“…Tiền công may một áo sơ mi xuất khẩu chỉ 1 USD, bằng 2-3% giá bán là 30-50 USD. Tiền công may một bộ vét tông xuất khẩu chỉ 6 USD, so với giá bán 300 tới 600 USD chỉ chiếm từ 1 đến 2%...”, bạn có đọc những đoạn này vào ngày 19/11 năm ngoái trên mặt báo?
Thưa thầy kính mến, 50 USD thầy có thể mua được khoảng 3 chiếc áo sơ mi ở Robinson bên Sing, loại 60% cotton và chỉ 1 ply, và tất nhiên vào dịp sale off năm 2 lần với những brands loàng xoàng đính vào cho có mác. Còn 2 ply, 100% bông, new arrival ở Takashimaya hay trong các boutiques của Paragon thì phải ít nhất là 3 ông Grant. Vét tông xuất khẩu thì tùy, gặp đợt clear stocks thì chỉ 1 bác Franklin thôi cũng được, nhưng với 600 đô thì em chắc không dám chạm tay vào mấy cái ve áo loại tầm tầm Brooks Brothers để xem cái chất liệu len làm 100% lông cừu nó mềm, mát, mịn thế nào và chắc cũng chỉ “ực” một cái rồi cắm cúi đi ngang Dunhill shop. Ấy là em chỉ dám nói về hàng “ready wear” mà cái tạng người Việt thế hệ sinh ra vẫn đang ùng, oàng như em khó kiếm được size nào vừa, còn “bespoke” thì có khi phải đến 5 lần số cao nhất thầy đề cập mới dám tự tin “ I’d like….”. Chưa hết đâu thầy, thấy có thấy bộ vét của anh Bill hay bác Bush mặc hôm lễ đón chính thức nó có “vừa vặn” hơn cái-của-nhà ta không, bọn Tây nó gọi là “Haute couture” thầy ạ, và em tò mò dò hỏi (cho biết mà thôi) thì thấy bảo giá một bộ kiểu hau-cốt-tơ ấy thường không dưới 5 chữ số. Kể cũng buồn thầy nhỉ, cả năm lăn lóc, lê lết làm culi chỉ đủ mua được bộ đồ lớn của người ta. Mà đấy là bọn em được chị Cúc bên Tổng Cục Thuế xếp vào nhóm có thu-nhập-cao nên phải thu bớt đi cỡ gần hai chục phần trăm kẻo (chắc là theo anh Ninh với chị Cúc) tiền nhiều quá lại sinh hư. Em cứ băn khoăn lương được-cho-là cao thế mà mấy năm vẫn chẳng đổi được xe, nhà may quá bố mẹ cho nên có chỗ tối chui vào sáng chui ra, bottom line cả năm nhìn mà cứ nghĩ tính nhầm hay ngân hàng chưa ghi Có khoản lương tháng 13+thưởng; thế mà sao các vị đầy tớ (level còn thấp hơn thầy vài ba bậc) thu-nhập-trên-sổ-sách chắc chắn chỉ bằng già (non) nửa của em thắt lưng buộc bụng chi tiêu kiểu gì mà kết-dư-cuối-kỳ nhờ bọn em chuyển ngân lậu sang bên kia nhiều thế ạ?
Thoạt tính thì đúng là vô lý thật, mẹ bố bọn Tây nó bóc lột đến tận xương sườn công nhân lao động ở mấy nước nghèo lấy công làm lãi như mình. Lòng tự ái dân tộc pha với tự mãn cá nhân “đế quốc, thực dân to nhất quả đất người Việt ông còn đánh được thì nhằm nhò gì ba cái chuyện làm-hàng”, thế nên một anh làm kim hoàn gốc xứ Thanh hoa tay rất khá tung ra một serial đồ trang sức như trâm cài đầu có gắn ruby giá để 5 ngàn, cây bút bi vàng 18K cẩn viên đá quý khắc dòng chữ CUU LONG trên nắp cài bút cũng quất gần chục ngàn Mỹ, logo nhang nhác Louis Vuitton với mấy chữ CL lồng nhau xiên chéo. Hình như me-xừ này khoái Kim Dung nên cửa hàng (phải gọi là boutique mới đúng độ sang) trên đường Đồng Khởi quận I Saigon ngoài cửa là 2 chàng vệ sỹ complete đen, kính đen chắp tay trước bụng trông hãi vãi, trong cửa kính mát rượi sáng choang là 2 em chân rõ dài váy cưới trắng tinh diện hết ngày này sang ngày khác. Thì tò mò cũng vào một cái cho nó biết thôi, chứ (giá thử) có tầm ấy tiền để mua thì vào béng nhà Catier cho nó yên tâm không “lúa” hay làm vài ba cái limited collection của Montblanc fountain pen đảm bảo không phải vừa viết vừa vẩy hay ghì bi vì mực tắc. Để đạt tầm hàng hiệu hình-như-là không hẳn chỉ bởi đắt tiền và dùng nguyên liệu quý???. CL không phải là ví dụ duy nhất đâu, một đại gia khác trong ngành tơ lụa kiêm địa ốc kiêm nhà hàng chơi xe RR đầu tiên ở Việt nam tự PR trên một tờ tạp chí về hàng Luxury “theo thống kê 60% người Việt nam dùng cà vạt của K, lụa dệt 4 lớp bí quyết riêng và cắt xéo…” . Ối giời, nhà ấy mà dệt lụa 4 lớp ở Việt nam để may cà vạt thì nhiều người đi đầu xuống đất, còn con số 60% kia thì nhừng các bạn đang đọc đoạn này thẩm định dùm.
“Khoe của, thừa tiền, dởm đời…”, sẽ có kha khá người đọc bình luận những câu đại loại vậy. Nếu bạn gạt lớp nước béo ấy đi, và xem hàng-hiệu cũng chỉ là một thú chơi kiểu một cây mai cổ đấu giá lên tới gần 1 tỷ cũng chỉ nở hoa vàng năm cách (sáu là cực hiếm, và năm ấy sẽ có rất nhiều sự may) vào dịp xuân về đâu khác gốc mai tứ quý bỏ rơm bỏ cỏ góc vườn vẫn nở hoa suốt cả năm; thì biết đâu đấy lại sẽ có thêm một vài con nghiện hàng hiệu mới. Người viết có biết một lão nghệ sỹ nhân dân bốn mùa chỉ độc diễn mấy bộ quần áo nhìn rất tuyềnh toàng nhưng bộ (chả biết sưu tập hay cũng chỉ thích thì chơi) bút máy với bật lửa của cụ nhìn mà khiếp đảm: Zippo bốn năm chục cái, St Dupont vàng ròng cũng có, Dunhill không vắng mặt còn khoản viết thì có dễ vài chục cái Montblanc từ loại cổ điển tới ngôi sao đi bội đang nằm khiêm tốn cạnh Catier với Caran d'Ache. Tầm ông cụ chắc chả việc gì phải vướng vào mấy cái bình luận ở đầu đoạn này rồi, “tớ thích bút viết phải là dào dạt mực”, chả biết ông cụ nói đến loại bút nào đây??? Cũng lại một đôi lần có dịp đứng sau ngắm chủ tịch một hãng đóng tàu bậc nhất Việt nam mình ký mấy cái thỏa thuận về tài trợ vốn thấy đại ca này vẫn dùng một cái bút no-name, chủ tịch HĐQT tập đoàn kiểu này chắc chả thèm nhận tiền lẻ dưới dạng phong bì thì gì chứ “tuyệt tác của nghệ thuật viết chữ” chắc không bằng con muỗi; nhìn bộ gậy golf của bác là đủ choáng rồi; thế mà sao Montblanc hay Waterman không có được bác này trong danh sách khách hàng VIP nhỉ?
Cũng có những món hàng hiệu nghĩ nát óc chẳng hiểu được tại sao lại được xếp vào đồ luxury, tỷ như điện thoại Mobiado có khung làm từ thứ gỗ gì nghe nói hiếm lắm tới mấy chục ngàn đô la một khối. Tầm hơn 2 năm trước trong một dịp ngồi gần đại gia H “nùn” một trong số 100 người giàu nhất Việt nam từ 2006 thấy bác ấy vứt đánh uỵch một cái vuông vuông, nâu nâu có hình con sư tử lên bàn thì cũng đánh bạo chạm thử vào xem nó ngô khoai thế nào mà tới mấy ngàn đô Mỹ lận. Vẫn nhớ màn hình đen xám nhờ nhờ, chức năng chả có gì khác cái N6230 hồi đó đâu độ vài ba trăm đô (để so sánh cho nó tiện về đơn vị tiền tệ chứ người viết vẫn quen cầm đũa hơn dao/dĩa và thấy muống luộc vắt chanh cốm ngon hơn chán vạn lần súp măng tây cua). Gỗ có đắt đến mấy thì đắt chứ đã cắt gọt làm đ.thoại rồi thì có như kim loại quý quái đâu để nấu ra tái chế, thế thì sao lại đắt và xếp vào nhóm luxury goods???
Chưa dùng hàng hiệu thì có khi lại chả sao, có rồi nhiều lúc lại thành chuyện tiếu đàm cho những người “sành” bình luận. Bật lửa Zippo thì ngon rồi (ghét cái phải châm đúng xăng của bọn zippo cơ, đổ cái khác là đếch bao giờ có lửa) nhưng giả tỷ là một bro nào đó ngồi cũng bàn trong một lounge hay club bỏ ra hộp xì gà mời, sau cái xoay xoay cắt đầu điếu thuốc mà chủ nhân của cái Zippo kia lại xoẹt một phát lửa ra châm thì chắc… vứt mẹ nó điếu xì gà đi được vì hơi xăng làm hỏng vị. Xì gà lại cứ phải dùng diêm, cùng lắm là anh bật lửa ga tàu vài nghìn một cái mới đôi lứa xứng đôi kiểu cọc cạnh như Tiên Dung với Chử Đồng Tử cổ tích một thời. Cũng chả mấy ai hút xì gà mà lại uống bia hay vodka hay Whisky dù có là với Giôn xanh thượng hạng, và tôi thì không hút thuốc nên cũng chả biết tại sao, chỉ thích ngắm khói xì gà xanh lơ rất dịu.
Khoảng hai chục năm về trước người Việt mình trong hành lý xuất khẩu lao động sang Đức, hay cả trí thức đi làm candidate ở CCCP đều có ít chục cái áo phông cá sấu nhập từ Thái về, mấy cái áo Nato, ít bộ Ki-mô-nô và không thiếu mấy cái quần bò coi như làm vốn. Hè dạo ấy mà mặc mấy cái áo pull cá sấu sọc ngang, diện thêm cái quần bò đi cái xe cuốc thì các em tha hồ mà xuýt xoa ngưỡng mộ. Rồi tự nhiên bặt đi cả chục năm không thấy áo phông cá sấu, các shop tràn ngập Addidas, Nike với CK. Vài năm nay lại thấy Lacoste tái xuất, đâu những gần trăm ngàn VNĐ một cái “hàng may xuất khẩu thừa, xịn đấy”. Áo sơ mi với thun Polo có logo hình con ngựa lông lên cũng nhan nhản với giá trên dưới trăm ngàn. Vợ đi vào mấy chỗ bán quần áo tiện tay mua cho chồng vài cái, thì mặc thấy nó cũng mát chứ chết Tây nào đâu. Túi xách/ví đầm in nhãn Channel, Catier, Gucci, Louis Vuitton, Hermes… thiết kế thì đẹp rồi nhưng bán ở Quảng Châu, Thượng Hải, Bắc Kinh đắt lắm cũng chưa quá 500 tệ nên chị em mua cả chục cái về dùng, tặng cả mấy con bạn thân cho nó thêm bền tình cảm. Tụi Tây “sành” sống ở Việt nam nhìn cảnh ấy cũng chỉ biết lắc đầu. Nào đã có nhiều ai biết đâu một cái áo Lacoste thật được dệt từ gần 20km sợi (hai mươi cây số là chiều dài sợi vải của một cái Lacoste) và mặc ít khi dúm khuy cổ cuối cùng, giá bán của nó cũng khủng long, khoảng 8 lần hàng-xuất-khẩu-còn-dư và mặc thì mồ hôi có vã ra khi đánh vợt cũng không thấy dính. Hay Louis Vuitton chưa bao giờ có bán sales và chỉ bán hàng qua các boutique thuộc sở hữu của mình. Để tôi kể nốt chuyện này, thủ đô Phnom Pênh của Campuchia có một chợ tên tục là “Russian market” chuyên bán mấy thứ quần áo kiểu “may-xuất-khẩu-thừa/lỗi” dạng này, Tây ba lô đến đó cũng nhiều nhưng họ hình như rất ít mua, đám bán hàng gốc Miên nói tiếng Việt leo lẻo nhìn thấy người mình là đoán ra ngay “hàng xịn đấy, mua đi, rẻ lắm”. Cái thằng Tàu trông thế mà thâm, xoành xoạch cắt may ở Đại lục, shipped hàng sang Cao Miên lập lờ đánh lộn con đen để bán đến end-users người Việt vì tiếng hàng Tàu dân mình chán quá rồi.
Có một thứ “hàng hóa đặc biệt” của người Việt được xếp vào nhóm hàng luxury mà người viết đến giờ này vẫn còn thấy nhục, bạn đoán được ra điều gì không? Gần cuối năm ngoái tôi có một đợt đi vài tuần đến đất nước có số dân theo đạo Hồi lớn nhất Asean, theo đạo Hồi đấy nhưng bia rượu bán xả dàn và dù có là Islamic đi thì vẫn ngồi nhâm nhi món có cồn công khai chứ không lén lút thậm thụt sợ cảnh sát tôn giáo như mấy ông Pakistan hay Bangladesh. Hôm ấy việc cũng vãn, mấy thằng cả thổ dân cả ngoại bang rủ nhau đi xả hơi một tí sau bữa cơm chiều. Malioboro, tên cái complex ấy có đủ từ Fitness centre đến Whirpool, Bar & Restaurant, Theatre & Massage & Reflexi.. nói tóm lại là quý ông cần gì đây có tuốt. “Uzebekistan, Chinese & Vietnamese girl 1,250,000 rupi, local girl 500,000 rupi”, má mì gốc Tàu leo lẻo. Và ở Jakarta theo tôi biết thì không chỉ chỗ này mới có gái Việt nam.
Dân nghiện hàng-hiệu thường vẫn rủ rỉ với nhau “đồ bán ở Việt nam làm sao chất lượng bằng mua ở bên kia được”. Tôi không sành lắm về món luxury goods, chỉ thấy riêng nước hoa và mấy thứ mỹ phẩm của phụ nữ/đàn bà thì đúng là dù có bán ở Parkson hay các loại Plaza đúng là khác hẳn đồ xách từ nước ngoài về, nên cũng chỉ nghe để biết thôi, chả dám bàn nhiều. Và vì đức tin đã để ở bên bển mất rồi, vé tàu bay càng ngày càng rẻ nên chuyện tín đồ hàng hiệu cuối tuần bay sang đó mua sắm rồi về chả còn là chuyện lạ. Đi thì dễ rồi, visa bây giờ cũng chả cần ở đa phần các nước loanh quanh nhưng mua hàng hiệu bằng gì nhỉ thì lại là một chuyện khác rồi. Mua bằng tiền chứ bằng gì, hỏi vớ va vớ vẩn! Dạ thưa không ạ, ít ai mua hàng hiệu bằng tiền, dù là đồng Bảng Anh hay Euro rất mạnh.
(Bài sưu tầm trên mạng không rõ nguồn, đăng trên blog để giải trí cuối tuần)
Thưa thầy kính mến, 50 USD thầy có thể mua được khoảng 3 chiếc áo sơ mi ở Robinson bên Sing, loại 60% cotton và chỉ 1 ply, và tất nhiên vào dịp sale off năm 2 lần với những brands loàng xoàng đính vào cho có mác. Còn 2 ply, 100% bông, new arrival ở Takashimaya hay trong các boutiques của Paragon thì phải ít nhất là 3 ông Grant. Vét tông xuất khẩu thì tùy, gặp đợt clear stocks thì chỉ 1 bác Franklin thôi cũng được, nhưng với 600 đô thì em chắc không dám chạm tay vào mấy cái ve áo loại tầm tầm Brooks Brothers để xem cái chất liệu len làm 100% lông cừu nó mềm, mát, mịn thế nào và chắc cũng chỉ “ực” một cái rồi cắm cúi đi ngang Dunhill shop. Ấy là em chỉ dám nói về hàng “ready wear” mà cái tạng người Việt thế hệ sinh ra vẫn đang ùng, oàng như em khó kiếm được size nào vừa, còn “bespoke” thì có khi phải đến 5 lần số cao nhất thầy đề cập mới dám tự tin “ I’d like….”. Chưa hết đâu thầy, thấy có thấy bộ vét của anh Bill hay bác Bush mặc hôm lễ đón chính thức nó có “vừa vặn” hơn cái-của-nhà ta không, bọn Tây nó gọi là “Haute couture” thầy ạ, và em tò mò dò hỏi (cho biết mà thôi) thì thấy bảo giá một bộ kiểu hau-cốt-tơ ấy thường không dưới 5 chữ số. Kể cũng buồn thầy nhỉ, cả năm lăn lóc, lê lết làm culi chỉ đủ mua được bộ đồ lớn của người ta. Mà đấy là bọn em được chị Cúc bên Tổng Cục Thuế xếp vào nhóm có thu-nhập-cao nên phải thu bớt đi cỡ gần hai chục phần trăm kẻo (chắc là theo anh Ninh với chị Cúc) tiền nhiều quá lại sinh hư. Em cứ băn khoăn lương được-cho-là cao thế mà mấy năm vẫn chẳng đổi được xe, nhà may quá bố mẹ cho nên có chỗ tối chui vào sáng chui ra, bottom line cả năm nhìn mà cứ nghĩ tính nhầm hay ngân hàng chưa ghi Có khoản lương tháng 13+thưởng; thế mà sao các vị đầy tớ (level còn thấp hơn thầy vài ba bậc) thu-nhập-trên-sổ-sách chắc chắn chỉ bằng già (non) nửa của em thắt lưng buộc bụng chi tiêu kiểu gì mà kết-dư-cuối-kỳ nhờ bọn em chuyển ngân lậu sang bên kia nhiều thế ạ?
Thoạt tính thì đúng là vô lý thật, mẹ bố bọn Tây nó bóc lột đến tận xương sườn công nhân lao động ở mấy nước nghèo lấy công làm lãi như mình. Lòng tự ái dân tộc pha với tự mãn cá nhân “đế quốc, thực dân to nhất quả đất người Việt ông còn đánh được thì nhằm nhò gì ba cái chuyện làm-hàng”, thế nên một anh làm kim hoàn gốc xứ Thanh hoa tay rất khá tung ra một serial đồ trang sức như trâm cài đầu có gắn ruby giá để 5 ngàn, cây bút bi vàng 18K cẩn viên đá quý khắc dòng chữ CUU LONG trên nắp cài bút cũng quất gần chục ngàn Mỹ, logo nhang nhác Louis Vuitton với mấy chữ CL lồng nhau xiên chéo. Hình như me-xừ này khoái Kim Dung nên cửa hàng (phải gọi là boutique mới đúng độ sang) trên đường Đồng Khởi quận I Saigon ngoài cửa là 2 chàng vệ sỹ complete đen, kính đen chắp tay trước bụng trông hãi vãi, trong cửa kính mát rượi sáng choang là 2 em chân rõ dài váy cưới trắng tinh diện hết ngày này sang ngày khác. Thì tò mò cũng vào một cái cho nó biết thôi, chứ (giá thử) có tầm ấy tiền để mua thì vào béng nhà Catier cho nó yên tâm không “lúa” hay làm vài ba cái limited collection của Montblanc fountain pen đảm bảo không phải vừa viết vừa vẩy hay ghì bi vì mực tắc. Để đạt tầm hàng hiệu hình-như-là không hẳn chỉ bởi đắt tiền và dùng nguyên liệu quý???. CL không phải là ví dụ duy nhất đâu, một đại gia khác trong ngành tơ lụa kiêm địa ốc kiêm nhà hàng chơi xe RR đầu tiên ở Việt nam tự PR trên một tờ tạp chí về hàng Luxury “theo thống kê 60% người Việt nam dùng cà vạt của K, lụa dệt 4 lớp bí quyết riêng và cắt xéo…” . Ối giời, nhà ấy mà dệt lụa 4 lớp ở Việt nam để may cà vạt thì nhiều người đi đầu xuống đất, còn con số 60% kia thì nhừng các bạn đang đọc đoạn này thẩm định dùm.
“Khoe của, thừa tiền, dởm đời…”, sẽ có kha khá người đọc bình luận những câu đại loại vậy. Nếu bạn gạt lớp nước béo ấy đi, và xem hàng-hiệu cũng chỉ là một thú chơi kiểu một cây mai cổ đấu giá lên tới gần 1 tỷ cũng chỉ nở hoa vàng năm cách (sáu là cực hiếm, và năm ấy sẽ có rất nhiều sự may) vào dịp xuân về đâu khác gốc mai tứ quý bỏ rơm bỏ cỏ góc vườn vẫn nở hoa suốt cả năm; thì biết đâu đấy lại sẽ có thêm một vài con nghiện hàng hiệu mới. Người viết có biết một lão nghệ sỹ nhân dân bốn mùa chỉ độc diễn mấy bộ quần áo nhìn rất tuyềnh toàng nhưng bộ (chả biết sưu tập hay cũng chỉ thích thì chơi) bút máy với bật lửa của cụ nhìn mà khiếp đảm: Zippo bốn năm chục cái, St Dupont vàng ròng cũng có, Dunhill không vắng mặt còn khoản viết thì có dễ vài chục cái Montblanc từ loại cổ điển tới ngôi sao đi bội đang nằm khiêm tốn cạnh Catier với Caran d'Ache. Tầm ông cụ chắc chả việc gì phải vướng vào mấy cái bình luận ở đầu đoạn này rồi, “tớ thích bút viết phải là dào dạt mực”, chả biết ông cụ nói đến loại bút nào đây??? Cũng lại một đôi lần có dịp đứng sau ngắm chủ tịch một hãng đóng tàu bậc nhất Việt nam mình ký mấy cái thỏa thuận về tài trợ vốn thấy đại ca này vẫn dùng một cái bút no-name, chủ tịch HĐQT tập đoàn kiểu này chắc chả thèm nhận tiền lẻ dưới dạng phong bì thì gì chứ “tuyệt tác của nghệ thuật viết chữ” chắc không bằng con muỗi; nhìn bộ gậy golf của bác là đủ choáng rồi; thế mà sao Montblanc hay Waterman không có được bác này trong danh sách khách hàng VIP nhỉ?
