Tin tức về việc Facebook bị ngăn chận không cho sử dụng tại Việt Nam gây ra nhiều hoang mang. Sau đây là những chia sẻ của tôi về sự việc này.
Tóm gọn lại nhận định của tôi là:
Có – Facebook có bị chận lại bởi các ISP tại Việt Nam theo lệnh của chính quyền
Có – Có cách vượt qua để vào Facebook.
Không – Tuy nhiên vậy cũng chưa đủ.
Có – Việc chận này thật là cà chớn.
Vào Facebook gặp trở ngại gì ở Sài Gòn (Tp.HCM) ?
(Theo wikipedia) Kể từ 4 tháng 11, 2009 các ISP lớn như SCTV/VDC và Viettel chận không cho vào Facebook bằng cách xóa địa chỉ http://www.facebook.com và apps.facebook.com khỏi dịch vụ truy cập tên miền (DNS) trong vòng vài giờ cho đến vài ngày. Những ISP khác như FPT và VNPT cũng làm tương tư trong vòng vài tiếng vào ngày 10 tháng 11, 2009. Có tin đồn là đó là những thử nghiệm trước khi có lệnh chận chính thức. Kể từ 16 tháng 11, 2009 FPT, VNPT, Viettel, SCTV/VDC và EVN đều chận tất cả truy cập DNS vào Facebook, điều mà nhiều người tin là việc ngăn chận thường trực kể từ nay.
Đây có phải bị chận thật sự hay chỉ là sự cố kỹ thuật ?
Việc chận Facebook không phải là sự cố. Không phải vì trục trặc kỹ thuật. Đây là cú đánh vào dịch vụ truy cập DNS của các ISP (dịch vụ này chuyển địa chỉ trong dạng http://www.facebook.com và apps.facebook.com sang dạng máy vi tính hiểu được, tức là 69.63.184.31).
Việc không vào được Facebook vừa rồi tương tự như Trang Vàng tự nhiên biến mất danh mục của Cà phê Trung Nguyên. Không phải là ai đó đổ thức ăn lên trang vàng khiến bạn đọc khó khăn, mà là tự nhiên danh mục đó biến đi đâu mất tiêu. Không phải chỉ có một trang vàng mà mỗi ISP như FPT, SCTV, VNPT, Viettetl ai cũng một trang vàng riêng và trang vàng nào cũng mất tiêu danh mục của Facebook.
Xác suất mà địa chỉ của Facebook bị “vô tình” rớt mất gần như không có. Tất cả dữ kiện cộng lại cho thấy đây là một động thái cố tình.
Có chứng cớ gì khác cho thấy việc chặn chính thức đến từ chính quyền ?
Hành động của các ISP tự nó đã nói lên sự việc, tuy nhiên chưa có chứng cớ cụ thể nào về lệnh cấm chính thức của chính quyền.
Trên net có một văn bản tung ra vào khoảng tháng 9/2009 cho rằng là của chính quyền đòi hỏi các ISP phải chận Facebook, tuy nhiên chưa xác định được văn bản này thật hay giả. Có một ấn bản khác tương tự có đóng dấu và chữ ký từ một bệnh viện, tuy nhiên ấn bản nên lờ đi vì có chỉ dấu cạo sửa.
Có một thân chủ thương mãi của FPT trò chuyện với đại diện FPT và người này cho biết (không chính thức) là sắp có lệnh cấm Facebook.
Tại sao bạn nghĩ là bị chận trong khi một số bạn bè của tôi vẫn vào được Facebook ?
Chúng tôi có được biết là một số người vẫn vào được Facebook như ở đại học RMIT chẳng hạn.
Việc ngăn chận không nhất thiết là chặn hết tất cả. Và như tôi trình bày dưới đây, chận một phần nào đó cũng đủ để ngăn cản phần lớn người dùng vào Facebook.
Tại sao không chờ xem coi có lệnh chận chính thức không thay gì xôn xao, xào xáo lên thế này ?
Đối với một số người, chờ đợi không phải là một chọn lựa. Chúng tôi cần dự phóng là có thể tùy thuộc vào Facebook để liên lạc với các nhóm khác, để quảng bá sự kiện sắp tới. Việc không vào được Facebook tác động đến công việc, nỗ lực tổ chức, cũng như giữ mối liên lạc với bạn bè thân nhân.
Động cơ gì thúc đẩy việc chặn Facebook ?
Mọi người có thể đoán là lý do chính trị, kiểm duyệt, kiểm soát. Tuy nhiên cũng có tin đồn là có những công ty cạnh tranh ở địa phương lợi dụng mối quan hệ với nhà nước để đẩy lùi dịch vụ Facebook.
Có cách gì vượt qua rào chắn để vào Facebook ?
Có, ngay bây giờ bạn có thể dùng một trong những cách sau đây:
Vào http://lite.facebook.com/ tuy các chức năng có bị giới hạn. Địa chỉ này chưa bị chận.
Điều chỉnh máy vi tính hay router của bạn dùng OpenDNS thay vì dùng DNS định sẵn của các ISP. Xem hướng dẫn cách dùng OpenDNS.
Dùng địa chỉ số IP của máy chủ Facebook.
- Xem cách điều chỉnh hosts file.
- Đây là một số thí dụ địa số IP, tuy nhiên thay số 69.63.178.11 bằng số 69.63.181.15 mới hơn. Cẩn thận coi chừng các con số IP này được Facebook đổi trong tương lai.
Dùng web proxies miễn phí. Bạn có thể tìm các web proxies miễn phí này.
Nếu bạn truy cập vào được một máy chủ ở hải ngoại, bạn có thể dùng VPN hoặc thiết kế SOCKS proxy dùng ssh tunnelling. Cách này cho dân rành vi tính. Nói vậy là bạn hiểu tôi nói gì và dư sức làm.
Dĩ nhiên các cách trên có thể không dùng được trong tương lai nếu chính quyền VN hay các ISP muốn xiết chặt lại. Tuy nhiên có xác xuất là họ không đi xa hơn thế vì những lý do sau đây.
Tại sao họ không tìm cách chặn hay ngăn cản cách cách vượt rào này ?
Trong các cách vượt trên có cái chặn dễ, có cái chặn khó. Chẳng hạn như cho địa chỉ lite.facebook.com vào danh sách chận là xong ngay. Thế còn ngăn chận OpenDNS hay chận các địa chỉ số IP của Facebook thì sao ?
Chặn tên miền của Facebook dễ hơn chận OpenDNS hoặc điạ chỉ số IP. Số lượng danh bạ DNS của Facebook ít hơn là số lượng địa chỉ số IP. Các địa chỉ số IP này cũng có thể thường xuyên đổi. Ngăn chận bằng IP (IP filtering) sẽ làm tốc độ giao thông internet chậm lại thành ra ISP không thích chặn bằng IP.
Còn web proxies miễn phi thì có quá nhiều trên net. Chận không xuể. Và nếu bạn có proxy riêng để VPN hay ssh vào thì không có cách gì chận.
Có thể một số cách vượt sẽ bị phá trong tương lai, tuy nhiên sẽ cần thời gian.
Nếu có cách vượt rào để vào Facebook thì lo lắng làm gì ?
Các cách vượt tôi liệt kê trên, như OpenDNS và proxies, có giúp phần nào nhưng chưa đủ. Ngăn chận một social network không giống như chận YouTube hay một trang web chống đối chính quyền. Chúng ta thường vào Facebook không phải chỉ để tiếp cận thông tin. Chúng ta dùng Facebook để nối kết quan hệ với những người khác. Như luật Metcalfe có nói “Giá trị của một mạng lưới viễn liên tương ứng với lũy thừa hai của số lượng người dùng”
Bạn cần đa số bạn bè và cộng đồng vào được social network để đạt được giá trị hứa hẹn của nó chứ không phải chỉ có một mình bạn. Để quảng bá hữu hiệu một sự kiện nào đó cần có đa số độc giả có mặt. Nếu không bảo đảm được là mọi người trong cộng đồng, dù là dân địa phương hay ngoại kiều, vào được mạng dễ dàng thì cộng đồng này sẽ tàn lụi. Tuy có thể vào được bằng proxies hay OpenDNS nhưng các phương thức này không phải ai cũng biết và không dễ dùng. Nếu 80% dân số cộng đồng không biết dùng và không vào được Facebook mặc dầu riêng bạn thì vào được, thế là bạn đã mất đi 99% giá trị của social network.
Hệ quả của việc đa số không vào được là Facebook sẽ ngày càng ít người vào, mặc dầu những người này biết cách vượt rào để vào. Cuối cùng lại còn có một mình bạn và còn vui vẻ gì nữa. Bên Trung Quốc số lượng người dùng của Facebook giảm từ 1 triệu xuống còn 14,000 trong vòng 3 tháng sau khi bị cấm đoán.
Thành thử ra mặc dầu rào chặn DNS không hữu hiệu lắm trong việc kiểm duyệt hay ngăn chận các trang như YouTube nó lại hữu hiệu trong việc chặn Facebook vì nó phá hủy giá trị của một social network.
Chúng ta có thể làm gì ?
Hiện thời không có dịch vụ nào có cùng chức năng và quyền hạn như Facebook. Nhiều phần người Việt trong nước sẽ dùng cách dịch vụ social network nội địa.
Việt kiều, ngoại kiều có thể phải quay trở lại cách dịch vụ kém hơn như Hi5, Orkut, MySpace.
(Nguyên bản tiếng Anh của Huy Zing và Bản dịch là của Viet Tan trên blog HuyZing)
chán Việt Nam wa'=[[
Trả lờiXóa