Thứ Tư, 30 tháng 4, 2008

Entry for May 01, 2008- Chuyện Rước đuốc

Chuyện rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 tại Tp.HCM là chuyện "hot" của cư dân trên mạng từ cả tháng nay và tập trung cao độ nhất là vào ngày 29/4 - ngày rước đuốc. Nhìn lại sự việc và tận mắt chứng kiến một số hoạt động tại Nhà hát Tp.HCM ngày 29/4 thì có thể thấy rằng:
- Ý đồ "chính trị hoá" Olympic Bắc Kinh 2008 của chính quyền TQ là rõ ràng và rất bài bản. Họ đã có sự chuẩn bị cho việc này từ rất lâu. Ngay cả việc tuyên bố thành lập Tam Sa vào cuối năm 2007 cũng chỉ là bước đi đầu tiên của ý đồ này mà thôi. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng đã không đem lại cho chính quyền TQ như ý muốn mà còn có phần bất lợi. Việc gỡ Hoàng Sa ra khỏi bản đồ rước đuốc đã chứng minh điều đó. Phía VN phải gánh một hậu quả cũng không nhỏ vì không nắm rõ được ý đồ này từ ban đầu, đó là "sự rạn vỡ niềm tin của một bộ phận trí thức và nhân dân" vào hoạt động của chính phủ. Gánh một phần trách nhiệm của hậu quả này là Ban TGTW và Bộ TT&TT khi lúng túng trong việc chủ động thông tin.

Trong trí tưởng tượng của tớ kế hoạch "chính trị hoá" Olympic Bắc Kinh của chính quyền TQ đối với VN là:
- Bước 1: Tuyên bố thành lập Tam Sa trong phạm vi hẹp. Có hai khả năng xảy ra: Nếu phía VN phản đối mạnh mẽ thì sẽ im lặng. Nếu phía VN không có phản ứng gì thì sẽ làm tới để có cơ sở sau này với Quốc tế .
- Bước 2: Tiến hành rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 qua Tp.HCM rồi sau đó qua Hoàng Sa để tiếp tục "quốc tế hoá" vấn đề TS-HS. Cũng vẫn có hai khả năng xảy ra: Nếu phía VN phản ứng thì TQ sẽ rút HS ra khỏi bản đồ rước đuốc. Nếu phía VN không có phản ứng gì thì đương nhiên TQ được lợi. Và dù rằng không rước đuốc được ở Hoàng Sa thì sau khi từ Tp.HCM về Hồng Kông, qua Ma Cao thì rồi TQ cũng vẫn rước đuốc qua Hải Nam cơ mà. Nên nhớ rằng chính quyền TQ vẫn coi Trường Sa và Hoàng Sa là 02 xã đảo thuộc Hải Nam và Tam Sa dù có lập nên cũng vẫn trực thuộc tỉnh Hải Nam mà thôi.

Rõ ràng chính quyền TQ cũng đã lường được cả phản ứng của VN đối với những bước đi trên và dù phía VN có phản ứng cũng sẽ không thể làm mạnh thì kết quả đem lại sẽ vẫn là "làm mất lòng tin của một bộ phận trí thức và dân chúng" vào chính phủ.

Có một việc mà đến thời điểm này tớ cho là nằm ngoài kế hoạch của TQ đó là: Lê Minh Phiếu. Cũng không phải ảnh hưởng ghê gớm gì đến kế hoạch của TQ nhưng việc có một du học sinh người VN tham gia rước đuốc lại gửi thư đến Uỷ ban Olympic Quốc tế phản ứng việc "chính trị hoá" đã làm cho chính phủ VN thêm một lợi thế bất ngờ. Nếu khôn khéo thì có lẽ cần đẩy mạnh hơn nữa khai thác việc Uỷ ban Olympic Bắc Kinh đã không cho Phiếu rước đuốc.

Ngoài lề: Chiều 29/4 tại Nhà hát Tp.HCM tớ nghe lỏm được câu chuyện phỏng vấn của AFP với một chuyên gia TQ đã làm việc ở VN 06 năm về chuyện rước đuốc. Cô gái Bắc Kinh đó đã trả lời rất vui vẻ rằng chúng tôi chỉ muốn thông qua Olympic để gửi đến thế giới một thông điệp về thể thao, tình đoàn kết và hoà bình....Quả thật có rất đông sinh viên, chuyên gia TQ mặc đồng phục áo trắng (hoặc đỏ) có in hình Olympic Bắc Kinh 2008 cầm cờ Olympic 2008 và cờ TQ chào mừng. Mới nhìn thì "xốn mắt" nhưng ngẫm cho kỹ thì việc người dân họ tự hào vì được tổ chức Olympic cũng là một việc bình thường mà, đâu thể cấm đoán được. Chính quyền TQ đã gỡ Hoàng Sa ra khỏi bản đồ rước đuốc thì hà cớ gì chính phủ VN lại vẫn cho dân biểu tình phản ứng?

2 nhận xét:

  1. đề nghị gửi Tuổi Trẻ đăng mục thời sự suy nghĩ đi nh�! :D

    Trả lờiXóa
  2. Ttre? dam' ko? cha? tuyt' coi` ngay gio*`... hi hi hi/

    Trả lờiXóa