Đất nước dần khôi phục sau một cuộc nội chiến dài, và giờ
đây vững mạnh hơn bao giờ hết Cornelius Vanderbilt đã dùng vũ lực và sự uy hiếp
để tạo nên một đế chế đường sắtliên kết mọi miền đất nước.
John D. Rockefeller bắt đầu từ xuất phát điểm khiêm tốn, nhưng
với sự quả quyết tuyệt đối và tàn nhẫn của mình, ông đã độc quyền ngành công
nghiệp dầu.
Và kế đến, một sản phẩm mới đã làm thay đổi diện mạo nước
Mỹ. Và nhờ có thép của Andrew Carnegie, giờ đây các thành phố của nước Mỹ vươn cao
tới bầu trời.
Không có gì là không thể cả. Nhưng sau khi ông có liên quan đến
một trong những thảm hoạ kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Mỹ, đế chế của
Carnegie bắt đầu lung lay. Chủ tịch của
ông, ngài Henry Frick, thúc ép công nhân đến điểm giới hạn...khiến họ đứng lên
đấu tranh, lập rào cản trước nhà máy chính của công ty Carnegie Steel, và khi
Frick quyết định dùng vũ lực chiếm lại nhà máy ông bị người ta mưu sát.
Andrew Carnegie buộc phải suy tính lại mọi thứ.
Với các sự kiện như chủ tịch bị bắn, và công nhân thì chống
đối, Andrew Carnegie đang gặp rất nhiều khó khăn. Công ty của ông và danh tiếng
của ông đang bị đe doạ. Và đế chế ông dành cả đời để xây dựng đang bên bờ vực
của sự sụp đổ. Với mong muốn cứu vãn gia tài của mình, Carnegie đành rút ngắn
chuyến đi nước ngoài của mình, và mau chóng trở về Pittsburgh.
Henry Frick sống sót qua khỏi vụ mưu sát. Chỉ 3 ngày sau khi
bị bắn và đâm, ông đã trở về văn phòng ở Carnegie Steel. Cuộc gặp gỡ hụt giữa Frick
và thần Chết chỉ càng khiến ông kiên quyết hơn. Nhưng đối với ông chủ Andrew
Carnegie thì khác, sự kiện nhắc nhở ông chủ tịch là một gánh nặng.
Đã có những lúc Frick cho rằng "Ta điều hành công ty
này. Là kẻ giỏi nhất vùng Pittsburgh.
Là kẻ phải nài lưng làm 12 tiếng/ngày. Là kẻ phải chịu một viên kẹo đồng vào
đầu. Nên ta phải là số một."
Mối quan hệ giữa Carnegie và Frick trở nên xấu đi, và ông nhận ra rằng mình cần phải thay đổi
nó. Carnegie không vui vì chuyện này. Ông
to nhỏ với phóng viên vùng Pittsburgh
rằng nếu không phải do ông đi công tác nước ngoài, thì tình hình sẽ khác rồi. Rồi
thì sẽ không có vụ đổ máu này. Rằng ông sẽ tôn trọng công nhân hơn. Và ông thu
hẹp quyền lợi của Frick. Nhưng Frick từ chối thừa nhận bất kì trách nhiệm nào. Tức
giận vì bị Carnegie trừng phạt, ông ta thậm chí âm mưu và chỉ đạo một vụ thôn
tính. Carnegie Steel từ từ mục ruỗng từ trong ra ngoài.
Nhưng thách thức lớn nhất cho đế chế của Carnegie không phải
từ bên trong. Một mối đe doạ mới đang nổi lên. J.P. Morgan là một giám đốc ngân
hàng, người mà kiếm bạc tỉ từ việc hợp nhất các ngành công nghiệp yếu kém, mua
lại các công ty thất bại và đưa chúng trở lại thời kì hoàng kim của chúng. Những
công ty như Carnegie Steel chẳng hạn.
Bạn nhìn vào J.P. Morgan, và cách ông ấy điều hành các ngân
hàng. Về cơ bản mà nói ông ấy là một người thống trị ngành công nghiệp ngân
hàng, và, quan trọng nhất là, thống trị tài chính của cả đất nước.
Morgan đã hợp nhất các phần của ngành công nghiệp đường sắt
thất bại, làm cho chúng sinh lãi được bằng việc loại bỏ các cạnh tranh không
cần thiết.Ông ấy cực kì xuất sắc trong việc chiếm lĩnh các bên đang có xung
đột, các bên mà đang huỷ diệt một ngành công nghiệp nào đấy, và đưa ra các điều
khoản hoà bình phù hợp cho họ, nhưng có lợi cho ông, và điều đó tự là đòn bẩy trong kinh doanh cho
ông.
Bất cứ ai biết điều gì đó về ông đều công nhận rằng, dù
thích ông hay không, thì ông ấy
khiến cho mọi việc êm xuôi.
Do Frick quá nhẫn tâm, Andrew Carnegie lo sợ rằng ông sẽ trở
thành mục tiêu kế tiếp của Morgan. Ông đi một nước cờ táo bạo. Một nước đi
không thể tránh khỏi.
Andrew?
Henry. Anh thế nào?
- Ổn.
- Tốt.
- Hôm qua ban quản trị tổ chức họp.
- Sao tôi không biết gì nhỉ.
- Ban quản trị đã quyết định rằng sẽ là tốt nhất khi
Carnegie Steel huỷ bỏ hợp đồng với anh. Anh sẽ phải trao trả lại cổ phần trong
công ty. Anh tất nhiên cũng sẽ nhận được khoản bồi thường như hợp đồng đã định.
- Carnegie!
Trong khi Carnegie gồng mình sửa chữa đế chế điêu tàn của
ông, J.P. Morgan tiếp tục nhắm vào các công ty thất bại, và tiếp tục sát cánh
bên người bố huyền thoại của mình.
Junius Morgan là nhà sáng lập nên một trong những ngân hàng đầu
tư kiểu mới đầu tiên,
một đế chế tài chính được biết đến với cái tên “Triều đại
Nhà Morgan”.
J.P. Morgan được sinh ra là cho kinh doanh ngân hàng. Bố ông
là người thuộc thế hệ đầu tiên những chủ ngân hàng bên kia Đại Tây Dương, và vì
thế ông xác định chính tài chính sẽ là ngành chỉ đạo các ngành khác trong tương
lai.
Hartford,
Connecticut - 30 năm trước
Từ khi còn nhỏ, J.P. được dạy rằng chỉ có duy nhất một cách
kinh doanh: cách của nhà Morgan. Đầu tư tiền của người khác và thu lời cho bản
thân.
Tối nay ta sẽ về. Đến lúc đó phải cân bằng cho xong các tài
khoản đấy.
Bố của Morgan rất là sát sao con cái. Junius không hề rời mắt
khỏi Morgan trong nhiều năm. Điều đó quá sức chịu đựng của ông.
Mở ra đi. Giờ thì nhấc nó lên. Cảm nhận sức nặng đi.
Biết cảm giác đó là gì không?
Đó là cảm giác được cầm 1 triệu đô-la.
Giờ, học cách tự kiếm ra số tiền đó.
Tình cha con giữa họ ngày càng rạn nứt.
Và đến năm 40 tuổi, ông dự định tạo danh tiếng riêng cho
mình. Những thứ này có
cần thiết lắm không?
Bức tranh đó 400 tuổi đấy.
Vâng, thưa ngài.
Ta không hiểu sao con lại cần đi cướp tí nghệ thuật Châu Âu
này về. Chỉ là mua vài
bức tranh thôi mà bố,
có phải là nguyên bảo tàng đâu.
Ngân hàng nước Anh có nhờ ta xử lí vấn đề trái phiếu tiếp
theo của họ, nên ta nghĩ chắc con sẽ về London
cùng ta?
Ở đây con còn nhiều việc lắm.
Luôn nhớ lòng trunh thành chúng ta ở đâu đấy, Pierpont.
Con sẽ cố nhớ.
Nhớ báo cho ta tình hình.
Ta để con ở lại sắp xếp mấy bức tranh vậy.
J.P. Morgan hiểu rõ tình hình, và ở điểm nào đấy ông nhận ra
rằng, bố ông thành đạt là thế, nhưng ông có thể vượt qua cả bố ông.
Bố của Morgan luôn căn dặn ông rằng tránh mạo hiểm nhiều, nhưng
J.P. Morgan quá mệt mỏi khi phải làm mọi việc theo cách của bố ông.
Ông không đơn thuần chỉ muốn mua lại việc kinh doanh, ông
muốn xây dựng một ngành mới riêng của mình. Ông chứng kiến John Rockefeller và
Andrew Carnegie xây dựng đế chế của họ từ hư vô và ông muốn mình là người kế
tiếp.
Nhưng để được thế, Morgan phải tìm cho mình một sự đột phá. Ông
liền để ý đến một trong những nhà phát minh tài ba nhất thế giới.
Thomas Edison đã là nhà cách tân nổi tiểng khi mới chỉ 19
tuổi. Ông nổi lên sau khi
hoàn thiện máy điện tín
rồi đến phát minh máy điện báo tỉ giá cổ phiếu, và máy hát đĩa.
Suốt cuộc đời ông, Edison
nắm giữ hơn 1000 bằng sáng chế. Nhưng hiện giờ, ở tuổi 31,
Edison đang thử nghiệm phát
minh vĩ đại nhất của ông.
Edison có một khả năng đặc
biệt giúp ông quan sát một vật, rồi tìm ra cách sử dụng nó
mà trước đó không ai nghĩ tới.
Morgan quan tâm tới một phát minh: bóng đèn điện, và dòng
điện. Một dòng chảy năng lượng vô hình đốt nóng sợi dây tóc nhỏ trong bóng đèn
như ma thuật, và làm sợi dây phát sáng.
Ánh sáng điện sẽ cách mạng hoá thế giới. Như lửa, hay bánh
xe, nó sẽ thay đổi cách sống của con người.
J.P. Morgan thấy được ngay tiềm năng nơi công nghệ mới mang
tính cách mạng này, và biết rằng đây chính là cơ hội để ông gây dựng cơ đồ của
riêng mình.
Cơ đồ mà sẽ làm thay đổi thế giới mãi mãi.
Khi thế kỉ 20 sắp cận kề, nước Mỹ là quốc gia phát triển nhanh
nhất trên thế giới.
Đường sắt, dầu, và thép tạo nên tiền đề phát triển. Nhưng
một công nghệ mới
đang phát triển lên có thể còn đột phá hơn những thứ đó.
Điện sở hữu tiềm năng thay đổi hoàn toàn cả thế giới, và
J.P. Morgan cho rằng mình có thể chiếm hữu nó. Rất nhiều người chỉ nhìn bên
ngoài để kiểm tra xem phong vũ biểu
đo bão bên trong, nên dưới con mắt doanh nhân, nếu bạn nhìn
bên trong, bạn sẽ thấy nhiều thứ mà bạn cần mà chúng có thể trở nên rất thông
dụng, nếu có người đủ dũng cảm
chấp nhận xúc tiến cho nó hoặc xây dựng nên nó.
Rất nhiều năm, J.P. Morgan phải sống dưới cái bóng vĩ đại của
người bố huyền thoại.
Ông tuyệt vọng tìm cách gây dựng dấu ấn cho riêng mình, và
điện có thể là dấu ấn đó.
Morgan đang xem xét đầu tư vào công ty của Thomas Edison, và
đầu tư cho phát minh bóng đèn điện ông mới phát triển. Ông thuê Edison lắp đặt
đèn điện cho nhà ông ở Đại lộ Fifth, New
York.
