Lượn lờ trên blog, đọc được cái entry "Phở-phần 1 bản nháp" của Cavenui khá hay. Nhưng mà đến đến đoạn “...Huy Bom dẫn ý Tô Hoài về chuyện ăn phở Thìn Hàng Dầu trong thời máy bay Mỹ ném bom Hà Nội làm nhiều người comment phản bác. Công nhận cái đoạn “đôi khi báo động phải bưng bát phở ra hố cá nhân sát mép nước Hồ Gươm ăn tiếp” nó đẹp hoành tráng như trong văn học làm em hình dung cảnh bộ đội mình chơi tá lả sát phạt nhau trước giờ nổ súng khi cái chết cận kề. Không sống ở Hà Nội thời ấy, nhưng xét theo tính hợp lý thì em tin các blogger phản đối hơn tin Tô Hoài. Từ đây lại mở rộng ra vấn đề thứ 2, những chuyện ngày xưa của các cụ già được coi là chưa lẫn như Tô Hoài độ tin cậy đến đâu. Tô Hoài nhầm lẫn không phải lần đầu. Trong Cát bụi chân ai (hay Chiều chiều?), hình như cụ Tô đã nhìn lầm 1 chú Ivan nào đó ra ông Pasternak....” thì lại thấy không đồng ý lắm với góc nhìn của Cavenui.
Cá nhân tớ thì cho rằng ở thời kỳ ấy, ngày nào Hà Nội cũng có lệnh báo động máy bay Mỹ ném bom nên lâu dần người dân đã quen dần với nếp sống có bom đạn. Tớ cho rằng ấy là sự thích nghi với hoàn cảnh mà thôi. Chính vì vậy, cái chuyện “bưng bát phở ra hố cá nhân sát mép nước Hồ Gươm ăn tiếp” cũng chỉ là việc bình thường mà thôi chứ cũng chả phải là hoành tráng văn học gì.
Chừng nửa đêm qua lúc đi ngủ đọc tiếp cái tản văn “Giấc mộng ông thợ dìu” của Tô Hoài. Đến cái truyện “Người chơi tranh” kể về quán Cafe Lâm của Lâm Toét thấy cái có đoạn “…Quán cà phê Lâm vẫn đông. Bom ném xuống ngã tư, khách bưng cả cốc cà phê uống dở xuống hố cá nhân, nhấp nhô đầu lên uống nốt….” thì lại càng khẳng định thêm ý nghĩ về sự thích nghi với cuộc sống trong chiến tranh của người Hà Nội. Loay hoay bò dậy viết comment lại với Cavenui. Loay hoay một lúc ngó ra đồng hồ thì đã là 3h sáng, tự nhiên thấy mình rõ là lẩn thẩn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét