Cách đây hơn 2500 năm, khi giảng cho chúng sinh về bản chất thế giới, một trong những việc đầu tiên của ông Gotama Siddhatha (lúc đó đã đạt đến trạng thái Phật - sau đây sẽ gọi là Phật) là phân tích về chính hoạt động quan sát. Việc này được ghi lại ở phần đầu của bộ kinh nổi tiếng mang tên Suramgana (Kinh Lăng Nghiêm). Bộ kinh trình bày những nội dung đối thoại theo thể vấn đáp phản biên giữa Phật và các học trò của ông mà đại diện là ông Ananda, cùng với những bài giảng của Phật sau đó. Xin trích 07 lần vấn đáp giữa Phật với Ananda để mọi người tham khảo cho vui.
Lần thứ nhất:
Phật: Mắt ở đâu và tâm ở đâu ?
Ananda: Thưa, mắt ở trên mặt, còn tâm ở trong thân thể.
Phật: Ông đang ngồi trong phòng học này, trước hết ông thấy cái gì và vì sao ông thấy được cây cối ngoài vườn ?
Ananda: Tôi ngồi trong phòng học, trước hết thấy Phật và các vị khác đang cùng ngồi ở đây. Sau đó nhờ cánh cửa phòng mở nên tôi thấy được cây cối và cảnh vật ngoài vườn.
Phật: Có ai ngồi trong nhà mà không thấy được cảnh vật trong nhà, lại chỉ thấy cảnh vật bên ngoài không ?
Ananda: Thưa không.
Phật: Tâm của ông cũng tương tự vậy. Ông nói cái thấy hay tâm của ông ở trong thân thể, vậy trước hết nó phải thấy được phủ tạng bên trong cơ thể rồi mới thấy đến các cảnh vật bên ngoài. Thực tế có ai thấy được như vậy không ? Nếu không thì ông nói tâm ở trong thân thể là sai.
(Bài viết này được trích từ cuốn sách "Bản chất của đời sống" - Quyển thứ 1 "Phật học & Khoa học hiện đại" của Nguyễn Đăng Trung tức Trương Công Dũng do NXB Tp.HCM xuất bản năm 2002).
Lần thứ nhất:
Phật: Mắt ở đâu và tâm ở đâu ?
Ananda: Thưa, mắt ở trên mặt, còn tâm ở trong thân thể.
Phật: Ông đang ngồi trong phòng học này, trước hết ông thấy cái gì và vì sao ông thấy được cây cối ngoài vườn ?
Ananda: Tôi ngồi trong phòng học, trước hết thấy Phật và các vị khác đang cùng ngồi ở đây. Sau đó nhờ cánh cửa phòng mở nên tôi thấy được cây cối và cảnh vật ngoài vườn.
Phật: Có ai ngồi trong nhà mà không thấy được cảnh vật trong nhà, lại chỉ thấy cảnh vật bên ngoài không ?
Ananda: Thưa không.
Phật: Tâm của ông cũng tương tự vậy. Ông nói cái thấy hay tâm của ông ở trong thân thể, vậy trước hết nó phải thấy được phủ tạng bên trong cơ thể rồi mới thấy đến các cảnh vật bên ngoài. Thực tế có ai thấy được như vậy không ? Nếu không thì ông nói tâm ở trong thân thể là sai.
(Bài viết này được trích từ cuốn sách "Bản chất của đời sống" - Quyển thứ 1 "Phật học & Khoa học hiện đại" của Nguyễn Đăng Trung tức Trương Công Dũng do NXB Tp.HCM xuất bản năm 2002).
B�i viết hay. C�m ơn anh!
Trả lờiXóa