Thứ Năm, 31 tháng 1, 2008

Báo Tết

Phải khẳng định ngay là báo Tết là đặc sản của Việt Nam và chắc là chỉ ở Việt Nam mới có loại báo Tết như thế. Món gì cũng có nhé: Năm nào nói chuyện ấy (rõ rồi, thành template mất rồi); Thơ, Nhạc, Hoạ, văn chương, bài phân tích, bài bình luận....và đặc biệt là quảng cáo cực dày. Và nói cho hết nhẽ thì thực ra báo Tết là cái loại gộp 4 - 5 số vào ra luôn trong một kỳ cho gọn. Càng ngày báo Tết càng tệ. Chẳng biết đổ tại ai, thôi thì đổ tại ....kinh tế thị trường vậy! Kiểu gì mà chả trúng...híc híc.

Mấy hôm rồi có lướt thấy mấy bài "hay hay" trên báo nên bình loạn về nó cho bà con nghe chơi vậy:

1./"Hướng đến thương hiệu toàn cầu" của tác giả Patt Cottingham và Lê Chí Công. Tớ thích nhất những kinh nghiệm cụ thể như thế này: Thành công của chuỗi cà phê Starbucks như lời của ông Howard Schultz, Tổng giám đốc: “Không thể mong nhân viên làm những điều vượt mức trông đợi của khách hàng nếu bạn không làm những điều tương tự đối với nhân viên”. Với quan niệm này, công ty đã chi tiền cho việc “giao tiếp” với nhân viên nhiều hơn ngân sách quảng cáo sản phẩm. Tại Starbucks, mọi người trong công ty đều được “thấm” tất cả khía cạnh của thương hiệu và tầm nhìn của nhà lãnh đạo. Từ đó, hình thành ra phong cách phục vụ khách hàng thông qua hành vi ứng xử của nhân viên.... Và khái quát như thế này: Suy cho cùng, việc triển khai các hoạt động xây dựng thương hiệu dựa trên phương thức cơ bản là giao tiếp giữa con người với con người. Giao tiếp phải được chuẩn hóa ngay từ bên trong nội bộ công ty, và ra bên ngoài khách hàng và cộng đồng xã hội.


Đọc bài này để hiểu phải làm thương hiệu bài bản như thế nào.

2./ "Không gian mới của trí thức" của tác giả Huy Đức - Mỹ Lệ: Tớ không đồng ý lắm với một số ý trong bài viết này. Tuy nhiên có thể sau khi tìm hiểu với tác giả của nó xong, biết đâu tớ lại đổi ý nhỉ ?

3./ "Xin - cho" quảng cáo: Kéo lùi bước tiến truyền thông" của tác giả Đức Chính: Điều tớ quan tâm ở bài này là: Ở rất nhiều nước, các cơ quan giám sát độc lập như văn phòng kiểm toán lượng phát hành và công ty nghiên cứu thị trường đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Giới báo chí và quảng cáo cần bỏ tiền ra để thành lập những tổ chức như vậy. Muốn sinh lợi thì phải đầu tư trước chứ!"

4./ Liều thuốc đắng của tác giả Hải Lý. Điểm mà theo tớ là rất hay, chứa nhiều thông tin trong bài viết này là: Bất chấp sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, dòng vốn đầu tư tài chính vẫn chảy vào Việt Nam. Hiện còn khoảng 300 triệu đô la Mỹ của nhà đầu tư nước ngoài nằm trong tài khoản ở ngân hàng nước ngoài chờ được chuyển đổi sang tiền đồng. Thiếu tiền đồng, một số tổ chức nước ngoài đành “lướt sóng”. Họ bán ra cổ phiếu để có tiền đồng và để VN-Index xuống điểm, sau đó mua vào ở một mức giá rẻ hơn. Vừa qua, họ đã thành công. (khà khà...nhà đầu tư nước ngoài cũng "lướt sóng" như ai nhé!)


Nói chung là nên mua tờ báo Xuân của Thời báo Kinh tế Sài Gòn, cũng chỉ cần đọc tờ ấy trong dịp Tết mà thôi.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét