Sự cố Quách Thành Danh với hình ảnh trên bìa CD ngày nào - bị lên án kịch liệt là phản cảm, là thiếu văn hóa - vẫn còn "đắng" đối với không ít bạn trẻ đang sống bằng nghề diễn trên sân khấu, từ MC, ca sĩ, diễn viên, vũ công cho đến người mẫu!
Thế nhưng, trong một lần quảng bá cho việc người mẫu Chung Thục Quyên tham dự cuộc thi Nữ hoàng Du lịch quốc tế tổ chức tại Hà Nam (Trung Quốc) vào tháng 3/2008, tung hoành trên mạng là hình ảnh của cô mặc quần jeans không cài "cửa", để lộ hẳn chiếc quần bé tí màu hồng bên trong. Nếu sự cố của Quách Thành Danh đã "coi không được" thì phải hiểu thế nào về sự "khiêu khích" của Chung Thục Quyên?
Gần đây, một lý lẽ biện minh được đưa ra khá "hùng hồn": tụt áo, tụt váy là chuyện nhỏ, chuyện bình thường trên sàn diễn! Thật ngán ngẩm, khi có thông tin cho biết, sự cố tụt áo phơi ngực "một phần" hoặc "toàn phần" đối với một số người mẫu là "chuyện bị hoài" ! Đến nước này thì làm sao tin được đó chỉ là sự cố?
Ca sĩ Lưu Hương Giang trong đêm tổng duyệt chương trình văn nghệ của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam ngày 31/8/2008, cũng đã gặp chuyện "không may" với trang phục trình diễn màu hồng cánh sen của mình. Chiếc áo ống không chịu nổi những động tác "cực mạnh" của chủ nhân đã tụt xuống khỏi bộ ngực. Các quan khách tham dự tổng duyệt một phen ớ người. Các người mẫu nên khoe vóc dáng đẹp, trong trang phục đẹp và cần chuyên nghiệp đến mức biết kiểm soát, tiên lượng những "tai nạn" gây ảnh hưởng xấu cho bản thân, vi phạm thuần phong mỹ tục. Đừng "âm tính" với những "tai nạn" kiểu đó, để trở thành kẻ khoe của lộ liễu một cách khó coi.
Bà Nguyễn Thế Thanh (Phó GĐ Sở VH-TT-DL TP.HCM) đã có lời phê bình thuyết phục: họ sử dụng trang phục nhạy cảm mà không có giải pháp an toàn khi trình diễn, để xảy ra điều phản cảm, là họ vi phạm luật chứ không phải là chuyện "nhỡ nhàng"! Phạt 9 triệu cho điều "không may" trong Đêm phong cách vừa qua là cần thiết, tuy còn nhẹ.
Hơi ngạc nhiên là nhà báo Bạch Mai lại “nhầm lẫn” một cách cơ bản đến thế!
Với ví dụ đầu tiên là bìa CD của ca sỹ Quách Thành Danh thì rõ ràng đây là sự cố ý chọn hình bìa của ca sỹ. Với ví dụ thứ hai là sự sơ suất của người mẫu rồi bị cộng đồng mạng tán phát (nếu muốn chứng minh rằng Chung Thục Quyên cố tình thì nhà báo Bạch Mai cần phải nhiều chứng cứ hơn). Sao lại có thể cố tình “lập lờ” rồi gộp chung cả hai sự việc lại làm một? Từ sự cố tình “lập lờ” ấy nhà báo Bạch Mai lại tiếp tục lập luận của mình khi đi đến khẳng định “tụt áo”, “phơi ngực” của người mẫu là chuyện cố tình. Nhà báo tiếp tục lên lớp và dạy các người mẫu VN rằng “Các người mẫu nên khoe vóc dáng đẹp, trong trang phục đẹp và cần chuyên nghiệp đến mức biết kiểm soát, tiên lượng những "tai nạn" gây ảnh hưởng xấu cho bản thân, vi phạm thuần phong mỹ tục.”. Và khi đọc đến kết luận của bài viết thì tớ mới chợt hiểu. Cả bài viết với lập luận “gượng ép” như trên chỉ là để chứng minh rằng: Bà Nguyễn Thế Thanh đã có lời phê bình thuyết phục với người mẫu trong Đêm Phong Cách!
Tớ hoàn toàn tán đồng với việc Sở VH-TT&DL Tp.HCM tiến hành phạt những sai phạm trong Đêm Phong Cách nhưng coi đấy là sự “cố tình” thì quả là gượng ép. Tớ cũng chẳng bênh giới “người mẫu” với những scandal sex ầm ĩ rất nhiều trong xã hội VN. Nhưng việc nào ra việc đó, nếu có thông tin thì hẵng nói, còn không có thì đừng nói mò, người ta cười cho. Việc “dạy dỗ” các người mẫu cũng không phải chức năng của cơ quan quản lý vì thế hãy cứ làm tốt công việc của mình, như dân gian vẫn hay nói: “Đừng có dạy đĩ vén váy!”
Hey ,m� m� th� dạy đĩ v�n v�y l� đ�ng r�i chứ ?
Trả lờiXóa