Copy từ Blog của bác Đông A
Trí nhớ của con người thường được đề cao hơn sự lãng quên. Nhưng Euripides lại có nói: "Con người không thể sống nổi nếu Trời không ban cho họ khả năng lãng quên." Người ta có thể sống không có ký ức, nhưng không thể sống nếu không thể quên. Jorge Luis Borges có truyện ngắn với nhan đề "Funes, the Memorious" (Funes, người cường ức) viết về một người có khả năng nhớ bất tận, và chính khả năng này lại là một điều khủng khiếp cho chính bản thân mình. Mỗi chúng ta, ai cũng muốn nhớ lại thưở hoa niên của mình, những con đường lưu dấu những buổi tan học, những trò chơi khôn dại, những ánh mắt hẹn hò, những nụ hôn vụng về... Nhưng những ký ức này luôn mờ ảo trong màn sương thời gian. Năm tháng đắng cay hơn, năm tháng ngọt ngào hơn. Em mới hiểu bây giờ anh có lý. Dù chuyện xong rồi, anh đã xa cách thế. Em hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa. Nhưng giả sử như có một khả năng nào đó, có thể xua tan lớp sương mù ký ức đó, con người sẽ cảm thấy như thế nào? Có khủng khiếp không, khi nụ hôn vụng dại ngày xưa giờ lại hiển hiện hiện về như mới chỉ vừa xảy ra? Con người mất đi khả năng lãng quên. Lúc đó sẽ thế nào? Khái niệm thời gian có còn nữa không? Quá khứ cũng như hiện tại? Các tế bào sống vẫn cứ phải già đi, nhưng thông tin lại không mất đi, chồng chất, ứ lại. Big Bang hay Big Crunch? Của từng cá nhân một? Cái không của lãng quên và cái vô hạn của trí nhớ là một điều cực kỳ khủng khiếp, có khi chúng sẽ tiêu diệt con người và cả nhân loại.
Con người có khả năng lãng quên, do đó năng lượng của họ dùng để nhớ, để lưu lại những gì đã xảy ra, đã học, đã biết. Kinh nghiệm, trải nghiệm là trí nhớ thời gian của con người. Ký ức là thời gian đã mất. Khoa học ngày nay lại có khả năng đem lại cho con người khả năng nhớ bất tận. Nếu như bây giờ các ổ cứng, do đã áp dụng được hiệu ứng từ trở khổng lồ, để lưu trữ được data đến hàng terabyte, thì tương lai không xa sẽ có các ổ cứng từ hiệu ứng từ trở vĩ đại có dung lượng cực lớn. Ngày nay gần như bất ký thứ gì một khi đã xuất hiện trên mạng lưới internet, chúng sẽ bị lưu lại vĩnh viễn. Trí nhớ vô biên. Năng lượng của con người khi đó không phải dùng để nhớ, mà là dùng để quên. Không còn phải học nhớ, mà là học quên.
Tôi đọc bài báo này và cảm thấy thật kỳ lạ cuộc sống của con người. Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên nào vậy? Phải chăng những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp nhất, dù mai sau đời luôn vạn lần hơn? Tôi đang lãng quên và cố gắng giữ lại sự lãng quên cho mình.
Trí nhớ của con người thường được đề cao hơn sự lãng quên. Nhưng Euripides lại có nói: "Con người không thể sống nổi nếu Trời không ban cho họ khả năng lãng quên." Người ta có thể sống không có ký ức, nhưng không thể sống nếu không thể quên. Jorge Luis Borges có truyện ngắn với nhan đề "Funes, the Memorious" (Funes, người cường ức) viết về một người có khả năng nhớ bất tận, và chính khả năng này lại là một điều khủng khiếp cho chính bản thân mình. Mỗi chúng ta, ai cũng muốn nhớ lại thưở hoa niên của mình, những con đường lưu dấu những buổi tan học, những trò chơi khôn dại, những ánh mắt hẹn hò, những nụ hôn vụng về... Nhưng những ký ức này luôn mờ ảo trong màn sương thời gian. Năm tháng đắng cay hơn, năm tháng ngọt ngào hơn. Em mới hiểu bây giờ anh có lý. Dù chuyện xong rồi, anh đã xa cách thế. Em hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa. Nhưng giả sử như có một khả năng nào đó, có thể xua tan lớp sương mù ký ức đó, con người sẽ cảm thấy như thế nào? Có khủng khiếp không, khi nụ hôn vụng dại ngày xưa giờ lại hiển hiện hiện về như mới chỉ vừa xảy ra? Con người mất đi khả năng lãng quên. Lúc đó sẽ thế nào? Khái niệm thời gian có còn nữa không? Quá khứ cũng như hiện tại? Các tế bào sống vẫn cứ phải già đi, nhưng thông tin lại không mất đi, chồng chất, ứ lại. Big Bang hay Big Crunch? Của từng cá nhân một? Cái không của lãng quên và cái vô hạn của trí nhớ là một điều cực kỳ khủng khiếp, có khi chúng sẽ tiêu diệt con người và cả nhân loại.
Con người có khả năng lãng quên, do đó năng lượng của họ dùng để nhớ, để lưu lại những gì đã xảy ra, đã học, đã biết. Kinh nghiệm, trải nghiệm là trí nhớ thời gian của con người. Ký ức là thời gian đã mất. Khoa học ngày nay lại có khả năng đem lại cho con người khả năng nhớ bất tận. Nếu như bây giờ các ổ cứng, do đã áp dụng được hiệu ứng từ trở khổng lồ, để lưu trữ được data đến hàng terabyte, thì tương lai không xa sẽ có các ổ cứng từ hiệu ứng từ trở vĩ đại có dung lượng cực lớn. Ngày nay gần như bất ký thứ gì một khi đã xuất hiện trên mạng lưới internet, chúng sẽ bị lưu lại vĩnh viễn. Trí nhớ vô biên. Năng lượng của con người khi đó không phải dùng để nhớ, mà là dùng để quên. Không còn phải học nhớ, mà là học quên.
Tôi đọc bài báo này và cảm thấy thật kỳ lạ cuộc sống của con người. Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên nào vậy? Phải chăng những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp nhất, dù mai sau đời luôn vạn lần hơn? Tôi đang lãng quên và cố gắng giữ lại sự lãng quên cho mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét