Thứ Tư, 31 tháng 10, 2007

Bí mật vườn Lệ Chi


Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ

Nhân kỷ niệm 560 năm Ngày mất Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, năm 2002, tại "góc thành nam" (thôn Khuyến Lương, Thanh Trì, Hà Nội), nơi có đền, miếu của Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phối hợp với một số tổ chức khác mở hội thảo khoa học đầu tiên về Nguyễn Thị Lộ.

Trước và sau đó, đã có nhiều khảo cứu, tọa đàm khoa học tại quê hương bà Nguyễn Thị Lộ - Làng Hới, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Nguyễn Thị Lộ - cô bán chiếu Tây Hồ, vợ người anh hùng Nguyễn Trãi hay Lễ nghi học sĩ triều Lê, từ lâu là hình ảnh đẹp trong ký ức của nhân dân ta.

Tuy nhiên, còn rất nhiều điều mà chúng ta chưa có tư liệu để hiểu sâu hơn về bà. Thêm vào đó, có những giai thoại, ghi chép trong sách sử trái ngược nhau...

Dựa vào những kết quả đó, một số giáo sư, nhà nghiên cứu liên ngành, dưới sự chủ biên của nhà giáo Hoàng Ðạo Chúc, đã biên soạn thành công cuốn Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ với thảm án Lệ Chi Viên, được Nhà xuất bản văn hóa xuất bản năm 2004.

Về thảm án Lệ Chi Viên, ngoài câu chuyện rắn báo oán, sách Ðại Việt sử ký toàn thư chép rằng: Tháng 8, ngày mồng 4 (năm Nhâm Tuất, tức 1442) vua đến vườn Lệ Chi, huyện Gia Ðịnh (nay là huyện Gia Bình, Bắc Ninh), bỗng ác bệnh rồi băng. Trước đây vua thích vợ của Thừa chỉ Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ, người đẹp, văn chương hay, gọi vào cung làm Lễ nghi học sĩ, ngày đêm hầu bên cạnh. Ðến khi đi tuần miền đông, về đến vườn Lệ Chi, xã Ðại Lại trên sông Thiên Ðức, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ, rồi băng. Các quan bí mật đưa về, ngày mồng 6 đến kinh sư, nửa đêm đem vào cung mới phát tang. Mọi người đều nói là Nguyễn Thị Lộ giết vua... Ngày 16, giết Hành khiển Nguyễn Trãi và vợ là Nguyễn Thị Lộ, giết đến ba đời.

Vậy là, kết duyên cùng Nguyễn Trãi trong một mối tình lãng mạn, sau bao nhiêu năm cùng chồng giúp nghĩa quân Lam Sơn chiến thắng, Nguyễn Thị Lộ lại cùng chồng sẻ chia cái chết thảm khốc nhất trong lịch sử dân tộc. Ðáng buồn hơn nữa, những trước tác của bà bị đốt, bà chỉ còn là cái bóng mờ nhạt của Nguyễn Trãi trong lịch sử.

Ðánh giá về bà, GS Vũ Khiêu khẳng định: "Ít nhất, bà cũng là người tài hoa trong văn học, sắc sảo trong chính trị, chu đáo trong ứng xử và thủy chung trong tình nghĩa", "Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ đã dâng trọn cuộc đời phục vụ cho sự bền vững của Vương triều Lê và sự phồn vinh của non sông Ðại Việt".

Trong cuốn sách này, một số nhà khoa học đã chỉ rõ, thủ mưu của vụ thảm án Lệ Chi Viên là Tuyên từ Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Anh, mẹ vua Lê Nhân Tông, vốn rất căm oán Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ - hai người đã giúp bà phi Ngô Thị Ngọc Dao, mẹ Lê Thánh Tông thoát khỏi âm mưu sát hại của bà ta. Sâu xa hơn, đó là sự ghen ghét, đố kỵ của một số không nhỏ quan lại trong triều lúc bấy giờ trước tài năng lỗi lạc và tính tình ngay thẳng, cương trực của Nguyễn Trãi - cái luôn cản trở những việc làm mờ ám của chúng.

Sách được biên soạn công phu, có tính khoa học, thể hiện rõ lòng yêu quý, ngưỡng mộ của những người làm sách và cũng là tình cảm của đông đảo nhân dân ta đối với một nữ sĩ tài hoa, có phẩm hạnh cao, là người bạn đời tâm đầu ý hợp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.

GS Ðinh Xuân Lâm viết: Cần có sự công khai chiêu tuyết cho bà. Chế độ phong kiến cũ đã không làm được việc đó thì ngày nay chúng ta phải làm được việc đó thông qua việc nghiên cứu và biên soạn lịch sử dân tộc một cách trung thực và khoa học.

(Nguồn: Báo Tuổi Trẻ Tp.HCM ngày 08/12/2005)





************************

Bí mật vườn Lệ Chi
Thể loại: Chính kịch
Tác giả: Hoàng Hữu Đản
Đạo diễn: NSƯT Thành Lộc
Sản xuất: Huỳnh Anh Tuấn
Diễn viên: Hữu Châu, Thanh Thủy, Hồng Ánh,NSƯT Thành Lộc, Hoàng Trinh, Tuấn Khôi, Minh Trí, Đại Nghĩa, Mỹ Duyên, Hương Giang ...

Lịch diễn:

+ Thứ 4 ngày 31/10/2007, xuất 20h00 (07 Trần Cao Vân, Q.1)

+ Thứ 5 ngày 01/11/2007, xuất 20h00 (07 Trần Cao Vân, Q.1)

Thông Tin Liên Hệ: 07 Trần Cao Vân, Phường Dakao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

.

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2007

Vấn đề của mọi vấn đề ?!




Ảnh: www.istockphoto.com


Thế giới luôn luôn là vậy.

Chỉ có con người làm cho nó trở nên phức tạp lên mà thôi.

Hàng ngày, mỗi người chúng ta phải đối đầu với rất nhiều vấn đề phải giải quyết, trong quá trình giải quyết vấn đề A chính chúng ta đã làm nảy sinh ra vấn đề B, C và D. Vậy phải chăng chúng ta không nên giải quyết vấn đề nào cả ?

Câu trả lời là không, theo tớ chúng ta vẫn phải giải quyết những vấn đề của mình nhưng với một thái độ nhẹ nhàng và bình thản. Mọi vấn đề cũng vẫn sẽ được giải quyết nhưng không vì thế mà ta bỏ lỡ đi thời gian làm cho mình thư thái và thoải mái. Có khi chính những thời gian thoải mái và thư thái đó lại giúp chúng ta giải quyết vấn đề tốt hơn. Hết vấn đề này sẽ nảy sinh vấn đề khác. Hãy học cách quen với chúng và tốt hơn cả là học cách chơi với chúng.

Hãy giải quyết mọi vấn đề như một trò chơi mà bạn ưa thích.

Nó sẽ giúp bạn bớt căng thẳng hơn và nó sẽ giúp bạn nhìn thấy nhiều điều tốt đẹp ở thế giới này.

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2007

Mắt Biếc - Bằng Kiều

Trong album post lên này tớ có bổ sung 1 số bài k có trong đĩa CD Mắt Biếc mà Bằng Kiều thực hiện.




FREE service provided by MusicWebTown.com

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2007

Bệnh Nói Nhiều



Online Videos by Veoh.com

Diễn biến hòa bình

Bài này được copy lại từ Blog của bác Đông A.

Diễn biến hòa bình
Ngày 14-10-2007, ông Michalak, Đại sứ mới được bổ nhiệm của Mỹ tại Việt Nam, phát biểu trước cộng đồng người Mỹ gốc Việt về những ưu tiên của ông tại Việt Nam. Trong buổi nói chuyện của mình, ông Michalak có nói: "Hãy tưởng tượng, trong vòng 20 năm nữa, chúng ta sẽ thấy không chỉ tiền của chúng ta đầu tư tại Việt Nam tăng lên mà có thể chúng ta sẽ thấy 75% thành phần chính phủ Việt Nam tốt nghiệp tại Hoa Kỳ", và không hề giấu giếm mục đích "sẽ có lợi cho Việt Nam phát triển và đi đến dân chủ hơn". Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ chính thức công khai chiến lược diễn biến hòa bình tại Việt Nam thông qua lời phát biểu của ông Đại sứ.

Ngày 23-10-2007, ông Nông Đức Mạnh làm việc với Ban Tổ chức Trung ương Đảng về công tác cán bộ, trong đó có bảo vệ chính trị nội bộ. Đây có thể coi là động thái đầu tiên của Việt Nam trước lời tuyên bố của ông Michalak. Chiến lược của Việt Nam được ông Nông Đức Mạnh phát biểu qua tường thuật của báo chí như sau: "Xây dựng được đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ xuất thân từ công nhân, con em những gia đình có công với cách mạng." Lời phát biểu này mang phong cách công thức và tu từ, nhưng nội dung cơ bản của nó có thể hiểu là chiến lược công tác tổ chức lãnh đạo của Việt Nam sẽ dựa vào con em các gia đình lãnh đạo cốt cán của Đảng. Đây có lẽ là đối sách của Việt Nam trước chiến lược diễn biến hòa bình mới của Mỹ. Tuy lời phát biểu của ông Nông Đức Mạnh mang tính công thức, nhưng ở đó người ta cũng không thấy nhắc đến hai lực lượng lớn trong xã hội Việt Nam là nông dân và trí thức. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo tương lai của Việt Nam sẽ không có xuất thân từ nông dân và trí thức, theo như lời phát biểu của ông Nông Đức Mạnh. Nông dân và trí thức vốn không phải là lực lượng cách mạng nòng cốt theo quan điểm giai cấp, tuy nông dân ở Việt Nam là lực lượng lao động lớn nhất và cũng là nguồn cung cấp lực lượng cho giai cấp công nhân, còn trí thức tuy chỉ là một giai tầng trong xã hội nhưng lại là lực lượng tinh hoa của xã hội.

Năm mươi năm trước Ngoại trưởng Mỹ Dulles có 3 bài phát biểu quan trọng trước Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện, trước Phòng Thương mại Bang California và trong buổi tiệc trao giải của Hội Luật gia Bang New York, chính thức tuyên bố chiến lược diễn biến hòa bình đối với khối các nước Xã hội Chủ nghĩa lúc đó. Mao Trạch Đông đặc biệt quan tâm đến 3 bài phát biểu này của Dulles. Cụm từ "hòa bình diễn biến" được Mao chính thức đưa ra để chỉ chiến lược của Hoa Kỳ thông qua các bài phát biểu của Dulles. Tháng 11-1959 Mao Trạch Đông có cuộc gặp mặt với Chu Ân Lai, Bành Chân, Vương Giá Tường và Hồ Kiều Mộc để phân tích và bàn thảo về các bài phát biểu của Dulles. Tháng 12-1963 Mao Trạch Đông có bài viết về "Chung sống hòa bình - Hai chính sách trái ngược nhau" trên Nhân dân nhật báoHồng kỳ, phê phán đường lối lãnh đạo của Khrushchev, và đồng thời nhắc lại mối hiểm họa của diễn biến hòa bình mà Dulles từng phát biểu. Mao vạch rõ đường lối của Khrushchev sẽ rơi vào bẫy của diễn biến hòa bình và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô theo hướng cải tổ của Khrushchev sẽ thất bại. Ba mươi năm sau lời tiên đoán của Mao Trạch Đông đã trở thành sự thực.

Sách lược diễn biến hòa bình của Mỹ đối với Việt Nam sẽ được thực hiện qua các giai đoạn như thế nào? Truyền thông Việt Nam có phải là đối tượng sẽ được sử dụng một cách có chọn lọc trong sách lược và chiến lược này? Đối sách của Việt Nam sẽ phải như thế nào?

Huntington trong cuốn sách của mình "Sự va chạm giữa các nền văn minh" có nói về chính sách toàn cầu của các nền văn minh, trong đó tiên đoán nền văn minh Trung Quốc sẽ cạnh tranh đối đầu với nền văn minh phương Tây mà Hoa Kỳ đóng vai trò lĩnh xướng. Quốc gia nào sẽ đóng vai trò tiên phong ngăn cản sự bành trướng của Trung Quốc xuống phương Nam, đặc biệt là Biển Đông. Huntington chỉ ra có hai quốc gia quan trọng trong vùng là Indonesia và Việt Nam, trong đó Indonesia tuy đông dân số, và có nền văn hóa Hồi giáo, nhưng lại ở xa, và do đó hẳn Việt Nam được nằm trong tầm ngắm trong chiếc lược toàn cầu của Mỹ. Một Việt Nam thân thiện và là đồng minh tin cậy của Mỹ hẳn là một điều mơ ước của các nhà hoạch định chiến lược Hoa Kỳ. Do đó cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi ông Đại sứ Hoa Kỳ tuyên bố chiến lược diễn biến hòa bình tại Việt Nam. Viễn kiến 75% thành phần chính phủ Việt Nam tốt nghiệp từ Mỹ, một bản sao hay một tái bản lại chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, là một hoạch định chiến lược để thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ ở Đông Nam Á. Chiến lược này hoàn toàn phục vụ cho lợi ích của Hoa Kỳ. Đối đầu với Trung Quốc là một nguy hiểm lớn đối với Việt Nam. Trong ván bài chiến lược toàn cầu này Việt Nam không thể không chơi, mà trái lại bắt buộc phải chơi và chủ động chơi. Bế quan tỏa cảng, ngừng gửi người sang tu nghiệp ở Hoa Kỳ sẽ là một sai lầm trầm trọng. Phải chủ động trong ván cờ diễn biến hòa bình và cố gắng thu được lợi nhiều nhất trong diễn biến này. Về mặt lý thuyết là như vậy, nhưng thực tiễn dường như không thấy có cơ sở vững chắc để có thể tin chắc rằng Việt Nam có thể hưởng lợi. "Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn."

Trong lịch sử Việt Nam chỉ có kinh nghiệm và truyền thống Hán hóa và giải Hán hóa. Mỹ hóa và giải Mỹ hóa là những vấn đề xa lạ, và hoàn toàn chưa có kinh nghiệm đối với Việt Nam, tuy Việt Nam có chút kinh nghiệm đối đầu chiến tranh với Mỹ. Điều này lý giải tại sao Việt Nam có thể bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc rất nhanh, trong vòng một thập niên, trong khi đó bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ phải mất đứt hai thập niên. Hiện tượng Mỹ hóa đang xâm nhập rất mạnh mẽ vào Việt Nam trên tất cả các bình diện của xã hội và văn hóa. Đơn cử ví dụ trong lĩnh vực giáo dục, việc chuyển đổi hình thức thi tự luận sang trắc nghiệm là một hiện tượng Mỹ hóa, và được các nhà lãnh đạo giáo dục từng tu nghiệp ở Hoa Kỳ thúc đẩy. Giải Mỹ hóa là một vấn đề thách thức và nan giải đối với Việt Nam. Việt Nam đã từng có ít nhất hai lần thất bại trong cố gắng Mỹ hóa và giải Mỹ hóa. Một thời kỳ chống Pháp sau Cách mạng tháng 8 cố gắng liên kết của Hồ Chí Minh với Mỹ đã thất bại. Một trong thời kỳ chiến tranh cố gắng giải Mỹ hóa của Ngô Đình Diệm cũng thất bại. Nước Mỹ vẫn là một dấu hỏi lớn chưa có câu trả lời rõ ràng trong kinh nghiệm và truyền thống của Việt Nam.

Sự tê liệt các cơ quan kiểm soát và các tổ chức cơ sở của Việt Nam là một mối lo ngại lớn trong diễn biến hòa bình. Điển hình của sự tê liệt này là ví dụ câu trả lời của ông bí thư Đảng bộ PMU18: "Trước khi bị bắt anh ấy là một Đảng viên tốt" hay hệ thống kiểm soát truyền thông đã bất lực trước hồi Đại hội X. Sự tê liệt các tổ chức cơ sở là điều kiện tốt để diễn biến hòa bình xâm nhập ngay từ cơ sở, còn hệ thống kiểm soát truyền thông bị tê liệt sẽ dẫn đến những lũng đoạn truyền thông, là cơ hội cho diễn biến hòa bình. Ví dụ nếu kiểm soát truyền thông bị tê liệt, có khả năng một phong trào chống Trung Quốc qua vấn đề Hoàng Sa được dấy lên như xảy ra trên mạng internet chẳng hạn, đẩy Việt Nam vào thế đối đầu với Trung Quốc, mà bản chất vấn đề Hoàng Sa cũng không giải quyết được.
Bài viết mới được cập nhật ngày 22/11/2007 do bác Đông A có update thêm đoạn cuối.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2007

Báo Chuối


Tình hình là đang rất bức xúc với báo chí. Không hiểu ở đâu ra mà lắm cậu ngơ ngơ thế không biết? Sáng ra, chưa ăn sáng đã bị "đập vào mặt" cái bài "Vụ án sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ: Hệ thống đà giáo "second hand". (Báo PLTPHCM số ra ngày 24/10/2007), bài viết có đoạn:


"Theo một nguồn tin, có tới 90% nguyên nhân dẫn đến vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ là do trụ tạm và giàn giáo. Đế trụ tạm số 14 đã bị nghiêng khoảng 70 độ, trong khi đó các trụ tạm lân cận cũng bị lún, nghiêng...."


Hơ hơ....Nghiêng 70 độ thì đổ bố nó rồi còn nghiêng ngẻo gì nữa ???


Chiều lại có thằng em gửi cho cái link báo VN Express đăng cái tin "10 nước tìm "sex" trên Google nhiều nhất" của tác giả Việt Toàn. Chả hiểu ông nội này lúc đấy đang nghĩ gì bởi theo cái kết quả thống kê đó thì Việt Nam là đứng hàng đầu tiên trong số những nước tìm từ khoá "sex" nhiều nhất trên Google trong tháng 9 và tháng 10 (?). Cứ tạm cho con số thống kê đó là có thực đi nhưng mà đưa cái tin đó lên báo để chứng minh điều gì ? Ngu vừa thôi chứ ? Ngu còn để chỗ cho người khác ngu với chứ ??? Thế mà đúng là vẫn có thằng ngu hơn các bác ạ. Báo Tiền Phong nhà ta cũng bê về (dẫn nguồn đàng hoàng nha)...chả biết nói thế nào hơn.







Em cứ Print screen lại cho nó chắc chắn! Nhỡ oan cho anh em làng báo thì phiền lắm ! Laughing











Còn nữa các bác ạ, nếu chỉ thế thôi thì em k bức xúc lắm lắm đến độ ngồi gõ cái entry này. Báo Khoa học và Đời sống số ra ngày 24/10/2007 đăng cái bài lên mặt dạy đời các báo khác rằng "Về chuyện phim đen của diễn viên Thuỳ Linh (Phim Nhật ký Vàng Anh): Đến lúc nên khép lại". Bài viết cho rằng vì bộ phim đen này mà bộ phim NKVA bị "bóp chết" giữa chừng; rồi lại khẳng định rằng rõ ràng Viet dart đã không tán phát bộ phim....


Dạy đời người ta thì phải khôn hơn người ta chứ nhỉ? Kính thưa với cái bác phóng viên viết bài và cả cái BBT báo rằng là: Bộ phim NKVA nó chết từ lâu rồi; cái anh Viet dart kia có tán phát hay không thì chờ cơ quan điều tra chỗ "bố" anh ta đang công tác xác minh rồi trả lời cho các bác chứ các bác làm gì có quyền mà nói anh ta hay bất cứ ai là thủ phạm tán phát cái video clip đó? Câu chuyện về bộ phim này đã khép lại rồi các bác cứ xới nó lên làm gì ? Phải chăng là phù hợp với cái tôn chỉ mục đích là KH&ĐS của các bác ?







Đúng là chỉ có thể nói 1 câu: BÁO CHUỐI !


Thứ Ba, 23 tháng 10, 2007

Luận án tiến sỹ

Cũng lại một bài trên Tạp chí Tia Sáng, copy về cho bà con coi chơi.


Luận án tiến sĩ

Văn An


14:33:57 18/10/2007

Một anh bạn tiến sĩ gọi điện cho tôi, hỏi: "Ông có chuyển 'phông' chữ được không?". Tôi bày cách cho anh: download gõ tiếng Việt miễn phí Unikey trên mạng, bộ gõ này tích hợp luôn công cụ chuyển phông. Lát sau, anh lại gọi điện, hỏi: "Chuyển phông Unicode sang ABC thế nào?". Tôi hướng dẫn cho anh từng bước một. Tưởng xong, lát sau lại nhận điện của anh: "Chuyển 'phông' VNI sang ABC thế nào?" Rồi lại nghe anh gọi: "ABC sang Unicode thế nào"... Thêm mấy cuộc nữa, cuối cùng anh bảo: "Ông đến tận nơi giúp tôi. Có lắm loại chữ lằng nhằng lắm. Không biết phông gì!"

Cách đây mấy tháng, anh bạn của tôi bảo vệ xong luận án tiến sĩ kinh tế. Luận án đã sao, đã đóng bìa, đã nộp cơ quan. Tưởng xong, bất đồ lại bị ông sếp đòi copy bản "file vi tính". Khó cho anh. Trước khi in, anh đã cẩn thận chuyển tất cả chữ về cùng "co", cùng kiểu nên khó ai nhận ra. Nhưng nếu đọc trên máy tính, nếu tinh ý, sẽ nhận ngay ra đoạn nào anh "gõ", đoạn nào anh "tham khảo" từ đủ mọi nguồn: báo mạng, luận án và khóa luận của bạn bè...

Trong hội thảo về "Thư viện điện tử" do Tia Sáng tổ chức, có ý kiến nêu phải "số hóa" tất cả các luận văn làm cơ sở dữ liệu, công bố lên mạng. Một vị, không phát biểu, nhưng "phản ứng" ngay với người ngồi cạnh: Làm sao có thể được, còn cả vấn đề về bản quyền, rồi bí quyết công nghệ.
Tôi nghe được, nghĩ: Không khéo trong vô số các khó khăn để xây dựng một hệ thống thư viện số tử tế ở Việt Nam, còn thêm "khó khăn" nữa là có những tác giả luận văn... không biết chuyển phông.

Vì thế, phải hoan nghênh Vụ Đại học và sau Đại học của Bộ GD&ĐT đã "vượt khó" khi công bố luận án tiến sĩ trên trang web
http://www.hed.edu.vn, dù mới chỉ có phần "Tóm tắt những điểm mới".
Xin trích dẫn một số trong đó:

- Luận án: "Nhận thức của công chức hành chính về việc sắp xếp lại bộ máy của cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố”.

Những kết luận mới của luận án: Trên cơ sở khảo sát 762 công chức hành chính, luận án đã đánh giá được thực trạng nhận thức của công chức hành chính về sự cần thiết, về mục tiêu, nội dung, biện pháp, lợi ích; các mức độ nhận thức của công chức trước và sau khi tiến hành sắp xếp lại bộ máy các cơ quan chuyên môn trong cải cách hành chính (CCHC) hiện nay.

- Luận án: ''Nhận thức của thanh niên nông thôn về chất lượng cuộc sống gia đình hiện nay''.
Những kết luận mới của luận án: Thực tiễn khảo sát 564 thanh niên nông thôn (TNNT) cho thấy thực trạng nhận thức của TNNT về chất lượng cuộc sống gia đình (CLCSGĐ) ở mức độ trung bình. Họ nhận thức còn phiến diện, chưa đầy đủ, chưa hài hòa giữa các mặt, các giá trị trong CLCSGĐ. Có 33,2% số ý kiến đề cao yếu tố vật chất, kinh tế trong CLCSGĐ. Điểm trung bình về nhận thức đối với những giá trị phản ánh CLCSGĐ thiên về các giá trị vật chất, kinh tế nhiều hơn là những giá trị văn hóa tinh thần
- Luận án: “Nghiên cứu nhu cầu điện ảnh của sinh viên”.
Tóm tắt những kết luận mới của luận án: Luận án đã xây dựng được hệ thống lý luận tâm lý học về nhu cầu điện ảnh, đặc biệt là đã xây dựng được bốn cấp độ của nhu cầu này của người xem nói chung, đó là: cấp độ nhu cầu giải trí; cấp độ nhu cầu thông tin; cấp độ nhu cầu cảm thụ nghệ thuật; cấp độ tái tạo (tái sáng tạo) nghệ thuật, với những biểu hiện cụ thể của từng cấp độ và mối liên hệ giữa chúng...

- Luận án: “Phát huy vai trò của tri thức ngành y tế Việt Nam trong công cuộc đổi mới

Tóm tắt những kết luận mới của luận án: Xác định ba cách tiếp cận đối với tầng lớp trí thức gồm: phân biệt lao động trí óc của viên chức và của trí thức; tiếp cận nhân cách trí thức là tổng hoà động sự hiểu biết với lương tri và tính cách cá nhân; tiếp cận sự xích lại gần nhau giữa công nhân và trí thức. Làm rõ ưu, nhược điểm của tầng lớp trí thức Việt , nhất là trong thời kỳ đổi mới...

-Luận án: “Lịch sử phát triển giáo dục – đào tạo ở An giang(1975 – 2000)

Những kết quả mới của luận án: Luận án tập hợp, hệ thống những tài liệu cơ bản và đáng tin cậy để trình bày tương đối toàn diện, đầy đủ về các chặng đường phát triển của sự nghiệp giáo dục – đào tạo ở An Giang trong 25 năm cuối thế kỷ XX trên cả ba phương diện giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội...

(http://www.hed.edu.vn/TrangChu/LuanAnTienSi/TomTatNhungDiemMoi/)

Phần bình luận, xin dành cho người đọc!

Nâng cao quyền uy của tòa án và uy tín của thẩm phán

Đây là bài viết trên Tạp chí Tia Sáng, tớ copy về đây để tham khảo.

Nâng cao quyền uy của tòa án và uy tín của thẩm phán
LS. Nguyễn Ngọc Bích
13:51:33 05/10/2007

Tất cả những ai nằm trong phạm vi thẩm quyền của pháp luật Việt Nam đều trông đợi những biện pháp cần thiết để nâng chất lượng hoạt động của ngành tòa án lên. Nếu ở quân đội người ta trông đợi sự anh dũng và chiến thắng thì công dân Việt nam trông đợi ở tòa án sự công minh trong xét xử và nhất quán trong các quyết định. Sự trông đợi đó là nhu cầu nhân bản của mỗi người. Nó là tâm lý con người và có tính bền bỉ, chứ không phải là khẩu hiệu chính trị có tính nhất thời; hơn nữa, nó tồn tại ở bất cứ chế độ chính trị nào. Và nó chỉ có thể thành hiện thực khi chúng ta nâng cao quyền uy của tòa án và uy tín của thẩm phán.

Hai việc làm này là một vì tòa án là cái vỏ, công việc của thẩm phán là cái ruột. Khi thẩm phán có uy tín thì tòa ắt có quyền uy, cái này là hệ quả của cái kia; còn nếu thẩm phán không có uy tín thì chẳng ai sợ tòa án cả. Vì thế ở đây, tôi sẽ đề cập đến thẩm phán và có ba điểm.

A. Dựa vào bên ngoài để nâng năng lực của thẩm phán

Nếu câu tục ngữ “học thầy không tày học bạn” đúng thì nhận định “tự một mình mình các thẩm phán không thể nâng cao năng lực xét xử của họ” cũng đúng. Đây là một sự thật nhưng nói ra có thể có nhiều thẩm phán không đồng ý. Sở dĩ vậy là vì cách hoạt động của các tòa án ở hệ thống khác ít được mình xem đến khi thiết lập; hơn nữa tòa án là một cơ quan quyền lực, nó ban phát công lý và đứng trước nó, tất cả mọi người phải khuất phục; do sức mạnh này một số thẩm phán dễ lập luận “khác biệt cơ bản về quan điểm”. Vậy đã là quan tòa thì đương nhiên có quyền và không cần phải nghe ai. Thực tế cho thấy một luận điểm đưa ra phải được phản biện thì nó mới có giá trị để được nhìn nhận. Bản án đáng lẽ cũng phải trải qua một quá trình như thế; nhưng thẩm phán có thể dùng quyền hành để không nghe quan điểm trái ngược. Tôi nhấn mạnh đến việc chỉ nghe thôi, còn chấp nhận là một bước khác.

Quyền hành mà thẩm phán có, ngăn chặn sự gia tăng về năng lực của họ; có nghĩa là nó không khuyến khích thẩm phán gia tăng năng lực. Vậy phải thiết lập một cơ chế để giảm thiểu thái độ đó, nếu nó chưa có, hay phải thúc đẩy nếu đã có rồi. Trong trường hợp của ta, tôi đề nghị công việc sau. Thành quả công việc của một thẩm phán là các bản án họ viết ra. Năng lực của thẩm phán nằm ở đây. Một bản án không chỉ giải quyết vụ tranh chấp trước mắt mà nó còn là giải pháp cho các vụ tương tự trong tương lai tùy theo tính chất bản án là hình sự hay phi hình sự. Có sự khác biệt giữa tính chất của hai loại bản án này. Bản án hình sự có tính trừng phạt trong hiện tại và răn đe trong tương lai. Tính chất của nó là hành động. Bản án phi hình sự giải quyết nội vụ bây giờ và thiết lập một trật tự lâu dài cho xã hội. Tính chất của nó là thời gian. Sự khác nhau đó xuất phát từ số người có liên quan. Số người tham gia các hoạt động dân sự và thương mại có nhiều gấp bội so với những người vi phạm luật hình. Vì lẽ này, bản án cho một vụ phi hình sự phải phản ánh những ý kiến, những quan điểm khác nhau để từ đó thẩm phán chọn lựa giải pháp nào công minh nhất; chứ không phải dùng quyền hành để khư khư giữ quan điểm của mình. Cái gì công minh thì sẽ tồn tại lâu dài. Trong một vụ án, những lập luận khác nhau được nguyên đơn, bị đơn, kiểm sát viên, luật sư đưa ra. Họ tranh luận bằng lời hay đối đáp với nhau bằng văn bản. Thường thường tòa và viện kiểm sát dễ đồng ý với nhau; kiểm sát viên dễ “ăn theo” tòa; như nhận xét của một vị cựu chánh án đã nêu ra gần đây. Các ý kiến có khác nhau là do luật sư nêu ra. Lập luận của mỗi bên là “chân lý” của vụ việc nhìn theo con mắt của mỗi người; giống như các cạnh của một viên kim cương. Mỗi người cố gắng thuyết phục người khác ủng hộ “chân lý” của mình. Và thẩm phán là người quyết định cuối cùng. Thẩm phán xem xét các “chân lý” đó rồi đưa ra “chân lý” của riêng mình tức là ra bản án. Nếu “chân lý” của thẩm phán rút ra từ, hay cọ sát với, những “chân lý” khác nhau thì “chân lý” của thẩm phán sẽ vững chắc. Nó được thử thách về mặt lý luận và được củng cố nhờ quyền uy của toà án, nhân danh quốc gia. Nếu “chân lý” của thẩm phán không bị cọ sát bởi các “chân lý” khác, thì ông ta cũng không tin chắc vào “chân lý” của mình. Đã tuyên đấy nhưng còn e ngại, nó đã thực sự công minh chưa. Không tin vào công việc của mình, và cũng để tránh rắc rối, thẩm phán có khuynh hướng không muốn phổ biến bản án rộng, viện cớ điều khoản về cấp trích lục bản án hiện có. Khi ấy sự quan tâm của thẩm phán không phải là sự công minh, tức là chất lượng, mà là cấp trên, tòa trên của họ. Đến tòa cấp trên, nếu “chân lý” của thẩm phán ở đó không bị mài dũa bởi các ý kiến khác thì bản án phúc thẩm cũng sẽ như ở tòa dưới. Thẩm phán quyết định một mình. Nếu họ chấp nhận quan điểm của tòa sơ thẩm thì ấy là “con hát mẹ khen hay”; còn nếu bác thì cũng chỉ là vì tòa dưới làm không “đúng quan điểm” của mình. Tuy nhiên tòa dưới cũng không bị buộc phải theo khi xử lại. “Chân lý” đơn phương ở hai cấp như thế thì năng lực xét xử của tòa án nói chung khó tăng lên được để đáp ứng sự phát triển của xã hội. Luật lệ có thể đi sau thực tế, nhưng bản án phải đi trước và hướng dẫn thực tế. Khi tòa án cứ duy trì tình trạng hiện nay thì sinh viên luật không có luật pháp trong thực tiễn để học hỏi; luật sư không thấy “sự công minh được trải dài” để mà góp ý kiến hoặc để khuyến cáo thân chủ tuân theo. Hiệu quả lâu dài của bản án không có; chất lượng của nó sẽ thấp mãi. Để gia tăng cơ hội cọ sát “chân lý” của thẩm phán, phải nâng vai trò của luật sư lên. Luật sư của cả hai bên tranh chấp sẽ đưa ra những bằng chứng khác nhau, quan điểm khác nhau để bênh vực thân chủ mình; họ bày ra, thẩm phán xem xét, chấp nhận hay bác bỏ lý lẽ nào đó và cho biết tại sao trong bản án. Đó là mâm cỗ dọn sẵn cho thẩm phán tùy ý lựa chọn, thêm bớt để ra bản án. Lựa chọn của thẩm phán như thế sẽ là lựa chọn có cân nhắc và đã được thử thách. Luật sư vì được các bên tranh chấp thuê nên họ bị áp lực phải tìm tòi lý lẽ để thắng; do đó họ có động lực nâng cao chất lượng của bản án. Vấn đề chỉ là thẩm phán lắng nghe dù thấy nó trái ý mình. Về luật sư, Bộ Tư pháp muốn nâng số luật sư cả nước lên 20.000 vào năm 2010. ý định của Bộ tôi không rõ; nhưng tôi cho rằng đấy là cách nâng trình độ của ngành tư pháp qua sự tranh luận tại tòa của luật sư. Việc này không gây tốn kém cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên dự định ấy, nếu có, sẽ không dễ dàng nếu thẩm phán không bị buộc phải nghe. Hơn nữa, luật sư có ba hạn chế lớn. Một là họ không thể nâng tài năng lên được nếu không có khách thuê khiến họ phải nỗ lực. Hai là, dù lập luận của họ có sắc bén mà tòa án không nghe, không chấp nhận thì cũng vô nghĩa. Ba là, vai trò của họ rất thụ động. Theo Luật luật sư, họ tham gia vào công việc tố tụng, theo sự lựa chọn của khách hàng và được cấp giấy chứng nhận cho phép tham gia. Để thực hiện điều trên trong tình hình của luật tố tụng hiện nay, đề nghị Ông chánh án ra chỉ thị các thẩm phán, nếu chỉ thị nằm trong thẩm quyền của mình, còn không thì khuyến khích các thẩm phán, sử dụng ý kiến của luật sư nhiều hơn, hiểu rằng họ giúp mình chứ không ép buộc mình, nghe họ để so sánh, để mài dũa “chân lý” của mình cho nó chắc chắn và sáng chói. Gần đây tòa phúc thẩm có trả lại những vụ án không có luật sư tham dự khi mà luật đòi hỏi. Việc này rất đáng ca ngợi. Nhưng đó là tòa “khiển trách” cơ quan điều tra, còn về phần mình thì sao? Tòa có sẵn sàng nghe ý kiến của luật sư và có cho các vị thẩm phán ký tên trong bản án không? Điều này không phải vì lợi ích của luật sư mà là cho sự công minh của bản án.

B. Lập ra cơ chế để giảm bớt công việc cho tòa án

Hiện nay, khi muốn tăng cường tính hữu hiệu của tòa án thì cách làm, trong khuôn khổ cải cách tư pháp, là gia tăng số thẩm phán, giao bớt việc về cho các tòa quận/huyện để giải quyết các vụ khiếu kiện của dân chúng. Tôi xin dùng hình ảnh này để cho dễ hiểu. Khiếu kiện, khởi tố của dân chúng ra tòa giống như một dòng nước lớn ùa tới. Để giải quyết, người ta có hai cách làm: một là đào thêm hồ, thêm ao để chứa nước; hai là không đào hồ mà đặt ra các vật cản dòng nước lại. Cải cách tư pháp ở ta làm theo cách đầu. Nó sẽ không hiệu nghiệm vì chỉ làm cho dòng nước kia lớn tràn đến mạnh hơn mà thôi, vì dòng nước là tâm lý của những người “khôn ngoan” mà nó lôi cuốn theo nhiều người khác làm vì thấy lợi. Hồ đào sẽ không kịp. ở các nước khác vì quan niệm tòa ban phát công lý nên họ làm theo cách thứ hai. Và về mặt tâm lý khi bị cản trở người ta sẽ ngại đi đòi, hay phải suy tính kỹ trước khi đòi. Họ đặt ra các “đê chặn” để cản bớt việc kiện cáo và khuyến khích giải quyết tranh chấp bên ngoài tòa án, qua các ủy ban trọng tài, hiệp hội chuyên ngành... Khi tòa xử ít đi thì sẽ trở nên công minh và hữu hiệu; còn cứ tìm cách giải quyết hết như ta hiện nay thì công việc sẽ luôn luôn ối đọng và trước áp lực đó thì sẽ xử sai, xử sót.


Các luật sư tham gia một phiên tòa ở TP. HCM


Ảnh: Lê Toàn

Ở Mỹ tòa án không cho đương đơn trực tiếp trình bày trước tòa mà buộc phải sử dụng luật sư. Thủ tục giải quyết các vụ dân sự ở Mỹ được trao cho luật sư hai bên. Họ nghe lý lẽ khiếu kiện của thân chủ mình, rồi hai người xem xét để bàn với nhau các vấn đề nào có thể tự giải quyết được; đem ra thuyết phục thân chủ; chỉ những vấn đề hai luật sư không giải quyết được theo yêu cầu của thân chủ họ mới đem ra tòa để xin xử. Tòa chỉ xử một hai vấn đề quan trọng sau khi hai bên đã chọn lọc chứ không phải nguyên đơn muốn gì tòa cũng xử. Ngoài ra, trong hệ thống thông luật, người ta coi công dân đến tòa là nhờ vả tòa và tòa có quyền đặt ra các điều kiện để mình thụ lý. ở bên Pháp tòa để cho hai bên cứ lời qua tiếng lại bằng lý đoán; khi nào hết lẽ thì xin tòa xử. Bằng cách làm này họ đẩy trách nhiệm cho công dân. “Các anh phải tự xử với nhau, cuối cùng tòa mới can dự”. Tòa có thái độ như thế nên các bên tranh chấp suy nghĩ kỹ càng trước khi định đưa ra tòa; còn không thì nghe luật sư hay nhờ một cơ quan trọng tài.

Người Mỹ không ngại tranh chấp, thích kiện cáo, mà tòa “sử dụng quyền” theo kiểu kia nên đội ngũ luật sư đông! Luật sư đông chứ không phải thẩm phán đông. Luật sư chính là “đê chặn”. Luật sư giảng giải cho khách hàng để làm giảm sự thiếu chính đáng, không phù hợp luật pháp trong các đòi hỏi của khách. Vì vậy, việc đến tòa án ít. Tòa xử vụ nào ra vụ ấy, không sợ mất thời gian như ở ta như trong vụ PMU 18 vừa rồi. Một vụ xét xử công minh sẽ tạo nên nề nếp trong xã hội. Nó đưa hoạt động của xã hội vào một trật tự mà mọi người mong đợi và đáp ứng, tranh chấp ít xẩy ra, nếu có thì luật sư giải quyết. Ngoài việc sử dụng lực lượng luật sư, cơ chế của họ còn khuyến khích sự dàn xếp bên ngoài tòa qua các “giải pháp thay thế để giải quyết tranh chấp” (alternative dispute resolution - ADR). Việc này do các tổ chức trọng tài, các hiệp hội đứng ra làm. Tòa án chỉ xem lại nếu thủ tục làm sai và có bên xin phúc thẩm. Bên ta, thì ngược lại. Tòa ôm hết. Chẳng bao lâu nữa các tòa quận cũng sẽ bị quá tải. Đang khi ấy lại vẫn có ý kiến trên báo chí cho rằng quy định về chứng cứ ban đầu trong luật tố tụng dân sự cần phải bỏ, vì nó chỉ làm khó người khởi kiện! Lý do nêu lên là quyền khởi kiện là quyền của công dân, được pháp luật bảo vệ. Hoặc có ý kiến khác cho rằng khi luật cho phép trong những trường hợp nhất định đương sự có quyền yêu cầu tòa thu thập giúp chứng cứ giải quyết vụ kiện; như vậy tại sao lại bắt đương sự đưa ra chứng cứ ban đầu để tước đi quyền khởi kiện của họ? Thậm chí lại có ý kiến bảo bỏ thời hiệu. Những ý kiến này có thiện ý, nhưng không thực tế, không hiểu sức tòa... có hạn.
Một điểm nhận xét nữa là dường như tòa án ta nghĩ rằng mình sẽ có quyền lực nhiều nếu xử nhiều, vì nhiều người cần đến mình. Ai thưa cũng xử; nơi khác mà xử thì sẽ dùng quyền của mình để loại họ ra.


Thực ra tòa sẽ có quyền uy, thẩm phán sẽ có uy tín, nếu bản án tòa tuyên công minh. Muốn công minh thì chỉ xử ít. Khi xử ít thì sẽ mất giờ tức là không bị áp lực về thời gian. Nhìn vào một phiên tòa người ta cần thấy công lý được thực hiện, sự công minh được trải dài; chứ không cần biết tòa xử bao nhiêu vụ trong một năm như thường được báo cáo trong các phiên họp của Quốc hội. Muốn xử ít thì phải có cơ chế để làm như các nước phát triển. Họ cũng đã trải qua như chúng ta hiện nay và họ đã giải quyết được.

Thủ tục tố tụng dân sự của chúng ta không du nhập những nguyên tắc đã có từ thời La mã để ngăn chặn lòng tham và sự không công bằng với chính mình của con người. Khi thiết lập chế độ, chúng ta mong muốn là sẽ lo hết mọi thứ cho dân vì nghĩ rằng sẽ công hữu hóa được tư liệu sản xuất. Điều đó đã không thực hiện được. Hệ quả của hoài bão đó là người dân cảm thấy mình có quyền đòi theo tâm lý “nhờ ơn nọ ơn kia”. Chúng ta không có quan niệm là luật pháp chỉ bảo vệ và có thể bảo vệ cái mà một người đã mong đợi khi bắt đầu giao dịch, chứ không thể bảo vệ lòng tham của họ. Các định chế tài chính đang tồn tại như thị trường hàng hóa giao sau, quyền lựa chọn, chứng quyền, các quỹ hắt rủi ro (hedge fund) đều hoạt động trên căn bản này. Không ai có thể bảo vệ lòng tham của người khác vì nó vô giới hạn. Khi chúng ta ước mong lo hết mọi thứ cho dân để chứng tỏ mình hơn hẳn, chúng ta đã vô tình bảo vệ “sự khôn ngoan hay nhất định không chịu thua” của một số không ít người trong dân chúng. Nền kinh tế đã thay đổi, nhưng số người đó vẫn giữ tâm lý kia vì có lợi. Trong hoàn cảnh như thế tòa án phải thay đổi tư duy để đổi cách làm.

Hiện nay bên phía luật tố cáo và khiếu nại đang có thay đổi theo hướng mới. Luật sư được cho phép làm đại diện hay tháp tùng người khiếu nại để cho thỉnh cầu của người khiếu nại với cơ quan xử lý được giải quyết dễ dàng. Hai người hiểu biết nói chuyện với nhau rất dễ giải quyết. Giải quyết công việc với người cãi chầy cãi cối mệt lắm.
Việc lọc bớt vụ việc chuyển đến tòa chưa thể làm ngay được vì còn luật pháp hiện hành; nhưng cần được quan tâm khi luật về tổ chức tòa án được soạn thảo; hoặc ít ra phải có sự thay đổi về tư duy vốn không bị luật pháp cản trở.

C. Tạo phương tiện cho thẩm phán ra phán quyết nhất quán trong các vụ dân sự có tình tiết giống nhau
Hiện nay, các thẩm phán xét xử theo luật pháp mà luật pháp thì có nhiều cách giải thích, khi rộng, khi hẹp tùy người; cho nên, trong các vụ có cùng tình tiết, án tuyên ở các tòa các nơi khác nhau; thậm chí trong cùng một vụ, quan điểm của tòa phúc thẩm không được tòa sơ thẩm xử lại tuân theo. Lý do là vì luật tố tụng của ta không qui định giá trị bằng chứng, phân định tòa dưới xử gì, tòa trên xử gì. Khi luật tố tụng chủ trương công lý tối đa thì việc xét xử trở thành không có điểm dừng.

Sự không nhất quán trong các biện pháp đưa ra cho các vụ phi hình sự có cùng tình tiết làm cho dân chúng bất an. Người nhát thì không dám làm vì không biết tòa sẽ xử ra sao nếu có tranh chấp sau này; kẻ bạo thì cứ làm bừa với hy vọng tòa sẽ xử khác. Khi dân chúng có thái độ khác nhau về uy lực của luật pháp thì họ sẽ khó cam kết gì với nhau vì sợ rằng nếu trục trặc xảy ra thì không biết hậu quả thế nào. Người tốt lại hay có tâm lý này. Tòa án hoạt động như thế thì, về mặt tâm lý, nó không tạo trong lòng người dân một sự ổn định và tiên đoán được.

Trong các vụ hình sự, khi ra hình phạt khác nhau cho các vi phạm giống nhau thì không quan trọng lắm vì chúng bị chi phối bởi sự khác biệt trong yếu tố chủ quan và chủ thể của các đương sự trong mỗi vụ. Hơn nữa, đối với những người xấu trong xã hội, vốn không nhiều, thì phải làm cho họ sợ bằng cách không cho biết nếu vi phạm họ sẽ bị trừng phạt như thế nào; có khi vì không biết nên họ không dám phạm. Trái lại, những bản án của các vụ phi hình sự tác động đến nhiều người ngay, và số này lại chiếm đa số trong xã hội; họ đòi hỏi luật pháp phải ổn định và tiên đoán được để còn tính chuyện lâu dài cho cuộc đời.

Bàn về sự nhất quán của các vụ án có cùng tình tiết thì ở các nước phát triển họ có một cơ chế giúp thực hiện: án lệ và chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm thẩm phán; khiến cho thẩm phán không bị ảnh hưởng bởi các áp lực trực tiếp trong mỗi vụ mà mình xét xử.

ở Mỹ, các thẩm phán, khi xem xét một vụ án để đưa ra quyết định, họ bị chi phối bởi hai yếu tố phụ (sub-culture) nằm trong văn hóa pháp lý (legal culture): (i) tư duy pháp lý (hay cách suy nghĩ theo kiểu của pháp lý – legal reasoning) và (ii) văn hóa của nền dân chủ. Trong yếu tố đầu họ suy luận bằng cách dùng các gương người xưa. Đó là một quá trình có ba bước của học thuyết về tiền lệ: tìm sự tương đồng giữa các vụ án - nêu lên quy tắc luật pháp nằm ẩn trong các vụ án trước – quy tắc luật pháp áp dụng cho vụ án đang xử lý. Tư duy này được duy trì trong cộng đồng luật pháp gồm tòa án, các trường luật, các đoàn luật sư và các hội luật gia. Mảng thứ hai là các yêu cầu chính trị. Họ cân bằng hai thứ này trong quyết định của mình.

Tôi nêu lên điểm trên để nói rằng, để đạt được sự nhất quán, trong các quyết định đưa ra trong các vụ án khác nhau mà có cùng tình tiết, thì nó sẽ đòi hỏi thẩm phán phải được hỗ trợ theo một định chế. ở ta không có định chế này. Tiền lệ thì có, nhưng không bị bắt buộc phải theo, cho nên không có đơn vị nào trong tòa án đứng ra duy trì. Năm 2004, với sự giúp đỡ của cơ quan STAR có hai quyển sách về các vụ án giám đốc thẩm được Tòa tối cao xuất bản, hai năm vừa rồi không còn nữa. Khi không dùng án lệ và tập tục, thì nó có cái lợi trong ngắn hạn là giới cầm quyền có thể ra lệnh cho mỗi vụ án phải xử như thế nào (chẳng hạn vụ ở Đồ Sơn), nhưng nó gây ra thiệt hại lâu dài về mặt tâm lý là người dân không biết phải ứng xử như thế nào trong những trường hợp nhất định; và xã hội có tiềm ẩn một sự bất an về mặt pháp lý.

Những điều tôi đề nghị trên các nước khác họ đã giải quyết xong từ lâu rồi. Ta cần biết về chúng để từ từ du nhập vào hệ thống của mình.

Rỗng


Trời gần sáng, tự nhiên thức giấc trong cơn khát! Tối qua đi uống rượu nên thèm nước lạnh! Đi vào ngủ tiếp nhưng cứ trằn trọc k tài nào ngủ được.

Bực thật ! Đã thế dậy luôn cho rồi!

Làm gì vào cái giờ oái ăm này !híc híc...chỉ có online chứ biết làm gì. Lượn lờ blog bạn bè. Chán.

Vào đọc thơ của vợ. Chả biết thơ dành cho ai ?

Sao mà lại có những lúc Internet cũng trở nên vô dụng thế này nhỉ ?

Rỗng !



Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2007

Bàn phím và ....."Cây búa"


Ai chỉ giúp tớ phát hành cuốn sách này bây giờ nhỉ ???

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2007

Tài năng trẻ 2

Như các bạn đã thấy trong Slide Show - Tài năng trẻ 1. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục gặp gỡ người mẫu YK với loại hình bikini và đồ chơi trên cát.


Chúc các bạn một ngày làm việc vui vẻ !

Người mẫu: YenKhue
Ảnh: Thaothucsg.
Copyright by thaothucsg 2007. Cấm phổ biến và tán phát dưới mọi hình thức

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2007

Tài năng trẻ

Tình hình là mấy ngày nghỉ vừa rồi đi chơi. Tuy nhiên cũng có kết hợp được với một hãng thời trang và một tay máy bán chuyên nghiệp chụp ảnh quảng cáo quần áo dành cho trẻ em. Thế là phát hiện ra một tài năng mới (còn đang ươm mầm) trong giới Fashion Show của Việt Nam. Mời các bạn xem thử nhé !



Ảnh: Thanh Loan
Người mẫu:YenKhue
Copyright by thaothucsg 2007. Nghiêm cấm tán phát dưới mọi hình thức!

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2007

Thông tư liên Bộ !!!

Bạn đã bao giờ đọc một cái thông tư liên Bộ chưa? Tớ thì thỉnh thoảng có đọc nhưng ít khi nó vào đầu tớ cho lắm vì hình như nó quá xa rời với thực tế. Ấy thế mà hôm nay đọc 02 cái Thông tư liên Bộ TÀI CHÍNH - LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI do cái Bản tin Văn bản Pháp luật hàng ngày nó gửi qua email cho mà tớ lại giật mình vì chính là bởi lý do nó quá xa rời thực tế. Thôi thì cái tóm tắt của nó cũng ngắn, tớ post luôn lên đây cho bà con đọc chơi.


Chế độ trợ cấp đối với người dính tệ nạn xã hội: - Ngày 01/10/2007, Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 117/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn về trách nhiệm đóng góp và chế độ trợ cấp đối với người nghiện ma tuý, người bán dâm.
Theo đó, người nghiện ma tuý, người bán dâm bị bắt buộc đưa vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và người nghiện ma tuý, người bán dâm không có nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại Trung tâm được trợ cấp các khoản sau: Tiền ăn: mức tối thiểu 240.000 đồng/người/tháng; thời gian cụ thể như sau: đối với người nghiện ma tuý là 12 tháng đối với người bán dâm là 9 tháng. Thời gian chấp hành quyết định còn lại (nếu có) người bán dâm, người nghiện ma tuý phải đóng tiền ăn theo quy định; Đối với người nghiện ma tuý, người bán dâm bị nhiễm HIV/AIDS, không còn khả năng lao động; người bán dâm, người nghiện ma tuý chưa thành niên được trợ cấp tiền ăn trong thời gian chấp hành quyết định. Riêng đối với người nghiện ma tuý, người bán dâm không có nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại Trung tâm được trợ cấp tiền ăn mức tối thiểu 8.000 đồng/người/ngày, thời gian tối đa không quá 15 ngày...


Đối với người nghiện ma tuý được trợ cấp thuốc hỗ trợ cắt cơn, cấp cứu, chi phí xét nghiệm và thuốc điều trị các bệnh cơ hội khác: mức tối đa 400.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định. Đối với người bán dâm được trợ cấp thuốc điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, thuốc chữa bệnh thông thường, xét nghiệm và các chi phí y tế khác: mức tối đa 200.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định. Trường hợp người bán dâm đồng thời là người nghiện ma tuý thì được trợ cấp thuốc điều trị và thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện: mức tối đa 550.000 đồng/người/lần...


Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.



Hỗ trợ nạn nhân bị bắt cóc, buôn bán: - Ngày 27/9/2007, Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 116/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn nội dung chi, mức chi cho công tác xác minh, tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về theo Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg.


Theo đó, chế độ hỗ trợ nạn nhân tại cơ sở tiếp nhận, cơ sở hỗ trợ được quy định như sau: nạn nhân sau khi được tiếp nhận tại cơ sở tiếp nhận hoặc cơ sở hỗ trợ được xem xét, trợ cấp một lần quần áo, vật dụng cá nhân cần thiết. Mức chi được tính trên cơ sở giá cả thực tế của từng địa phương nhưng không quá 130.000 đồng/người; Tiền ăn với mức 10.000 đồng/người/ngày…


Trong thời gian lưu trú tại cơ sở tiếp nhận hoặc cơ sở hỗ trợ, nếu nạn nhân bị ốm phải điều trị để phục hồi sức khoẻ thì được xem xét hỗ trợ tiền khám bệnh và thuốc chữa bệnh; trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo vượt quá khả năng chữa trị của cơ sở phải chuyển đến bệnh viện thì chi phí khám bệnh, thuốc chữa bệnh và điều trị trong thời gian nằm viện do Thủ trưởng cơ sở tiếp nhận hoặc cơ sở hỗ trợ xem xét hỗ trợ. Mức tối đa không quá 1 triệu đồng/người/01 đợt điều trị…


Trường hợp nạn nhân chết trong thời gian lưu trú tại cơ sở tiếp nhận hoặc cơ sở hỗ trợ, sau khi có kết luận của các cơ quan có thẩm quyền, sau 24 giờ mà thân nhân không đến kịp hoặc không có điều kiện mai táng thì Thủ trưởng cơ sở tiếp nhận hoặc cơ sở hỗ trợ có trách nhiệm tổ chức mai táng. Mức chi phí mai táng là 2 triệu đồng/01 người…Trợ cấp tiền ăn trong thời gian đi đường: 20.000 đồng/người/ngày, tối đa không quá 5 ngày…


Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


Định viết vài cái lời bình nhưng lại thấy rằng bản thân cái bản tóm tắt này đã nói lên rất nhiều rồi. Chả có lời bình nào bằng chính nó. Vậy nên thôi!

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2007

Trộm cắp & truyền thông thời hiện đại !

Ngày 03/10/2007, một vụ trộm xe máy xảy ra ở HN, toàn bộ vụ trộm đã được ghi hình bởi camera bảo vệ ở Công ty (rất không may là do bộ phận kỹ thuật camera theo dõi của công ty này lại… vắng mặt trong lúc vụ việc trên xảy ra khiến kẻ gian dễ dàng “nẫng” gọn chiếc xe máy).







Đối với trường hợp chiếc xe Jupiter bị mất kể trên, kẻ gian đã sử dụng “công nghệ” là một chiếc vam tự tạo có chiều dài chừng 25 cm, hai đầu có hai rãnh vuông. Đây là điểm kê vào phía đầu khoá và bẻ. Với vam phá khoá này, kẻ trộm chỉ cần không quá 10 giây đã có thể ung dung mang đi chiếc xe máy của nạn nhân.

Các bạn đi đường thì cẩn thận nhé !

P/S: Quên không dẫn nguồn ra đây các bác lại mắng là "đạo" thì chít.

(Nguồn: Báo Tiền Phong ngày 04/10/2007)

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2007

Có một giấc mơ như thế!


Trời mưa, nước sâm sấp mặt đường ta có thể nhìn rõ những ổ gà trên mặt đường để tránh. Mưa dai dẳng suốt cả ngày, phố xá ngập sâu hơn và giờ đây không dễ gì để nhìn thấy những cái ổ gà để mà tránh được nữa. Bạn vẫn có thể đo được nước sâu bao nhiêu bằng những cành cây. Nhưng rồi sẽ chẳng có cành cây nào đủ dài để đo nước sông vì nó quá sâu. Bạn có thể lấy sợi dây buộc một viên đá và thả xuống dưới để đo độ sâu của nước. Nước lại sâu hơn. Chẳng có ai đo độ sâu của biển bằng sợi dây cả. Khoa học kỹ thuật dùng đến việc phát những tần số siêu âm xuống đáy biển và thu những tín hiệu phản hồi của nó để đo độ sâu của biển. Và họ đo rất chính xác.

Có một giấc mơ như thế !