“...Ở ta cũng có một vài lớp đào tạo được các công ty người mẫu mở ra nhưng mới chỉ chập chững hoạt động, và chưa có đẳng cấp quốc tế. Còn công nghệ đạo tạo thì càng là chuyện xa vời. Khoá đào tạo HH có tính chuyên nghiệp đầu tiên mới được khai giảng vào tháng 8/2007, có giáo trình quốc tế với các giảng viên là các cựu Hoa hậu quốc tế và Việt Nam. Mâu thuẫn ở chỗ, không được đào tạo bài bản nhưng lại có quá nhiều các cuộc thi HH. Các người đẹp sau đêm đăng quang lại chẳng có một hoạt động xã hội nào nối bật đã khiến cho dư luận thắc mắc, vậy tổ chức nhiều cuộc thi HH để làm gì? Có thể nói, chúng ta thừa các cuộc thi “hoa hậu phong trào” mà vẫn thiếu các cuộc thi hoa hậu đỉnh cao, có chất lượng. Bằng chứng là để có được một người đẹp đại diện cho đất nước tham gia thi HHHV thì chúng ta tổ chức một cuộc thi chỉ cách ngày thi thế giới 15 ngày. Là nước chủ nhà mà chúng ta chỉ có được người đẹp đại diện trong giai đoạn “nước đến chân” sẽ là thiệt thòi không nhỏ cho HHHV VN trong khi các nước đã hoàn tất sớm từ trước. HHHV VN sẽ được các chuyên gia quốc tế tập luyện, nhưng với thời gian gấp rút để làm tất cả mọi việc từ may trang phục, ổn định sức khoẻ, tìm người trang điểm… thì làm sao có thể có chất lượng, nói gì đến việc tạo hình ảnh, tạo phong thái riêng....” (Bài viết “Công nghệ đào tạo Hoa hậu: “Cũ người mới ta” đăng trên báo điện tử Tổ Quốc).
“Với sự phát triển trong thời gian vừa qua, phim truyền hình VN ngày càng có những bước tiến đáng kể. Khán giả truyền hình giờ đây không bị "hành" quá nhiều bởi những nhân vật nhạt nhẽo, tình huống gượng ép trong phim... Thế nhưng, được này mất kia. Họ lại phải chịu đựng sự... "tra tấn" khác cũng không kém phần mệt mỏi: quảng cáo. Phim nào trở nên "hot" một chút thì y như rằng quảng cáo lũ lượt kéo tới. Thôi thì cũng mừng cho nhà sản xuất và nhà đài! Nhưng khổ nỗi, mỗi tập phim chỉ khoảng 45 phút mà quảng cáo chiếm thời gian gần một nửa khiến mạch phim bị đứt đoạn liên tục. Khán giả mới xem nội dung phim được khoảng 15 phút, lại phải xem quảng cáo đến 7-8 phút....” (Bài viết “Xem phim truyền hình... cũng khổ!” đăng trên báo Tuổi Trẻ Tp.HCM).
“Cách nay 75 năm, hoạ sĩ Lưu Khúc Tiều (hiệu Sài Định, 1900 – 1978), sau khi du học ở Nhật và Pháp, mở lớp dạy vẽ tranh sơn dầu (oil painting) ở Chợ Lớn, hoạt động mỹ thuật này có thể xem là khá sớm trong lịch sử hội hoạ Chợ Lớn, nhưng hoạ phái theo Tây này nhanh chóng lạc lõng. Ngày nay nhiều tiệm sách cũ ở Sài Gòn – Chợ Lớn còn bày bán tập tranh Lưu Khúc Tiều Sài Định hoạ tập in năm 1971. Hoạt động hội hoạ của người Hoa ở Chợ Lớn chỉ mới được du nhập từ bản quốc vào(VN) khoảng thập niên 30 thế kỷ trước, theo bước chân của giới trí thức, văn nghệ sĩ chạy loạn cuộc chiến Trung - Nhật. Thời điểm này cũng là giai đoạn định hình của ba trường phái lớn của hội hoạ thuỷ mặc Trung Hoa là Kinh phái, Hỗ phái và Lĩnh Nam phái...” (Bài viết “Hội hoạ Chợ Lớn một thời” đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị).
“...Đêm bán kết đã diễn ra không mấy hoàn hảo. Mặc dù được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài truyền hình tỉnh Khánh Hòa nhưng có vô số lỗi. Thí sinh đi đứng sai đội hình, người trong nhóm chưa được đọc tên thì cả nhóm đã đi vào, không ít lần các người đẹp phải cúi xuống để gỡ váy áo trên sân khấu, hình ảnh khá phản cảm. Hai MC cũng mới chỉ xuống sân bay cách đấy ít giờ nên đọc sai khá nhiều tên, lộn tên, không khớp kịch bản, thậm chí giới thiệu cân nặng của thí sinh đã đọc nhầm từ kg sang… km. Ca sĩ Thùy Lâm tên thật Nguyễn Thùy Trang nhưng MC lúc thì đọc là Nguyễn Thùy Lâm, lúc lại đọc là Nguyễn Thùy Trang; Hoàng Khánh Ngọc lúc đọc là Hoàng Thị Ngọc lúc lại là Hoàng Khánh Ngọc khiến khán giả không biết thí sinh tên thật là gì...Một sân khấu thiếu chuyên nghiệp và nhiều sạn khiến cho đêm bán kết không làm hài lòng người đến xem. Thật “may mắn” khi BTC đã chủ trương ngay từ đầu, lượng vé vào xem bán kết và chung kết Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2008 chỉ dành cho khách mời của BTC và nhà tài trợ chứ không bán?” (Bài viết “Bán kết HHHV Việt Nam: Vội vã nên nhiều sạn” đăng trên báo điện tử VTC).
“...Người đọc bây giờ có lẽ chỉ còn sinh viên và các nhà làm công tác văn hóa, những người làm công tác nghiên cứu. Nếu chúng ta không có cách thức nào đó để văn hóa đọc có chỗ đứng trong lòng người đọc thì “văn hóa lùn” sẽ phát triển và lấn át. Văn hóa nghe nhìn rất tốt nhưng chỉ thoảng qua thôi. Và cái thứ văn chương trên mạng, có phải cái nào cũng đọc được đâu, thường thì lôm côm, lộn xộn, câu không ra câu, bố cục không ra bố cục, vì người đọc cũng chỉ cần thông tin. Văn hóa đọc đang tạm lùi, tuy nhiên rồi sẽ có lúc con người bình tĩnh lại, cả xã hội cũng bình tĩnh lại thì họ sẽ thấy đọc sách là cần thiết cho tâm hồn. Vì chỉ có những cuốn sách mới cho người ta những bài học nhân văn sâu sắc....” (Bài viết “Chỉ cần “nghe”, không cần “đọc”? đăng trên báo An ninh Thủ đô).
“...Ðất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có văn học, nghệ thuật. Ðội ngũ văn nghệ sĩ cả nước là nhân tố quan trọng, góp phần thúc đẩy việc hội nhập của văn học, nghệ thuật nước nhà, làm cho đời sống văn học nghệ thuật phát triển phong phú, lành mạnh, đáp ứng nhu cầu thưởng thức ngày càng cao của công chúng... Trong thời gian tới sẽ có ba cuộc hội thảo lớn về các vấn đề bức xúc trong đời sống văn học, nghệ thuật, gồm: "Thị trường văn học, nghệ thuật ở nước ta hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn"; "Văn học và công chúng"; "Âm nhạc Việt Nam - Thực trạng và phương hướng"....” (Bài viết “Vì một nền văn học, nghệ thuật phát triển phong phú, lành mạnh” đăng trên báo Nhân Dân).
“Khi nghe ngóng nhiều thông tin về các vụ đạo nhạc trên mạng, hay vụ nhiều ca sĩ đòi đi kiện người này, người nọ chỉ vì nhập nhằng ca khúc độc quyền, một nhạc sĩ buồn bã than rằng: Có đáng để viết không, những chuyện gần như là để đánh bóng tên tuổi của ai đó chưa nổi danh, hoặc đã nổi danh, chọn cách "ăn theo" báo chí nhanh nhất? Nhưng ngày càng nhiều lời tuyên bố đi kiện mà rốt cuộc, chả thấy vụ kiện đó đi đến đâu...Có lẽ, sẽ không ai biết "mặt mũi" bài "Em" ra sao nếu không có vụ tranh chấp cùng 1 bài hát mà có 2 cái tên ("Em" và "Đánh mất"). Cũng sẽ không phân biệt nổi ai là Mr Siro, Gia Đoàn hay Thiên An. Hai bên đang tranh cãi qua lại, người thì bảo sẽ đi kiện cái gã "nhạc sĩ" không ai biết là ai, hay chính các ca sĩ hát ca khúc này "tạo" ra một nhạc sĩ ảo để biện minh cho sự cầm nhầm ca khúc. Rồi cũng chính người này bảo mình sẽ "buông", không kiện tụng gì nữa, vì có cơ bị nhà báo, công an hỏi thăm(?). Phía bên kia trả miếng, là đã có đăng ký bản quyền cho bài hát, cứ lên Cục Bản quyền mà hỏi. Đại diện Cục Bản quyền thì bảo, có chứng cứ gì cứ đưa hết đây, cục sẽ phân xử. Rốt cuộc chả ai lên nhờ phân xử cả....” (Bài viết “Đi kiện cho... vui?” đăng trên báo Lao Động).
D�n Tr� đăng b�i PV �ng Nguyễn Minh Thuyết "Văn h�a thật sự đang xuống" cũng được anh ạ!
Trả lờiXóaGhi nhận. Sẽ đưa v�o đọc b�o lần tới!
Trả lờiXóa