Đôi lúc bạn phải đứng lên chiếm lấy quyền sở hữu. Nếu bạn
không mặn mà với sản phẩm của chính bạn, thì sao mọi người tin tưởng và sẵn
lòng sử dụng nó được? Bạn biết đấy, có người gọi đó chỉ là quảng cáo nhưng tôi
gọi đó là cho thấy lòng tin vào sản phẩm của bạn, điều mà một doanh nhân tài
tình nào cũng làm.
Nhà của Morgan nhanh chóng trở thành phòng thí nghiệm cho
các thử nghiệm bóng đèn điện nổi tiếng của Edison.
Edison lắp đặt một nhà máy
điện nhỏ trong nhà gia súc trên đất của Morgan. Rồi ông chạy hơn 1219 m dây sau
tường và trần của ngôi nhà, và lắp đặt gần 400 trăm bóng đèn điện, những chiếc
đầu tiên từng được sản xuất.
Sau nhiều tháng thử nghiệm và thất bại, ngôi nhà đã sẵn sàng
cho việc trưng bày.
Khi tôi tin vào thứ gì đó, và muốn bán nó cho ai đó, tôi
muốn nó phải nổi bật nhất dưới ánh đèn. Tôi không chỉ đơn thuần đóng gói nó
lại, mà là đóng gói nó cho hoành tráng.
Morgan mời đến rất nhiều người, kể cả bố ông, đến xem sự
tuyệt diệu của áng sáng điện lần đầu tiên, ông biết rằng buổi trình diễn sẽ đưa
ông sẽ đưa ông đến vị trí hàng đầu của ngành công nghiệp mới.
Thưa các quý ông và quý bà, các vị sắp được chiêm ngưỡng sự
kì diệu của khoa học hiện đại. Đèn khí sẽ là quá khứ. Chào mừng kỷ nguyên ánh
sáng điện. Ánh sáng mà mọi người đang thấy là do điện cung cấp. Không hề phải
đốt khí, dầu, hay lửa. Chỉ cần một dòng chảy năng lượng vô hình.
Điện lúc đó được coi như một thứ gì đó kì diệu, và mọi người
rất kinh ngạc. Trước hết là do họ không hiểu điện vận hành thế nào, vì bạn
không thể nhìn thấy điện được, vì vậy mà nó như là ma thuật đối với đa số mọi
người.
Nhà của J.P. Morgan là tư gia đầu tiên trên thế giới được
thắp sáng bằng điện.
- Bố thấy thế nào?
- Con làm ta thất vọng quá đấy, Pierpont. Ta tưởng con suy
nghĩ thấu đáo hơn chứ.
- Nhưng đây là tương lai.
- Chỉ là đồ chơi trong mấy lễ hội và hội chợ. Còn con thì
như thằng ngốc bị chơi một vố.
Mặc dù bố ông thấy thất vọng, nhưng sự kiện tại tư gia
Morgan là một thành công lớn.
Anh sắp thành một người bận rộn rồi đấy. Darius Ogden Mills
muốn anh lắp điện cho nhà của ông.
Ông ấy phải đợi thôi. Kế tiếp trong danh sách của tôi là nhà
Vanderbilt.
Điện trở thành một thứ không thể thiếu đối với giới quyền
lực của đất nước. ngoại trừ một trường hợp đáng chú ý, John D. Rockefeller.
Rockefeller tạo dựng cơ đồ lớn nhất nước Mỹ bằng việc lọc
dầu thô cho đèn dầu. Ông nhận ra rằng ánh sáng điện có tiềm năng thay thế dầu
hoả và trở thành nguồn sáng chính của nước Mỹ. Nếu công nghệ đó thành xu thế
chủ đạo, Rockefeller sẽ phải đối mặt với
thách thức lớn nhất từ trước tới giờ.
Nối tiếp sau thành công trưng bày ánh sáng điện tại tư gia, Morgan
tin rằng điện có thể là cơ hội mà ông hằng chờ đợi, cơ hội để ông điều hành công
ty riêng của mình, và trở thành người tiên phong như Carnegie và Rockefeller. Nhưng
đầu tư cho Edison sẽ đi ngược lại toàn bộ những
gì mà bố J.P. Morgan đã dạy cho ông.
Bạn phải dám mạo hiểm mới thành công được. Không thể có
chuyện đạt được mọi thứ nếu không mạo hiểm. Không thì ai cũng dễ dàng có được
thứ họ muốn. Nếu không có mất mát nào, hay
không có khả năng thất bại lớn hay sự thụt lùi, thì bạn không có triển vọng
phát triển.
Menlo Park,
New Jersey.
Sao hôm nay tôi có vinh dự được ngài đến thăm đây, ngài
Morgan?
Có tiếng ồn dưới tầng hầm. Nó làm vợ tôi khó chịu.
Là máy phát ấy mà.
Để tôi cho người xuống cách âm phòng.
Bao nhiêu người đang cạnh tranh với anh, Edison?
Không có gì đáng phải để tâm.
Ngài biết đấy, nếu ngài có thể giúp tôi tăng tiền để lắp đặt
một trạm phát điện chính, thì sẽ không còn cần đến máy phát điện ở tầng hầm của
ngài nữa. Với nó, tôi có thể cung cấp điện cho bất cứ thứ gì trong bán kinh
khoảng 1 km.
Vậy cần những gì để thắp sáng mọi ngôi nhà ở thành phố New York?
Tôi sẽ cần một mạng lưới các trạm phát điện.
Chi phí là bao nhiêu?
Cái đó để tôi tính toán đã.
Đưa cho tôi xem vào sáng thứ hai.
Bộ mô hình tàu hoả đó... Chạy bằng điện hả?
Vâng.
Làm cho tôi một bộ cho sinh nhật con gái tôi tuần tới.
Đối với Morgan, phần thưởng tiềm tàng quá lớn.
Ông bỏ ngoài tai lời khuyên của bố, đầu tư mọi thứ vào điện,
và kiên quyết tạo dựng nên
cơ đồ của riêng mình, cho dù có phải đi ngược lại tất cả
những gì ông từng được dạy.
Nước Mỹ đang trải qua những thay đổi kinh ngạc.
Thép đang xây dựng nên những thành phố tương lai cao chọc
trời, và dầu hoả đang thắp sáng mọi ngôi nhà dọc đất nước.
Nhưng, một sáng kiến mới kì diệu đang nổi lên, và J.P.
Morgan quyết tâm
đưa sáng kiến đó đến với thế giới.
Điện đã được công chúng chú ý đến, nhưng công nghệ đó chưa
ai hiểu rõ, và hầu như
không được sử dụng. Nhưng sau khi hợp tác với Thomas Edison,
J.P. Morgan tin rằng
ông có thể đưa điện đến mọi miền đất nước.
Morgan đầu tư cho Edison một khoản tương đương 83 triệu
đô-la ngày nay, và cùng nhau họ thành lập một công ty mới, Công ty Ánh sáng
điện Edison.
Đầu tư cho Edison là một canh
bạc lớn đối với Morgan, và đi ngược lại mọi thứ
bố dạy cho ông. Rất nhiều năm, Morgan được hướng dẫn nên
tránh đầu tư vào những ngành mới và chưa được kiểm chứng.
Nhưng nơi nào bố ông thấy rủi ro, J.P. Morgan lại thấy cơ
hội ở đó.
Theo tôi thì điều tuyệt vời về những phát minh thực sự biến
đổi thế giới và những ý tưởng thầu khoán mà cuối cùng lại có ảnh hưởng to lớn
là chúng đều bắt đầu tương đối nhỏ lẻ và hầu hết mọi người không hiểu bạn đang
nói cái gì, và chúng mất nhiều thời gian trước khi có đủ lực tiến, nhưng cuối
cùng chúng phát triển vượt bậc và ảnh hưởng của chúng không ai có thể tưởng
tượng được.
Morgan và Edison bắt tay vào làm việc ngay, biến một toà nhà
ở vùng hạ Manhattan thành trung tâm phát điện đầu tiên của thế giới, một kỳ
quan công nghệ cao chứa đầy các máy phát điện cỡ lớn đủ sức thắp sáng hàng ngàn
ngôi nhà.
Ý tưởng ban đầu là từ trạm trung tâm này sẽ sản xuất dòng
điện trực tiếp đến mọi nơi, nhưng đồng thời cũng cần phải có phương thức truyền
tải điện đi. Tương lai của điện
không phải chỉ là sự ảo tưởng. Nó là năng lượng, và năng
lượng thì phải truyền tải mới đi xa được. Công nhân của Edison
làm việc suốt ngày đêm, đào một mạng lưới các rãnh dài trên 24 km. Họ lắp đặt
hơn 30 km dây đồng dày, kết nối trạm phát của Edison tới
hàng trăm ngôi nhà và công ty ở New York.
Hệ thống lưới điện của Edison trở thành khuôn mẫu cho cách
thức truyền tải điện ở nước Mỹ. Nhờ có trạm phát điện của Edison
được xây dựng và vận hành, bình minh của kỷ nguyên mới đang đến. Thành phố lần
đầu tiên sáng ngời. Và sau đó không lâu,
hệ thống tải điện của Edison bao phủ một nửa Manhattan. Các tuyến đèn đường điện ở đại lộ
và các ngôi nhà xuyên suốt New York lách tách tiếng điện.
Edison có một ý tưởng lớn rằng:
"Chúng ta có thể xây các trung tâm phát khổng lồ
và như vậy thì điện sẽ rẻ cho tất cả mọi thành phần xã
hội." Thật là một ý tưởng tuyệt vời.
J.P. Morgan và Thomas Edison có khả năng thu về bộn tiền. Nhưng
thành công của họ lại là tin dữ cho
người đàn ông quyền lực nhất đất nước. Cho đến hiện tại, John Rockefeller hầu
như chưa bị thách thức trong việc cung cấp ánh sáng đến từng ngôi nhà. Nhưng
càng ngày hệ thống tải điện của Edison càng
được mở rộng, ông nhận ra đế chế dầu hoả
của mình đang gặp nguy. Cứ một ngôi nhà sử dụng điện của Edison là John Rockefeller
mất đi một khách hàng. Những người khổng lồ vĩ đại của cuối
những năm 1800, như Rockefeller, họ thường có xu hướng nhẫn tâm.
Họ chỉ quan tâm đến việc thống trị thị trường, và làm mọi
cách họ có thể để bành trướng thị phần của mình với mục đích là đảm bảo lợi
nhuận của họ. Các nhà tư bản công nghiệp
thời bấy giờ đơn thuần chỉ là nhà tư bản. Họ chỉ chăm chăm làm giàu, và họ muốn
xây dựng thứ gì đó trường tồn. Như Rockefeller muốn Standard Oil của mình là
công ty dầu lớn nhất thế giới. Rockefeller phát động một chiến dịch PR chống
lại điện.
Ông mô tả công nghệ mới này là nguy hiểm, thậm chí gây chết
người, rồi từ đó cảnh báo
sẽ có hàng loạt các sự cố bị điện giật và các đám cháy ngoài tầm kiểm soát. Rockefeller
biết rằng nếu ông có thể làm dân chúng hoảng sợ, dầu hoả sẽ tiếp tục là nguồn
sáng chủ yếu.
Tôi không phải là kẻ thù dễ tính. Mà tôi là kẻ thù cực kì
đáng sợ. Nên, nếu bạn đe doạ tôi,
hay gân tổn hại cho tôi, thì tôi chắc chắn sẽ không để bạn
yên thân. Nói thế không có nghĩa là đánh đập gì, nhưng cuối cùng là tôi thắng. Bởi
vì tôi là người chiến thắng,
và tôi không thua bao giờ.
Nhưng John D. Rockefeller sẽ chỉ là mối lo ngại thứ yếu cho Morgan.
Một đối thủ cạnh trạnh xuất hiện.
Thưa quý ông và quý bà, xin giới thiệu Nikola Tesla!