Thứ Tư, 25 tháng 8, 2010

Những vấn đề trong quan hệ Việt-Trung-Mỹ

Bài này là copy của Lãng (tathy) về và tự ý biên tập lại. Tựa đề của bài cũng là do tớ tự đặt.

Những ngày gần đây, Biển Đông trở thành trung tâm chú ý của dư luận thế giới. Hầu hết các hãng thông tấn toàn cầu đều loan báo với cùng một giọng điệu chung: "Mỹ đã quay lại khu vực Đông Nam Á". Cùng với đó là sự bận rộn của các trung tâm phân tích chiến lược trên thế giới, và trên hết, là phản ứng cấp thời của các nước có liên quan trong khu vực. Trung Quốc, nước đóng một vai trò rất lớn trong việc gây ra các xáo trộn về quyền lực toàn cầu, tất nhiên, gây chú ý nhiều hơn cả bởi các phát ngôn và hành động đao to búa lớn của mình.


Hạm tàu sân bay Geoge Wasington đang neo đậu ngoài khơi Đà Nẵng, cách bờ biển Việt Nam 200 hải lý, trong lúc các khu trục hạm mang tên lửa tấn công phối thuộc thì đang bận rộn với các hoạt động viếng thăm quân cảng của Việt Nam. Diễn biến này đáp ứng đòi hỏi của Việt Nam cũng như Hoa Kỳ, đồng thời cũng là điều Trung Quốc không muốn thấy.


Sự quay lại của Mỹ đã gây ra những phản ứng tích cực từ hầu hết các nước trong khu vực. Indonexia, trong một động thái chưa từng có, công khai phản bác yêu sách chủ quyền về vùng biển Trung Quốc đơn phương vạch ra ở Biển Đông. Việt Nam , nước có quyền lợi trực tiếp nhất đối với biển Đông thì hào hứng và bận rộn trong các hoạt động ngoại giao, quân sự con thoi với đối tác mới. Phillipin cũng tranh thủ cơ hội đóng vai trò của một người hòa giải, khi cao giọng tuyên bố tranh chấp ở Biển Đông chỉ cần đàm phán song phương giữa khối Asean với Trung Quốc, mà không cần có sự tham gia của bên thứ ba (ở đây là Mỹ). Nhìn một cách tổng thể, có vẻ các nước trong khu vực Đông Nam Á đang hành động có phần trái chiều, nhưng tinh tế hơn, sẽ thấy các nước đều đang chơi con bài riêng của mình, nhằm tối đa hóa lợi ích với yếu tố mới phát sinh do sự hiện diện trở lại của Mỹ trong khu vực. Người ta nhìn nhận việc Phillipin rất tế nhị đưa ra lời nhận xét muốn đàm phán song phương giữa khối Asean với Trung Quốc (Điều Trung Quốc mong muốn), song song với việc kêu gọi các nước nhanh chóng hoàn thiện và ký kết bộ quy tắc ứng xử chung trên Biển Đông (Điều Trung Quốc không hề muốn). Đây là một cửa lùi khôn khéo Phillipin mở ra cho khối Asean với người Tàu, có toan tính đến vai trò mà Mỹ đang hiện diện. Phản ứng các nước có thể khác nhau về biểu hiện bề ngoài, nhưng có vẻ các nước Asean đang cùng chơi chung một chiến lược, có đấm có xoa với dã tâm thôn tính Biển Đông của người Trung Quốc.


Căng thẳng Mỹ - Trung bắt nguồn từ một loạt vấn đề. Nghiêm trọng nhất là xung đột hai nước về kinh tế, thương mại và tài chính. Mỹ hiện nay chịu thâm hụt nặng trong kim ngạch buôn bán song phương với Trung Quốc, nhiều công ty Mỹ gặp khó khăn với môi trường kinh doanh và các rào cản kỹ thuật Trung Quốc dựng lên ở nội địa, và quan trọng hơn cả, do có thặng dư thương mại khổng lồ, dư dả về ngoại tệ, Trung Quốc đang là chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ. Đây là điểm yếu mà Mỹ đang tìm mọi cách để khắc phục. Bên cạnh đó, các chiến lược về chính trị, kinh tế của Trung Quốc đang phá hoại các toan tính trên bình diện an ninh toàn cầu của Mỹ và Đồng Minh. Ván bài Trung Quốc chơi tại Triều Tiên, khiến Mỹ rơi vào tình thế bế tắc và hầu như không thể giải quyết tình hình trên bán đảo này trong 3 - 5 năm tới. Câu chuyện tại Iran nặng nề hơn nhiều. Trong lúc Mỹ cố gắng áp dụng các lệnh cấm vận trừng phạt nhằm làm nản lòng của Iran trong tham vọng phát triển hạt nhân, thì Trung Quốc đang đào hố dưới chân Mỹ. Các công ty Trung Quốc đang vớ bẫm từ những hợp đồng béo bở ký với Iran trên một loạt lĩnh vực từ sản xuất, thương mại, và đặc biệt hơn cả là các hợp đồng khoan hút dầu và khí đốt. Cách chơi không mấy mã thượng của Trung Quốc khiến Mỹ thiệt thòi cả về kinh tế cũng như chính trị. Nước Mỹ đã có quá đủ, đã đến lúc nó thấy cần phải hành động.


Một loạt các diễn biến kéo dài suốt từ tháng 3/2010 trở lại đây cho thấy Mỹ đang có sự điều chỉnh về chiến lược. Mỹ và đồng minh đang tìm mọi cách gây sức ép với Trung Quốc, để bắt các quốc gia hãnh tiến ấy phải chấp nhận một luật chơi chung. Nước Mỹ cần đến những người bạn mới bên cạnh những người bạn cũ. Nhìn xa hơn qua đại dương, đích nhắm của họ hiện tại chính là Việt Nam . Quốc gia duy nhất, cũng là dân tộc duy nhất trong khu vực, có đủ tiềm chất để cứng chọi cứng với Trung Hoa. Sự cứng cổ của người Việt Nam , nước Mỹ đã từng nếm trải và thấm thía. Quá khứ tuy đau đớn, nhưng giờ người Mỹ nhận ra rằng sự cứng cổ ấy là thứ nước Mỹ cần trong ván bài chiến lược toàn cầu gây sức ép với Trung Hoa.

Cũng chính ở thời điểm này, quyền lợi quốc gia khiến Việt Nam mong muốn xích lại gần Mỹ một cách tự nhiên. Đã nhiều tháng nay, Việt Nam chật vật khốn khó với các hoạt động bành trướng đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông. Không thể trơ mắt nhìn Trung Quốc gây sức ép phá hoại các hợp đồng khai thác tài nguyên nằm trên thềm lục địa của Việt Nam, bắt bớ bắn giết và cướp đoạt tiền bạc của ngư dân trên biển, và đẩy các dàn khoan thăm dò dầu khí ngày một xa hơn xuống phía nam, chính quyền Việt Nam gồng mình trong những hợp đồng mua sắm trang bị quốc phòng tốn kém. Người Việt Nam cố gắng bằng mọi cách nâng cao sức mạnh của mình, nhưng họ biết, chỉ có vậy là không đủ. Điểm chung này khiến Việt Nam hoan hỉ đón nhận sự trở lại của Mỹ trong khu vực với một sự hồ hởi hiếm thấy, bất chấp các lời chỉ trích thường xuyên qua lại giữa hai bên do sự khác biệt về ý thức hệ.

Phần lớn các nhà phân tích chiến lược trong những ngày này đều đưa ra nhận xét vui mừng với sự ấm nóng trong quan hệ Việt Mỹ. Ở một phía ngược lại, Trung Quốc thì nhìn nhận vấn đề trong con mắt dè chừng và có phần cay cú. Trung Quốc nhận ra, Mỹ đang phá hoại luật chơi mà Trung Quốc muốn áp dụng trong khu vực.

Tuy nhiên, sẽ là quá sớm khi nói đến một mối quan hệ đồng minh bền vững giữa Việt Nam với Hoa Kỳ. Và sẽ là hết sức ngây thơ, nếu vội nhận xét rằng, Việt Nam cần trở thành đồng minh của Mỹ để chặn bước người Tàu trên biển. Đơn giản, bởi đó là điều ảo tưởng.


Các bạn phải chấp nhận những nhận xét dưới đây như những tiên đề không chứng minh:


Tiên đề 1: Mỹ đến và Mỹ đi.


Người Mỹ đã từng hiện diện trong khu vực vì lợi ích quốc gia của nó. Họ ra đi khi thấy việc ở lại không tác dụng gì mà chỉ thiệt hại thêm. Ngày nay, cũng với toan tính về lợi ích quốc gia mà Mỹ tính chuyện quay lại biển Đông. Chính sách chiến lược của Việt Nam phải được xây dựng trên nền tảng: Người Mỹ có thể đến, nhưng họ sẽ không ở lại vĩnh viễn, mà họ sẽ có thể đi. Mọi chính sách chiến lược trông chờ vào sự hiện diện của Mỹ một cách lâu dài, do đó, chắc chắn đều là sai lầm.


Tiên đề 2: Mỹ - Trung đối đầu nhưng không bao giờ triệt hạ lẫn nhau.


Quyền lợi quốc gia khiến Trung - Mỹ đối đầu, thậm chí mâu thuẫn gay gắt, nhưng sẽ không bao giờ đủ lớn để tính chuyện triệt hạ lẫn nhau. Đơn giản bởi điều đó là phi thực tế. Mỹ quá mạnh để Trung Quốc có thể thách thức trực diện trong một tương lai 50 năm, ngược lại, Trung Quốc quá lớn để Mỹ có thể tính tới việc thanh trừng. Cả hai nước do đó sẽ phải chấp nhận sự tồn tại của nhau. Các nước nhỏ như Việt Nam , sống bên lề của các nền văn minh lớn, phải nhìn thấu suốt thực tế này. Ngày hôm nay Trung - Mỹ đang gấu ó sửng cồ với nhau, mâu thuẫn có vẻ cao trào, nhưng chắc chắn ngày mai họ sẽ phải tìm cửa xuống thang để cùng hạ đài bàn bạc. Đây là cái bẫy chiến lược mà các nước nhỏ thiếu tầm nhìn thường phạm phải sai lầm, khi đánh giá không đúng về thực trạng mâu thuẫn giữa các cường quốc.
Tiên đề 3: Mâu thuẫn chủ yếu Mỹ - Trung là về kinh tế, không phải về chính trị hay quân sự.


Nước Mỹ đã bỏ phần còn lại của thế giới ở khoảng cách quá xa, để có thể có một quốc gia nào đó đe dọa được Mỹ về quân sự. Ngược lại, Mỹ đang yếu đi về kinh tế, khi tốc độ tăng trưởng thậm thụt hàng năm, cộng với tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài như một phần gắn liền với nền kinh tế tiêu dùng của Mỹ khiến sức mạnh kinh tế của siêu cường ấy ngày một suy yếu. Trong lúc đó, Trung Quốc với kỳ tích tăng trưởng chưa từng thấy trong nền kinh tế hiện đại, với mức tăng trưởng hai chữ số kéo dài qua ba thập niên và chưa có dấu hiệu dừng lại, đang ngày một thu hẹp khoảng với Hoa Kỳ. Hơn lúc nào hết, Mỹ đang hết sức lo ngại với viễn cảnh Trung Quốc soán ngôi thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Với số dân đông, khả năng tổ chức sản xuất hàng lọat trên quy mô lớn cực kỳ hiệu quả, và những chính sách tổng hợp trong hỗ trợ xuất khẩu, từ trợ giá, hỗ trợ thuế, đến việc duy trì chính sách tỷ giá, tiền tệ tạo thuận lợi tối đa cho sức cạnh tranh của hàng hóa made in china bán ra thế giới, Trung Quốc đã tạo được nhiều kỳ tích và nhanh chóng nâng cao sức mạnh kinh tế của mình.


Mỹ và đồng minh đang tìm mọi cách xóa bỏ các lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc, thu hẹp thâm hụt thương mại, và làm suy giảm vai trò chủ nợ của Trung Quốc đối với Mỹ nói riêng và phần còn lại của thế giới nói chung. Đây là điểm cốt tủy trong sự đối đầu Mỹ - Trung, nó sẽ còn kéo dài trong ít nhất 5 - 10 năm tới.


Việc mở rộng tầm ảnh hưởng về chính trị và quân sự của Trung Quốc sang các khu vực lân cận, bao gồm biển Đông, trên thực tế không nằm trong các lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ. Trong mọi trường hợp, dù Trung Quốc có thành công hay không trong tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, thì Mỹ vẫn có toàn quyền đi lại thuận tiện theo các lộ trình hàng hải vốn có, bởi Trung Quốc không thể và cũng chẳng dại dột gì chặn tàu bè Mỹ.


Căng thẳng Mỹ - Trung do đó chỉ là nhất thời, hòa hoãn và đàm phán mới là xu thế chủ đạo.


Tiên đề 4: Cuộc đối đầu dài hạn Mỹ - Trung, phần thắng tất yếu thuộc về Mỹ.


- Xã hội Trung Quốc đang tiến nhanh trong 30 năm qua theo một cách thức riêng, nhưng đó là một nền văn minh chông chênh, thiếu nền tảng và không thích ứng thời đại. Thế chế cai trị tại Trung Quốc tất yếu sẽ phải thay đổi, điều đó sẽ dẫn tới những biến động to lớn khó lường, ảnh hưởng nặng đến viễn trình lâu dài của nền kinh tế Trung Hoa. Trong khi đó, xã hội Mỹ là một xã hội ưu việt, nền văn minh Mỹ đã được thử thách qua nhiều thăng trầm, vượt qua nhiều cuộc khủng hoảng, và đặc biệt, vẫn giữ được tính năng động với khả năng tự đổi mới đứng đầu thế giới. Nền tảng chính trị xã hội Mỹ bền vững hơn nhiều so với nền tảng chính trị xã hội hiện nay tại Trung Hoa. Do đó, trong một cuộc đấu đường trường, lợi thế tất yếu thuộc về Mỹ.


- Trên bình diện quốc tế, Mỹ là một tay già dơ với đủ thứ bạn bè, những mối quan hệ được xây đắp bền vững theo thời gian, trong khi Trung Quốc vẫn chỉ là một tay gà mờ nhập cuộc. Mỹ có nhiều bạn bè hơn Trung Quốc, nhiều nước chia sẻ cái nhìn của Mỹ hơn là Trung Quốc.


- Nền tảng xã hội Trung Quốc hiện tại tiềm ẩn một vực thẳm mà Trung Quốc nhìn thấy trước nhưng không thể khắc phục: Cơ cấu dân số, cơ cấu giới tính hiện tại và 20 năm sau. Hiện tại thì số dân đông đang trong tuổi lao động là lợi thế lớn của Trung Hoa. Nhưng chính sách sinh một con đang dẫn tới thảm họa mất cân bằng giới tính, và sự thiếu hụt bổ sung về nguồn nhân lực tương lai cho công xưởng khổng lồ của Trng Hoa. Sau 20 năm nữa, số người già nghỉ hưu ở Trung Quốc sẽ chiếm đại bộ phận dân số, và có tuổi thọ ngày càng tăng. Tương lai, người Trung Quốc lấy ai lao động để nuôi sống số dân dưỡng già của nó. Viễn cảnh này sẽ chặn đứng mọi giấc mơ vươn lên về dài hạn của Trung Quốc, bất chấp hiện tại nó đang tăng trưởng với tốc độ bao nhiêu. Trong khi đó, nước Mỹ, với tư cách là một nước phát triển, cũng phải đối mặt với sự suy giảm suất sinh, ngược lại, do là một điểm đến hấp dẫn về mức sống, cơ hội, văn minh và trình độ khoa học, Mỹ giữ được tính ổn định với nguồn dân cư chất lượng cao luôn được bổ sung. Thắng lợi lâu dài, do đó, hoàn toàn nghiêng về phía Mỹ.


- Lợi thế chính của Trung Quốc trong sức mạnh kinh tế, là nằm ở sức mạnh xuất khẩu và tư cách một công xưởng cho nền kinh tế thế giới. Sức mạnh này được tạo ra một cách bất bình đẳng bởi chính sách tỷ giá, chính sách hỗ trợ xuất khẩu tổng hợp mà Trung Quốc áp dụng trong nhiều thập niên qua. Ngòai ra, Trung Quốc hiện tại đang nắm trong tay một số nguồn tài nguyên sống còn, có thể đe dọa Mỹ và các nước phương tây, là đất hiếm. Tuy nhiên, những lợi thế này của Trung Quốc hoàn toàn không thể duy trì trước một chính sách tổng hợp của Mỹ và Đồng Minh. Chắc chắn rằng Mỹ và phương Tây sẽ gây sức ép thành công bắt buộc Trung Quốc phải nới lỏng tỷ giá, tiền tệ và xóa bỏ các chính sách hỗ trợ xuất khẩu tạo lợi thế bất bình đẳng. Trung Quốc đã bóp chết nhiều ngành sản xuất ở nhiều quốc gia. Hiện tại Mỹ và đồng minh đang nỗ lực chặn nó lại, và Trung Quốc rồi sẽ phải nhượng bộ. Một khi Trung Quốc mất đi các lợi thế cạnh tranh xuất khẩu, và suy giảm vai trò một nhà sản xuất toàn cầu, Trung Quốc sẽ không còn là mối đe dọa có tính hiểm họa đối với Mỹ nữa.


Tiên đề 5: Khi thắng trong ván bài kinh tế, Mỹ sẽ nhường nhịn các đòi hỏi của Trung Quốc về không gian ảnh hưởng xung quanh.


Khi thành công trong vấn đề "lợi ích cốt lõi", Mỹ đương nhiên và bắt buộc sẽ phải nhân nhượng Trung Quốc trước các đòi hỏi kém quan trọng hơn. Biển Đông, tiếc thay, có thể xếp vào nhóm đó. Một nước Mỹ vững vàng ngự trị về kinh tế, sẽ giúp Mỹ tiếp tục giữ sức mạnh về quân sự, chính trị toàn cầu. Do đó, bất kể Trung Quốc có hay không có chủ quyền ở Biển Đông, quyền giao thông của Mỹ và Đồng Minh sẽ hòan toàn không bị đe dọa. Do đó, Mỹ sẽ đến và rồi cũng sẽ rời khỏi biển Đông về dài hạn.


Tuy nhiên điều đó không diễn ra ngay, anh Lãng nhận định rằng, cuộc đấu Mỹ - Trung trên bình diện kinh tế sẽ còn kéo dài trong ít nhất 5 - 10 năm kế tiếp, thậm chí còn có thể kéo dài lâu hơn nữa. Trong thời gian đó, Mỹ sẽ vẫn tiếp tục tăng cường hiện diện ở biển Đông, nâng cao quan hệ với Việt Nam và các nước trong khu vực trong một toan tính gây sức ép tổng hợp với Trung Quốc.


Mọi chính sách chiến lược của Việt Nam , do đó, đều phải xây dựng trên cơ sở của 5 nhân tố có tính tiên đề sống còn này.


Câu hỏi đặt ra: Việt Nam cần phải làm gì? Đây là những định hướng mà người Việt cần lưu tâm tới:


1. Chính sách tận dụng và khai thác mâu thuẫn Mỹ - Trung.


Mỹ - Trung hiện tại đang căng thẳng, nhưng cả hai nước đều phải chấp nhận sự hiện diện của nhau, do đó, căng thẳng chỉ mang tính nhất thời, không bản chất, chủ yếu vẫn là sự hợp tác và đàm phán. Việt Nam cần tận dụng tối đa mâu thuẫn Mỹ - Trung, không phải để dựa vào Mỹ chống Trung Quốc hay ngược lại, mà là dựa vào sự mâu thuẫn giữa hai quốc gia, để tối đa hóa lợi ích quốc gia, nâng cao tiềm lực đất nước, tiến tới một viễn cảnh tự chủ, buộc các nước phải tính tới Việt Nam như một nhân tố không thể gạt khỏi cuộc chơi.


Chúng ta khai thác Mỹ thế nào? Cần tận dụng xu hướng ấm nóng Mỹ - Việt trong hiện tại để tận dụng tối đa các lợi ích đến từ Mỹ. Cái nhìn của xã hội Mỹ, nền chính trị Mỹ và do đó là giới tinh hoa nắm quyền chi phối về tiền bạc và chính trị đang hướng tới Việt Nam. Đây là cơ hội vàng để Việt Nam thu hút thêm các nguồn vốn đầu tư, các cơ hội hợp tác làm ăn với Mỹ, thậm chí, là tranh thủ sự chú ý của Mỹ để thúc đẩy một số chính sách có lợi cho Việt Nam. Chẳng hạn thúc đẩy Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, nới nỏng các hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa Việt Nam, và tăng cường viện trợ cho Việt Nam về kinh tế cũng như công nghệ. Tận dụng tốt cơ hội này, kinh tế Việt Nam sẽ có thể có một sức bật mới, có tầm quan trọng sống còn với tương lai phát triển tự cường của đất nước. Đồng thời, cũng với sự nâng cao hợp tác Mỹ - Việt, Việt Nam có thể tiếp cận với những công nghệ vũ khí tối tân nhất của Mỹ, để nâng cao sức mạnh quân sự, bảo đảm khả năng phòng vệ quốc gia. Đây là những lợi ích chiến lược.


Bên cạnh đó, Việt Nam có thể tận dụng Mỹ với tư cách một chiếc ô an ninh. Hiểm họa lớn nhất của Việt Nam , là một cuộc xung đột cục bộ trên biển Đông với Trung Quốc. Do chênh lệch sức mạnh và do dã tâm thôn tính của người Tàu, thời gian qua, mối đe dọa này là một nguy cơ hết sức hiện thực. Tuy nhiên, sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông sẽ là một bảo đảm khiến một cuộc xung đột như thế không thể xảy ra. Việt Nam cần tranh thủ hết sức sự có mặt của các hạm tàu Mỹ, các tập đoàn Mỹ tại biển Đông, tranh thủ thời gian hòa bình để củng cố tiềm lực quốc gia. Mỹ sẽ đến và rồi tất yếu sẽ đi khi mâu thuẫn cốt lõi Mỹ - Trung được giải quyết. Chúng ta có từ 5 - 10 năm quý báu hòa bình để nâng cao sức mạnh, dẫn tới cơ sở cho một nền hòa bình vĩnh viễn. Hòa bình, chỉ có thể đến với kẻ có đủ sức mạnh duy trì nó.


2. Kiên quyết và mềm dẻo trong quan hệ với Trung Quốc.


Quan hệ Việt - Trung hôm nay, lợi ích cốt lõi của Việt Nam đang bị tổn hại nặng nề trên một loạt phương diện. Nổi bật nhất, nguy hiểm nhất, là về kinh tế. Việt Nam hiện phải chịu mức nhập siêu kinh khủng với Trung Quốc, làm xói mòn dự trữ ngoại tệ quốc gia, gây khó khăn nặng nề đến chính sách tỷ giá, tiền tệ và một loạt những vấn đề cốt lõi khác. Hơn thế, sự tràn ngập của hàng hóa Trung Quốc, được hỗ trợ bởi chính sách tỷ giá đồng nhân dân tệ, chính sách hỗ trợ xuất khẩu mà Trung Quốc áp dụng nhất quán nhiều thập niên, đang bóp chết nhiều ngành sản xuất của Việt Nam. Chúng ta đang thua ngay trên sân nhà, do sự yếu kém về quản lý vĩ mô và cả sự nhượng bộ thái quá của chính phủ. Vấn đề còn trầm trọng hơn bởi tình trạng buôn lậu qua biên giới Việt Trung, mà Việt Nam không thể kiểm soát còn Trung Quốc thì không thèm, hay nói đúng hơn là không muốn kiểm soát, khi lợi ích của hoạt động này hòan tòan thuộc về họ.


Chúng ta phải xác định rằng, chiến lược khắc phục thâm hụt thương mại với Trung Quốc, chiến lược dựng lên những hàng rào kỹ thuật tương thích WTO để bảo vệ nền sản xuất Việt Nam trước hàng hóa Trung Quốc phải là một "lợi ích cốt lõi", là một vạch đỏ không thể lùi của người Việt Nam. Việt Nam cần bằng mọi giá, bằng những chính sách tổng hợp, cả về thuế, hàng rào kỹ thuật, chính sách tỷ giá với đồng NDT để đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ tình trạng nhập siêu với Trung Quốc. Riêng vấn đề kiểm soát hàng nhập lậu xuyên biên giới, lực lượng hải quan và công an hiện tại đã bất lực, Việt Nam cần kiên quyết huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, thậm chí sử dụng cả lực lượng quân đội kiểm soát chặt biên giới để xóa bỏ vấn nạn đang làm chảy máu quốc gia này. Những chính sách này sẽ gây phản ứng mạnh từ phía Trung Quốc, nhưng Việt Nam cần kiên quyết làm, và làm đến cùng bởi đó là giới hạn đỏ mà người Việt không thể lùi. Hơn thế, lúc này, với sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, Việt Nam đang có sự đảm bảo hòa bình để kiên quyết thực thi chính sách của mình.


Bên cạnh đó, chúng ta cần hết sức mềm dẻo. Mỹ - Việt xích lại gần nhau khiến Trung Quốc thấy lạnh sườn và hết sức quan ngại. Điều đó buộc Trung Quốc thay vì tiếp tục hung hăng và đàn áp Việt Nam , phải hạ giọng và cùng ngồi xuống bàn đàm phán. Trung Quốc gặp phải nhiều vấn đề, chẳng hạn an ninh của Trung Quốc ở Biển Đông, của tuyến vận tải chiến lược xuyên eo biển Mallacca, vốn đang là cái yết hầu của nền kinh tế Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc còn gặp phải các vấn đề thuộc nội trị tại Tây Tạng, Tân Cương và eo biển Đài Loan. Những thứ đó, là những vấn đề Việt Nam cần hết sức mềm dẻo, hết sức ủng hộ Trung Quốc nhưng phải kèm theo điều kiện lợi ích.

Trong nhóm lợi ích cốt lõi của Việt Nam , chủ quyền trên biển Đông cũng là một hợp phần không thể tách rời. Trong mọi trường hợp, Việt Nam phải bảo vệ được vùng biển thuộc thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa kéo dài chiếu theo công ước quốc tế về luật biển 1982. Việc tái thu hồi lại các đảo đá bị Trung Quốc chiếm bằng vũ lực chưa nên đặt ra, mà cần gác lại, tập trung giải quyết trước hết về chủ quyền chiếu theo thềm lục địa. Đây là giới hạn cuối mà người Việt Nam không được phép lùi trong bất kể mọi tình huống, thậm chí cả với việc đối mặt với nguy cơ xung đột vũ lực hoặc chiến tranh. Phải mềm dẻo trong giải quyết tranh chấp vùng chồng lấn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế với các nước trong khu vực, bao gồm Trung Quốc. Nhấn mạnh yếu tố luật pháp quốc tế và thỏa thuận đa quốc gia. Phải tính tới nhân tố Mỹ trong việc tạo sức ép khiến Trung Quốc nhượng bộ, nhưng phải hết sức linh họat để không tạo cảm giác lạnh gáy cho Trung Quốc.

Chiến lược này, cần thực hiện nhất quán trên bình diện quốc gia cũng như những chính sách áp dung cụ thể tới từng đơn vị hành chính, từng chủ thể của nền kinh tế Việt Nam .

3. Viễn kiến quốc gia và trọng đãi nhân tài.

Mấu chốt để đảm bảo lợi ích của Việt Nam , thoát khỏi số phận nhược tiểu để không ai có thể đe dọa, là chúng ta phải mạnh về kinh tế, mạnh về quân sự và hòa hiếu về ngoại giao. Việt Nam chưa có hai nhân tố đầu, nhưng có thể đi trước ở nhân tố thứ ba, chúng ta phải đặt mình vào những mối quan hệ, những khối liên minh đa phương với toàn thế giới.

Đây là một thời khắc quan trọng của lịch sử, đòi hỏi trong bộ máy cầm quyền của Việt Nam phải có những cá nhân có phẩm chất, có tài năng và có tầm nhìn vượt xa hiện tại. Cần đến những con người viễn kiến. Ngòai ra, toàn bộ dân tộc Việt Nam cũng phải thống nhất một suy nghĩ, một nhận định, để đồng tâm nhất chí khai thác cơ hội hiện tại nhằm vựng dậy quốc gia. Yếu tố thứ hai có thể thực hiện được nhờ báo chí và tuyên truyền, riêng việc làm sao để bộ máy lãnh đạo Việt Nam thực sự xuất hiện nhân tài.

Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

Hệ thống kiểm định giáo dục ở Mỹ

Thời gian vừa qua các tờ báo lớn ở TPHCM đã tập trung khá nhiều bài viết về việc liên kết đào tạo bậc Đại học, sau Đại học của một số pháp nhân tại TPHCM nói riêng và cả nước nói chung với các "trường" Đại học ở nước ngoài (chủ yếu là ở Mỹ). Sau khi đọc một lượt các bài viết trên các báo nhận thấy vấn đề cốt lõi nhất của hệ thống giáo dục Mỹ vẫn chưa được các báo hiểu cho đầy đủ và khách quan. Mặc dù không phải là chuyên gia trong lĩnh vực này nhưng tớ cũng xin mạn phép đưa ra những gì mà tớ biết về cách thức kiểm định "đại học tư nhân" ở Mỹ. Những gì tớ viết ở dưới đây là quan điểm của cá nhân tớ, không phải đại diện phát ngôn cho ai khác.

Hệ thống giáo dục ở Mỹ hiện nay đã được "xã hội hóa" đến mức cao. Bất cứ cá nhân nào có tiền đều có quyền mở trường Đại học riêng của mình để kinh doanh, giấy phép thành lập trường Đại học ở Mỹ nó cũng giống như cái giấy phép đăng ký kinh doanh đối với các công ty ở Việt Nam. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là Bộ giáo dục Mỹ thả nổi hoàn toàn chất lượng đào tạo của giáo dục đại học. Thay vì kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo của tất cả các trường "đại học tư nhân", Bộ Giáo dục Mỹ đã mở cửa cho một hệ thống các Trung tâm trung gian, độc lập chuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng của các trường "đại học tư nhân". (Tớ không biết chính xác nó gọi là gì nên cứ tạm gọi là Trung tâm kiểm định, đánh giá chất lượng đào tạo Đại học và sau đại học).

Về phần mình, Bộ Giáo dục Mỹ chỉ việc kiểm tra và đánh giá chất lượng kiểm định của các trung tâm trung gian này. Nôm na ra thì nó sẽ là thế này: Nếu Bộ Giáo dục Mỹ công nhận chất lượng kiểm định của Trung tâm A nào đó, thì có nghĩa là tất cả những trường "đại học tư nhân" mà Trung tâm A đó kiểm tra đánh giá đều được Bộ Giáo dục Mỹ công nhận. Trong trường hợp, Bộ Giáo dục Mỹ không công nhận chất lượng kiểm định Trung tâm A thì cũng có nghĩa là toàn bộ những trường mà Trung tâm A đó kiểm tra đánh giá chất lượng đều không đáp ứng yêu cầu về chất lượng.

Về phần các Trung tâm kiểm định, đánh giá chất lượng đào tạo: Trước tiên phải khẳng định rằng các trung tâm này cũng hoàn toàn là phi chính phủ và chịu trách nhiệm với chính mình về kết quả kiểm tra đánh giá các trường "đại học tư nhân" mà mình thực hiện. Để vượt qua được những kỳ kiểm tra đánh giá của Bộ Giáo dục Mỹ các Trung tâm phải xây dựng cho mình 1 khung kiểm tra đánh giá tốt, hệ thống giám sát chất lượng cao để duy trì uy tín của mình với Bộ Giáo dục và với chính các trường "đại học tư nhân" muốn kiểm định. Các trung tâm này hoạt động bằng cách thu phí kiểm tra giám sát các trường "đại học tư nhân". Nếu uy tín của Trung tâm càng cao thì số lượng các trường "đại học tư nhân" muốn kiểm tra, đánh giá ở Trung tâm càng lớn, số tiền thu về càng nhiều (tất nhiên là cũng sẽ còn rất nhiều hình thức thu phí khác nữa). Nếu chỉ vì lợi ích trước mắt mà Trung tâm đánh giá sai chất lượng của 01 trường "đại học tư nhân" nào đó thì khi bị phát hiện Bộ Giáo dục Mỹ sẽ rút giấy phép kiểm định của Trung tâm này, việc đó đồng nghĩa với việc tất cả uy tín của Trung tâm sụp đổ, tất cả các trường "đại học tư nhân" mà Trung tâm này đánh giá đều bị mất giá trị. Tất nhiên theo sau nó sẽ là một hệ thống những vụ kiện tụng đòi đền bù tiền bạc và nguy cơ phá sản là tất yếu.

Về phía các trường "đại học tư nhân": Để đáp ứng các yêu cầu của các Trung tâm kiểm định (đã được Bộ Giáo dục Mỹ công nhận) các trường "đại học tư nhân" Mỹ bắt buộc phải xây dựng một chương trình đào tạo khung chuẩn, có những tiêu chí đánh giá đối với đầu vào và đầu ra của sinh viên rõ ràng, minh bạch và đương nhiên phải chất lượng. Tuy nhiên, vẫn có một số (khá đông) các trường "đại học tư nhân" không đáp ứng được yêu cầu của các Trung tâm kiểm định nhưng như vậy không có nghĩa là họ không có quyền đào tạo sinh viên. Vấn đề lúc này tùy thuộc vào sự hiểu biết của sinh viên trước khi vào học cũng như khả năng kinh tế của chính sinh viên đó.

Với cách làm như trên thì hệ thống hành chính của Bộ Giáo dục Mỹ sẽ rất đơn giản và gọn nhẹ. Thay vì phải kiểm tra, đánh giá chất lượng của tất cả các trường "đại học tư nhân" (con số có thể lên tới hàng nghìn, hàng chục nghìn) thì Bộ Giáo dục Mỹ chỉ cần kiểm định và đánh giá các Trung tâm kiểm định đánh giá độc lập (số lượng chắc chỉ vài chục đến vài trăm). Cách vận hành hệ thống này lại tuân theo cơ chế thị trường: Trung tâm kiểm định đánh giá nào tốt thì sẽ có nhiều trường "đại học tư nhân" đến xin được kiểm định đánh giá (tất nhiên là phải chịu nộp lệ phí, và hệ thống kiểm tra, giám sát của Trung tâm); Trường "đại học tư nhân" nào được Trung tâm kiểm định đánh giá có uy tín xếp hạng và kiểm định thì trường đó sẽ có nhiều sinh viên theo học.

Trên đây là những cảm nhận của tớ về hệ thống giáo dục Mỹ sau vài tiếng mày mò trên mạng Internet buổi tối hôm qua. Chắc rằng sẽ có rất nhiều thiếu sót, rất mong các bạn tham gia ném đá....

Thứ Năm, 12 tháng 8, 2010

Nếu Việt Nam số 1 thế giới

Thấy bài này trên Facebook. Gần đây mình cảm nhận thấy không khí hò vè dường như đang sống lại, có điều gì đó không ổn trong hệ thống truyền thông. Bên thì quá tả, bên thì quá hữu. Có lẽ rằng thời đại ngày nay bắt con người ta phải xử lý thông tin nhiễu ngày càng nhiều hơn, thông tin chính thống đưa ra còn nhiều hạn chế....

Bạn đã bao giờ thử tưởng tượng mọi thứ sẽ thế nào nếu Việt Nam trở thành siêu cường quốc số 1 thế giới?

Lúc đấy các nước sẽ đua nhau học tiếng Việt. Tiếng Việt sẽ trở thành mốt thời thượng. Ở bên cái nước Mĩ nhà quê kia, anh nào bắn tiếng Việt như gió là các em mê lắm. Nói được tiếng Việt mới là có học, mới dễ xin được việc. Các bạn trẻ bên đấy cũng hay chêm những câu tiếng Việt vào ví dụ như đoạn hội thoại sau:

- Chào David, how are you?
- I’m fine. And you?
- Fine. Long time no see. What are you doing?
- I’m studying at Đại học Vinh. My ngành is kinh tế.
- Wow, it is in the top 50 of Những trường đại học Việt Nam, isn’t it?
- Chuẩn. But it’s nothing in comparison to Peter Cooper. He got a 100% học bổng of Đại học Ngoại thương.
- Really? Vãi cả l** ! I can’t believe he used to be my dumb deskmate in 5th grade.
- Haizzz, he’s such a lucky guy. Girls in Hà Nội are so quyến rũ and dịu dàng.
- At least, you have Vietnamese girls around. At my university MIT, there are no girls nóng bỏng but cá sấu or fat chicks.
- Hey! Peter’s just uploaded photos on Yume(similar to Facebook). He had a photo taken with Vũ Hà last night.
- OMG!!!


