Sau bảy lần phản biện các nhận thức sai lầm của ông Ananda về tâm, Phật cho Ananda biết rằng muốn rèn luyện để đạt đến trang thái Buddha (Phật) hoặc Nirvana (Niết bàn), trước hết phải hiểu và phân biệt hai loại: chân tâm và vọng tâm.
Phật đưa bàn tay lên co năm ngón lại và hỏi:
Phật: Ông có thấy gì không ?
Ananda: Tôi thấy Phật đưa bàn tay và co năm ngón lại
Phật: Ông lấy gì để thấy và lấy gì để làm tâm
Ananda: Tôi lấy mắt để thấy và lấy cái suy nghĩ, phân biệt để làm tâm.
Phật: Không đúng. Cái suy nghĩ, phân biết không phải là tâm của ông. Nó chỉ là sự vọng tưởng. Nếu cho rằng cái suy nghĩ phân biệt là tâm của ông thì khi không còn tiếp xúc với các đối tượng bên ngoài, nó vẫn tồn tại thì mới là thật tâm của ông. Ngay cả khi năm giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, da) không hoạt động, chỉ còn lại sự suy nghĩ âm thầm (ý thức) thì dó cũng là sự phân biệt bóng dáng của đối tượng bên ngoài, chứ đâu phải là chân tâm của ông.
Tất cả những người rèn luyện để đạt đến một trạng thái tâm tốt đẹp mà không xác định được đâu là bản tâm của mình thì không thể đạt đến kết quả được.
Vừa rồi ông nói thấy năm ngón tay tôi co lại. Vậy vì sao có nắm tay và nhờ cái gì mà có cái thấy ?
Ananda: Vì ngón tay Phật co và nhờ mắt của tôi nên có cái thấy.
Phật: Vậy khi không có nắm tay tôi và không có con mắt thì ông không có cái thấy ?
Ananda: Đúng
Phật: Ông thử hỏi người mù: Có thấy gì không, thì họ sẽ trả lời: Chỉ thấy tối đen. Như vậy đối với người mù, mắt không hoạt động mà vẫn thấy tối đen. Rõ ràng là khi mắt không hoạt động và ngoại cảnh sáng tối khác nhau nhưng vẫn tồn tại một cái thấy lúc nào cũng có. Con mắt chỉ làm tỏ các vật, còn cái thấy là do tâm chứ không phải do mắt.
Phật đưa bàn tay lên, co vào, duỗi ra rồi hỏi: Ông thấy gì ?
Ananda: Tôi thấy những ngón tay Phật co mở
Phật: Tự tay tôi co mở hay cái thấy của ông co mở
Anada: Tự tay Phật co mở chứ cái thấy của tôi không co mở
Phật: Rất đúng
Phật phóng một đạo hào quang về phía vai phải của Ananda, Ananda giật mình xoay đầu sang phải. Phật phóng tiếp một đạo hào quang khác về phía vai trái, Ananda xoay đầu sang trái.
Phật: Tại sao đầu ông xoay qua, xoay lại ?
Ananda: Tôi xoay để nhìn hào quang của Phật
Phật: Cái đầu của ông xoay hay cái thấy của ông xoay ?
Ananda: Cái đầu của tôi xoay chứ cái thấy của tôi không xoay.
Phật: Vậy cái nào động, cái nào tịnh ?
Ananda: Cái đầu động, cái thấy không có động tịnh
Phật khen đúng và kết luận: Cái nào có co, có mở, có tịnh, có sinh, có diệt, đều là vọng, thuộc về khách thể. Cái nào không động tịnh, không co mở, không sinh diệt là chân, là chủ thể, là chính mình. Từ trước đến nay mọi người cứ nhận cái "vọng thân tứ đại giả hợp" (cái thân không có thật, do bốn yếu tố giả là đất, nước, lửa, gió hợp lại mà thành) làm thân thật của mình, cho rằng cái giả tạm bên ngoài là cảnh thật đối với mình, lại bỏ cái chân tâm thường trụ bất sinh bất diệt kia đi. Bởi thế mới sinh tử, luân hồi, thật là oan uổng!
(Trích "Bản chất của đời sống - NXB Tp.HCM 2002)
Phật đưa bàn tay lên co năm ngón lại và hỏi:
Phật: Ông có thấy gì không ?
Ananda: Tôi thấy Phật đưa bàn tay và co năm ngón lại
Phật: Ông lấy gì để thấy và lấy gì để làm tâm
Ananda: Tôi lấy mắt để thấy và lấy cái suy nghĩ, phân biệt để làm tâm.
Phật: Không đúng. Cái suy nghĩ, phân biết không phải là tâm của ông. Nó chỉ là sự vọng tưởng. Nếu cho rằng cái suy nghĩ phân biệt là tâm của ông thì khi không còn tiếp xúc với các đối tượng bên ngoài, nó vẫn tồn tại thì mới là thật tâm của ông. Ngay cả khi năm giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, da) không hoạt động, chỉ còn lại sự suy nghĩ âm thầm (ý thức) thì dó cũng là sự phân biệt bóng dáng của đối tượng bên ngoài, chứ đâu phải là chân tâm của ông.
Tất cả những người rèn luyện để đạt đến một trạng thái tâm tốt đẹp mà không xác định được đâu là bản tâm của mình thì không thể đạt đến kết quả được.
Vừa rồi ông nói thấy năm ngón tay tôi co lại. Vậy vì sao có nắm tay và nhờ cái gì mà có cái thấy ?
Ananda: Vì ngón tay Phật co và nhờ mắt của tôi nên có cái thấy.
Phật: Vậy khi không có nắm tay tôi và không có con mắt thì ông không có cái thấy ?
Ananda: Đúng
Phật: Ông thử hỏi người mù: Có thấy gì không, thì họ sẽ trả lời: Chỉ thấy tối đen. Như vậy đối với người mù, mắt không hoạt động mà vẫn thấy tối đen. Rõ ràng là khi mắt không hoạt động và ngoại cảnh sáng tối khác nhau nhưng vẫn tồn tại một cái thấy lúc nào cũng có. Con mắt chỉ làm tỏ các vật, còn cái thấy là do tâm chứ không phải do mắt.
Phật đưa bàn tay lên, co vào, duỗi ra rồi hỏi: Ông thấy gì ?
Ananda: Tôi thấy những ngón tay Phật co mở
Phật: Tự tay tôi co mở hay cái thấy của ông co mở
Anada: Tự tay Phật co mở chứ cái thấy của tôi không co mở
Phật: Rất đúng
Phật phóng một đạo hào quang về phía vai phải của Ananda, Ananda giật mình xoay đầu sang phải. Phật phóng tiếp một đạo hào quang khác về phía vai trái, Ananda xoay đầu sang trái.
Phật: Tại sao đầu ông xoay qua, xoay lại ?
Ananda: Tôi xoay để nhìn hào quang của Phật
Phật: Cái đầu của ông xoay hay cái thấy của ông xoay ?
Ananda: Cái đầu của tôi xoay chứ cái thấy của tôi không xoay.
Phật: Vậy cái nào động, cái nào tịnh ?
Ananda: Cái đầu động, cái thấy không có động tịnh
Phật khen đúng và kết luận: Cái nào có co, có mở, có tịnh, có sinh, có diệt, đều là vọng, thuộc về khách thể. Cái nào không động tịnh, không co mở, không sinh diệt là chân, là chủ thể, là chính mình. Từ trước đến nay mọi người cứ nhận cái "vọng thân tứ đại giả hợp" (cái thân không có thật, do bốn yếu tố giả là đất, nước, lửa, gió hợp lại mà thành) làm thân thật của mình, cho rằng cái giả tạm bên ngoài là cảnh thật đối với mình, lại bỏ cái chân tâm thường trụ bất sinh bất diệt kia đi. Bởi thế mới sinh tử, luân hồi, thật là oan uổng!
(Trích "Bản chất của đời sống - NXB Tp.HCM 2002)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét