Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2008

Entry for April 06, 2008- Chủ nghĩa tư bản 3.0


Mới lướt vài trang nhưng thấy cuốn sách này có cái để đọc, có cái để ngẫm. Đại loại là tác giả gợi ý một hướng phát triển của Chủ nghĩa tư bản trong thời đại mà môi trường bị tàn phá. Cảm nhận cá nhân của tớ thì nếu đúng CNTB mà phát triển theo hướng này thì nó đã theo đúng mô hình lý thuyết của Mác, đó là nó đã gần tới CNXH rồi. Thôi chả bình loạn nhiều, các bạn cứ đọc cái lời giới thiệu ở đầu sách của tác giả nhé.

Trích Lời giới thiệu:

"Công sản - những tạo phẩm của thiên nhiên và xã hội mà chúng ta cùng thừa kế và có bổn phận giữ gìn cho con cháu - đang bị phong tỏa. Chủ nghĩa tư bản phiên bản 2.0 đã toàn cầu hóa vớt sự thao túng của các Công ty - đang nhanh tay phung phá di sản chung này. Nay Peter Barnes đưa ra một giải pháp: bảo vệ công sản bằng cách trao cho công sản những quyền sở hữu và những thể chế quản lý hữu hiệu.

Barnes cho thấy chủ nghĩa tư bản - tựa như một máy tính - hoạt động nhờ một hệ điều hành. Hệ điều hành hiện nay của chủ nghĩa tư bản trao quá nhiều quyền hành cho những Công ty chỉ lo tối đa hóa lợi nhuận xâu xé công sản và phân phát hầu hết lợi nhuận cho một thiểu số rất nhỏ. Còn Chính phủ - trên lý thuyết có nhiệm vụ bảo vệ công sản - lại thường xuyên trở thành công cụ của chính các Công ty đó.

Barnes đề nghị một hệ điều hành đã được chỉnh sửa - Chủ nghĩa tư bản Phiên bản 3.0 - để bảo vệ công sản. Phát kiến lớn nhất của ông chính là quỹ tín thác công sản, một thực thể pháp nhân theo cơ chế thị trường có thẩm quyền hạn chế việc sử dụng các công sản khan hiếm thu tiền thuê và trả cổ tức - dưới hình thức tiền mặt và lợi ích sử dụng - cho tất cả mọi người.

Trong tầm nhìn của Barnes, một loạt quỹ tín thác công sản sẽ thể chế hóa các nghĩa vụ của chúng ta đối với các thế hệ tương lai, đồng bào và thiên nhiên. Một khi được hình thành, các quỹ tín thác đó sẽ sử dụng thị trường và quyền sở hữu để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho mọi người.

Chủ nghĩa tư bản Phiên bản 3.0 đề ra một giải pháp thực tế cho hệ điều hành đang bị lỗi của chủ nghĩa tư bản hiện nay."

Trích Lời mở đầu sách:

"....Khi chủ nghĩa tư bản mới xuất hiện, thiên nhiên thật phong phú còn tư bản thì khan hiếm, vì vậy ưu tiên khuyến khẩu tư bản là hợp lẽ. Ngày nay chúng ta dư dật tư bản mà lại đang cạn nguồn thiên nhiên. Chúng ta cũng đang đánh mất nhiều thể chế xã hội có thể liên kết chúng ta thành cộng đồng và làm phong phú cuộc sống của chúng ta bằng những phương cách không dựa trên tiền bạc. Điều này có nghĩa chủ nghĩa tư bản cần phải điều chỉnh. Chúng ta phải điều chỉnh chủ nghĩa tư bản cho phù hợp với thế kỷ hai mốt chứ không phải thế kỷ XVIII và điều đó có thể thực hiện được.

Làm thế nào có thể chỉnh đốn cả một hệ thống rộng lớn và phức tạp như chủ nghĩa tư bản? Và làm sao làm điêu đó một cách êm thấm, hạn chế đau đớn và xáo trộn đến mức thấp nhất? Câu trả lời là làm như Bill Gates: nâng cấp hệ điều hành.

Phạm vi của cuốn sách này

Cũng giống như Hiến pháp đã đề ra các quy tắc cho Chính phủ, hệ điều hành kinh tế của chúng ta đề ra các quy tắc cho thương mại. Tôi dùng tính tử sở hữu chúng ta để nhấn mạnh rằng hệ điều hành kinh tế này thuộc về mọi người. Nó không phải là không thay đổi được, và chúng ta có quyền nâng cấp nó, cũng giống như chúng ta có quyền tu chính Hiến pháp vậy. Cuốn sách này giải thích tại sao chúng ta phải nâng cấp hệ điều hành hiện nay, một hệ điều hành mới có thể sẽ như thế nào, và chúng ta có thể cài đặt hệ điều hành mới cách nào.

Cuốn sách gồm ba phần. Phần một tập trung vào hệ điều hành hiện nay của chúng ta, một phiên bản tôi đặt tên là Chủ nghĩa tư bản Phiên bản 2.0 (Chủ nghĩa Tư bản Phiên bản 1.0 kết thúc vào khoảng năm 1950, như tôi sẽ giải thích trong Chương II). Tôi cho thấy hệ thống này xâu xé thiên nhiên, gia tăng bất bình đẳng. và vì vậy làm chứng ta phải khổ sở thế nào. Mặc dầu những vấn đề này nhiều độc giả cũng đã ý thức rồi, tôi vẫn xem xét lại để chứng định rằng những kết quả này không phải ngẫu nhiên - đó là những kết cuộc không thể tránh khỏi của phần mềm kinh tế của chúng ta. Điều này có nghĩa không thể chỉnh đốn chúng bằng cách vá víu bên ngoài. Nếu muốn chỉnh đốn, phải thay đổi bộ mã.

Phần II của cuốn sách tập trung vào chủ nghĩa tư bản trong tương lai, một phiên bản tôi đặt tên là Chủ nghĩa tư bản Phiên bản 3.0. Khác biệt chủ yếu giữa phiên bản 2.0 và phiên bản 3.0 là trong phiên bản 3.0 có thêm một loạt những ảnh mà tôi gọi là khu vực công sản. Thay vì chỉ có một động cơ - tức là khu vực tư nhân do các Công ty thống trị - hệ điều hành kinh tế đã nâng cấp của chúng ta sẽ hoạt động bằng hai động cơ: một động cơ để tối đa hóa lợi nhuận, động cơ kia để bảo tồn và phát huy công hữu.

Hai động cơ cùng hoạt động này - gọi là khu vực Công ty và khu vực công sản - sẽ tiếp sức và kiềm chế nhau. Một cái lo cho mặt "tôi" của chúng ta, còn cái kia phụ trách mặt "chúng ta". Khi cân bằng với nhau - và để đặt được sự cân bằng này Chính phủ phải nỗ lực rất nhiều - hai động cơ sẽ làm chúng ta thịnh vượng, an tâm, và hài lòng hơn là khi chỉ có một động cơ hoạt động như hiện nay. Và với hai động cơ cùng hoạt động, Trái đất sẽ không bi tàn phá.
Phần II đề xuất một số quyền sở hữu mới, quyền đương nhiên có, và những thể chế mới để bằng cách nào đó có thể mở rộng khu vực công sản. Tôi vẫn nghĩ rằng những đề xuất này kết hợp được hy vọng và hiện thực. Một số đề xuất cụ thể là:

• Một loạt những quỹ tín thác hệ sinh thái để bảo vệ không khí, nước, rừng, và môi sinh.
• Một quỹ đầu tư tập thể để thanh toán cổ tức cho mọi người dân Mỹ - mỗi người một cổ phần.
• Một quỹ tín thác để cấp vốn khởi nghiệp cho mọi trẻ em.
• Một quỹ chia sẻ rủi ro về y tế cho một người.
• Một quỹ quốc gia dựa trên phí bản quyền để hỗ trợ nghệ thuật địa phương.
• Một hạn chế về lượng quảng cáo.

Phần cuối của cuốn sách giải thích lộ trình để đi đến Chủ nghĩa tư bản Phiên bản 3.0, cách hoạt động của các mô hình và các bạn cùng tôi có thể đóng góp gì.

Những nhân vật xuyên suốt cuốn sách này là các Công ty, Chính phủ, và công sản. Cốt chuyện đại khái như thế này. Khi màn kéo lên, các Công ty đang vơ vét công sản. Họ luôn ở thế thượng phong, còn công sản - một sự pha trộn vô tổ chức thiên nhiên, cộng đồng, và văn hóa - luôn là kẻ thua cuộc. Công sản không có quyền sở hữu cho riêng mình nên phải nhờ Chính phủ bảo vệ. Nhưng Chính phủ lại là một người bảo hộ bất nhất, chuyên thiên về phe các Công ty.

Thật may, các Công ty chỉ chi phối Chính phủ hầu hết thời gian mà thôi, có lúc họ cũng lơi tay. Vì vậy có thể hình dung ra rằng lần tới khi sự thống trị của các Công ty suy giảm, Chính phủ - thay mặt cho dân thường - sẽ nhanh chóng củng cố công sản Chính phủ giao quyền sờ hữu mới cho các quỹ tín thác công sản, xây dựng cơ sở hạ tầng công sản và tạo nên một giai cấp mới gồm các đồng sở hữu chủ đúng nghĩa. Khi các Công ty giành lại sự thống trị về chính trị và chắc chắn sẽ thế, họ không thể phá bỏ hệ thống mới. Công sản giờ đây đã có những cơ chế bảo vệ và các cổ đông, công sản đã đủ vững vàng để trường tồn. Và sẽ đến lúc các Công ty chấp nhận công sản là đối tác làm ăn của mình. Họ nhận thấy mình vẫn có thể kiếm lời, vạch kế hoạch phát triển rộng hơn và thậm chí có khả năng cạnh tranh hơn trên quy mô toàn cầu.

Không đề xuất nào đưa ra trong cuốn sách này có thể thành công trong nay mai. Mà đó cũng không phải là mục đích của tôi. Mục đích của tôi là thắp lên một ngọn đèn, để mọi người thấy được loại hệ thống chúng ta sẽ xây dựng, từng chút một, khi có cơ hội. Tôi thấy việc xây dựng hệ thống như vậy là một quá trình kéo dài hàng thập kỷ trong đó sẽ có những giai đoạn thay đổi nhanh chóng. Công việc này có sự tham gia của các doanh nghiệp và nhà chính trị, các nhà kinh tế và luật sư, các công dân và những người hướng dẫn dư luận ở mọi cấp. Để khỏi lạc đường, chúng ta cần một kim chỉ nam. Và tôi hy vọng cuốn sách này sẽ làm được vai trò kim chỉ nam đó."

1 nhận xét:

  1. Được lắm ! C�i Chủ nghĩa tư bản hay th� hay thiệt … Nhưng n� đang dẫn cả thế giới tới chỗ tự s�t (trong đ� c� cả giai cấp c�ng nh�n – kh�ng tới được c�i ng�y “đ�o mồ ch�n” n� đ�u nha)

    Trả lờiXóa