Thứ Hai, 10 tháng 12, 2007

Mẹo "oánh" Tàu của tớ!


(Ảnh: www.nsa.com)

Ở cái entry trước tớ đã nói một góc bé xíu về thực trạng của vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa mà Nhà nước VN hiện nay đang phải đối đầu với TQ. Tuy nhiên, cái entry đó vẫn còn thiếu một vấn đề rất lớn, đó là "lối thoát cho vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam". Thực sự thì tớ nghĩ là tớ không kham nổi cái vấn đề rất lớn ấy nhưng cũng xin trình bầy vài ý tưởng vụn vặt để "đối phó"' với anh "Tàu khựa thâm nho nhọ đít". VN đang phát triển rất nhanh nhưng thực lòng thì phải nói rằng kể cả đến thời điểm này thì "thế và lực" của VN vẫn còn rất yếu không thể đủ khả năng "oánh tay đôi" với anh Tàu khựa được. Vậy thì phải làm sao ?

Về mặt chính trị và ngoại giao: Phải lôi kéo quốc tế vào vấn đề này, phải cho quốc tế thấy được vấn đề rằng nếu cứ để anh "tàu khựa" bắt nạt VN mãi như thế thì lợi ích của chính các quốc gia đó cũng sẽ bị ảnh hưởng cả về trước mắt cũng như lâu dài. Như trong cái entry "tài nguyên địa chính trị của Việt Nam" đã nêu rõ: "Hiện nay Việt Nam đang nằm trong bàn cờ chiến lược của bốn nước lớn là Trung Quốc, Mỹ, Nhật và Ấn Độ"...."Là nước muốn đóng vai trò “lãnh đạo thế giới”, Mỹ đương nhiên coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là một mối nguy ở tầm đại chiến lược. Hai nước Nhật và Ấn Độ không nuôi tham vọng toàn cầu nhưng muốn làm cường quốc châu Á, tất nhiên không muốn Trung Quốc nổi lên “lãnh đạo khu vực”. Nhật chọn liên minh chiến lược với Mỹ, đứng dưới sự “lãnh đạo thế giới” của Mỹ để chống lại sự “lãnh đạo khu vực” của Trung Quốc. Ấn Độ tìm một vị trí “tự do” hơn, nhưng chủ đạo cũng là liên minh chiến lược với Mỹ. Trên địa bàn châu Á, nổi lên tranh chấp quyền lãnh đạo khu vực giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là trục Mỹ-Nhật-Ấn....". Vậy thì VN có khả năng lôi kéo Mỹ, Nhật và Ấn Độ vào vụ việc này. Tất nhiên thì Mỹ (và cả Nhật lẫn Ấn Độ cũng sẽ không ra mặt công khai bảo vệ cho VN đâu), vì vậy VN phải triệt để lợi dụng những hình thức giúp đỡ khác nhau của các nước này sao cho có lợi cho VN nhất. Lấy Ấn Độ và Mỹ làm địa bàn tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam, lấy Nhật Bản làm nước hỗ trợ đào tạo về công nghệ cũng như hạ tầng cơ sở; Mở rộng quan hệ kinh tế và ngoại giao hơn nữa với liên minh Châu Âu; Việt Nam đã và đang có khả năng tiến tới trở thành "lãnh tụ" trong khối ASEAN. Phải triệt để lợi dụng khả năng này với những ảnh hưởng của mình để lôi kéo các nước ASEAN vào chống lại "âm mưu bá quyền" và "lấn chiếm mềm" mà TQ đã và đang sử dụng. Muốn làm được điều này, VN phải thể hiện rõ khả năng, thực lực cũng như nêu rõ quan điểm của mình trong các vấn đề Quốc tế để ủng hộ và bảo vệ các nước ASEAN....Cần chú ý kiềm chế cách mà TQ đã và đang làm là "bẻ từng cây đũa" của bó đũa ASEAN. Đơn giản và dễ hiểu là tạo vị thế chính trị của VN mạnh hơn nữa trong cộng đồng quốc tế để lấy đó làm sức ép với TQ trong các vấn đề chính trị....

Về mặt kinh tế: Hiện nay cán cân thương mại giữa Việt Nam và TQ là khoảng 10 tỷ USD nhưng hầu hết thâm hụt đều thuộc về phía Việt Nam, cụ thể: Năm 2006, Việt Nam xuất sang Trung Quốc 2,486 tỷ USD, giảm 2,6% so với năm 2005, trong khi đó Trung Quốc xuất sang Việt Nam 7,465 tỷ USD, tăng 32,3%. Như vậy, mức thâm hụt thương mại là 4,979 tỷ USD, bằng 200% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Đã có những ý kiến khẳng định Việt Nam đang "Mất cân đối nghiêm trọng trong giao thương với Trung Quốc": Theo Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, thâm hụt thương mại Việt Nam - Trung Quốc là một điển hình về mất cân đối chất lượng chúng ta xuất nguyên liệu và nhập về nhiều sản phẩm có nguyên liệu. Xuất dầu thô nhập khẩu xăng dầu, xuất quặng và than nhập khẩu phôi thép; xuất khẩu cao su nhập về săm lốp...

Bảng thực trạng cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc 2000 - 2004:

Năm

2000

2001

2002

2003

2004

Xuất khẩu

Triệu USD

1.534,0

1.418,1

1.495,5

1.747,7

2.735,5

So cùng kỳ (%)

-

-7,56

+5,46

+16,86

+56,51

Nhập khẩu

Triệu USD

1.423,2

1.629,1

2.158,8

3.122,3

4.456,5

So cùng kỳ (%)

-

+14,47

+32,51

+44,63

+42,73

Tổng kim ngạch hai chiều

Triệu USD

2.957,2

3.047,2

3.654,3

4.870,0

7.192,0

So cùng kỳ (%)

-

+3,04

+19,92

+33,27

+47,67

(Nguồn: ĐTCK)

Để khỏi biến mình thành nước "phục vụ sự phát triển của TQ" thì vấn đề rõ ràng là phải lôi kéo các kỹ thuật, công nghệ của Châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn....vào VN để lập các nhà máy chế biến, sản xuất chứ không phải là xuất hàng thô như hiện nay chúng ta đang làm bởi tài nguyên thiên nhiên là có hạn "rừng vàng rồi cũng sẽ trọc, biển bạc rồi cũng sẽ cạn".....

Việc kêu gọi không dùng hàng TQ cũng là điều nên làm (tất nhiên là nhân cơ hội này và không phải do Nhà nước đứng ra kêu gọi). Tuy nhiên, khó khăn vấp phải hiện nay là hầu hết hàng do VN sản xuất đều có giá thành tương đối cao không phù hợp với đại đa số dân nghèo ở nông thôn. Vì vậy, để hành động này thực sự khả thi cần phải biết chọn những mặt hàng mà trong nước đã và đang sản xuất có sức cạnh tranh tốt với thị trường TQ.... Cũng cần quan tâm và đầu tư thật mạnh cho các tỉnh có vùng biên giáp ranh với TQ để những tỉnh này thực sự phát triển về mặt kinh tế mà không phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu ở biên giới. Vành đai kinh tế mạnh ở các tỉnh vùng biên sẽ là hàng rào tốt nhất cho việc hạn chế mất cân đối thương mại của VN với TQ. Cũng sẽ có một vài tỉnh ở vùng có biên giới với TQ không có lợi thế hay thế mạnh về kinh tế thì sẽ thay bằng dịch vụ, du lịch. Ý tưởng "Du lịch đảo xa" của anh Chaien có vẻ khả thi đấy chứ ?

Về mặt quân sự - quốc phòng: Có thể khẳng định là nếu ai đó có ý nghĩ phải "chạy đua vũ trang với TQ" thì tớ xin khẳng định rằng đó là "nhiệm vụ bất khả thi" bởi ngân sách chi cho QP của 2 nước là cực kỳ chênh lệch. Thực tế cũng phải công nhận rằng trong thời gian qua VN đã chưa đầu tư một cách đúng mức cho Hải quân và Không quân. Lực lượng bộ binh thiếu tinh nhuệ, trang thiết bị quân sự yếu, thiếu và lạc hậu. Trong khi đó lực lượng quân đội làm kinh tế khá đông và không hiệu quả. Đã có những dấu hiệu cho thấy Nhà nước muốn quay trở lại với bản chất của Bộ Quốc Phòng nhưng chuyển biến còn rất chậm bởi lợi ích cục bộ lôi kéo.

Các bạn góp ý thêm nữa đê, tớ mệt rồi. Đi nhậu cái đã !

3 nhận xét:

  1. "ĐTCK" l� viết tắt của ... "Điện thoại c�ng kộng"?

    (Tem)

    Trả lờiXóa
  2. Gớm, c�i blog hoa l� c�y c�nh thế n�o th� đoạn viết của b�c cũng hoa l� c�y c�nh thế hehee

    Trả lờiXóa
  3. Thắng Khựa kh�ng kh�, thắng ch�nh m�nh mới kh�.

    Trả lờiXóa