“Tài nguyên địa chính trị” là một khái niệm ít được dùng nhưng bản thân tài nguyên địa chính trị lại được khai thác và sử dụng thường xuyên. Vận mệnh của một dân tộc, sự thịnh suy của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên địa chính trị của quốc gia ấy, vào khả năng khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này.
Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam hiện nay
Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam là một tổng thể hết sức đa dạng và phức tạp. Tổng thể ấy cấu thành từ rất nhiều yếu tố. Giá trị và ý nghĩa của từng yếu tố cũng không nhất thành bất biến. Chẳng hạn Việt Nam là một cửa ngõ của Lào và Campuchia ra biển, nhưng yếu tố này quan trọng đến đâu còn tùy theo Lào và Campuchia giàu mạnh đến đâu. Tài nguyên địa chính trị, do đó, không chỉ là địa thế như thuyết địa chính trị cổ điển vẫn hiểu, cũng không chỉ là cục diện như cách nghĩ của trường phái địa chính trị Kissinger, mà luôn là sự kết hợp của cái “thế” về địa lý tự nhiên và nhân văn, với một bối cảnh chính trị và kinh tế quốc tế nào đó. Chính cục diện chính trị-kinh tế xung quanh Việt Nam sẽ quyết định yếu tố nào là vượt trội, có tầm vóc chiến lược, trong các tài nguyên địa chính trị của Việt Nam.
Xét tham vọng và tầm với của các nước lớn hiện nay thì Việt Nam đang nằm trong bàn cờ chiến lược của bốn nước lớn là Trung Quốc, Mỹ, Nhật và Ấn Độ.
Trước kia, Việt Nam từng đóng vai trò như là cửa ngõ chính của Trung Quốc thông xuống phía Nam. Nhưng đối với Trung Quốc hiện nay, vai trò ấy của Việt Nam đã mờ nhạt dần. Chiến lược của Trung Quốc hiện nay nhằm mở hai đường thông xuống phương Nam. Trên biển, Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974 và tiếp tục chiếm một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa từ năm 1988. Trên bộ, Trung Quốc kết thân với Myanmar để mượn đường thông ra Ấn Độ Dương. Trung Quốc đã xây dựng căn cứ quân sự ở Myanmar và dự định sẽ xây đường ống dẫn dầu từ cảng nước sâu Sittwe bên bờ vịnh Bengal của nước này lên Vân Nam, Trung Quốc. Với việc từng bước lấn chiếm biển Đông, Trung Quốc muốn tự mình sở hữu cái “then chốt” trên con đường biển nối nước họ với Ấn Độ Dương và Đông Nam Á. Vai trò cửa ngõ ra biển của Việt Nam đối với miền Tây Nam Trung Quốc cũng suy giảm sau khi Vân Nam đã mở đường ra Ấn Độ Dương qua ngả Myanmar, và Quảng Tây tăng cường phát triển các cảng biển của mình trên vịnh Bắc Bộ như Khâm Châu, Phòng Thành và giao thông với Vân Nam. Vai trò chiến lược của Việt Nam đối với Trung Quốc tiếp tục bị hạ thấp sau khi Trung Quốc thiết lập quan hệ “đối tác chiến lược” với Indonesia vào đầu năm nay. Indonesia là nước lớn nhất Đông Nam Á về dân số và diện tích nhưng chủ yếu là có vùng biển nối liền từ Ấn Độ Dương sang biển Đông. Như vậy, chỉ cần kiểm soát biển Đông, bắt tay với Myanmar và Indonesia, là Trung Quốc bảo đảm lưu thông tới Ấn Độ Dương, đồng thời có hai gọng kìm kẹp lấy Đông Nam Á.
Việc Trung Quốc tăng cường khống chế biển Đông và gây ảnh hưởng ở Đông Nam Á, trong bối cảnh Trung Quốc đang vươn lên thành cường quốc thế giới và lãnh đạo khu vực, đã khiến các nước lớn Mỹ, Nhật và Ấn Độ đổ dồn con mắt về biển Đông, Đông Nam Á, và tìm biện pháp đối phó.
Là nước muốn đóng vai trò “lãnh đạo thế giới”, Mỹ đương nhiên coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là một mối nguy ở tầm đại chiến lược. Hai nước Nhật và Ấn Độ không nuôi tham vọng toàn cầu nhưng muốn làm cường quốc châu Á, tất nhiên không muốn Trung Quốc nổi lên “lãnh đạo khu vực”. Nhật chọn liên minh chiến lược với Mỹ, đứng dưới sự “lãnh đạo thế giới” của Mỹ để chống lại sự “lãnh đạo khu vực” của Trung Quốc. Ấn Độ tìm một vị trí “tự do” hơn, nhưng chủ đạo cũng là liên minh chiến lược với Mỹ. Trên địa bàn châu Á, nổi lên tranh chấp quyền lãnh đạo khu vực giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là trục Mỹ-Nhật-Ấn.
Trong bối cảnh đó, biển Đông và Đông Nam Á trở thành một địa bàn chiến lược trên bàn cờ quan hệ nước lớn. Biển Đông có tầm quan trọng đặc biệt sống còn đối với Nhật. 90% dầu lửa mà Nhật tiêu thụ và hầu hết hàng hóa giao dịch giữa Nhật với Trung Đông và châu Âu phải qua đây. Chỉ cần Trung Quốc “thực thi chủ quyền” của họ trên biển Đông, cổ họng Nhật coi như nằm trong bàn tay Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, biển Đông cũng có tầm quan trọng sống còn. 80% dầu lửa nhập khẩu của Trung Quốc cũng như phần lớn hàng hóa thông thương giữa Trung Quốc với châu Âu và Trung Đông đi qua đây. Biển Đông tuy không sống còn đối với Mỹ nhưng có tầm quan trọng chiến lược. Nó án ngữ con đường ngắn nhất thông từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, cũng là một “huyết mạch chủ” của kinh tế khu vực, của Trung Quốc, đối thủ chủ yếu của Mỹ, và Nhật, đồng minh chính của Mỹ, trong khu vực.
Là nước chiếm giữ phân nửa các đảo đã bị chiếm trên quần đảo Trường Sa, đồng thời đóng chốt trên một số bãi ngầm ngoài khơi thềm lục địa Nam bộ, lại có bờ biển chạy dọc theo hải trình quốc tế, Việt Nam là nước có lợi thế nhất về mặt địa lý trong việc khống chế biển Đông. Trong số các nước Đông Nam Á, Việt Nam là nước tiếp giáp nhiều nhất và chiến lược nhất với Trung Quốc, lại có lịch sử lâu dài nhất và kinh nghiệm dày dạn nhất trong đối xử với Trung Quốc. Do đó, các nước Mỹ, Nhật và Ấn Độ đều muốn Việt Nam đóng một vai trò tích cực và nếu cần, then chốt trong việc bảo đảm an ninh biển Đông cho họ và muốn Việt Nam đứng về phía họ trong trường hợp tranh chấp nước lớn trở nên gay gắt.
Như vậy, từ cuối thập niên 1990, đầu thập niên 2000, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã làm tăng ý nghĩa chiến lược của biển Đông, Đông Nam Á và Việt Nam trên bàn cờ chiến lược quốc tế. Việt Nam trở nên có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng đối với Nhật. Với Mỹ, Việt Nam cũng từ một chương sử cũ trở thành một vị trí chiến lược. Hai nước này đều muốn Việt Nam trở thành đồng minh quan trọng của họ ở Đông Nam Á. Trong khi ấy thì tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với Việt Nam trên biển Đông khiến Việt Nam không thể đóng vai trò đồng minh chiến lược của Trung Quốc trong khu vực. Ngược lại, Việt Nam là vật cản lớn nhất trên con đường nam tiến của Trung Quốc.
Chính sách nam tiến của Trung Quốc là một phần trong đại chiến lược “hòa bình trỗi dậy” của nước này. Con đường này được Trung Quốc chia làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn đầu gọi là “ấp ủ”, hình thức là bảo vệ, tiêu chí là “chủ quyền lãnh thổ không thể bị chia cắt”;
- Giai đoạn giữa gọi là “tạo dựng”, hình thức là chủ động, tiêu chí là “thu hồi lại những vùng đất đã mất”;
- Giai đoạn cuối gọi là “kinh lược”, áp dụng các biện pháp nhằm làm cho cộng đồng quốc tế chấp nhận trật tự chính trị-kinh tế có lợi cho Trung Quốc, tiêu chí là “đạt đến cân bằng và ổn định chiến lược”.(*)
Trong đoản kỳ, nhìn nhận thực lực của mình còn hạn chế, Trung Quốc xác định vẫn ở giai đoạn 1. Về trung hạn, vào giai đoạn 2 của “hòa bình trỗi dậy”, Trung Quốc sẽ tìm cách “thu hồi chủ quyền” trên biển Đông và Đài Loan. Trong dài hạn, vào giai đoạn 3, Trung Quốc sẽ đảm lãnh vai trò cầm trịch trật tự ở khu vực và thế giới. Cùng lúc với Trung Quốc, các cường quốc khác cũng có đại chiến lược của mình, mà về cơ bản cũng có thể chia làm ba giai đoạn tương tự như của Trung Quốc. Tuy nhiên, do thực lực mạnh hơn nên Mỹ đã ở giai đoạn 3 và Nhật đã ở giai đoạn 2 trên con đường trỗi dậy riêng của họ. Mỹ cho việc họ chi phối trật tự thế giới, can thiệp vào các ổ bất ổn là trách nhiệm của họ. Nhật đang tiến tới mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng vũ trang, mở rộng khu vực lợi ích sống còn của họ. Trong khi đó thì Ấn Độ mới đang ở thời kỳ đầu của giai đoạn 1. Tất cả những điều này tạo ra tính phức tạp của một cuộc tranh đua quyền lực nước lớn nhiều giai đoạn cùng một lúc. Việt Nam cần hết sức sáng suốt và quyết đoán để chèo lái thành công trong vùng nước xoáy này.
Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
Trong khi cục diện chính trị khu vực có xu hướng phân tán thì cục diện kinh tế lại có xu hướng hội tụ. Các thế lực kinh tế thị trường đang hoạt động rất mạnh tại các nước trong khu vực, tạo ra nhu cầu liên kết và giao thương to lớn giữa các nước, các địa phương. Trong bối cảnh ấy, lợi thế địa lý của Việt Nam do nằm kề “trục lộ xương sống” của kinh tế khu vực, đặc biệt khu vực miền Nam và miền Trung ở vị trí “bản lề” giữa biển và đất liền, ngay tâm hình học của miền Đông Nam châu Á, nếu được phát huy mạnh mẽ sẽ là nguồn tài nguyên vô giá giúp Việt Nam phồn thịnh. Việc phát huy tài nguyên địa chính trị của Việt Nam có thể diễn ra theo hai hướng: 1. làm “cửa ngõ” ra biển của nội địa châu Á; 2. làm “đầu cầu” trên đất liền của con đường giao thương - trên biển và trên không - qua biển Đông.
Từng phần lãnh thổ Việt Nam có thể đóng vai trò “cửa ngõ” của nội địa châu Á thông ra Thái Bình Dương. Miền Bắc làm cửa ngõ ra biển của miền Tây Nam Trung Quốc. Miền Trung làm cửa ngõ ra biển của Đông Bắc Thái Lan, Lào, có thể cả Myanmar. Miền Nam làm cửa ngõ ra biển của Campuchia. Tuy nhiên, “cửa ngõ” chỉ có thể sầm uất khi nội địa có sức sản xuất mạnh. Xét thực lực của các trung tâm sản xuất trong nội địa nói trên, vai trò “cửa ngõ” chưa phải là một “chìa khóa” cho sự đi lên của Việt Nam. Như vậy, chỉ còn cách là phải “kéo” được các luồng giao thương qua khu vực biển Đông vào Việt Nam.
Nhìn vào bản đồ, ta thấy Việt Nam có thể hướng tới vai trò “trạm trung chuyển” cho tuyến giao thông biển xuyên khu vực, và vai trò “trục bản lề” miền Đông Nam châu Á (tính cả Nam Trung Quốc, Đài Loan và Đông Ấn Độ). Tuy nhiên, có mấy khó khăn lớn. Một là, vai trò “trục bản lề” chỉ có thể phát huy sau khi Việt Nam đã làm tốt vai trò “cửa ngõ” và “trạm trung chuyển”. Hai là, trong khu vực đã có Hồng Kông và Singapore đóng vai trò trạm trung chuyển. Với điều kiện kỹ thuật và cao trình phát triển hiện nay, khu vực Đông Nam Á không cần có thêm một trung tâm nào nữa cỡ Hồng Kông và Singapore.
Để Việt Nam có thể bứt phá, trở thành một “đầu mối” của con đường giao thương qua biển Đông, chỉ còn cách là phải liên kết với các đầu mối khác trên con đường này, thông qua chiến lược “lan tỏa”, hình thành nên một đầu mối nữa trên lãnh thổ Việt Nam. Gần đây, Việt Nam đã có những bước đi ban đầu trong việc kết nối kinh tế với Nhật và Singapore. Đây là những bước đi hợp quy luật vì sự cần nhau giữa Việt Nam, Nhật và Singapore ở mức độ khá lý tưởng. Trong viễn tượng nối kết kinh tế giữa ba nước, Việt Nam cần trở thành hậu phương đất liền của Singapore - trung tâm tài chính, dịch vụ, môi giới, nghiên cứu của khu vực Đông Nam Á nhưng thiếu không gian và nhân lực. Mặt khác, Việt Nam phải thu hút tư bản, công nghệ và tri thức của Nhật để trở thành một tụ điểm kinh tế hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á và trên con đường sang không gian châu Á-Ấn Độ Dương.
Trong quá trình phát triển, Việt Nam sẽ phải đối phó với sự chênh lệch tài nguyên địa chính trị giữa các vùng, miền ở trong nước, dẫn đến phát triển mất cân đối giữa các địa phương. Lợi thế của một địa phương không chỉ nhờ “địa lợi”, “nhân hòa” mà còn nhờ “thiên thời”. Lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã từng là đầu mối của con đường giao thương qua biển Đông trong quá khứ. Nhưng vị trí của “đầu mối” ấy dịch chuyển dần theo đà tiến bộ của kỹ thuật giao thông, từ hai đầu mối ở miền Bắc (xứ Giao Chỉ cũ) và miền Nam (xứ Phù Nam cũ), hợp vào một đầu mối ở miền Trung (xứ Chămpa cũ), rồi chuyển vào miền Nam (vùng Đồng Nai-Bến Nghé). Giao Chỉ và Phù Nam thịnh vào nửa đầu thiên kỷ thứ nhất, Chămpa thịnh vào nửa đầu rồi tàn lụi vào nửa sau thiên kỷ thứ hai, cuối cùng nhường vai trò cho miền Đồng Nai-Bến Nghé, để rồi chính miền này cũng phải đấu tranh để khỏi bị bỏ qua, khi các con tàu đi biển không còn bị bắt buộc phải cập bến từng chặng ngắn nữa và khi miền Nam bán đảo Đông Dương chưa tự mình là một trung tâm sản xuất mạnh.
Ngày nay, miền Bắc nằm xa con đường hàng hải chính qua biển Đông, lại bị đảo Hải Nam chặn trước mặt, nên không thể trở thành vị trí của một “đầu mối” trên con đường biển ấy. Miền Trung tuy có bờ biển như “bao lơn” trên Thái Bình Dương, có nhiều vịnh nước sâu, kín gió, nhưng địa hình chia cắt, tính liên thông với các trung tâm sản xuất khác trong nội địa kém, nên khó phát huy được lợi thế. So với miền Đông Nam bộ, miền Trung có nhược điểm là không gian phát triển manh mún, phân tán, hậu phương thưa dân, sản xuất yếu, sức mua nhỏ. Bản thân miền Đông Nam bộ đã là đầu mối của một tiểu khu vực bao gồm cả miền Tây Nam bộ, miền Trung và Campuchia. Do đó, lợi thế của miền Trung (vị trí “bao lơn”, các vịnh nước sâu, kín gió) chỉ có thể được phát huy một cách hiệu quả nếu miền Trung hướng tới gắn mình vào luồng giao thương quốc tế, đầu tư nhắm vào xuất khẩu, không nhất thiết phục vụ thị trường nội địa.
Tài nguyên địa chính trị có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng đối với vận mệnh của một đất nước. Sự thịnh suy của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào khả năng khai thác và tận dụng nguồn tài nguyên địa chính trị. Trong bối cảnh chính trị-kinh tế quốc tế hiện nay, một trật tự thế giới mới đang ló dạng, trong đó Việt Nam nằm ở một vị trí tương đối trung tâm của tranh chấp nước lớn và liên kết kinh tế của khu vực. Điều này đang đặt ra những thách thức to lớn, nhưng cũng đem lại những vận hội không nhỏ cho Việt Nam.
(*) Tôn Xa Phong, “Hòa bình trỗi dậy và chính sách Nam Hải của Trung Quốc”, tạp chí Học thuật Đại học Công nghiệp Quảng Đông, số tháng 3 năm 2005.
Vũ Hồng Lâm
Trung tâm khoa học
và các vấn đề quốc tế Belfer,
Kennedy School of Government,
Đại học Harvard
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
Đối ph� vớ thằng TQ coi bộ căng b�c hỉ? Th�i th� ch�ng ta nhỏ ch�ng ta nh�m ng� hai thằng em dại Cambodia với Laos cho n� l�nh, mogn sao đừng mất th�m đất nữa l� đuợc, chứ em đang l�m designer ch�n yếu tay mềm m� bị động vi�n đi �anh nhau với bọn TQ th� mệt lắm.
Trả lờiXóaThứ nhất, em vẫn tiếc gi� như kịch bản n�y xảy ra c�ch đ�y 30 năm trước sau giải ph�ng th� VN giờ đ� ho� rồng.
Trả lờiXóaThứ 2, kh�ng tin tưởng lắm v�o bộ m�y ch�nh quyền (h�nh ch�nh, ch�nh s�ch, tham nhũng...) hiện nay. Đảng đ� c� cuộc c�ch mạng trong kinh tế, th� n�n l�m nốt cuộc c�ch mạng trong ch�nh trị (độc đảng cũng được nhưng tư tưởng, đường lối l�m việc... cần thay đổi).
Thứ 3, nếu c�i thứ 2 ok th� c�i thứ 3 tất sẽ c�. Nhưng nếu ko c� c�i thứ 2 th� cần thay đổi ngay lập tức gi�o dục. C�c nước kh�c đang dạy con ch�u họ c�ch l�m chủ thế giới, c�n con ch�u m�nh th� dạy cho ngoan, nghe lời. C�ng k�o theo sự tr� trệ.
Tất nhi�n l� VN vẫn sẽ đi l�n nhưng thời cơ kh�ng đến nhiều v� VN ko phải l� duy nhất để c�c b�c l�nh đạo đủng đỉnh. Đ�ng Nam � cần 1 cường quốc để khống chế Trung Quốc. Việt Nam đ� để mất năm 1975 th� đừng để mất th�m 1 lần n�o nữa.
Tại sao c�c nước đều xa l�nh Trung Quốc m� chơi với Mỹ. Phải chăng họ đang sợ 1 đế quốc cộng sản? chứ kh�ng sợ đế quốc tư bản? Nếu ph�n t�ch được c�u hỏi n�y th� kh�c biết n�n phải l�m g�.
Cuối c�ng, n�n để tự do b�o ch� (kh�ng cần phải tư nh�n ho� cũng được, ko thiếu c�ch quản l�, chỉ sợ trọng dụng người quản l� k�m th�i). Để b�o ch� gi�p người d�n vươn tầm thế giới, nắm bắt địa ch�nh trị của VN v� c�c nước kh�c. Hiện b�o ch� VN chỉ �p dụng được tư tưởng l�n d�n trong nước, gi� trị ngo�i bi�n giới gần như kh�ng đ�ng kể.
Để c� c�i tầm đấy th� cần những người c� tầm l�nh đạo.
Đ�y l� một suy nghĩ của một 8X mong muốn g�p sức c�ng với hơn 87 triệu d�n VN tr�n to�n thế giới để x�y dựng 1 đất nước VN gi�u đẹp.