Cũng có những món hàng hiệu nghĩ nát óc chẳng hiểu được tại sao lại được xếp vào đồ luxury, tỷ như điện thoại Mobiado có khung làm từ thứ gỗ gì nghe nói hiếm lắm tới mấy chục ngàn đô la một khối. Tầm hơn 2 năm trước trong một dịp ngồi gần đại gia H “nùn” một trong số 100 người giàu nhất Việt nam từ 2006 thấy bác ấy vứt đánh uỵch một cái vuông vuông, nâu nâu có hình con sư tử lên bàn thì cũng đánh bạo chạm thử vào xem nó ngô khoai thế nào mà tới mấy ngàn đô Mỹ lận. Vẫn nhớ màn hình đen xám nhờ nhờ, chức năng chả có gì khác cái N6230 hồi đó đâu độ vài ba trăm đô (để so sánh cho nó tiện về đơn vị tiền tệ chứ người viết vẫn quen cầm đũa hơn dao/dĩa và thấy muống luộc vắt chanh cốm ngon hơn chán vạn lần súp măng tây cua). Gỗ có đắt đến mấy thì đắt chứ đã cắt gọt làm đ.thoại rồi thì có như kim loại quý quái đâu để nấu ra tái chế, thế thì sao lại đắt và xếp vào nhóm luxury goods???
Chưa dùng hàng hiệu thì có khi lại chả sao, có rồi nhiều lúc lại thành chuyện tiếu đàm cho những người “sành” bình luận. Bật lửa Zippo thì ngon rồi (ghét cái phải châm đúng xăng của bọn zippo cơ, đổ cái khác là đếch bao giờ có lửa) nhưng giả tỷ là một bro nào đó ngồi cũng bàn trong một lounge hay club bỏ ra hộp xì gà mời, sau cái xoay xoay cắt đầu điếu thuốc mà chủ nhân của cái Zippo kia lại xoẹt một phát lửa ra châm thì chắc… vứt mẹ nó điếu xì gà đi được vì hơi xăng làm hỏng vị. Xì gà lại cứ phải dùng diêm, cùng lắm là anh bật lửa ga tàu vài nghìn một cái mới đôi lứa xứng đôi kiểu cọc cạnh như Tiên Dung với Chử Đồng Tử cổ tích một thời. Cũng chả mấy ai hút xì gà mà lại uống bia hay vodka hay Whisky dù có là với Giôn xanh thượng hạng, và tôi thì không hút thuốc nên cũng chả biết tại sao, chỉ thích ngắm khói xì gà xanh lơ rất dịu.
Khoảng hai chục năm về trước người Việt mình trong hành lý xuất khẩu lao động sang Đức, hay cả trí thức đi làm candidate ở CCCP đều có ít chục cái áo phông cá sấu nhập từ Thái về, mấy cái áo Nato, ít bộ Ki-mô-nô và không thiếu mấy cái quần bò coi như làm vốn. Hè dạo ấy mà mặc mấy cái áo pull cá sấu sọc ngang, diện thêm cái quần bò đi cái xe cuốc thì các em tha hồ mà xuýt xoa ngưỡng mộ. Rồi tự nhiên bặt đi cả chục năm không thấy áo phông cá sấu, các shop tràn ngập Addidas, Nike với CK. Vài năm nay lại thấy Lacoste tái xuất, đâu những gần trăm ngàn VNĐ một cái “hàng may xuất khẩu thừa, xịn đấy”. Áo sơ mi với thun Polo có logo hình con ngựa lông lên cũng nhan nhản với giá trên dưới trăm ngàn. Vợ đi vào mấy chỗ bán quần áo tiện tay mua cho chồng vài cái, thì mặc thấy nó cũng mát chứ chết Tây nào đâu. Túi xách/ví đầm in nhãn Channel, Catier, Gucci, Louis Vuitton, Hermes… thiết kế thì đẹp rồi nhưng bán ở Quảng Châu, Thượng Hải, Bắc Kinh đắt lắm cũng chưa quá 500 tệ nên chị em mua cả chục cái về dùng, tặng cả mấy con bạn thân cho nó thêm bền tình cảm. Tụi Tây “sành” sống ở Việt nam nhìn cảnh ấy cũng chỉ biết lắc đầu. Nào đã có nhiều ai biết đâu một cái áo Lacoste thật được dệt từ gần 20km sợi (hai mươi cây số là chiều dài sợi vải của một cái Lacoste) và mặc ít khi dúm khuy cổ cuối cùng, giá bán của nó cũng khủng long, khoảng 8 lần hàng-xuất-khẩu-còn-dư và mặc thì mồ hôi có vã ra khi đánh vợt cũng không thấy dính. Hay Louis Vuitton chưa bao giờ có bán sales và chỉ bán hàng qua các boutique thuộc sở hữu của mình. Để tôi kể nốt chuyện này, thủ đô Phnom Pênh của Campuchia có một chợ tên tục là “Russian market” chuyên bán mấy thứ quần áo kiểu “may-xuất-khẩu-thừa/lỗi” dạng này, Tây ba lô đến đó cũng nhiều nhưng họ hình như rất ít mua, đám bán hàng gốc Miên nói tiếng Việt leo lẻo nhìn thấy người mình là đoán ra ngay “hàng xịn đấy, mua đi, rẻ lắm”. Cái thằng Tàu trông thế mà thâm, xoành xoạch cắt may ở Đại lục, shipped hàng sang Cao Miên lập lờ đánh lộn con đen để bán đến end-users người Việt vì tiếng hàng Tàu dân mình chán quá rồi.
Có một thứ “hàng hóa đặc biệt” của người Việt được xếp vào nhóm hàng luxury mà người viết đến giờ này vẫn còn thấy nhục, bạn đoán được ra điều gì không? Gần cuối năm ngoái tôi có một đợt đi vài tuần đến đất nước có số dân theo đạo Hồi lớn nhất Asean, theo đạo Hồi đấy nhưng bia rượu bán xả dàn và dù có là Islamic đi thì vẫn ngồi nhâm nhi món có cồn công khai chứ không lén lút thậm thụt sợ cảnh sát tôn giáo như mấy ông Pakistan hay Bangladesh. Hôm ấy việc cũng vãn, mấy thằng cả thổ dân cả ngoại bang rủ nhau đi xả hơi một tí sau bữa cơm chiều. Malioboro, tên cái complex ấy có đủ từ Fitness centre đến Whirpool, Bar & Restaurant, Theatre & Massage & Reflexi.. nói tóm lại là quý ông cần gì đây có tuốt. “Uzebekistan, Chinese & Vietnamese girl 1,250,000 rupi, local girl 500,000 rupi”, má mì gốc Tàu leo lẻo. Và ở Jakarta theo tôi biết thì không chỉ chỗ này mới có gái Việt nam.
Dân nghiện hàng-hiệu thường vẫn rủ rỉ với nhau “đồ bán ở Việt nam làm sao chất lượng bằng mua ở bên kia được”. Tôi không sành lắm về món luxury goods, chỉ thấy riêng nước hoa và mấy thứ mỹ phẩm của phụ nữ/đàn bà thì đúng là dù có bán ở Parkson hay các loại Plaza đúng là khác hẳn đồ xách từ nước ngoài về, nên cũng chỉ nghe để biết thôi, chả dám bàn nhiều. Và vì đức tin đã để ở bên bển mất rồi, vé tàu bay càng ngày càng rẻ nên chuyện tín đồ hàng hiệu cuối tuần bay sang đó mua sắm rồi về chả còn là chuyện lạ. Đi thì dễ rồi, visa bây giờ cũng chả cần ở đa phần các nước loanh quanh nhưng mua hàng hiệu bằng gì nhỉ thì lại là một chuyện khác rồi. Mua bằng tiền chứ bằng gì, hỏi vớ va vớ vẩn! Dạ thưa không ạ, ít ai mua hàng hiệu bằng tiền, dù là đồng Bảng Anh hay Euro rất mạnh.
(Bài sưu tầm trên mạng không rõ nguồn, đăng trên blog để giải trí cuối tuần)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét