“...Chưa bao giờ, các cuộc thi hát trên truyền hình lại “được mùa” như hiện nay. Chỉ tính hai đài truyền hình lớn là VTV và HTV, một năm đã có 4, 5 cuộc thi hát. Thử điểm lại chỉ trong năm 2008, vừa Tiếng ca học đường, tiếp ngay đến Sao Mai điểm hẹn, rồi Vietnam Idol và Ngôi sao tiếng hát truyền hình TPHCM cũng đang bắt đầu khởi động. Mỗi cuộc thi kéo dài trên dưới 2 tháng, điều đó cũng đồng nghĩa với việc khán giả cả nước được xem thi hát gần như quanh năm. Cùng với đó còn có các cuộc thi Tiếng hát truyền hình hàng năm, của các đài truyền hình địa phương. Thi hát “nở rộ” trên các đài truyền hình với mật độ ngày càng “dày”, nên thí sinh vì thế cũng tha hồ chạy sô… thi hát. Khán giả vừa thấy thí sinh này tham gia thi trong Sao Mai, Tiếng hát truyền hình của đài truyền hình này, đã lại thấy họ xuất hiện trong Sao Mai điểm hẹn. Hoặc gương mặt này vừa bước ra từ cuộc thi Tiếng ca học đường năm ngoái, năm nay lại tiếp tục thi Ngôi sao tiếng hát truyền hình, Tiếng ca học đường năm nay…” (Bài viết “Thi hát trên truyền hình: Bội thu hay bội thực?” đăng trên báo SGGP)
“Chuyện 100 kiệt tác sân khấu thế giới được Nhà nước đầu tư đã dấy lên dư luận không mấy vui vẻ. Mới đây, dường như có tiếp thu ý kiến của nhiều người, Cục Biểu diễn nghệ thuật đã phân bổ vở diễn cho các đơn vị sân khấu. Nhưng kiểu phân bổ này vẫn gây hoang mang cho các nhà quản lý và nghệ sĩ. Bởi nó có điều gì đó "bí bí mật mật" không giải thích nổi. Cụ thể, ở phía Nam chỉ có Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TP.HCM và Kịch IDECAF được "chiếu cố". Còn Kịch Phú Nhuận, Kịch Sài Gòn và Sân khấu Nụ Cười Mới thì không ai chịu ngó tới. Mà chiếu cố theo cách cũng lạ, chỉ gọi điện thoại "thông báo miệng" mỗi đơn vị có 4 vở định sẵn, đồng ý thì làm, không hề có một văn bản chính thức nào. Nhưng cả hai đơn vị đều chỉ chọn được 2 vở phù hợp, mà lại không nghe nói sẽ đầu tư kinh phí bao nhiêu...” (Bài viết “Bí mật?” đăng trên báo Thanh Niên).
“Chỉ còn một hy vọng nhỏ là có một người duy nhất ở Hà Nội may ra còn giữ được bản chép tay toàn bộ 52 bài thơ trong Lưu Hương ký, đó là ông Đào Thái Tôn - một tác giả cũng viết về Hồ Xuân Hương. Trong cuốn Thơ Hồ Xuân Hương của Nguyễn Lộc có nói rằng Đào Thái Tôn là người đã được giao cho đọc tập Lưu Hương ký và đã dịch trọn vẹn 52 bài. Hy vọng ông Đào Thái Tôn có chép bản chữ Hán và bản Nôm để dùng và kiểm tra bản dịch của ông. Trong đợt về Việt Nam công tác, tôi cũng có yêu cầu được gặp ông Đào Thái Tôn, nhưng không may ông lại đi công tác. Nếu ông Tôn không giữ được bản chép tay Lưu Hương ký thì đây là một tổn thất không thể nào cứu vãn được”. (Bài viết “Xung quanh việc thất lạc “báu vật” Lưu Hương Ký: Vẫn còn hy vọng mong manh” đăng trên báo Gia đình và Xã hội).
“Có thể thấy với sự cố gắng và kinh nghiệm của Ban tổ chức, cuộc thi nhan sắc Việt mang tầm cỡ Quốc Gia đã thành công và gây tiếng vang... Nhưng không thể không phủ nhận rằng cuộc thi gần như ít được công chúng quan tâm, vì cũng chỉ mới đó thôi, họ đã “no nê’ với hai cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam và Hoa Hậu Hoàn Vũ thế giới. Đó là chưa kể đến các cuộc thi Hoa hậu khác như: Hoa Hậu đất võ, Hoa hậu du lịch…Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2008 còn là dịp kỷ niệm 20 năm cuộc thi Hoa Hậu Việt Nam, nhưng rõ ràng dấu ấn 20 năm rất mờ nhạt. Những hạt sạn đọng lại rất nhiều sau cuộc thi nhan sắc này. Trước đó, sự vắng mặt của Hoa hậu Mai Phương Thuý và những thông tin hai chiều dù là chuyện nhỏ cũng để lại một chút gờn gợn. Vấn đề ở chỗ, Giải "Hoa hậu hoạt động từ thiện hiệu quả nhất" vì thế không được trao... Không thể khen đêm Chung kết này hoành tráng và mới lạ, vì nó chẳng khác nào một chương trình ca nhạc, và MC Ngọc Khánh dù đã có kinh nghiệm vẫn liên tục nói vấp. Không hiểu tại sao cách trao giải cho các thí sinh đọat giải cũng như đội vương miện cho Hoa Hậu Việt Nam lại liên tục mắc lỗi. Những người lên trao giải lúng túng, trong khi Ban tổ chức lại không hề sắp xếp một ai đó phụ giúp cho việc đeo dải băng, gắn vương miện hoàn chỉnh và đẹp hơn. Vì thế, một sự cố nhỏ đã xảy ra khi Trưởng Ban tổ chức trao vương miện cho Hoa Hậu Trần Thị Thuỳ Dung vừa quay lưng đi thì chiếc vương miện xinh đẹp cũng … rớt theo. Với ý đồ là lễ trao vương miện không rườm rà như cuộc thi Hoa Hậu Việt Nam 2006 tại Nha Trang, đạo diễn chương trình đã thiết kế một hoa sen nở. Chính bông hoa ấy vô tình đã che khuất nền phía sau cần có là 27 người đẹp còn lại để tôn vinh nhan sắc cho Hoa hậu và hai Á hậu. Do đó, ảnh chụp Hoa Hậu khi lên các phương tiện báo chí ngay cả logo của đơn vị tổ chức cũng biến mất, mà nền điểm tô là... các nhà tài trợ! (Bài viết “Nhìn lại một cuộc thi nhan sắc” đăng trên báo điện tử VOV).
“...Mục đích của cuộc thi là tìm những gương mặt nghệ sĩ trẻ tài năng của bộ môn kịch nói, thế nhưng đúng như ý kiến của NSND Doãn Hoàng Giang- Chủ tịch Ban giám khảo cuộc thi: Chúng ta chưa có những tài năng trẻ thật sự đáng "vàng mười". Cuộc thi nào cũng lựa chọn ra những nghệ sĩ xuất sắc nhất để trao giải nhất, nhì, ba... nhưng có thể chất lượng của giải này sẽ không bằng chất lượng của giải trước. Ðược gọi là "trẻ" nhưng ba diễn viên thành công nhất tại cuộc thi: Hoàng Lan, Kim Oanh, Kiều Thanh đều thuộc thế hệ đàn chị so với những gương mặt tham dự lần này. Những vai diễn của các nghệ sĩ này đã chinh phục đồng nghiệp bằng một lối diễn đầy bản lĩnh, có chiều sâu và có lửa. Thế nhưng rõ ràng để tìm được một diễn viên vừa trẻ, vừa đẹp lại có tài năng vượt trội hơn hẳn tại cuộc thi lần này thì vẫn chỉ là mong ước mà thôi! Giải A duy nhất dành cho nam diễn viên đó là Quang Ánh xem ra Ban giám khảo có phần "nhượng bộ" bởi lẽ để tìm được một diễn viên nam có tố chất, có hình thức trong tình hình sân khấu hiện nay là vô cùng hiếm hoi....(Bài viết “Những khoảng trống nhìn từ một cuộc thi” đăng trên báo Nhân Dân).
“Qua các cuộc bút chiến trên một số mặt báo nhiều năm qua, bên những mặt được của việc mang đến cho đời sống văn học cũng như bản thân các tờ báo một chút sức sống, cuốn hút thêm sự quan tâm của độc giả đối với đời sống văn học, cũng lại có mặt chưa được là trong khi mải bút chiến, một số nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình trong nhiều trường hợp đã quên mất một điều quan trọng: Đó là văn hóa trao đổi, phê bình. Điều này chẳng có gì mới mẻ, nó đã được nhiều người nói đến, nhưng vấn đề là nó không thực sự được giải quyết, mà chỉ được nêu ra, gióng lên, rồi bỏ đấy. Văn hoá và đạo đức của người cầm bút là một đòi hỏi hết sức nghiêm khắc. Có những việc làm sai, làm ẩu ở các lĩnh vực khác, nhưng không được ai nhìn thấy. Phê bình và sáng tác nghệ thuật đặc biệt hơn, nó cần công chúng và phải phơi ra trước công chúng. Vì thế, nếu người viết làm sai, làm dở, đừng mong công chúng chẳng biết gì. Nếu họ thiếu tự trọng, đừng mong công chúng sẽ tôn trọng mình...” (Bài viết “Thử bàn về văn hóa phê bình” đăng trên báo CAND).
“Không bất ngờ khi có tới 40 tác phẩm ảnh chụp cảnh muối và làm muối được gửi tới tham dự cuộc thi Triển lãm Ảnh nghệ thuật lần thứ 25, cũng không bất ngờ khi Triển lãm Ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 25 (khai mạc tại Trung tâm Triển lãm Vân Hồ từ 29/8) không chọn được Huy chương Vàng, nếu nhìn nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam độ 10 năm trở lại đây mà cụ thể hơn là qua các kỳ Triển lãm Ảnh nghệ thuật toàn quốc cứ 2 năm tổ chức 1 lần vào các năm chẵn. Không thể bảo đó là những bức ảnh xấu, nhưng nó trùng lặp, nó bào mòn cảm xúc của người xem đến độ không còn rung động và nó đang thể hiện một sự bế tắc trong tìm tòi, khám phá của nghệ thuật nhiếp ảnh... Không dám nói xa hơn mà chỉ qua độ 5 kỳ Triển lãm Ảnh nghệ thuật toàn quốc gần đây thì lần nào quanh đi quẩn lại cũng là ảnh ruộng bậc thang (ở Triển lãm lần thứ 25 này, 1 trong 4 Huy chương Bạc cũng có một bức là ruộng bậc thang), chân dung người dân tộc thiểu số, đàn bà tắm suối, lộc vừng Hồ Gươm, pháo hoa, Hạ Long, Sa Pa, Hà Giang, Mũi Né, Hội An. Tóm lại là đủ hình ảnh về lễ hội, phong cảnh, chân dung con người... Tức là "bám sát chủ đề và đề tài". Nhưng là một sự trùng lặp và khai thác đến cạn kiệt những hình ảnh đã quá quen thuộc. Và kỳ triển lãm nào người ta cũng thấy Ban tổ chức nhận xét là tác phẩm đồng đều những chưa có đỉnh cao. Chưa có những tác phẩm có nội dung sâu sắc và hình thức mới lạ thích hợp!...” (Bài viết “Ruộng bậc thang, thiếu nữ tắm suối = Nhiếp ảnh nghệ thuật” đăng trên báo CAND).
“Bây giờ báo chí quá nhiều, báo mạng, các trang web hoạt động như những tờ báo và còn phong phú hơn rất nhiều. Công nghệ copy - paste của các tờ báo mạng đã đạt trình độ siêu đẳng. Và các mảng giải trí trên báo mạng phần lớn là chuyện ngồi lê đôi mách về đời tư các ngôi sao. Và đã hình thành một nhóm người, chỉ biết làm một công việc duy nhất là gặp gỡ các ngôi sao và sau đó vội vã đưa tin. Họ không cần biết đó có phải là một nghệ sỹ nổi tiếng hay không. Chỉ cần đó là một người đang được quan tâm, nhất là đang có scandal hoặc có chuyện buồn trong đời riêng. Họ đã kiếm được tiền từ những nỗi buồn của người khác... Nhưng cũng thấy rõ sự tàn nhẫn của truyền thông. Chính họ đưa ngôi sao lên mây, rồi lại dìm họ xuống bùn đen. Một biên tập viên của tờ báo mạng Việt Nam có lượng tin về Britney nhiều kỷ lục, nghĩa là mỗi tuần vài tin, thú nhận rằng, độc giả của họ thích thông tin về cô ca sỹ này. Cứ nhìn lượng pageviews là biết. Loại tin lá cải nhảm nhí đời tư luôn là mảng tin "hot" nhất và được đọc nhiều nhất. Không cần biết đó là ai, miễn nhiều người đọc thì sẽ được đáp ứng. "Fastfood" thông tin là thế. Với những trang báo này, chuyện "nhân văn" là khái niệm khá mơ hồ. Và đó không phải là cái mà người làm báo quan tâm. Pageviews, như rating trong truyền hình, phải luôn cao. Đó là đích nhắm cuối cùng...” (Bài viết “Kiếm tiền từ nỗi buồn” đăng trên báo CAND).
Em thấy ở cuộc thi hoa hậu n�y, c�c tiết mục m�a cũng tương đối ổn, nhưng thiết kế s�n khấu ẹ qu�, rất cải lương, rườm r�. Vương miện hoa hậu rơi ngay khi �ng nh� thơ Dương Kỳ Anh đội l�n v� sau đ� Ngọc Kh�nh gi�p đội lại th� bị lệch hẳn sang một b�n, nh�n b�n cười thế n�o.
Trả lờiXóaB�i của b�c điểm hay qu�. Cố gắng giữ phong độ tuần 'vợt' 1 lần được ko b�c? ;)
Trả lờiXóaB�i của b�c điểm hay qu�. Liệu 1 tuần 'vợt' �t nhất 1 lần được kh�ng b�c?
Trả lờiXóa