Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

Góc độ pháp luật trong câu chuyện của Viet Nam Airline và ông Lê Minh Khương

Trong thời gian vừa qua báo chí đã rất ồn ào xung quanh vụ việc giữa Viet Nam Airline và ông Lê Minh Khương (HLV đội tuyển Taekwondo Quốc gia). Để cho dễ trình bày dưới góc độ pháp luật thì tớ tóm tắt sự việc (qua kênh thông tin của báo chí) thế này:

- Chuyến bay mang số hiệu VN1169 ngày 18/4 từ Hà Nội vào TP HCM của VNA do điều kiện thời tiết xấu đã không thể hạ cánh ở sân bay Tân Sơn Nhất mà phải bay vòng vòng trên trời rồi trở ra sân bay Đà Nẵng. Ở sân bay Đà Nẵng thì ông Khương đã đòi xuống, tiếp viên đã giải quyết cho xuống nhưng sau đó chính ông Khương lại thay đổi ý định. Tiếp đó, ông Khương đã đòi tiếp viên phải trả cho mình cái thẻ lên tàu nhưng không được tiếp viên đáp ứng nên đã có những phản ứng với tiếp viên. Tiếp viên trưởng đã báo cáo sự việc với cơ trưởng của chuyến bay. Cơ trưởng của chuyến bay đã yêu cầu an ninh sân bay lên máy bay và can thiệp. Khi an ninh sân bay của cụm cảng Hàng không Miền Trung lên máy bay thì đã cưỡng chế ông Khương xuống máy bay.

Giờ xin mời các bạn ngó qua một số điều luật được quy định trong Luật Hàng Không Dân dụng Việt Nam được Quốc hội ban hành ngày 12/7/2006 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2007:

Điều 10. Thanh tra hàng không

1. Thanh tra hàng không thuộc Thanh tra Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về hàng không dân dụng.
2. Thanh tra hàng không có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Thanh tra việc tuân thủ các quy định về giấy tờ, tài liệu, chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng; tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm an toàn kỹ thuật và điều kiện đối với tàu bay, trang bị, thiết bị phục vụ tàu bay, cảng hàng không, sân bay, bảo đảm hoạt động bay và các lĩnh vực khác của hoạt động hàng không dân dụng;
b) Đình chỉ hoạt động của tổ chức, cá nhân và phương tiện vi phạm quy định về an toàn hàng không, an ninh hàng không hoặc không đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật an toàn hàng không, an ninh hàng không;
c) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Tạm giữ tàu bay;
đ) Phối hợp với Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan hữu quan ở địa phương trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hàng không dân dụng;
e) Kiến nghị áp dụng các biện pháp xử lý và khắc phục những vi phạm trong hoạt động hàng không dân dụng.
3. Thanh tra hàng không được trang bị đồng phục, phù hiệu và phương tiện cần thiết.
4. Tổ chức và hoạt động của Thanh tra hàng không thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về thanh tra.

Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không dân dụng

1. Các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
a) Sử dụng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị hàng không mà không có giấy phép phù hợp;
b) Thực hiện nhiệm vụ của nhân viên hàng không mà không có giấy phép, chứng chỉ phù hợp;
c) Thả thiết bị, vật dụng hoặc các vật thể khác vào không trung gây ảnh hưởng đến an toàn bay, môi trường và dân sinh;
d) Bay vào khu vực hạn chế bay, khu vực cấm bay trái quy định;
đ) Gây nhiễu, chiếm dụng, khai thác trùng lắp các tần số vô tuyến điện dành riêng cho hoạt động hàng không dân dụng;
e) Làm hư hỏng hệ thống tín hiệu, trang bị, thiết bị, đài, trạm thông tin, điều hành bay, các trang bị, thiết bị khác tại cảng hàng không, sân bay hoặc điều khiển, đưa các phương tiện mặt đất không đáp ứng điều kiện kỹ thuật vào khai thác tại khu bay;
g) Xây dựng công trình kiến trúc, lắp đặt trang bị, thiết bị, trồng cây có khả năng gây ảnh hưởng đến hoạt động bay và hoạt động của các trang bị, thiết bị quản lý vùng trời, quản lý hoạt động bay;
h) Xây dựng trong khu vực cảng hàng không, sân bay, khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay các công trình hoặc lắp đặt các trang bị, thiết bị gây ra nhiều khói, bụi, lửa, khí thải hoặc xây dựng trường bắn hoặc các công trình, lắp đặt các trang bị, thiết bị khác có khả năng ảnh hưởng đến an toàn bay, hoạt động của các trang bị, thiết bị tại cảng hàng không, sân bay;
i) Lắp đặt, sử dụng trong khu vực cảng hàng không, sân bay hoặc khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay các loại đèn, ký hiệu, tín hiệu hoặc các vật thể ảnh hưởng đến việc tàu bay cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay hoặc việc nhận biết cảng hàng không, sân bay;
k) Nuôi, thả chim, gia súc, gia cầm trong khu vực cảng hàng không, sân bay;
l) Can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng;
m) Đưa vũ khí, chất cháy, chất nổ, các vật phẩm nguy hiểm khác lên tàu bay, vào cảng hàng không, sân bay và các khu vực hạn chế khác trái quy định;
n) Phá hủy, gây hư hại, làm biến dạng, di chuyển vật đánh dấu, vật ngăn cách, vật ghi tín hiệu, vật bảo vệ tại cảng hàng không, sân bay; làm hư hại các ký hiệu, thiết bị nhận biết cảng hàng không, sân bay;
o) Đe dọa, uy hiếp an toàn bay, gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác trong tàu bay;
p) Cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm khác.

2. Quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với tàu bay công vụ.

Điều 73. Tiếp viên hàng không

1. Tiếp viên hàng không là người thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho hành khách trong chuyến bay, phục vụ trên tàu bay theo sự phân công của người khai thác tàu bay hoặc người chỉ huy tàu bay nhưng không được thực hiện nhiệm vụ của thành viên tổ lái.
2. Nhiệm vụ cụ thể của tiếp viên hàng không đối với từng loại tàu bay do người khai thác tàu bay quy định. Người khai thác tàu bay phải bố trí đủ số lượng tiếp viên hàng không và phù hợp với loại tàu bay.

Điều 74. Người chỉ huy tàu bay

1. Người chỉ huy tàu bay là thành viên tổ lái được người khai thác tàu bay chỉ định cho một chuyến bay; đối với hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại thì do chủ sở hữu tàu bay chỉ định.
2. Người chỉ huy tàu bay có quyền cao nhất trong tàu bay, chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không cho tàu bay, người và tài sản trong tàu bay trong thời gian tàu bay đang bay.
Tàu bay được coi là đang bay kể từ thời điểm mà tất cả các cánh cửa ngoài được đóng lại sau khi hoàn thành xếp tải đến thời điểm mà bất kỳ cửa ngoài nào được mở ra để dỡ tải; trong trường hợp hạ cánh bắt buộc, tàu bay được coi là đang bay cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm nhận trách nhiệm đối với tàu bay, người và tài sản trong tàu bay.

Điều 75. Quyền của người chỉ huy tàu bay

1. Quyết định và chịu trách nhiệm về việc cất cánh, hạ cánh, huỷ bỏ chuyến bay, quay trở lại nơi cất cánh hoặc hạ cánh khẩn cấp.
2. Không thực hiện nhiệm vụ chuyến bay, kế hoạch bay hoặc chỉ dẫn của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu trong trường hợp cần tránh nguy hiểm tức thời, trực tiếp cho hoạt động hàng không và phải báo cáo ngay với cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu.
Trong trường hợp vì tránh nguy hiểm tức thời, trực tiếp mà phải bay chệch đường hàng không thì sau khi hết nguy hiểm, người chỉ huy tàu bay và cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu phải nhanh chóng áp dụng mọi biện pháp cần thiết để đưa tàu bay về đường hàng không.
3. Trong thời gian tàu bay đang bay, được áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với những người thực hiện một trong các hành vi sau đây trong tàu bay:
a) Phạm tội;
b) Đe doạ, uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không;
c) Hành hung hoặc đe dọa thành viên tổ bay, hành khách;
d) Không tuân theo sự hướng dẫn của người chỉ huy tàu bay hoặc của thành viên tổ bay thay mặt người chỉ huy tàu bay về việc bảo đảm an toàn cho tàu bay, duy trì trật tự, kỷ luật trong tàu bay;
đ) Phá hoại thiết bị, tài sản trong tàu bay;
e) Sử dụng ma tuý;
g) Hút thuốc trong buồng vệ sinh hoặc ở những nơi không được phép có khả năng uy hiếp an toàn của tàu bay;
h) Sử dụng thiết bị điện tử xách tay, điện thoại di động hoặc các thiết bị điện tử khác khi tàu bay cất cánh, hạ cánh hoặc khi bị cấm vì an toàn chuyến bay;
i) Các hành vi vi phạm thuần phong, mỹ tục của dân tộc, vi phạm trật tự công cộng khác.
4. Giao những người thực hiện các hành vi quy định tại khoản 3 Điều này cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay gần nhất.
5. Quyết định việc xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hoá hoặc các đồ vật khác từ tàu bay theo quy định tại Điều 88 của Luật này.
6. Ra mệnh lệnh cần thiết đối với mọi người trong tàu bay và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm nhận trách nhiệm đối với tàu bay, người và tài sản trong tàu bay trong trường hợp hạ cánh bắt buộc.
7. Thực hiện các công việc sau đây trong trường hợp không nhận được chỉ thị hoặc chỉ thị không rõ ràng của người khai thác tàu bay và phải thông báo ngay cho người khai thác tàu bay:
a) Thanh toán những khoản chi phí cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ của chuyến bay, bảo đảm an toàn cho người và tài sản trong chuyến bay;
b) Thực hiện những công việc cần thiết để tàu bay tiếp tục chuyến bay;
c) Thuê nhân công trong thời hạn ngắn theo từng vụ việc cần thiết cho chuyến bay.

Điều 76. Nghĩa vụ của người chỉ huy tàu bay

1. Thi hành chỉ thị của người khai thác tàu bay.
2. Áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho tàu bay, người và tài sản trong tàu bay khi tàu bay bị lâm nguy, lâm nạn và là người cuối cùng rời khỏi tàu bay.
3. Thông báo cho cơ sở đang cung cấp dịch vụ không lưu và trợ giúp theo khả năng nhưng không gây nguy hiểm cho tàu bay, người và tài sản trong tàu bay của mình khi phát hiện người, phương tiện giao thông hoặc tài sản khác bị nạn ở ngoài tàu bay.
4. Áp dụng mọi biện pháp cần thiết để đưa tàu bay về đường hàng không trong trường hợp bay chệch đường hàng không.

Điều 190. An ninh hàng không
1. An ninh hàng không là việc sử dụng kết hợp các biện pháp, nguồn nhân lực, trang bị, thiết bị để phòng ngừa, ngăn chặn và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng, bảo vệ an toàn cho tàu bay, hành khách, tổ bay và những người dưới mặt đất.
2. Hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng là hành vi có khả năng uy hiếp an toàn hoạt động hàng không dân dụng, bao gồm một trong các hành vi sau đây:
a) Chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay đang bay;
b) Chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay trên mặt đất;
c) Sử dụng tàu bay như một vũ khí;
d) Bắt giữ con tin trong tàu bay hoặc tại cảng hàng không, sân bay;
đ) Xâm nhập trái pháp luật vào tàu bay, cảng hàng không, sân bay và công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng;
e) Đưa vật phẩm nguy hiểm vào tàu bay, vào cảng hàng không, sân bay và khu vực hạn chế khác trái pháp luật.
Vật phẩm nguy hiểm bao gồm vũ khí, đạn dược, chất cháy, chất nổ, chất phóng xạ và các vật hoặc chất khác có khả năng gây nguy hiểm hoặc được dùng để gây nguy hiểm cho sức khoẻ, tính mạng của con người, sự an toàn của chuyến bay;
g) Cung cấp các thông tin sai đến mức uy hiếp an toàn của tàu bay đang bay hoặc trên mặt đất; an toàn của hành khách, tổ bay, nhân viên mặt đất hoặc người tại cảng hàng không, sân bay và công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng.

Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; xây dựng chương trình an ninh hàng không dân dụng của người khai thác cảng hàng không, sân bay.
2. Hãng hàng không Việt Nam chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh hàng không đối với hoạt động của mình; xây dựng chương trình an ninh hàng không dân dụng của hãng.
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu chịu trách nhiệm xây dựng phương án điều hành tàu bay khi đang bay bị can thiệp bất hợp pháp.
4. Hãng hàng không nước ngoài thực hiện vận chuyển thường lệ đến và đi từ Việt Nam phải trình Bộ Giao thông vận tải chương trình an ninh hàng không dân dụng đã được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nơi hãng hàng không có trụ sở chính hoặc có địa điểm kinh doanh chính phê duyệt.
5. Tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động hàng không dân dụng phải thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh hàng không.
6. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá việc áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

(Xem bản đầy đủ của Luật Hàng không Dân dụng Việt Nam tại đây)

Dẫn chứng các điều luật một cách dài dòng như thế là vì tớ nhận định rằng: Trong quá trình tranh luận, tranh cãi với ông Khương thì tiếp viên trưởng đã nhận định rằng “ông hành khách tên Khương có thể có nguy cơ xâm hại đến an toàn của chuyến bay” nên đã báo cáo sự việc lên Cơ trưởng. Cơ trưởng khi nhận được thông tin từ tiếp viên trưởng đã báo với An ninh Hàng không của Cụm cảng Miền Trung đề nghị can thiệp và An ninh Hàng không đã lên máy bay thực hiện công việc của mình. Với nhận định như trên thì tớ cho rằng Cơ trưởng của chuyến bay và An ninh Hàng không đã thực hiện hoàn toàn đúng với chức năng và nhiệm vụ của mình. Vậy mấu chốt của vấn đề chỉ còn lại là: Tiếp viên trưởng nhận định về “nguy cơ xâm hại đến an toàn chuyến bay” của ông Khương đã chính xác hay không? Mà cái sự nhận định này thì lại rất cảm tính, chỉ cần ông Khương hơi thiếu bình tĩnh mà phát ngôn quá lời là nhận định ấy sẽ hoàn toàn trở nên đúng đắn.

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011

Dân chủ và dân vô chủ....

(Copy từ blog Canhcungxanh)

Danchu: buzz! buzz!

Danvochu: Gìe thé!? Quen biết gì nhau không mà buzz bà thế? Buzz linh tinh lang tang bà chửi cho tan nát hoa chè, thè lè hoa cúc nở giờ. Bà đang phấn son buổi sáng để dạng háng cho buổi trưa… Đứa nào làm phiền bà thế?

Danchu: Thưa bà, tôi buzz cho bà từ tạp chí Dân chủ. Rất tình cờ tôi nhìn thấy nick bà sáng đèn nên muốn xin hỏi bà vài câu như một cách tham khảo ý kiến người dân. Bà có sẵn sàng không?

Danvochu: Thế cứ phông lông là buzz nhau thế hử! Tạp chí đéo giè mà chả lịch sự tẹo nào. Rồi, tham khảo gì thì cứ hỏi nhanh đê bà còn makeup nốt chứ bởi tại mày làm bà phân tâm đang chả biết nên chấm nốt ruồi vào đâu.

Danchu: Thưa bà, với tư cách là người dân, chắc bà biết một phiên tòa vừa diễn ra cách đây ít hôm tại Hà Nội phải không ạ?

Danvochu: Hỏi khó! Mấy hôm nay bà chỉ quan tâm đến cụ Rùa thôi nhưng giờ cụ ấy chả còn là đàn ông nữa nên bà chán rồi. Nên tạp chí Dân chủ cứ cho là bà chả biết nhá! Lại cướp giết hiếp rồi kéo nhau ra tòa chứ gì?

Danchu: Thưa không! Đó là phiên tòa xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù giam vì tội tuyên truyền, chống phá chính quyền nhân dân. Chúng tôi muốn xin ý kiến của bà ra sao về phiên tòa này?

Danvochu: Thằng đấy rõ hâm, bà bảo là hâm chứ đéo phải ngông nhá! Tối ngày cứ kiện cáo vớ vẩn chứ tài cán giè, suốt ngày cứ như thằng Chí Phèo đi rạch mặt ăn vạ. Bà là bà chả ưa cái ngữ ấy! Bà là dân, bà chỉ thích yên ổn làm ăn thôi! Bà yêu đời, bà thích chim bồ câu trắng, nhậu rất chi là ngon.

Danchu: Nhưng thưa bà có người cho đó là phiên tòa trơ trẽn.

Danvochu: Bà xin lỗi mày nhá! Cả thế giới này chả thằng đéo nào làm chính trị mà không nham nhở, trơ trẽn cả. Làm điếm phải xinh, làm tình thì phải cởi cả quần cả áo, làm báo phải la cà còn làm chính trị gia thì phải trơ trẽn. Thằng phát biểu cái câu ấy cũng có mấy chục năm trơ trẽn đấy thôi! Chả nhẽ lúc còn quyền hành nó mù câm điếc đến lúc về hưu thì mới sáng mắt ra? Trơ trẽn cả bầy, chỉ bà mày là duyên dáng thôi con ạ! Hết duyên là đói đấy!

Danchu: Lại một nhà thơ bảo dù lý lẽ mà tiến sĩ họ Cù đưa ra là chưa hẳn đúng nhưng được ở cái…tinh thần. Mà tinh thần ấy theo chúng tôi là tiến sĩ đang hoạt động đấu tranh vì dân chủ.

Danvochu: Thế mày nhắn hộ lời bà đến nhà thơ đấy là nếu thích cái tinh thần ấy thì cứ tự nhiên mang về ngâm rượu mà uống. Mày chả nghe thiên hạ có câu ngu dốt cộng nhiệt tình ngang phá hoại hử. Chuyện nhớn bà mày cần đứa khôn chứ đéo cần đứa nhiệt tình.

Danchu: Nhưng, lại có tiến sĩ vừa bảo dân có quyền chỉ trích và đấu tranh lật đổ chính phủ.

Danvochu: Bà cũng là dân và bà cũng có quyền chửi thằng nào đòi lật đổ chính phủ là quân mất dạy…

Danchu: Bà bàng quang với thời cuộc chăng khi không thấy những gì mà những nhà cầm quyền là sai trái?

Danvochu: Bà thấy cả nhưng bà cũng chả tin các thằng khác làm tốt hơn nếu chả muốn nói chúng nó toàn bọn vớ vẩn, lôm côm và chuyên làm những chuyện ruồi bâu dương vật ngựa. Bà nói thê để nhỡ mày về làm báo cho thanh, chớ ghi cặc vào đấy đời chúng lên án bà tục tĩu con nhá! Ví dụ ba thằng giám thị vớ vẩn, trình độ cao lắm bằng cái rắm con chụp ảnh vì môi trường, chụp vài cái ảnh gian lận thi cử được cánh truyền thông phóng lên thành người hùng rồi giờ chỗ nào cũng thấy chỉa mồm vào nói oang oang như thánh sống. Ngữ ấy chỉ tổ mua vui cho bà.

Danchu: Tôi đồ bà là dân cộng sản nằm vùng?

Danvochu: Nói khác chắc gì chúng mày tin mà bà cũng chả việc đéo gì phải nói cho mày biết bà là ai. Chúng mày đồ về bà thế nào bà chả quan tâm. Cái bà quan tâm là xứ rồng lộn này có bốn nghìn năm thì mất ba nghìn tám năm làm nô lệ. Dân tộc này anh hùng thế là đủ, oai phong thế là thừa, thế giới chục tướng tài xứ này có hai lắm lúc ngẫm bà mày thẹn. Xứ thiên hạ tự hào vì máy bay, cao tốc, nhà chọc giời xứ này tự hào vì anh hùng đâu ra mà lắm thế. Vừa nức mắt ra lại tiếp tục đòi đấu tranh. Sao chúng mày khoái đấu tranh thế? Chúng mày rững mỡ vừa thôi cho đời nó còn trong. Nói xấu hổ, chả biết chúng mày làm cách mệnh có thành công không nhưng bà trộm nghĩ nếu thành thì cũng vui vẻ phết. Ví như đấu tranh xong, thằng Trung Cuốc chúng khoe chúng vừa đi ỉa trên mặt trăng về thì chúng mày đang ngồi cặm cụi xây lại cái nhà xí nhưng vẻ mặt vẫn rất đỗi hân hoan, sung sướng vì xứ này một lần nữa được tiếng…anh hùng. Lồn é! Đến giờ rồi, bà đi dạng háng đây! Thế bà là ai chắc chúng mày biết rồi đấy nhỉ!