Như các bạn đã thấy, sự trong sáng của tiếng Mĩ bị đe dọa nghiêm trọng, đặc biệt là khi ngày càng có nhiều bạn trẻ Mĩ đi du học Việt Nam. Báo chí Mĩ thì lo lắng về tình trạng tiếng Mĩ bị méo mó. Các ca khúc Mĩ bây giờ có trào lưu cứ phải chêm một hai câu tiếng Việt vào bài hát đại loại như: Anh yêu em, Anh nhớ em nhiều lắm, Hãy lắc cái mông đi em, Cô ấy thật nóng bỏng, Hãy giơ tay lên nào các bạn v.v…

Người Việt lúc này đi du lịch rất sướng. Sang Mĩ tiêu tiền đồng thoải mái. Một ngàn là mua được cái bánh hamburger to uỳnh. Thả xu 200 đồng vào máy là mua được chai Pepsi. Mười ngàn đồng là mua được cái túi LV. Một triệu là mua được vPhone. Những tờ tiền Bác Hồ tràn ngập các nước nên trên thế giới không ai là không yêu Bác Hồ. Chính phủ Việt Nam cứ thỉnh thoảng thiếu tiền thì lại in thêm, chả sợ lạm phát

Thái Lan lúc này học tập Việt Nam bỏ đa đảng cho nó ổn định chính trị, chỉ có duy nhất một Đảng người Thái yêu người Thái, do ông Bủn-xỉn làm tổng bí thư. Ông này hồi trước học tiến sĩ ở đại học kinh tế quốc dân Việt Nam.

Các rạp Mĩ bây giờ phải tranh nhau mới mua được phim của Vinawood (kinh đô điện ảnh Việt Nam đặt tại Bắc Giang). Phim nào có ngôi sao phim hành động Ngô Thanh Vân là ăn chắc hết sạch vé tuần đầu tiên. Bên cạnh đó là quả bom *** Ely Trần. Siêu phẩm 3D do cô thủ vai chính sắp tới đang là chủ đề bàn tán của các bạn trẻ Mĩ, Hàn Quốc, và khắp nơi trên thế giới. Paris Hilton thì lu loa lên là mình được đóng phim cùng Ely Trần nhưng cũng chả ai quan tâm, trong phim cô cũng chỉ được xuất hiện có 2 giây trong vai xác chết.

V-League là giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh lúc này, hội tụ đầy đủ các siêu sao Việt Nam, Brazil, Hà Lan, Tây Ban Nha, Argentine. Câu lạc bộ Hà Nội T&T năm nay gần như chắc chắn vô địch V-League để kỉ niệm 1000 năm Thăng Long, nhờ có sự tỏa sáng của bộ ba hủy diệt Xavi-Công Vinh-Messi. SHB Đà Nẵng dù đã phá kỉ lục thị trường chuyển nhượng khi mua Quả bóng vàng VN Thành Lương, cùng với Cristiano Ronaldo nhưng cũng không nên cơm cháo gì, được cái là họ đã vào đến bán kết cúp C1 châu Á, giải bóng đá hấp dẫn thứ nhì hành tinh sau V-League, cùng với HN T&T và Lam Sơn Thanh Hóa, câu lạc bộ còn lại là Gamba Osaka của Nhật.

Nghe nói năm sau đa số khán giả ở Anh sẽ không được xem V-League vì kênh K- đã độc quyền phát sóng V-League ở Anh, ai muốn xem phải mua gói “Thượng hạng” với giá thuê bao lên đến ba mươi ngàn đồng một tháng…

Và những update vụn vặt khác...

1. Bản tin truyền thông:
- Tạp chí Bắp Cải đứng đầu alexa, chiếm 99% traffic toàn thế giới!
- Mương 14 sẽ là kênh thông tin hàng đầu châu Á, các trang tin tức như CNN, BBC đều phải có dòng chữ "muong14.vn" dưới mỗi bài viết.

2. Bản tin kinh tế:

- Thuốc lá Thăng Long và Vinataba tiếp tục chiếm vị trí hàng đầu thế giới. Cả thế giới tin dùng bia Sài Gòn. Bạn có thể thấy cà phê Trung Nguyên ở mọi quốc gia. Hãng Vinaxuki đã mua lại 2 tập đoàn GM và Huyndai, FPT thâu tóm 60% cổ phần Microsoft.

- Ông Nguyễn Tử Quảng tổng giám đốc Bkis có buổi nói chuyện thân mật với các sinh viên xuất sắc của Harvard...trong buổi nói chuyện của mình ông đã đưa dự định mua lại Microsoft và Apple của Mỹ.

- Việt Nam trúng thầu 90% các dự án trọng điểm của Trung Quốc, trong đó tới hơn 80% các dự án chậm tiến độ từ 5 tới 10 năm. Bên cạnh đó Việt Nam thuê rừng đầu nguồn của Trung Quốc để khai thác khoáng sản, lâm sản.

3. Bản tin xã hội & giáo dục:

- Hà Nội vừa được công nhận là thành phố sạch nhất thế giới, vượt lên Singapore và Paris. Việt Nam tiếp tục là điểm thu hút nhân tài hàng đầu Châu Á với số sinh viên nước ngoài đang theo học các trường ĐH ở VN hiện khoảng 10 triệu người.

- Đại học Quốc tế Hồng Bàng sẽ là niềm ước ao của hàng triệu bạn trẻ trên toàn thế giới.

- Đàn ông VN vì không thể đeo đuổi được các cô gái danh giá, đã phải qua cưới các cô gái nghèo khổ ở các nước như Nhật, Hàn, Mỹ...

4. Bản tin quốc phòng:

- Tập đoàn công nghiệp quốc phòng VN công bố vừa xuất khẩu 20 tàu ngầm lớp Yết Kiêu cho Thái Lan và Indo.

- Vậy là Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam đã đồng ý cho phép Hoa kì được tự do nghiên cứu hạt nhân. Đây là một bước tiến mới trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kì.

- Bộ quốc phòng công bố những tài liệu cho thấy đảo Hải Nam là của Việt Nam. Hoàng Sa tiếp tục được đầu tư để trở thành quân cảng lớn nhất Châu Á. Hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao TQ yêu cầu VN tôn trọng chủ quyền hải đảo và luật biển quốc tế. Được biết tuần trước, Trung Quốc lên tiếng vì việc tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đâm chìm tàu chiến TQ.

- Bộ trưởng bộ ngoại giao VN vừa tới Trung Đông để bàn về việc ổn định hòa bình ở khu vực này và cho biết sẽ dần rút quân VN về trong vòng 2 tuần tới.

- Cảnh sát VN đã giải cứu hơn 10000 phụ nữ Trung Quốc trong một đường dây buôn bán phụ nữ lớn nhất từ trước tới nay và đang hỗ trợ hồi hương cho số phụ nữ này. Tuy nhiên quá trình hồi hương gặp rất nhiều khó khăn do các cô gái TQ đều muốn lấy chồng là người VN.

5. Bản tin nghệ thuật & thể thao:

- Đái bậy ngoài đường trở thành mốt mới của giới trẻ toàn thế giới. Graffiti trở nên lỗi thời, giới nghệ sĩ chuyển sang chơi trò vẽ chữ lên tường phố bằng nước tiểu, còn gọi là "peeffiti".Ngoài ra xxx bậy còn là một môn ưu chuộng của giới thể thao toàn cầu. Olympic Games có thêm các môn: Đái xa, Đái cao, Đái ba bước...

- Từ năm sau Hà Nội sẽ chính thức đăng cai Olympic mùa hè, môn nổi bật là bơi thi giữa phố cổ...

6. Bản tin địa lý & giải trí:

- Các thủ đô và thành phố lớn là phải có khói bụi mịt mù, đào đường lấp cống thường xuyên và ngập lụt mỗi khi trời mua để người dân thỏa sức bơi lội. Và giống như Hà Nội, Wasinton cũng sẽ cấm online game.

- Diện tích HN lại được mở rộng lần nữa. Bạn rất có thể gặp một cô gái H'mong mang hộ khẩu Hà Nội 9.

- Dép Lào, áo 3 lỗ và nón cối trở thành xu hướng mới của giới trẻ, sẽ tràn ngâp các sàn catwalk ở Paris và Milan.

- Vàng Anh đoạt giải Oscar cho thể loại film ngắn. Việt Dart giải nam diễn viên chính xuất sắc nhất. Hoàng Thùy Linh giải thành tựu trọn đời.

- Bảo Thy lần đầu tiên đoạt giải Grammy với album Công chúa mặt ngựa.

- Trong buổi quảng bá album mới của mình, Lady Gaga đã phát biểu rằng :"Tôi là thím Hà của nước Mĩ".

- Thým Hà chính thức trở thành thần tượng mới thay thế các idol group ở HQ. Thím Vũ Hà khi vừa đáp máy bay xuống sân bay quốc tế Incheon ở Seoul Hàn Quốc thì lập tức hơn 2 triệu fan cuồng nhiệt đứng chờ sẵn từ 2 tuần trước nhào tới bu lấy anh, giấm đạp lên nhau làm hàng trăm người chết và hàng ngàn người bị thương. Ngoài ra, sau khi anh rời khỏi sân bay trong vòng vây của hơn 1000 nhân viên bảo vệ, có rất nhiều fan ôm nhau khóc cho tới khi đột quỵ mà chết. Các bạn trẻ Hàn Quốc, Trung Quốc khắc lên trán câu nói bất hủ "Nếu thế giới phản bội thým Hà, chúng tôi sẽ phản bội thế giới".

7. Bản tin đầu tư, tài chính & kinh doanh:

- Chính phủ Hồ Cẩm Đào mâu thuẫn với Quốc hội Trung Quốc sâu sắc do tranh cãi về việc xây dựng đường sắt cao tốc nối Bắc Kinh - Thượng Hải - Quảng Châu nhờ vào vốn vay ODA từ Việt Nam. Dự trù tổng số vốn vay sẽ vào khoảng 5.600 tỉ VNĐ, chiếm 80% GDP Trung Quốc.

- Cuộc cạnh tranh kéo dài cả thế kỉ giữa Coca Cola và Pepsi đã chấm dứt khi cả hai lần lượt bị mua đứt bởi Công ty Tân Hiệp Phát. Hàng loạt nhà hàng KFC bị thay thế bởi các cửa hàng Phở 24.

- Nike, Adidas tuyên bố phá sản vì ko cạnh tranh nổi và đã bị mua lại bởi Thượng Đình - thương hiệu giày VN này cho tới nay đã bán được 900tr đôi.

---
Tiếp theo chương trình là tiết mục Dự Báo Thời Tiết do bình luận viên Tạ Biên Cương thực hiện, mời quý vị theo dõi..............

@Táo xê & Táo vê

Cập nhật:

TIN VẮN HÔM NAY:
1. Thời sự - Kinh tế:

-Sân bay TSN sẽ thay thế sân bay Heathrow của London để trở thành sân bay bận rộn nhất thế giới, cùng với đà phát triển của Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không 5* đánh bật cả các đối thủ nặng ký v...d như British Airways hoặc Qatar Airways để trở thành hãng hàng không chiếm được cảm tình nhiều nhất của khách du lịch quốc tế với hàng vạn đường bay lớn nhỏ đến toàn bộ các sân bay khác của thế giới, cùng với dàn tiếp viên xinh đẹp dịu dàng và tổ lái kinh nghiệm, thêm vào đó là thực đơn phong phú ngon miệng và bổ dưỡng. Và hơn thế nữa, 90% các cơ trưởng của thế giới là người Việt Nam.

-Cũng cần phải điểm qua hoạt động chinh phục vũ trụ của con rồng thế giới thời gian qua. Các nhà khoa học của trường Đại học Bách khoa của cả HN và TpHCM đã cùng bắt tay và phát minh thành công phương pháp sửa chữa hoàn toàn vết đen trên Mặt trời, và một cách tình cờ trong giai đoạn thử nghiệm đã đồng thời tìm ra cách vá hoàn chỉnh tầng ozone của TĐ.

-Các tập đoàn HP, Asus, Dell, v.v... tuyên bố sáp nhập vào làm một với tập đoàn mẹ Mekong Xanh (thương hiệu máy vi tính trong nước)

-Tạp chí Kinh tế Cộng sản vừa công bố danh sách 100 thương hiệu lớn nhất thế giới. Diêm Thống Nhất đã phải nhường vị trí số 1 cho bột giặt Vì Dân sau 9 năm liên tiếp dẫn đầu. Xếp thứ 3 cũng là 1 cái tên rất quen thuộc đến từ Việt Nam: thuốc giun Quả Núi.

-Ông Trần Bồ Câu - chủ tịch tập đoàn pin Con Ó mới đây đã đc công nhận là tỷ phú thế giới. Như vậy đây là tỷ phú thế giới thứ 1000 mang quốc tịch Việt Nam

-Việt Nam lại tăng chuẩn nghèo. Trong vòng 5 năm tới, chuẩn nghèo mới ở Việt Nam sẽ là 300triệu đồng/người/tháng, đạt mức chuẩn nghèo cao nhất thế giới.

-Bộ xây dựng Việt Nam đã chính thức khánh thành Khu nghỉ dưỡng Moony Land đạt chuẩn 6 sao đầu tiên trên Mặt trăng

-2 tập đoạn kẹo cao su bit-ba-bon và đúp-bờ-min đang đứng bên bờ vực phá sản vì giới trẻ thế giới đang nổi lên mốt nhai Trầu cau VN , đẻ cứu lấy tình thế họ phải tung khuyến mãi giảm giá , cty tràu câu Vn đang chuẩn bị hồ sơ nộp lên WTO kiện các cty trên vì tội bán phá giá

- Cty xe ba-gác VN đã chính thức mua lại tập đoàn Fiat , toyota , mẹc-xi-đét và hãng xe bugati veron

- Tỷ giá hum nay , 1 VNĐ mua đc 100$ , giảm hơn 3$ so với hum qua

- Trà đá lại lên giá đột ngột hôm nay, người dân rất bức xúc khi giá trà đá lại tăng mà thời tiết mỗi 1 nóng hơn

- Cty Hủ tiếu gõ SG đã chính thức lên sàn chúng khoán , sau khi cửa hàng thứ 2000 đc khai trương tại chân tháp ết-phên của paris

- Hôm nay ông Nguyên Quang Huy quốc tịch VN nguyên chủ tịch tập đoàn bia Hơi sài gòn, đã chính thức thay thế ông Ban-ki-mun làm tổng thư kí liên hiệp quốc , ông Ban-lki-mun sau 1 số bê bối tình ái với Hoàng Thùy Linh dưới sức ép dư luận đã từ chức

- Nguyên Thủ tướng Hà Lan bày tỏ mong muốn thăm VN để học hỏi kinh nghiệm đắp đê ngăn lụt.

- Hàng loạt các trường đại học chuyên đào tạo theo hệ chuyên tu, tại chức của Việt Nam sẽ mọc lên tại Mỹ, Nhật, Anh... Chuyên tu và tại chức trở thành "cảnh giới" cao nhất, là điều kiện bắt buộc cho những ai muốn làm lãnh đạo.

- Hôm nay tổ chức nhân quyền thế giới có trụ sở tại VN đã công bố danh sách các nước đang ở tình trạng nhân quyền vi phạm trầm trọng , cái tên đứng đầu bảng xếp hạng vẫn không thay đổi ngoài Mỹ

- Kế hoạch 5 năm chiếm lại những vùng đã mất vào tay TQ "Tiếp bước vua Quang Trung Nguyễn Huệ" tiến triển khá thuận lợi, có thể nói trong vòng 1 năm ta đã thực hiện được 60% của kế hoạch.

- Trong khi đó, Tổng thống Hoa Kì Rabak Omaba tuyên bố học tập VN, đưa nước Mỹ theo mô hình Tư bản định hướng XHCN khiến cho mối rạn nứt của nước Mỹ từ thời nội chiến Bắc-Nam bị khơi dậy, các phe đối lập, trong đó có AmeriChoco liên tục công kích chính phủ, đòi cách mạng đua xe lật đổ Tống thống.

- Một cảnh sát Mỹ tại bang Ohio bị tình nghi gây thiệt mạng cho một người đàn ông lái ôtô không thắt dây an toàn. Vụ việc làm hàng vạn người dân hiếu kì tụ tập, một vài phần tử thuộc đảng Dân chủ kích động đập phá trụ sở Cảnh sát, an ninh được siết chặt tại khu vực, vụ việc đang được FBI điều tra.

- Cùng ngày, Hoa Kì kiện một cơ sở sản xuất bột nêm ChiDan của TQ vì lén xả nước bẩn ra sông Missisippi làm ô nhiễm trầm trọng nguồn nước.

-Nội bộ TQ chia rẽ và tranh cãi gay gắt về việc cho VN đầu tư khai thác độc quyền Boxit tại Quảng Tây.
Cùng ngày, Triều tiên hé lộ việc TQ đặt mua 6 tàu ngầm kilo.

- Tình hình Biển Đông căng thẳng, Bộ trưởng Ngoại giao TQ Tiêu Tử Cung nhấn mạnh thông điệp cho cộng đồng quốc tế rằng sẽ "không chấp nhận bất kỳ giải pháp nào có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, đồng thời có đủ khả năng để đối phó". Đây là động thái căng thẳng sau khi VN công bố các chứng cớ lịch sử về đường Lưỡi liềm bao vây biễn Đông.

- Ôi Sao Mà Chym Ta Đen - trùm khủng bố bị truy nã số 1 thế giới đã bị bắt tại Hải Phòng khi tên này có ý định trà trộn vào sân Lạch Tray xem trận đấu phân định ngôi vị quán quân V-League giữa Hải Phòng United và Quảng Ninh F.C

2.Văn hóa - Xã hội:

- Ngày xưa người ta ăn cơm Tàu ở nhà Tây lấy vợ Nhật, còn mốt ngày nay là ăn cơm cháy ở nhà sàn lấy chồng Việt

...- Đạo thờ ông bà được đề cao bởi tính chất đạo đức và thực tiễn của nó - không ràng buộc, không thờ người dưng, chỉ cần ăn ở trọn chữ hiếu với tổ tiên ông bà cha mẹ là được.

- Hoàng tử Nhật Bản trong chuyến công du sang VN đã có buổi trò chuyện thân mật với cư dân phố cổ Hà Hội để học hỏi cách bảo tồn di sản lịch sử và hòa quyện hài hòa cuộc sống đô thị với các giá trị cổ xưa.

- Theo BBCameri cho biết, Thým Hà trong liveshow Nấu-bó-đỳ bị một phần tử quá khích tên là Ný Téo xịt hơi cay vì y cho rằng Thým là văn công của VN đưa đi hủy hoại nền văn hóa Mỹ. Vụ việc trên làm hàng vạn fan trên thế giới lên án đòi xé xác Ný Téo "páo chù"

- Áo dài chính thức trở thành đồng phục bắt buộc đối với tất cả nữ sinh trung học Mỹ.

- Phim Đại chiến Bạch Đằng được công bố, sẽ chiếu rộng rãi tại các rạp trên toàn Thế giới từ tháng 8. Được đầu tư 300Tỉ VNĐ và ước tính sẽ thu về gấp 5 lần. Bộ phim lịch sử hoành tráng này được tích hợp những kĩ xảo hiện đại nhất như: 3D, nhiệt độ thực, âm thanh vòm..., khiến người xem trong rạp như được trở về quá khứ.

- Hai bộ phim đại diện cho VN tham gia Liên Hoan Phim Vietnice lần thứ 167 vào ngày 1/9 tới. Một là bộ phim "Rừng Xà nu" của đạo diễn Trần Quang. Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Trần Trung Thành. Bộ phim thứ 2 mang tên "Phong Đao kế" của đạo diễn người Nga gốc Việt Lê Ghyn.
LHP Vietnice được biết đến như một trong 3 LHP danh tiếng nhất trên thế giới, danh sách đề cử cho các giải thưởng chính của LHP sẽ được công bố vào ngày 11 tháng 9 tới.

- Lê Kiều Nha được đề cử giải Nobel văn học với tác phẩm Sợi Cáp.

- Ông Trần Tánh Kiển cũng được đề cử giải Nobel toán học với khám phá ra công thức hàm lượng phân cách tính IQ chính xác nhất thế giới và công bố một thang đếm mới cho tư duy, ông tuyên bố "Với Công thức này, các nước trên thế giới sẽ biết chỉ số IQ của dân nước mình cao bằng mấy phần của VN"
Nếu cả 2 thành công, họ sẽ là người thứ 100 của VN nhận giải thưởng cao quý này.

- Các nhà khoa học của viện VinaScience vừa thử nghiệm thành công thiết bị biến chất thải đv (Sh!t) trở thành nhiên liệu xanh. Đây sẽ là mối đe doạ thực sự cho các hãng xe hơi khi mà Việt Nam dùng xe ngựa thay thế cho dòng Ferrari và dùng xe bò thay thế cho xe Lamborghini.

- Theo thống kê của viện Ngôn ngữ học quốc tế có trụ sở tại Hà Nội, từ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới là "Vãi". Đây là một từ cảm thán cực kì thông dụng và việc ghép nó với một từ khác đã trở thành mốt trên TG. Ta có thể thấy đó rất phong phú: Vãi Hà, vãi kiệt...(tiếng Việt); Vãi God (Tiếng Anh); Vãi 民 (vãi quốc -tiếng Trung); vãi 한국 (vãi Hàn -Tiếng Hàn Quốc); vãi भारत (Vãi Ấn -Ấn độ)...

- Nhóm nghiên cứu Y học cổ truyền của MTTNCPĐ vừa tìm ra liều thuốc Bắc có thể chữa các bệnh về não như: liệt não, bại não, cạn não, hoang tưởng, tự kỉ... Và họ tiến hành thí nghiệm trên loại trùng kí sinh biến đổi ghen mới nhất mang tên V-choKo (lai tạp và gây đột biến từ con rận), thí nghiệm đã thu được kết quả rất khả quan, tuy nhiên còn phải khắc phục nhiều vì tỉ lệ thành công là 100% nếu bệnh nhân sống sót qua giai đoạn sốc thuốc, nhưng tỉ lệ tử vong do sốc thuốc lại khá cao (~30%)...
Đây là một bước đột phá cho công nghệ chữa các bệnh về não thông qua công nghệ Gen&Đông y của Thế Giới.

- Sau loạt vòng luân lưu tối qua ở tứ kết , 2 cái tên quen thuộc đã lọt vào vòng chung kết WC đó là Lào và Việt nam

- Cầu thủ ronando đã chính thức đc huấn luận viên lê huỳnh đức cho đá dự bị vì k đủ thể lực và kinh nghiệm khi đá trong đội hinh SHB Đà nẵng

.......
@Táo Xê & Táo Vê