Thứ Năm, 25 tháng 12, 2008

Tại sao tiền lương công chức lại thấp???

Có đứa em nó bảo vào blog nó đọc cái bài hay lắm, tưởng của ai hóa ra là của bác Vũ Quang Việt. Đọc xong bài này rồi thì thấy rằng về mặt lý thuyết bác đúng một vài điểm nhưng quả thật là thiếu thực tế Việt Nam. Về mặt chính sách vĩ mô thì cũng có thể bác đúng nhưng lại chưa bắt đúng căn bệnh của tiền lương công chức Nhà nước ở Việt Nam.

Các câu hỏi đặt ra là: Vậy thì lương công chức VN có thấp không? Ngân sách Nhà nước dành cho lương như thế là đã lớn chưa? Có nhất thiết phải tăng ngân sách cho lương không?

Đúng thực tế là tiền lương công chức Nhà nước ở VN thấp, phải nói là rất thấp. Cứ đơn giản như một em sinh viên Đại học sau 5 năm (có trường 4 năm, có trường 6-7 năm) ra trường với mức lương khởi điểm là chưa đến 2 triệu đồng thì có đủ tiền chi tiêu trong cả tháng không ? Câu trả lời chắc chắn là: Không bao giờ đủ.

Ngân sách Nhà nước dành cho lương công chức Nhà nước như thế đã lớn chưa: Bác Vũ Quang Việt đã trả lời câu hỏi ấy, chắc em chẳng cần nêu lại làm gì, vì "trình" em sao đọ đuợc với bác Việt.

Có nhất thiết phải tăng chi ngân sách Nhà nước cho lương công chức không: Câu trả lời của em là vừa có vừa không...hê hê. Có bởi vì tăng thì cũng tốt những người ăn lương Nhà nước sẽ có thêm thu nhập chính đáng.

Vậy tại sao lại không cần tăng ngân sách chi trả cho lương công chức Nhà nước?

Đơn giản thôi ạ, bác Vũ Thành Tự Anh vừa có một ý nêu lên trong cái bài viết đăng trên TBKTSG rồi đấy ạ, em xin trích: "Sau hơn hai mươi năm đổi mới, vai trò của Nhà nước đã có những thay đổi quan trọng. Nhà nước giờ đây đã trở nên ít “toàn năng” hơn sau khi tự hạn chế sự can thiệp của mình vào đời sống kinh tế và xã hội của đất nước. Cơ cấu sở hữu của nền kinh tế cũng đã thay đổi một cách cơ bản với sự bừng nở của khu vực kinh tế dân doanh và sự tham gia mạnh mẽ của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài - cùng nhau đóng góp tới hai phần ba GDP của đất nước. Khu vực dân sự cũng dần được phát triển và chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng của mình trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Mặc dù đã có những điều chỉnh đầy ý nghĩa như vậy nhưng vai trò của Nhà nước hiện nay vẫn còn quá ôm đồm, và điều này làm cho Nhà nước bị quá tải. Không những thế, ở Việt Nam tồn tại tình trạng vừa quá nhiều, vừa quá ít nhà nước.

Cái mà bác Vũ Thành Tự Anh gọi là "vai trò của nhà nước vẫn còn quá ôm đồm" ấy thực chất chính là do công chức Nhà nước làm ra đấy ạ.

Cá nhân em nghĩ đây mới chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Tại sao vậy ? Đơn giản bởi vai trò của Nhà nước thực ra chính là vai trò của các cá nhân làm nên chính sách Nhà nước. Các cá nhân cấp cao thì dựa trên sự tham mưu của cá nhân cấp dưới, các cá nhân cấp dưới lại dựa trên "lợi ích của cá nhân mình", "lợi ích của nhóm mình đang phục vụ"...để đưa ra những tham mưu về chính sách. Họa chăng có được vài người dựa trên lợi ích cao hơn là của đất nước thì hoặc là bị "trói" bởi vòng quay của các "lợi ích cá nhân" và "lợi ích nhóm mà mình đang phục vụ" hoặc tiếng nói của họ lọt thỏm giữa không trung, chẳng để lại tiếng vang nào. Ví dụ đơn giản cho dễ hiểu nhé: Vấn đề quảng cáo trên báo chí in được quy định là không quá 10% số trang báo, hoặc nếu muốn in nhiều số trang quảng cáo hơn thì phải xin giấy phép. Câu hỏi đặt ra là: Vậy Bộ VHTT và nay là Bộ TT&TT đâu có cần phải quan tâm là báo có bao nhiêu trang quảng cáo để làm gì? Người đọc báo mới phải quan tâm hơn chứ? Nếu quảng cáo nhiều thì thu thuế nhiều, có lợi cho ngân sách Nhà nước cơ mà? Câu trả lời lập tức có ngay: Đó là vì cái giấy phép ấy nó đem lại lợi ích cho một vài cá nhân, một vài nhóm lợi ích trong Bộ TT&TT nên họ nhất định không bỏ với lý do "quảng cáo nhiều hơn nội dung sẽ khiến tờ báo xấu xí, ảnh hưởng đến người đọc....Đây chính là hình thức tiêu biểu cho loại hình: Quản lý cũng được mà không quản lý cũng được. Loại hình quản lý này xuất hiện vô số trong các cơ quan quản lý Nhà nước, nhất là ở các bộ ngành. Chỉ có điều nó biến tướng khác nhau mà thôi.

Vậy giải pháp là gì? Trước tiên Nhà nước cứ mạnh tay cắt giảm quyền hành của các Bộ ngành trong các cơ quan Nhà nước đi đã, loại bỏ hẳn hoặc giao cho tư nhân tham gia vào làm những công việc mà "Nhà nước làm cũng được mà không làm cũng được" (kiểu như Công chứng tư) đi thì lập tức sẽ xuất hiện ngay lực lượng lao động dư thừa ở trong bộ máy. Việc giảm lực lượng lao động thừa này thì cũng đơn giản bằng cách đừng tuyển thêm nữa, cứ "ốm thay già thải" thôi là xong. Với con mắt của cá nhân em thì sau khi giảm bớt quyền hành của các cơ quan Nhà nước đi thì ít nhất cũng sẽ bớt được ½ công chức. Vẫn cái số tiền ngân sách dành cho lương ấy mà tỉ lệ chia cho công chức ít đi thì rõ ràng là lương sẽ tăng lên. Nếu có điều kiện thì Nhà nước không chỉ chăm lo đến đời sống của công chức mà có thể chăm lo cả đến từng thành viên gia đình công chức như: y tế, giáo dục, tiêu dùng...Tất nhiên đi kèm với quyền lợi phải là những ràng buộc nghiêm khắc: ăn hối lộ - nghỉ; vòi vĩnh – nghỉ; lợi dụng quyền hạn – nghỉ....

Vấn đề của mọi vấn đề lại trở về cái gọi là "sở hữu" và "lợi ích" cá nhân. Em sẽ trở lại vấn đề này khi nào có dịp bức xúc!

Ông Cục trưởng đã trả lời như thế!!!

Thật ngạc nhiên và bất ngờ, ông Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh truyền hình và Internet, Bộ Thông tin-Truyền thông lại có thể trả lời phỏng vấn như vậy! Với cách trả lời như vậy (và nếu đúng là ông đã trả lời như vậy) thì có nghĩa là ông chẳng hiểu gì về blog cả. Việc trước tiên phải nó là cái “Thông tư 07 về quản lý blog mà Bộ Thông tin-Truyền thông vừa ban hành” thực sự là không cần thiết, nó quá thừa! Đúng như có lần ông Lê Mạnh Hà đã trả lời phỏng vấn báo SGGP, ngộ nhỡ sau này các nhà cung cấp dịch vụ mạng không gọi blog là blog nữa thì cái thông tư ấy vứt đi à ? Sao tự nhiên lại đi vào quản lý một cách hình thức như vậy mà đáng nhẽ ra phải đi thẳng vào quản lý cái “bản chất” của blog là nội dung ? Và thực tế thì tất cả những văn bản pháp luật hiện hành đã có thừa những chế tài đối với cái “bản chất của blog” rồi còn gì ? Này nhé: Luật Dân sự, Luật Kinh tế, Luật Hình sự....đủ cả đấy thôi, sắm thêm làm gì???

Anyway, quay lại với những câu trả lời của ông Cục trưởng:

“...chủ blog cũng phải chịu trách nhiệm khi để friend viết comment có nội dung vi phạm pháp luật....” => Ơ hay, “thằng bạn” ấy nó vào một ngày đẹp giời nó hâm lên thì làm sao tui biết được hả giời ??? Bỗng nhiên nó kẹt tiền làm liều mà chỉ vì là bạn với nó tui cũng bị liên đới trách nhiệm à? Vào cái lúc nó comment thì tui đang du hí với bồ ở ngoài đảo không có mạng Internet thì nên không xóa comment của nó thì sao? => Luật ấy là luật rừng!

“...chủ nhân của blog vẫn phải chịu trách nhiệm về việc để cho mật khẩu bị đánh cắp...” => Toi thật rồi, nhà em bị trộm vào phá khóa mở cửa lấy đi hết đồ đạc...rồi chúng nó bỏ mấy cái tài liệu phản động trong nhà. Em báo các bác công an, các bác ấy đến khám nghiệm hiện trường xong thì bắt em luôn vì tội phản động, lưu trữ các tài liệu chống phá nhà nước....Mà em thì trước đến nay vẫn hoàn toàn trong sạch. => Luật ấy là luật rừng!

“...Thông tư chỉ là văn bản hướng dẫn “lối đi” cho người sử dụng, giúp người sử dụng tham gia môi trường Internet lành mạnh, lâu dài và hiểu được trách nhiệm cá nhân đến đâu...” => Quái lạ cái bác này, muốn "hướng dẫn lối đi " thì phải làm cách khác chứ sao lại chọn cách làm ấu trĩ này. Học bà con nông dân đi nhá: Muốn diệt cỏ thì phải trồng cây, cây mọc tốt thì cỏ dại mới không phát triển được.

Túm lại là bác chả hiểu gì về Blog nói riêng, CNTT nói chung và thứ to tát hơn tí nữa là đếch có tư duy khoa học trong cung cách làm việc.

Bài phỏng vấn ấy đây!


* Đọc thêm bài phỏng vấn ông Lê Mạnh Hà - Giám đốc Sở TT&TT Tp.HCM: Ra thông tư quản lý blog: Không khả thi!

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2008

Tổng hợp và phân tích thông tin

Lướt qua blog bác Đông A thấy có ý nói về việc “Xây dựng được lý thuyết liên kết các thông tin rời rạc” rất hay. Thực ra, nghĩ cho cùng thì đấy chẳng qua là việc tổng hợp và phân tích thông tin. Nếu nhớ không lầm thì trong chiến tranh thế giới thứ 2 cũng đã từng có 1 việc tổng hợp và phân tích thông tin của một người khiến Hitle phải sững sờ triệu tập ông ta đến và yêu cầu cung cấp người đã cung cấp thông tin về quân đội Đức. Ông kia đã trả lời rất đơn giản bằng cách lấy toàn bộ những tờ báo đăng tin bài về lực lượng quân đội Đức ra và đưa cho Hitle, bởi trong một quá trình dài ông kia đã thu thập, tổng hợp và phân tích các thông tin về lực lượng quân sự của Hitle trên các báo để từ đó có được con số tương đối chính xác. Việc này thực chất chính là “tình báo phân tích, tình báo chiến lược” mà quốc gia nào cũng có nhưng vấn đề là quy mô, mức độ và khả năng thực hiện đến đâu thôi.

Trong thời đại CNTT hiện nay, thực hiện công việc tổng hợp thông tin có điều kiện dễ dàng hơn rất nhiều với Google cũng như các công cụ tìm kiếm khác. Vấn đề khó nhất đó chính là phân tích thông tin. Làm sao để phân biệt được thông tin thật – giả, dựa trên những tờ báo có uy tín lớn thì điều ấy là tất yếu nhưng nếu bỏ sót các nguồn dữ liệu khác thì sẽ là thiếu sót bởi các kênh thông tin khác cũng có những giá trị nhất định. Bên cạnh các công cụ hỗ trợ như máy tính, phần mềm thì việc tổng hợp và phân tích các thông tin không chính thống chủ yếu dựa vào con người có kỹ năng cơ bản tốt, hiểu biết sâu và rộng về các lĩnh vực và quan trọng nhất có lẽ chính là sự “nhạy cảm” với thông tin.

Lúc nào rảnh nữa sẽ nghĩ và viết thêm về tổng hợp và phân tích thông tin.

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2008

Câu chuyện cô bé Quàng khăn đỏ - Thời hiện đại


Cô bé quàng khăn đỏ


Xưa kia khăn đỏ bé con

Giờ đây em lớn , em ngon quá trời

Hôm nay bà ốm mất rồi

Em đọc blog thấy lời bà em

Cháu ơi bà muốn ăn kem

Đi mua nhanh nhé rồi đem cho bà

Mua thêm cả bánh nữa nha

Rồi mang sang nhá , để bà còn ăn

Lúc đầu em cũng lăn tăn

Tiền thì hơi ít , bà ăn hơi nhiều

Thôi thì còn có bao nhiêu

Mua cho bà hết , biết điều thì hơn

* *

Khăn đỏ lòng dạ bồn chồn

Vừa đi vừa bấm nhắn tin cho bà

Mà đường thì rất là xa

Phải qua ngõ ngách rất là khó khăn

Bỗng gặp con sói đói ăn

Đang nằm đói rét đắp chăn 1 mình

Thấy khăn đỏ quá là xinh

Con ngươi bỗng chốc thành hình trái tim

Sói liền giả bộ đau ‘tim’

Kêu là thảm thiết , bé liền hỏi thăm

Anh ơi có đau lắm hông

Đưa em xoa giúp , em hok lấy tiền

Sói già chột dạ ; đau tim

Số đen lại gặp con điên mất rồi

Cám ơn thôi khỏi em ơi

Anh đây khỏe lắm , tí rồi hết ngay

Thế em con gái nhà ai

Đi đâu mà chẳng thấy trai đi cùng

Về nhà anh tí ko cưng

Khăn đỏ : Thôi chẳng cùng đường đâu anh

Bà em đang ốm mà anh

Em đang mang bánh , tàu nhanh cho bà

Nói rồi nhả số nhấn ga

Nàng đi để lại sói ta thẫn thờ

ĐM cái con ất ơ

Yết kiêu cả bố , mày chờ đấy con !

Sói đi đường tắt nhanh hơn

Đến nhà bà trước , sói nhòm qua khe

Bà đang ngồi chat say mê

Mặt thì tươi tỉnh , ko hề ốm đau

Sói liền gõ cửa hồi lâu

Bà chẳng thèm mở , kêu đau trong nhà

Sói chửi : ĐM nhà bà

Mở nhanh tao đốt cả nhà mày ra

Bà vội mở cửa xin tha

Sói vào , chợt thấy là bà cũng xinh ...

Này... đừng có nghĩ linh tinh...

.........

...Thịt xong chưa hết bực mình

Trèo ngay lên đệm nằm rình con kia



* *

Khăn đỏ lúc đóa mới về

Nhẹ nhàng tình củm , cháu nè bà ơi

Sói chửi thầm : Con dở hơi

Bé ngoan đấy hả , lại ngồi xuống đây

Bà ơi cháu bảo bà này

Lúc nãy cháu gặp thằng GAY bà à

Giữa đường giữa chợ ôm cà

Thế rồi rên rỉ , đúng là thằng hâm

Sói : này cháu đừng có nhầm

Người ta như thế , hâm hâm cái gì

Khăn đỏ bỗng thấy nghi nghi

Người bà ... tất cả , cái gì cũng to

Khăn đỏ bỗng thấy lo lo

Rút phone ra nhắn gọi bồ đến ngay

Sói thì sói vẫn ko hay

Người yêu khăn đỏ , suốt ngày đi săn

Sói liền khẽ khẽ mở chăn

Thò tay ra khẽ bóp chân cô nàng

Khăn đỏ rụt lại vội vàng

Bà ơi cháu dek phải hàng đâu nha

Cháu ơi bà thương cháu mà

Cháu cho bà bóp , bà xoa tí nào

...

Vừa hay có kẻ bước vào

Người yêu tao đó , thằng nào muốn xoa

Khăn đỏ thấy vậy khóc òa

Anh ơi thằng chóa bắt bà của em

Thợ săn chẳng nói gì thêm

Rút ngay quả súng bắn liền 2 băng

Sói kia ko kịp chạy nhanh

Ăn 2 phát séng... lăn quay tức thì...

(Hàng sưu tầm)