(Bài viết được lấy từ Blog bác Đông A)
Tạp chí The Economist vừa có bài viết Cá voi và Trường Sa về tranh cãi trên Biển Đông mới đây giữa Việt Nam và Trung Quốc. Bài báo cho biết cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa chính thức khẳng định có phê chuẩn thành lập thành phố Tam Sa. [Nếu có tra Google cũng không thể tìm được nguồn tin chính thức từ Chính phủ Trung Quốc công bố việc phê chuẩn này.] Bài báo còn viết Việt Nam đã phải chịu đựng hai cuộc biểu tình hiếm hoi ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để nêu lập trường của mình, một chiến thuật tương tự như Trung Quốc đã từng làm với Nhật, và Trung Quốc đã đủ rõ ràng hiểu được thông điệp. Nhưng cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều không muốn làm xấu thêm những khác biệt về vấn đề Biển Đông của mình.
Như vậy theo The Economist, ở thời điểm hiện nay cả Việt Nam và Trung Quốc đều chưa muốn tình hình quan hệ hai nước xấu đi, đặc biệt là dẫn đến xung đột hay chiến tranh. Tranh chấp hiện nay vẫn giải quyết chủ yếu bằng con đường ngoại giao, có sự yểm trợ của các phương diện khác. Tôi thấy rằng chiến thuật vừa qua của Việt Nam khá tốt. Một mặt cho tiến hành biểu tình để bày tỏ lập trường sẵn sàng đối đầu nếu cục diện xấu đi. Mặt khác lại thể hiện một đường lối ngoại giao mềm dẻo, nhún nhường, sẵn sàng đàm phán đối thoại, giải quyết mâu thuẫn, giữ vững ổn định và hòa bình trong khu vực. Các cuộc biểu tình vừa qua đã có những ý nghĩa tích cực nhất định. Trên bình diện quốc tế, thế giới biết đến tranh chấp ở Biển Đông và lập trường của Việt Nam một cách rộng lớn, nhanh chóng và mang tính tuyên truyền sâu rộng hơn hẳn những phản ứng hay tuyên bố chính thức của Chính phủ. Đối với Trung Quốc, các cuộc biểu tình là thông điệp rõ ràng về lập trường của Việt Nam ở Biển Đông. Về mặt đối nội, các cuộc biểu tình giải tỏa một phần bức xúc tích tụ bấy lâu trong lòng xã hội Việt Nam do những đặc thù riêng của mình.
Vậy các cuộc biểu tình vừa qua như vậy đã đủ chưa? Cái khó nhất là xác định được "tri túc, tri chỉ", biết đủ, biết dừng đúng lúc. Cái chúc rượu ở miếu Thành Thang, đổ rượu vơi thì nghiêng, đổ rượu quá thì đổ, đổ vừa đúng thì đứng. Cái chúc rượu có thể tiến hành thử nghiệm nên có thể biết thế nào là vừa để không đổ, không nghiêng. Quan hệ giữa các quốc gia và tình hình xã hội không có những thông số rõ ràng, lại không thể tiến hành thử nghiệm, nên thật khó biết đến mức độ nào là đủ, đến lúc nào thì nên dừng. Giả sử có thêm một cuộc biểu tình nữa thì mục đích của nó là gì? Thông điệp gửi cho Trung Quốc? Thông điệp gửi cho thế giới? Và giải tỏa bức xúc nội bộ? Nếu là thông điệp gửi cho Trung Quốc và thế giới thì cuộc biểu tình mới phải hoành tráng hơn và quy mô hơn. Bức xúc nội bộ đã đạt tới tới hạn chưa và có nhất thiết phải giải tỏa? Nếu biểu tình xảy ra thì có những hệ quả nào có thể xảy ra? Tôi không biết Chính phủ có khả năng ngăn cản biểu tình một cách êm thấm và ngấm ngầm không. Trong trường hợp không thể thì cách tốt nhất là kiểm soát chúng. Có nghĩa là về mặt công khai không ủng hộ và ngăn cản biểu tình, nhưng lại làm ngơ cho phép, nhưng phải tuyệt đối kiểm soát và khống chế được tình hình bằng cách tham gia tổ chức không công khai và kiểm soát truyền thông. Trường hợp Ceausescu ở Rumania là ví dụ đã không ngăn cản được biểu tình một cách êm thấm và không khống chế được tình hình và cục diện. Trường hợp Thiên An Môn là đã để cho những bất đồng nội bộ ảnh hưởng ra ngoài xã hội, làm xấu cục diện, khống chế được tình hình nhưng tổn thất nặng nề. Cách tốt nhất là chuyển trọng tâm biểu tình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Như vậy vừa tạo thông điệp rộng lớn trên thế giới, vừa làm xấu hình ảnh Trung Quốc trên bình diện quốc tế, mà tránh được những bất trắc khó lường.
Từ năm 1993 Huntington đã vẽ ra một kịch bản, có vẻ như chỉ để chơi, rằng năm 2010 xung đột trên Biển Đông dẫn đến Trung Quốc đánh Việt Nam, chiếm Hà Nội, Nhật Bản làm ngơ, Hoa Kỳ nhảy vào và chiến tranh thế giới nổ ra. Con số 2010 có vẻ Huntington chọn một cách hú họa nhưng thế nào lại trùng với đúng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Dường như Việt Nam đang bước những bước tiến tới tiên đoán của Huntington. Chính sách ngoại giao đu dây ở thế kỷ trước dường như khó có thể áp dụng tiếp tục được nữa ở thế kỷ này. Vì Mỹ và Trung Quốc không giống như Liên Xô và Trung Quốc. Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam tuy có những lợi ích quốc gia riêng biệt, nhưng lại có những điểm tương đồng nhất định. Mỹ không có điểm tương đồng đó. Mỹ đã nhiều lần thúc ép Việt Nam thay đổi đường lối ngoại giao "làm bạn với tất cả các nước", và không hề giấu giếm chiến lược "diễn biến hòa bình".
Thế sự du du khả nại hà ...
Tạp chí The Economist vừa có bài viết Cá voi và Trường Sa về tranh cãi trên Biển Đông mới đây giữa Việt Nam và Trung Quốc. Bài báo cho biết cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa chính thức khẳng định có phê chuẩn thành lập thành phố Tam Sa. [Nếu có tra Google cũng không thể tìm được nguồn tin chính thức từ Chính phủ Trung Quốc công bố việc phê chuẩn này.] Bài báo còn viết Việt Nam đã phải chịu đựng hai cuộc biểu tình hiếm hoi ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để nêu lập trường của mình, một chiến thuật tương tự như Trung Quốc đã từng làm với Nhật, và Trung Quốc đã đủ rõ ràng hiểu được thông điệp. Nhưng cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều không muốn làm xấu thêm những khác biệt về vấn đề Biển Đông của mình.
Như vậy theo The Economist, ở thời điểm hiện nay cả Việt Nam và Trung Quốc đều chưa muốn tình hình quan hệ hai nước xấu đi, đặc biệt là dẫn đến xung đột hay chiến tranh. Tranh chấp hiện nay vẫn giải quyết chủ yếu bằng con đường ngoại giao, có sự yểm trợ của các phương diện khác. Tôi thấy rằng chiến thuật vừa qua của Việt Nam khá tốt. Một mặt cho tiến hành biểu tình để bày tỏ lập trường sẵn sàng đối đầu nếu cục diện xấu đi. Mặt khác lại thể hiện một đường lối ngoại giao mềm dẻo, nhún nhường, sẵn sàng đàm phán đối thoại, giải quyết mâu thuẫn, giữ vững ổn định và hòa bình trong khu vực. Các cuộc biểu tình vừa qua đã có những ý nghĩa tích cực nhất định. Trên bình diện quốc tế, thế giới biết đến tranh chấp ở Biển Đông và lập trường của Việt Nam một cách rộng lớn, nhanh chóng và mang tính tuyên truyền sâu rộng hơn hẳn những phản ứng hay tuyên bố chính thức của Chính phủ. Đối với Trung Quốc, các cuộc biểu tình là thông điệp rõ ràng về lập trường của Việt Nam ở Biển Đông. Về mặt đối nội, các cuộc biểu tình giải tỏa một phần bức xúc tích tụ bấy lâu trong lòng xã hội Việt Nam do những đặc thù riêng của mình.
Vậy các cuộc biểu tình vừa qua như vậy đã đủ chưa? Cái khó nhất là xác định được "tri túc, tri chỉ", biết đủ, biết dừng đúng lúc. Cái chúc rượu ở miếu Thành Thang, đổ rượu vơi thì nghiêng, đổ rượu quá thì đổ, đổ vừa đúng thì đứng. Cái chúc rượu có thể tiến hành thử nghiệm nên có thể biết thế nào là vừa để không đổ, không nghiêng. Quan hệ giữa các quốc gia và tình hình xã hội không có những thông số rõ ràng, lại không thể tiến hành thử nghiệm, nên thật khó biết đến mức độ nào là đủ, đến lúc nào thì nên dừng. Giả sử có thêm một cuộc biểu tình nữa thì mục đích của nó là gì? Thông điệp gửi cho Trung Quốc? Thông điệp gửi cho thế giới? Và giải tỏa bức xúc nội bộ? Nếu là thông điệp gửi cho Trung Quốc và thế giới thì cuộc biểu tình mới phải hoành tráng hơn và quy mô hơn. Bức xúc nội bộ đã đạt tới tới hạn chưa và có nhất thiết phải giải tỏa? Nếu biểu tình xảy ra thì có những hệ quả nào có thể xảy ra? Tôi không biết Chính phủ có khả năng ngăn cản biểu tình một cách êm thấm và ngấm ngầm không. Trong trường hợp không thể thì cách tốt nhất là kiểm soát chúng. Có nghĩa là về mặt công khai không ủng hộ và ngăn cản biểu tình, nhưng lại làm ngơ cho phép, nhưng phải tuyệt đối kiểm soát và khống chế được tình hình bằng cách tham gia tổ chức không công khai và kiểm soát truyền thông. Trường hợp Ceausescu ở Rumania là ví dụ đã không ngăn cản được biểu tình một cách êm thấm và không khống chế được tình hình và cục diện. Trường hợp Thiên An Môn là đã để cho những bất đồng nội bộ ảnh hưởng ra ngoài xã hội, làm xấu cục diện, khống chế được tình hình nhưng tổn thất nặng nề. Cách tốt nhất là chuyển trọng tâm biểu tình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Như vậy vừa tạo thông điệp rộng lớn trên thế giới, vừa làm xấu hình ảnh Trung Quốc trên bình diện quốc tế, mà tránh được những bất trắc khó lường.
Từ năm 1993 Huntington đã vẽ ra một kịch bản, có vẻ như chỉ để chơi, rằng năm 2010 xung đột trên Biển Đông dẫn đến Trung Quốc đánh Việt Nam, chiếm Hà Nội, Nhật Bản làm ngơ, Hoa Kỳ nhảy vào và chiến tranh thế giới nổ ra. Con số 2010 có vẻ Huntington chọn một cách hú họa nhưng thế nào lại trùng với đúng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Dường như Việt Nam đang bước những bước tiến tới tiên đoán của Huntington. Chính sách ngoại giao đu dây ở thế kỷ trước dường như khó có thể áp dụng tiếp tục được nữa ở thế kỷ này. Vì Mỹ và Trung Quốc không giống như Liên Xô và Trung Quốc. Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam tuy có những lợi ích quốc gia riêng biệt, nhưng lại có những điểm tương đồng nhất định. Mỹ không có điểm tương đồng đó. Mỹ đã nhiều lần thúc ép Việt Nam thay đổi đường lối ngoại giao "làm bạn với tất cả các nước", và không hề giấu giếm chiến lược "diễn biến hòa bình".
Thế sự du du khả nại hà ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét