Thứ Ba, 11 tháng 5, 2010

Lê Chiêu Thống thời nay?

Báo Tuổi Trẻ Tp.HCM ngày 27/5/2009 đăng bài "Rừng nghèo" của tác giả là TS. Nguyễn Chí Thành (nguyên phân viện trưởng Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam bộ). Dưới góc nhìn của một bạn đọc bình thường tớ chẳng thể nào phát hiện ra những vấn đề chuyên môn được "gài" trong bài viết này, thế nhưng dưới góc độ của một người làm trong lĩnh vực chuyên môn sâu về "Chi trả dịch vụ môi trường" thì một người em tớ đã phát hiện ra những vấn đề khá tế nhị. Nhận thấy vấn đề khá hay, tớ đã đề nghị em nó note lại những vấn đề ấy và nay xin trích những ý kiến của em nó ở dưới đây:

Về bài viết nói về rừng nghèo thì đúng là tiếp tay cho bọn bán nước. Đồng ý rằng rừng nghèo thì cần phải cải thiện để rừng trở nên xanh tươi hơn, tốt tươi hơn nhưng theo như lập luận của lão ấy thì phải chuyển đổi mục đích sử dụng, cho tư nhân và hộ cá thể được mua đất đó và làm. Điều này thể hiện sự thiếu kinh nghiệm và thực tế của lão ấy ở những điểm sau:
1. Việc phân loại rừng giàu, rừng trung bình và rừng ở VN phần nhiều là cảm tính và chưa chắc đã đúng với thực tế tầm quan trọng của cánh rừng đó. Anh bảo nó là rừng nghèo vì có ít cây nhưng rất có thể ở cánh rừng đó các thảm cây bụi lại cung cấp môi trường sống cho nhiều loại động vật quý hiếm. Bản thân các loài cây bụi đó có giá trị về mặt sinh thái và là chuỗi thức ăn cho rất nhiều loài. Tiêu chí thế nào là rừng nghèo và cách thức phân loại rừng nghèo hoàn toàn rất chủ quan, và có thể thay đổi theo từng thời kì và quan điểm của các vị lãnh đạo.
2. Việc lão ta đề xuất cho dân, tư nhân vào đấu thầu đúng là ngu si bán nước. Thứ nhất vì thực tế cho thấy tư nhân vào mua đất chủ yếu cắm sổ đỏ vay tiền ngân hàng hoặc sẽ chuyển hóa hết từ rừng tự nhiên thành rừng trồng để kinh doanh. Độ đa dạng sinh học từ đấy sẽ biến mất hehee. Thứ 2, Quan trọng hơn là rừng thường nằm ở vị trí trọng yếu trên cảnh quan, khi rừng bị chuyển đổi có thể dẫn đến nhiều hiệu ứng khác ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Về mặt chính trị mà nói, khi tư nhân mà vào đầu tư thì thôi rồi hehee,vừa dễ cho bọn nước ngoài chiếm đất, vừa dễ cho bọn giàu có chiếm đất còn người nghèo cứ nghèo dần nghèo dần. Thứ 3, lão ta bảo là khuyến khích cả hộ nông dân tham gia chuyển đổi rừng nhưng thực tế hộ dân nào bon chen nổi với các công ty nước ngoài giàu có đứng phía sau. Chỉ toàn là hình thức hehee
Tóm lại là việc phân loại rừng nghèo tùy thuộc vào nhiều tiêu chí và việc chuyển đổi kêu gọi đầu tư cho rừng nghèo để chuyển nó sang rừng giàu nhiều cái hại hơn cái được. mà theo như lão ấy đề xuất thì nhà mình vừa mất rừng, mất đất còn tạo điều kiện cho bọn nước ngoài vào nữa chứ.


Việc liên quan tới thuế tài nguyên này lại thể hiện nữa.

1. Các bác NGO này kêu là thuế tài nguyên là để hạn chế và giảm lượng sản xuất mặt hàng gây ô nhiễm môi trường. Hehe, giảm thế quái nào được, chỉ là quản lí theo một quy chuẩn. Tại sao? bởi các mặt hàng làm ô nhiễm môi trường lại là mặt hàng cần thiết cho cuộc sống ko thể ko sản xuất. Xăng, gas, khí - ko có nó thì tiêu rồi hehee. Các bác chỉ nhìn vào mấy việc túi ni long với túi giấy để mà comment mà ko có một bức tranh tổng thể về sự phức tạp của vấn đề. Mà với vấn đề như kiểu túi ni lông với giấy thì chả ai người ta cần đến Luật để đánh thuế cả.Chi phí cho việc thực thi luật còn tốn kém hơn nhiều so với mức thu từ việc phát. Mục tiêu của luật là khuyến khích và đảm bảo rằng bên sản xuất sản xuất mặt hàng mà giảm thiểu tối đa các hoạt động ô nhiễm. Chứ nếu để giảm và chặn, thì lấy đâu nguồn cho ngân sách, lấy đâu ra sự phát triển kinh tế và cân bằng kinh tế hehee. Các bác lãnh đạo thừa hiểu ai nắm cán cân kinh tế trong xã hội mà.

2. Các bác này đề xuất đủ thứ tiêu chí phải thêm vào Luật mà chả hề nghĩ tới tác động của nó. Đúng là ai cũng cố giảm thiểu nhưng anh giảm bắt nước anh giảm 10%, trong khi các nước khác nó chỉ bảo ngành công nghiệp của nó giảm có 2% thì anh chả đạt được việc đóng góp cho môi trường mà thậm chí lại còn đưa ngành công nghiệp của anh vào thế bí và dần bị loại bỏ do ko cạnh tranh nổi. Các con số đưa ra ko phải chỉ tối đa cho mục đích môi trường mà cần cân bằng với các mục tiêu khác.

3. Họ lại tiếp tục cãi nhau về phí và thuế và bảo phải rõ ràng. Hehe... phí và thuế bản chất chỉ là công cụ kinh tế mà thôi. Mục đích đều là để tăng ngân sách cho nhà nước. Họ bảo cần phải phân biệt và nên đánh thuế vào người tiêu dùng và nhà sản xuất để hạn chế việc sản xuất các mặt hàng gây ô nhiễm. Hehe, anh nghĩ kết quả cuối cùng là gì ? Có bọn công ty nào nó lại chịu thuế với phí ấy ? Nó sẽ tăng giá mặt hàng hoặc sản xuất mặt hàng rẻ hơn để đẩy chi phí xuống thấp và chuyển chi phí cho người dùng phải trả. Cuối cùng người mua mới là người chịu hậu quả còn bọn sản xuất vẫn cứ ung dung hưởng lời.

4. Buồn cười nhất là việc Luật phải tham khảo Luật của Mỹ chứ. 2 nước có nền kinh tế khác nhau, học thế quái nào được trừ khi các ngành công nghiệp của VN vừa hiện đại vừa đủ sức cạnh tranh như US. ĐIểm xuất phát của 2 nước là khác nhau ko thể learn được. Các bác lại bảo chính phủ phải trích dẫn tài liệu tham khảo và nguồn số liệu trong Luật. Luật chỉ là khung chứ có phải báo cáo khoa học đâu mà...

Anyway, một vấn đề cần nhìn từ nhiều phía và các bác này chỉ nhìn vào lỗ thông gió chứ ko nhìn vào cửa sổ và cửa chính của nhà...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét