Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2007

Chuyện ở trên giời


Hôm qua giới thiệu với một người bạn về bài viết về "Diễn biến Hòa bình" trên Blog của bác Đông A xong thì thấy bạn đăng lại entry đó trên blog nhưng lại có thêm đoạn nữa khác với đoạn kết mà mình đã đọc. Kiểm tra lại thì đúng là bác Đông A có update. Hi hi....thế thì mình cũng phải update theo thôi, chót xin bác Đông A cái entry đó rồi mà.

cái thế của Việt Nam thật khổ, không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận "chơi" với cả hai thằng lớn nhất thế giới, có ảnh hưởng cũng lớn nhất thế giới. Nếu theo bác Vũ Hồng Lâm (Trung tâm khoa học và các vấn đề quốc tế Belfer, Kenedy School of Government, Đại học Harvard) thì "Xét tham vọng và tầm với của các nước lớn hiện nay thì Việt Nam đang nằm trong bàn cờ chiến lược của bốn nước lớn là Trung Quốc, Mỹ, Nhật và Ấn Độ". Trong 04 nước này thì chỉ có Mỹ và TQ là tớ thấy hơi ngán vì cái tham vọng của chúng. Với Nhật và Ấn Độ thì họ chỉ thuần là lý do kinh tế, không quá nặng vấn đề chính trị. Với Mỹ thì ai cũng hiểu, tham vọng của nó là Việt Nam trở thành hàng rào ngăn cản sự phát triển của TQ, bởi đây là chính sách an ninh chiến lược từ xa của Mỹ. Tớ nghĩ sẽ không khó nếu chịu khó tìm hiểu nó, hiểu rõ nó và ứng xử với nó. Nhưng với TQ thì khó hơn dù VN có truyền thống đánh thắng TQ cả nghìn năm lịch sử vì TQ hay ném đá giấu tay và đâm sau lưng vào lúc bất ngờ nhất.

Gần đây trong giới Blogger có phong trào kêu gào ầm ĩ về vấn đề Hoàng Sa. Đấy chỉ là một trong những vấn đề của Việt Nam phải đối mặt với TQ. Còn rất nhiều vấn đề khác không hề nhỏ hơn mà ít người thấy, như vấn đề sông Mekong chẳng hạn. Hiện TQ đã vài cái thủy điện lớn ở đầu nguồn sông Mekong. Vào mùa khô, họ giữ nước. Vào mùa lũ, họ xả nước. Đã đủ thấy cái thiệt hại khủng khiếp về kinh tế cho toàn bộ khu vực đồng bằng sông Cửu Long (một vựa lúa gạo lớn nhất Việt Nam). Nếu các bạn muốn nghiên cứu thêm vấn đề này, nên tìm đọc cuốn "Mekong - Dòng sông nghẽn mạch" của tác giả Ngô Thế Vinh.

Vấn đề không phải là không đòi lại chủ quyền của Hoàng Sa, việc đó có thể dễ dàng hơn với việc phản đối họ xây thủy điện. Nhưng mà đòi như thế nào ? Có phải cứ kêu gào ầm ĩ là đòi được đất về đâu ? Với các cơ quan truyền thông của nhà nước thì bất cứ một bài viết hay phát ngôn nào xuất hiện đều sẽ được hiểu đó là ý kiến chính thống của Nhà nước. Tớ chẳng phải chuyên gia trong lĩnh vực này nên nhường câu trả lời này cho các chuyên gia.

2 nhận xét:

  1. Vấn đề đối ph� với c�c cường quốc l� ngoại giao th�i. C�n lại, c�i mang t�nh quyết định nhất phải dựa v�o d�n tộc v� nội lực để vươn l�n. Nhưng xem ra, c�c b�c l�nh đạo cao nhất chưa nhận thấy hay l� để tham nhũng tr�n lan ngo�i tầm kiểm so�t. Để cho những kẻ bất t�i, bất lương l�n nắm quyền. Chảy m�u chất x�m, g�i Việt ở đợ, l�m d�u xứ người, Việt Kiều thờ ơ...
    Kh�ng viễn tưởng l�m c�ch mạng, chỉ mong c�c b�c (hay 1 b�c) l�nh đạo cao nhất mềm dẻo v� kh�n kh�o trong việc hội tụ mọi nguồn lực cho dải đất h�nh chữ S - vốn đ� khốn khổ từ xưa đến nay n�y vươn l�n. Lịch sử sẽ ghi t�n (những) b�c đ�!!!

    Trả lờiXóa
  2. Đọc mấy c�i entry n�y, ức chết được!

    Trả lờiXóa