. Nó chỉ cần người ta hỗ trợ nó trong cái mà nó tin tưởng chắc chắn là một công cuộc đạo đức và cần thiết kia. Việc nó có thể du lịch đây đó một cách xa hoa hào phóng trong lúc bênh vực quyền lợi của loài người là một việc có càng tốt, thế nhưng nếu phải hoạt động từ một hầm rượu ở đường Bleecker đi nữa, những tay Hữu phái ấy chắc chắn cũng vẫn tiếp tục những tin tưởng sắt đá kia. Mà hay là thôi, không tiếp tục nữa? Không lẽ, với chứng cớ là tất cả những chiếc xe hòm bóng lộn của nhà nước, những ghế diễn giảng, những khoảng tài trợ và bao nhiêu món chi phí khác, mà lại chẳng có lấy một ông nào tin tưởng rằng cái lựa chọn của mình là đúng, đúng theo nghĩa tiền định của Calvin hay sao?

Không phải sự thành công trong xã hội này là một điều khá thẳng thắn và còn là dấu hiệu của một sự hòa hợp lớn hơn giữa mình, dân tộc và vũ trụ như một toàn thể đó sao? Có một thứ tự mãn nào đó phát sinh từ việc thành đạt hoặc nếu không cũng tà việc đã có được những dấu hiệu thành công mà, theo chỗ tôi đoán, cả đến thánh Francois, Thoreau hoặc Allen Ginsberg tự thâm tâm cũng không thể hòan toàn tránh khỏi. Tuy nhiên, chắc chắn là có những kẻ dễ bị ảnh hưởng vì sự lừa phỉnh do những của cải và vinh dự trần thế đem lại hơn những người khác, và bởi đó những kẻ ấy sẽ cãi rằng cái xã hội cung cấp cho họ những thức đó nhất định phải là một xã hội công bằng và hơn nữa nếu thế giới chịu khó kiên nhẫn và xử sự cho đúng cách thì những cái lợi kia sẽ tràn lan khắp cả, đó chỉ là vấn đề thời gian mà thội... Bởi đó không lạ gì chính những người bạn tin theo như vậy của tôi là những người được CIA và các cơ quan cộng tác với nó hỗ trợ mạn mẽ nhất và nhiều khi họ cũng không biết chắc là sự hỗ trợ từ đâu mà tới nữa. Cố nhiên nói như vậy là diễn tả một cách quá sống sượng và có lẽ sẽ không công bằng lắm. Tuy nhiên, tôi chắc chắn là Allen Ginsberg đã bỏ tiền túi đi Ấn độ, Phiip Rahv và Irving Howe, ấy chỉ kể tên hai người, không có đi đâu bao giờ, và CIA, Quỹ Ford, Bộ Ngoại giao chẳng có chỗ nào hỗ trợ những cuộc biểu dương ở Berkeley cả. Chỉ có những tay all rightniks (O.K., O.K...), ấy là dùng một từ ngữ mà các nhà trí thức của những năm 50 ưa dùng, mới lãnh phần lớn những vụ du lịch mắc tiền thôi.

Nói cách khác, có một sự chia sẻ quyền lợi và tin tưởng thật sự giữa những kẻ bao thầu chính sách đối ngoại chiến tranh lạnh của Mỹ và những người trí thức, cứ nói trắng ngay ra, được thêu mướn để thi hành những công tác thường thường, rút cuộc, lại là một hình thức giao tế hỗ trợ những chính sách chiến tranh lạnh của Mỹ.

Việc có thể có sự ngay tình về phía một số lao công và mưu mô gian xảo do cảm hứng ái quốc về phía các chủ nhân ông của bọn họ lại là một việc khác. Chắc chắn là có nhiều nhà trí thức, nhiều nhà văn, nhiều học giả, nhất là trong số những người châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ La-tinh không có ý niệm gì về việc họ đương lao vào, những dẫu sao họ cũng dễ xiêu lòng trước sự mê hoặc của tiền Mỹ như bất cứ ai trên trái đất này, nhất là từ những khu vực giới hạn nghèo khổ. Mặc dầu có nhiều người trong số này chắc chắn đã bối rối buồn phiền khi biết được rằng tiền bạc tài trợ kia là của CIA chứ không phải là của những nguồn gốc có vẻ hợp pháp nọ, nhưng có lẽ cũng có những kẻ khác lý luận rằng một đô-la là một đô-la, từ đâu tới mặc kệ. Việc những vấn nạn như vậy không bật ra, ít nhất là trong những năm 50, nhất định có liên quan tới sự kiện là chỉ có một dúm nhỏ những người được trực tiếp dính với bộ máy bí mật kia và bởi đó mới có thể biết rõ ngọn nguồn thật sự của các ngân khoản. Thêm nữa, có nhiều dự án được tài trợ bởi Tổ hợp-tức là chỗ cấu kết nửa kín nửa hở của những Quỹ tài trợ hợp pháp, cơ quan gián điệp CIA và Bộ Ngoại giao-khá đặc biệt và có ích, dù do ai bảo trợ, bởi thế mà người ta không muốn thấy những dự án ấy bị hủy bỏ mặc dù đã có những tiếng đồn ngày càng lan rộng. Không phải là vì việc duy trì các tạp chí, các buổi hội thảo, các vũ đoàn vũ khuc.. là quan trọng mà thôi, mà còn vì, ít ra là trong những năm 50, người ta cũng đã có thể lý luận rằng quyền lợi Mỹ lúc ấy không đáng – hoặc có vẻ như không đảng – đặt thành vấn đề như từ bấy đến nay.

*

Tuy vậy, cũng với những năm 60, đã nẩy nở một nỗi bất an khó chịu mạnh mẽ và, với cuộc chiến ở VN ngày càng dã man, tàn bạo, một sự tởm gớm tăng thêm mãi. Đúng những tạp chí ở nước ngoài mà tổ hợp tiếp tục tài trợ, lúc này phần chính yếu là qua những cơ quan công khai, vẫn còn những lúc lừng lẫy, đặc biệt là trong những phân văn nghệ. (1) Tuy nhiên người ta thất vọng khi nhơ tới, trên những trang chính trị của các tờ báo ấy, có quá nhiều tiếng thở dài não nuột về tình hình ở Ba-lan va quá ít điều nói về những chế độ tài được Mỹ ủng hộ ở chây Mỹ La-tinh, hoặc về vấn đề người da đen, hoặc những lời phản kháng trên khắp thế giới và cuộc chiến tranh của chúng ta ở VN. Sự thật buồn thảm là cái ngạch trí thức được đặt vào những vị thế cao trong báo giới và các lãnh vực văn hóa khác một cách độc đoán bằng phương tiện tài trợ của Mỹ, không bao giờ, do kết quả của sự bảo trợ này, được hoàn toàn tự do. Những cái giới hạn những người trí thức đó không phải là một cái đơn giản như sự cưỡng bách, mặc dầu có thể có sự cưỡng bách ở một vài cấp nào đó, mà một cái gì hơn thế nữa giống như những mối liên hệ không tài nào tránh được giữa ông chủ và kẻ làm công, trong đõ những ước muốn của người trước tàng ản trong những hành động của kẻ sau.

Lại nói về các chủ nhân ông –tức là những kẻ trực thuộc bộ máy bí mật kia – có nhiều người có lẽ cũng không tệ gì hơn mấy tay đầy tham vọng, nếu không đáng khen thì cũng dễ hiểu, đã ưng lựa cái công việc phiêu lưu đó hơn những cơ hội ở đại học hoặc thương trường đương chờ đợi họ trong một nền kinh tế bình thường của thế giới không kiềm tỏa. Những lý do thúc đầy những tay trong, khác rất có thể là lý tưởng hơn, mặc dù hồi tưởng lại quá khức, ta hẳn phải đau đớn lắm khi chiêm ngưỡng cái ngay thật trong trắng đã tưng có thể hỗ trợ cho cái thứ lý tưởng như vậy. Thế nhưng, dầu cho những lý do thúc đẩy họ là gì đi nữa, cách thể xử sự của họ đã gây ra một thứ hiệu quả nó ăn sâu hơn cả cái ngả nghiêng của những điều cam kết có tính cách chính trị của họ. Khi gia nhập bộ máy bí mật, những tay trong này không còn để cho mình được lựa chọn gì khác hơn là nói dối các đồng nghiệp – bạn bè họ - về những vấn đề hết sức quan hệ tới cá nhân mình, ấy là: Ai thêu tôi và quyền lợi của kẻ đó là gì? Và như thế, những tổ chức mạnh dạn phụng sự cho tự do văn hóa và theo đuổi sự thật đã xây dựng trên những lời dối trá. Muốn hiểu cái bi thảm của tình cảnh này ta cần phải nhớ lại những ngày của các trận Cộng sản và cái không khí bội phản của chúng, trong đó các quyền lợi của bộ máy thường xuyên thay thế cho cái tình liên đới giữa cá nhân, cái hồn nhiên thẳng thắn giản dị, và cái danh dự thông thường. Đối với một số những kẻ làm công này, việc khám phá ra rằng xưa rầy mình đã làm việc cho CIA, đã bị chúng bạn và đồng nghiệp nói dốivà do đó đã bị chúng gạt đền chỗ đánh lừa người khác, hẳn là thật sự không sao chịu nổi, nhất là đối với những kẻ có thể đã có những kinh nghiệm tương tự một thế hệ trước liên hệ tới chủ nghĩa Cộng sản.

Vào những năm 60 thì phần lớn những kẻ thụ hưởng của tổ hợp đã nghi ngờ, nếu không nhất thiết là đã nhìn nhận với chính mình, rằng những tay chủ ngân hàng và luật gia, những tay Dulles va McCloy và bọn đại diện họ, tức là những kẻ đã dựng nên và điều hành tổ hợp, không hành động vì lòng yêu mến trí thức một cách vô vị lợi và những quan điểm thẩm mỹ sâu xa thúc đẩy: thay vì thế họ chỉ quan tâm đến việc bảo vệ và bành trướng thế lực Mỹ. Rốt cuộc người ta thấy rõ là các nhà trí thức đã trả một cái giá quá dở, và không bao giờ có thể làm lợi cho nghệ thuật hoặc văn chương, bất cứ thứ tư tưởng đứng đắn nào hoặc ngay cho chính nhân laọi nữa khi phục vụ cho ý muốn của bất cứ quốc gia nào. Nhiều người trong số đó lúc này đã bắt đầu thu xếp cho mình những công việc khác. Đa số có lẽ đã ra đi vào lúc mà CIA thi hành cái đề nghị mới đây là từ rầy sắp tới nó sẽ công khai tiếp tục các chương trình văn hóa của nó. Dẫu đa làm cho khổ cách mấy, sự bí mật trước kia, nói cho cùng, cũng đã là cần thiết, nếu chúng ta biết được cái khối lượng thực tế có giới hạn mà những người giỏi giang nhất có thể chịu đựng được.

*

Tình thế trong những năm 50, với cái không khí bí mật bao trùm, hứa hẹn những phản bộ bất thần và những lời tố cáo ngược lại tiếp theo, có vẻ như một cái gì tương tự như cái tình thế của các nhà khoa học đã đưa kế hoạch chế tạo bơm cho Roosevelt với hy vọng cao cả là sẽ tiêu diệt Hitle trước khi hắn tiêu diệt ta. Ai có thể nói rằng đáng lẽ mấy nhà khoa học chẳng bao giờ nên tiến hành công việc đó? Nhưng có ai bây giờ lại chẳng mong ước: giá họ dừng bao giờ khỏi sự? Tuy nhiên lúc này, ấy có vẻ như đã không thể nào tránh được và cái thiệt hại kia giờ thì không còn có thể gỡ lại được nữa. Có lẽ có một thứ cạm bẫy tất nhiên nào đó trong mọi công việc của con người ta, bởi đó mà trí thức, dầy ý muốn có trong sạch tới đâu chăng nữa, rốt cuộc, bao giờ cũng lại phải thấy mình ở dưới quyền xử dụng của những thế lực có tổ chức chặt chẽ hơn, nếu không thích hợp được thì cũng lâu đủ đề phải hối tiếc mối liên hệ.

Trong hai phe trí thức mà tôi đã cố gắng mô tử thì một phe lúc này đương bị ám ảnh vì cái khối đen tối bao trùm nước Mỹ hiện tại. Tuy nhiên vẫn còn có những kẻ khác, hăng say bênh vực cho đế quốc va bận bịu với những kế hoạch cho năm 2000 của triều đại nó, những kẻ mà ta có thể nói trước là được các quỹ lớn và các cơ quan của chính quyền tài trợ trong công việc của họ. Những gì mà họ đương làm dường như vạch ra, qua những cuộc phân tích được tính toán công phu, một tương lai Mỹ, một tương lai bao gồm cài hỗn loạn và tuyệt vọng hiện tại của ta ở mức tổi thiểu và, có lẽ do tình cờ, không dành một chỗ nào cho cải tư tưởng giải thoát cảu Mác là muốn cải tạo thế giới thời ta cần phải làm một cái gì mới từ cái trật tự cũ. Bị huyễn diệu bởi cái hiệu lực của doanh nghiệp Mỹ và quên mất rằng cái hiệu lực này, trong tình trạng hiện nay, cốt yếu chỉ nhắm tới việc sinh lời, bất kể có thiệt hại gì cho những công cuộc sắp xếp xã hội hợp lý và sản xuất hữu ích, những nhà tư tưởng này hình như cảm thấy rằng trong phạm vi cơ cấu hiện tại của xã hội Mỹ, có thể tìm ra được những nguyên tắc cũng như ý chí để từ đó xây dựng cái hạnh phúc tương lai của nhân loại. Tất nhiên là bây giờ có nhiều người, và không phải chỉ nguyên ởMỹ, không đồng ý kiến với họ. Mơ hồ người ta bắt đầu cảm thấy những lý lẽ ngày trước lại đương thành hình giữa những kẻ đề xướng một tương lai rực rỡ dựa trên thế lực và thiện chí của Mỹ - kỳ vọng thực hiện của mấy người ấy lúc này có vẻ viển vông hơn bao giờ - và những người khác, những người có lý do để lo ngại một thế lực như thế và hoài nghi cái thiện chí của nó, những người lúc này dường như đương chiếm những vị trí, không phải chỉ ở bên trái những kẻ kia mà còn bao quanh những kẻ đó từ khắp mọi phía nữa.

JASON ESTEIN

Diễm Châu dịch

(The New York Reviw of Books, Bộ VIII, số 7 ra ngày 20-4-1967.)

Tác giả bài này, Jason Epstein, là Phó chủ tịch nhà xuất bản Mỹ Random House.

Chú thích

(1) ở trang 2: John McCloy, người trước kia là Cao Ủy Mỹ tại Đức, sau này trở thành chủ tịch Quỹ Ford John Forter Dulles và sau này là Dean Rusk đi từ ghế chủ tịch Quỹ Rockefeller để trở thành Ngoại trưởng. Khi McGeorge Bundy quyết định rời Tòa Nhà Trắng, nơi ông đã làm Phụ tá đặc biệt cho Tổng thống phụ trách An ninh Quốc gia, nghĩa là trông coi luôn CIA trong số những trách vụ khác, McCloy liền thêu ông điều khiển Quỹ Ford. McCloy nói rằng sau khi đã nhìn trên nhìn dưới ông ta không thể tìm được một người nào thích hợp với công việc hơn. Người anh em của Bundy là William hiện làm ở Lầu Năm Góc, ngày trước đã làm việc với CIA cho đến năm 1961. Điểm chính yếu ở đây không phải là ám chỉ tội lỗi gì bằng liên tưởng mà là có ý gợi rằng CIA không phải là cơ quan độc nhất đã có thể nghĩ tới quyền lợi chính trị của Hoa-Kỳ khi nó lựa chọn hỗ trợ, hay không hỗ trợ một dự án văn hóa này nọ. Tới một mức độ nào đó, các quỹ tài trợ lớn luôn luôn hành động như những cánh tay nối dài chính quyền. Shepard Stone, người đã phục vụ trong thời Thế chiến thứ Nhất với cấp Trung tá trong Tình báo Quân đội Mỹ và sau này với McCloy ở Phủ Cao ủy Mỹ tại Đức, là Giám đốc Quốc tế Sự vụ cho Quỹ Ford từ năm 1954. Mới đây quỹ Ford đã đảm nhận phần lớn việc tài trợ cho Hội đồng Tự do Văn hóa. Đã nhiều năm Hội đồng này chuyển tiền của CIA cho các công cuộc xuất bản, các hội nghị ở nước ngoài và các công cuộc văn hóa quốc tế khác. Trước đây một năm gì đó thì mối liên hệ giữa Hội đồng và CIA trở thành đề tài bàn tán suy luận rộng rãi. Tới đây CIa bắt đầu rút ngân khoản trợ cấp và Quỹ Ford, từ trước tới nay vẫn lưu tâm tới Hội đồng, liền bắt đầu gia tăng công cuộc tài trợ. Thật là ngây ngô khi cho rằng mối quan tâm chính yếu của Quỹ Ford là bảo vệ sự miễn thuế cho mình như trường hợp một số các quỹ tài trợ nhỏ làm bình phong cho CIA. Cố nhiên các chủ nhân ông của các Quỹ tài trợ lớn cảm thấy bổn phận của mình, tức là của những công dân lãnh đạo, là phải hợp tác với chính sách đối ngoại của Hoa kỳ. Việc Quỹ Ford bắt buộc phải tiếp tục công việc mà CIA bỏ dở, đối với những người điều khiển Quỹ ấy, nhất định chỉ là việc tự nhiên. Chuyện lôi thôi trong tất cả công việc này không phải là ở chỗ các quỹ tài trợ đã lén lút âm mưu với một cơ quan gián điệp, mà là ở chỗ, tùy như các dự án mà các quỹ đó hỗ trợ được thúc đẩy vì lý do chính trị, các quỹ đó không còn được thúc đẩy vì những tiêu chuẩn văn chương hoặc khoa học vô vị lợi nữa. Dĩ nhiên đây không có ý nói rằng tất cả các dự án do các quỹ Ford và Rockefeller đảm nhiệm có thể đã giúp tăng tiến lợi quyền của Hoa kỳ đều là kinh khủng. Một vài dự án trong số đó có ích lợi. Nhưng cái nguyên tắc mà các Quỹ ấy đã dựa vào để có những quyết định liên quan tới một số những dự án văn hóa đôi khi không được trong sạch, bởi lẽ nó đã pha trộn những lý do chính trị với những lý do văn nghệ hoặc trí thức.

(2) trang 5: Vào thời gian này có nhiều người theo Cộng sản đã bắt đầu chuyển hướng. Một số trong bon họ đã được CIA dùng.

(3) trang 6: Đảng viên Cộng sản đã đổi áo, nổi danh vì tố cáo Alger His. (Chú thích của ND.).

(4) trang 9: Những người theo giáo phái xuất hiện ở Zurich từ 1523, chủ trương tách biệt Giáo hội và Chính quyền, người Ki-tô hữu phải từ bỏ tư hữu để sống chung trong một thứ cộng đồng tôn giáo, cải cách xã hội triệt để. (Chú thích của ND.)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét