Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2008

Entry for May 30, 2008 - Đọc báo - Văn hoá

"...Để một con người già đi về suy nghĩ cũng như hình dáng, đó không phải là công việc mà con người cần phải cố gắng, nó là chuỗi tự nhiên. Chỉ có nỗ lực làm trẻ lại của ông già mới khó, mới phải cố gắng, còn người trẻ thì luôn luôn có cơ may già đi, không việc gì phải cố cả. Một con người suy ngẫm và dằn vặt sẽ là một tai nạn hơn là niềm vui thú. Tôi không bao giờ chủ đích trở thành như thế. Cũng không có chủ đích để trẻ lại. Chẳng qua, khi viết cho thiếu nhi thì không thể bằng tâm hồn của một ông già...." ( Nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần trả lời phỏng vấn trong bài "Không thể viết cho thiếu nhi bằng tâm hồn của ông già" đăng trên báo CAND).

"...trí thức là người truyền bá tư tưởng, ý tưởng. Ý tưởng đó có thể là của chính họ (khi đó họ là các nhà tư tưởng đích thực) hay là các ý tưởng của những người khác mà họ coi là của mình (khi đó họ là những người bán ý tưởng của người khác). Họ truyền bá ý tưởng cho những người khác và muốn những người này chịu ảnh hưởng của các ý tưởng đó trong hoạt động của mình. Họ tạo dư luận...Như thế các nhà giáo, các nhà văn, nhà báo, văn nghệ sĩ, các nhà khoa học, các nhà hoạt động chính trị và một số nhà kỹ thuật, v.v... là những trí thức phù hợp với cách hiểu thông thường. Cho đến đây chúng ta vẫn chưa đưa ra phán xét giá trị (tốt-xấu; tiến bộ-phản động; v.v...) nào đối với khái niệm trí thức cả. Vì không gắn phán xét giá trị với khái niệm nên nó đủ rộng để phân tích (không chỉ bó hẹp ở những người "ưu tú", "tiến bộ" hay "yêu chủ nghĩa xã hội" như có người kiến nghị). Dân chủ, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, khuyến khích tranh luận, sự khoan dung, sự chấp nhận những ý kiến khác nhau là những điều kiện tiên quyết để phát triển tầng lớp trí thức mạnh nhằm góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá...." (Tiến sỹ Nguyễn Quang A "Luận bàn về trí thức" trên báo Lao Động).

"...Mặt bằng học vấn của họ có thể cao hơn thế hệ cha anh họ, nhưng tình yêu với văn chương, cái tinh thần ham đọc, sự háo hức của họ khi đi tìm sách hoặc sự vồ vập của họ trước cuốn sách đang cầm trên tay thì rõ ràng đã "tụt" thê thảm so với trước (đáng buồn là trong số đó không ít người đang hoạt động trong các ngành Văn hóa). Tôi không có tham vọng giải thích cho ra nguồn cơn chuyện này mà chỉ muốn nhấn mạnh rằng, trong bối cảnh sự "khô đạo" với văn chương đã ở mức báo động như vậy, thì mơ ước về một lực lượng hùng hậu của những người trẻ tuổi tham gia viết phê bình văn học sẽ chỉ là một mơ ước hão huyền. Bởi, nhà phê bình văn học trước hết phải là một người đọc chung thủy và đầy say mê với văn chương, như một người tình. Không thể khác thế...." (Bài viết "Phê bình văn học: Thiếu vắng những người trẻ" đăng trên báo ANTG cuối tháng).

"...Đội ngũ diễn viên trẻ hiện nay đa số đều là tay ngang, xuất thân từ người mẫu hay từ các cuộc thi tuyển diễn viên triển vọng, các cuộc casting diễn viên “bỏ túi”. Có không ít người không nắm được những kỹ năng cơ bản về diễn xuất, không có khả năng đọc hiểu kịch bản, lời thoại, phân tích tâm lý nhân vật...Tại các “lò” đào tạo chuyên nghiệp như Trường Đại học sân khấu và điện ảnh Hà Nội và Trường Cao đẳng sâu khấu điện ảnh TP.HCM, cũng hiếm diễn viên có thể tỏa sáng được. Các “lò” khác như Thăng Long Film, Á Đông, Vietfilm, Vietcast, MTS, Lý Nhã Kỳ... phần lớn chỉ dạy các học viên một số kỹ năng diễn xuất, sau đó ... giới thiệu họ với các đơn vị sản xuất.Các đơn vị sản xuất có chọn được hay không còn phải tùy thuộc nhiều yếu tố, nhiều diễn viên sau khi học xong, thi tuyển vào các phim đều “rớt” như sung. Trong thời đại ăn nhanh, làm nhanh, sống nhanh, nhiều khi đạo diễn cũng lười “chăm chút, chỉ bảo” cho diễn viên mới, họ đều quen... ăn xổi nên các vai diễn vì thế kém thuyết phục, các diễn viên mới gần như không tạo được những hình tượng trên màn ảnh mà thế hệ trước họ đã làm được. Nhiều người trong và ngoài nghề quan tâm đến nền điện ảnh nước nhà đều phải thốt lên, điện ảnh Việt đang khát diễn viên trầm trọng, nếu không có kế hoạch dài hơn sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng diễn viên." (Bài viết "Bi kịch hàng đầu của phim truyền hình" đăng trên báo Kinh tế và Đô Thị).

"...khi chọn lựa các bài viết lẻ vào cùng một tập sách, đáng ra người biên soạn phải có cái nhìn bao quát toàn tập và phải kiểm soát được những thông tin chính yếu liên quan đến tác giả và thân nhân của họ. Nếu như trước đây, để biên soạn một cuốn sách, các soạn giả phải rất công phu tìm kiếm tài liệu, thậm chí còn phải xuôi Nam ngược Bắc, chép tay từ những bản lưu trữ ở các thư viện, kể cả sao chụp ở những thư viện nước ngoài, thì hiện nay, với sự hỗ trợ của các phương tiện khoa học kỹ thuật, thao tác này trở nên giản tiện hơn nhiều. Bù vào đó, các soạn giả phải thể hiện được quan điểm của mình, sự nghiêm túc trong mặt thu thập tư liệu thông qua việc chú giải, hiệu đính những điều chưa được chuẩn mực về mặt thông tin ở từng bài viết đơn lẻ của các tác giả (nếu có). Tiếc thay, điều mà các độc giả đòi hỏi họ nhất thiết phải có ấy lại là khâu yếu nhất của các soạn giả ngày nay. (Bài viết "Thị trường xuất bản: Người “biên soạn” nhiều, người “hiệu đính” ít đăng trên Tạp chí Văn nghệ Công An).

"...Không thể phủ nhận những đóng góp khá thành công của những bộ phim là sản phẩm của sự hợp tác, nhất là những phim truyện nhựa được làm một cách nghiêm túc, công phu, tốn kém và tất nhiên là chuyên nghiệp. Một số phim theo cách riêng đã ra được với thế giới, góp phần quảng bá cho đất nước, con người, văn hóa và lịch sử Việt Nam....Những lo ngại về sự "hòa tan" chỉ thực sự xuất hiện khi làn sóng hợp tác với Hàn Quốc liên tục "đổ bộ" vào Việt Nam. Hai bộ phim truyền hình dài tập "Lẵng hoa tình yêu" và "Mùi ngò gai" được xem đậm đặc mùi... kim chi của Hàn Quốc với những cảnh yêu đương lãng mạn, rồi đẫm nước mắt pha chút hài hước... Trào lưu "Hàn Quốc hóa" vì thế không còn là tín hiệu vui cho điện ảnh nước nhà nữa mà còn là tiếng còi báo động....Nếu hợp tác là để những bộ phim Việt ra đời lại giông giống phim Hàn, hao hao Trung Quốc đại lục, lại có nét của cộng đồng Pháp ngữ thì thực sự họ đang đưa điện ảnh Việt Nam về đâu?" (Bài viết "Phim hợp tác với nước ngoài: Hương đồng gió nội bay đi… rất nhiều" đăng trên Tạp chí Văn nghệ CAND).

"...Cơn sốt bán tranh đã khiến cho thị trường mỹ thuật Việt Nam hiện nay bị xáo trộn, người ta khó có thể nhận ra đâu là tranh thật, đâu là tranh giả, đâu là hoạ sĩ chuyên nghiệp và hoạ sĩ nghiệp dư. Trên thực tế ở nước ngoài sự phân biệt đẳng cấp trong giới hội hoạ rất rõ ràng, còn ở Việt Nam ranh giới này còn quá mơ hồ khiến cho không ít nghệ sĩ làm thật lại ăn giả mà người làm giả lại ăn thật. Rất nhiều tác phẩm, là những đứa con tinh thần được nung nấu hàng mấy năm trời, được chắt lọc từ trái tim tâm huyết của người nghệ sĩ nhưng khi ra thị trường lại ít được chú ý. Không phải vì tác phẩm ấy quá cao siêu mà do ở ta chưa có thị trường tranh chuyên nghiệp nên chưa có đất để tác phẩm nghệ thuật đích thực đến với công chúng. Trong khi đó, nhìn vào các Gallery hiện nay hàng loạt những tranh chép sặc sỡ, trùng lặp được bày bán, chỉ cần có một bức tranh nào bán chạy, lập tức chủ kinh doanh đặt hàng hoạ sĩ “tới tấp” vẽ những tác phẩm tương tự để cung cấp cho khách hàng. Vô hình chung, họ là tác nhân “bào mòn” nội lực của người hoạ sĩ. Điều đó khiến cho nghệ sĩ làm nghệ thuật chân chính cảm thấy ngao ngán, bất lực...." (Bài viết "Thị trường tranh Việt Nam: Cần những “cú hích” đồng loạt" đăng trên báo điện tử Tổ Quốc).

"...Hiện nay các sinh viên học nhạc cụ dân tộc còn “lười động não” trong việc tìm hiểu, nghiên cứu các phong cách âm nhạc dân gian, âm nhạc của các vùng miền trong cả nuớc. Chính vì ít đi điền dã, ít thời gian mày mò nên sinh viên chưa tiếp cận nhiều các “ngón nghề” của các nghệ nhân lão thành và ít người phát lộ thành những tài năng thực thụ như các loại hình âm nhạc khác. Nhiều người lại quá lạm dụng kỹ thuật diễn tấu, áp đặt vào cây đàn tộc, biến đổi hình thúc vốn có của nó đã làm mất đi giá trị và vẻ đẹp đích thực của từng cây đàn, không tạo nên những âm sắc dân tộc theo đúng nghĩa. Do đó việc kết hợp một cách khôn khéo giữa công nghệ hiện đại, sự phối hợp ăn ý giữa nhạc sĩ và nghệ sĩ biểu diễn sẽ tạo nên diện mạo mới cho nền âm nhạc truyền thống....Một thực tế hiện nay việc đào tạo sinh viên chơi nhạc cụ dân tộc còn dàn trải và quá nhiều tham vọng của nhà giáo dục. Các nhà khoa học, nghệ sĩ, thậm chí nhiều nhà giáo không tán thành với chương trình đào tạo đã tồn tại hơn 10 năm nay, đó là việc cùng một lúc các nghệ sĩ được đào tạo nhiều loại đàn như nhau. Thậm chí với nhạc cụ chính một tuần sinh viên chỉ được học một tiết bằng số tiết với nhạc cụ phụ. Với cách sắp xếp chương trình như vậy làm sao sinh viên có đủ thời gian, tâm sức để đầu tư luyện tập cho việc chơi đàn thành thục, chưa nói đến việc phát triển tài năng để các em có thể biểu diễn ở mức độ “điêu luyện”....(Bài viết "Nhạc cụ dân tộc: Bức tranh còn thiếu gam sáng?" đăng trên báo điện tử Tổ Quốc).

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2008

Biến đổi khí hậu không đồng nghĩa với trái đất ấm dần lên

Không thể phủ nhận việc biến đổi khí hậu đang diễn ra trên một phạm vi lớn và những tác động của nó khiến nhiều quốc gia đang vạch ra những chính sách mang tầm chiến lược. Thế nhưng việc lạm dụng cụm từ climate change, sự nhầm lẫn khi cho rằng climate change = global warming và những quyết định vội vã khiến người nghèo bị ảnh hưởng nặng nề thì không được báo chí và dự luận đề cập đến một cách đầy đủ.

Xin bắt đầu từ vị thế của báo chí

Nếu coi tổng số các nhà khoa học là 100% thì số lượng người cho rằng climate change = global warming chiếm tới 80%, chỉ có chưa đầy 4% phủ nhận giả thuyết và 16% nhìn vấn đề qua con mắt 2 chiều. Và báo chí cũng như các phương tiện thông tin đại chúng thường đi vào những vấn đề “nóng” những điều mà số đông tin và quan tâm. Viewers nghe và tin tưởng bởi hàng loạt các phóng sự, các chương trình,các khẩu ngữ và tờ báo, NHƯNG….

….

I. Climate change doesnot mean global warming/Biển đổi khí hậu không có nghĩa là trái đất đang dần nóng lên

Xuất phát từ chính nghĩa đen của cụm từ climate change mà chúng ta đang nhắc đến, thay đổi khí hậu mang đúng nghĩa là biến đổi – có nghĩa có thể nóng lên và nguội đi. Cuộc tranh luận đúng sai của statement này đã nảy sinh ngay từ khi khái niệm global warming được bàn thảo song có lẽ chính bởi 80% các nhà khoa học là một con số quá áp đảo mà lời cảnh tỉnh mới được hâm nóng trở lại chỉ trong những tháng gần đây. Giáo sư Bob Carter, người làm đề tài tiến sỹ của mình từ 30 năm về hiện tượng băng giá và ấm lên của trái đất – một nhà giáo và một nhà khoa học nổi tiếng hàng đầu đã chỉ rõ rất có thể điều mà chúng ta lo ngại rằng trái đất đang bị nóng dần lên ko xảy ra trong khi điều chúng ta ko chuẩn bị nhất là nhiệt độ trái đất giảm lại có thể là sự thật (Xem Onlive với Bob ở Kênh truyền hình New Zealand tại đây http://www.youtube.com/watch?v=hgaeyMa3jyU). Nói một cách ngắn gọn, hiện nay các nhà khoa học chỉ đưa ra các mô hình dự đoán song lại ko có cách thức nào để cân, đo đong đếm tất cả các yếu tố đang xảy ra. Việc kết luận trái đất đang nóng lên là quá vội vàng và thiếu cẩn trọng trong khi khả năng chúng ta có thể đối mặt với thảm họa khốc liệt hơn là trở về thời kỳ băng giá lại ko được đề cập đến.

Cũng ngày 30 tháng 4 năm 2008, CCNet cũng đã trích dẫn không sai một chữ từ bản báo cáo của một nhà khoa học của NASA dưới đây:

The Pacific Decadal Oscillation (PDO) shifts during the past century were: Sự thay thay đổi nhiệt độ dài hạn ở Thái Bình Dương (dao động mang lại thay đổi ở các vùng nước lạnh và nước nóng) đã diễn ra như sau.

Before 1900, PDO was in cool phrase- Trước năm 1900, PDO ở tình trạng lạnh

In 1905, PDO switched to a warm phrase- Năm 1905, PDO chuyển sang thời kỳ ấm

In 1946, PDO switched to a cool phrase- Năm 1946, PDO chuyển sang thời kỳ lạnh

In 1977, PDO switched to a warm phrase- Năm 1977, PDO chuyển sang thời kỳ ấm

..

(Các ảnh vệ tinh cũng như các số liệu khí tượng thủy văn khẳng định thông số này + báo cáo đầy đủ có thể được download tại www.earthobservatory.nasa.gov/newsroom/newimages/images.php3?img_id=18012)

Điều này có nghĩa là gì ?

  • Mặt trời, chứ không phải CO2 điều khiển nhiệt độ của trái đất. Buôn thêm một chút Tòa Án và Quốc Hội của UK đã nghiêm cấm bộ chiếu film Inconvenient Truth của bác Albert Gore cho trẻ em sau khi phát hiện ra 9 lỗi “chết người” và 26 lỗi “không thể tha thứ” trong đó lỗi số 4 chính là việc Gore hùng hồn tuyên bố CO2 làm thay đổi nhiệt độ. Tòa án cũng chỉ rõ nếu có công chiếu thì thay vì việc để yên cho các bạn trẻ xem, các thầy cô giáo và cha mẹ phải chỉ rõ 35 lỗi đó để trẻ em hiểu rõ khoa học không phải là một trò đùa của số đông.
  • Hiện tượng trái đất nóng lên đã có từ hơn 100 năm trước, ngay cả khi con người chưa hề tác động dữ dội. Việc đổ lỗi cho con người gây ô nhiễm bầu khí quyển, dẫn đến việc thay đổi khí hậu của trái đất là không hoàn toàn đầy đủ. Rất nhiều các yếu tố tự nhiên và dòng chảy đại dương khác cũng là nhân tố khiến nhiệt độ biến đổi và việc khăng khăng chỉ ra 1 hạt táo làm mất đi sự suy xét phức tạp của một rừng táo. Các nhà khoa học chỉ nằm trong số 4% cũng tỏ ra vô cùng lo lắng khi các chính sách chuyển đổi việc trồng lương thực sang việc trồng các loài cây có khả năng cung cấp năng lượng, dẫn tới việc tăng giá thực phẩm, dầu khí chỉ đẩy tình trạng đói nghèo và các nước phát triển sang một thảm họa mới trong khi các nước giàu thì “chả hề hấn gì” thậm chí còn “giàu hơn nhiều”.
  • ..

Thank about this, friends!!!

II. Những con số và những ủy ban….choáng váng…

Chắc bạn đang thắc mắc ? Khỉ thế, thế những con số dự đoán và các mô hình mà thế giới truyền thông và các nhà khoa học lấy ở đâu ra ? Họ không đáng tin cậy ư ? Câu trả lời sẽ chỉ là một cái nhìn đầy lo lắng. McLean đã viết một bài thảo luận rất hay có tiêu đề : Peer Review? What Peer Review? Failures of scrutiny in the UN's Fourth Assessment Report (Available at: http://scienceandpublicpolicy.org/sppi_originals/peerreview.html)- Biên tập khoa học ? Thế nào là biên tập khoa học ? Những sai lầm cơ bản trong báo cáo đánh giá số 4 của UN. (Thảo luận một chút về mục đích của peer review – khi viết một bài báo khoa học – để có thể chứng minh và thuyết phục được tính trung thực, chính xác của thông tin đưa ra, người viết phải gửi cho một nhóm các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đánh giá. Họ sẽ chà xát từng câu, từng chữ để khẳng định tính scientific base. Phải đủ số lượng các nhà khoa học đồng ý rằng báo cáo đó chính xác, từ A tới Z báo cáo phải được xem xét thì artiles mới được approve.

Trong bản báo cáo, Mclean đã trích dẫn nhưng con số choáng váng mà IPCC (International Panel for Climate change- Ủy Ban Liên Chính Phủ và biến đổi khí hậu), một trong những nguồn cung cấp thông tin và các con số dự tính, đánh giá và báo cáo về biến đổi khí hậu mà hàng tỉ người trích dẫn trong báo cáo, nghiên cứu, báo chí, TV, radio thường tin và đặt trọn niềm tin. Mclean viết:

Tổng cộng có 308 chuyên gia được mời để đánh giá và xem xét bản thảo số 2 của báo cáo- bản thảo xương cốt của nghiên cứu nhưng chỉ có 32 chuyên gia gửi lời nhận xét nhiều hơn 3 chương và 5 chuyên gia xem xét và đánh giá hết cả 11 chương.

Ở một góc cạnh khác, 143 chuyên gia (46%) chỉ góp ý cho 1 chương và 71 người (23%) xem xét hơn 2 chương. Điều này có thể được chấp nhận nếu họ đưa ra các lời nhận xét chi tiết nhưng lưu ý là có 53 trong tổng số 214 chuyên gia chỉ đưa ra có 5 nhận xét và 28 người chỉ đưa ra có 3 ý kiến. Số lượng người chỉ có 1 comment cho mỗi chương chiếm từ 12.6% cho tới 32% (gần 1/3 số chuyên gia).

..

Không đủ số lượng và chất lượng, sao có thể gọi là peer-review được nhỉ ? Chắc cả nhà đang bảo – thì vì báo cáo quá tốt nên chắng có gì để comment. À, McLean viết tiếp thế này nhớ:
..
Nhận xét của các chuyên gia thật là đa dạng và dưới nhiều hình thức. Nhiều nhận xét chỉ sửa lỗi….chính tả và ngữ pháp, một số khác chỉ ra sự mâu thuẫn trong các thông tin đưa ra, một số yêu cầu chọn từ ngữ phù hợp để cách diễn đạt câu cú dễ hiểu hơn và một số thì yêu cầu cần phải chỉ rõ nguồn gốc thông tin trong tài liệu tham khảo. Chỉ có 1 số rất nhỏ yêu cầu yêu cầu thay đổi cách viết và phải cung cấp các thông tin khoa học chứng minh cho luận điểm mà người viết trình bày (chính là mục đích của peer review). Chỉ có 1 nhận xét của một chuyên gia đáng được để ý nhưng lại bị lờ đi khi ông viết “"Rejected. McKitrick and Michaels (2004) is full of errors. There are many more papers in support of the statement than against it." – Bỏ! bài viết của McKitrick and Michaels (2004) rất nhiều lỗi và có nhiều bài báo khác chứng minh luận điểm này hơn là bác bỏ nó.

Mean what ? Thế là sao nhỉ ?

..

  • Chấm hỏi về người được mời làm reviewers. Phải chăng bản báo cáo sẽ được thông qua dễ dàng hơn khi những người mời đọc không có kiến thức và kinh nghiệm thâm sâu nển chỉ …grammar + spelling editing?
  • Khi chuyên gia thực sự comment về papers, chỉ rõ các lỗi sai thì kiểu….”chuồn chuồn ớt”, bay cao và bay xa. Chà chà, chà chà….

Mclean cùng với SPPI cũng chỉ thêm một số điểm thú vị là rất nhiều những thông số IPCC đưa ra và khẳng định rằng có nhiều người nói vậy nhưng chỉ đưa được ra có 1 reference làm bằng chứng. Chấm…chấm…chấm hỏi. IPCC công bố nhiều nước đồng ý và báo cáo các con số nhưng đếm miệt mài trong cả bản báo cáo chỉ có 11 nước lên tiếng mà toàn các nước lớn, muốn áp dụng chuyển đổi chính sách lương thực và dầu mỏ- chà chà, thật là hay hay hay……

Đọc bài của McLean viết hay lắm. Hàng loạt các ý kiến của các nhà khoa học nằm trong 4% là cái mà chúng ta nên nghe. Share với cả nhà một số website và các article đem một góc nhìn khác về global warming và climate change nhé. Nhưng đừng nhầm climage change là global warming. Hix, it’s crap.

..

Useful websites::

http://scienceandpublicpolicy.org/reprint/ipcc_on_the_run.html

www.climatescience.org.nz

http://nzclimatescience.net/index.php


Nguồn: Blog Pro-poor PES

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2008

Entry for May 27, 2008 - Đọc báo - Văn hóa

“...Ở ta cũng có một vài lớp đào tạo được các công ty người mẫu mở ra nhưng mới chỉ chập chững hoạt động, và chưa có đẳng cấp quốc tế. Còn công nghệ đạo tạo thì càng là chuyện xa vời. Khoá đào tạo HH có tính chuyên nghiệp đầu tiên mới được khai giảng vào tháng 8/2007, có giáo trình quốc tế với các giảng viên là các cựu Hoa hậu quốc tế và Việt Nam. Mâu thuẫn ở chỗ, không được đào tạo bài bản nhưng lại có quá nhiều các cuộc thi HH. Các người đẹp sau đêm đăng quang lại chẳng có một hoạt động xã hội nào nối bật đã khiến cho dư luận thắc mắc, vậy tổ chức nhiều cuộc thi HH để làm gì? Có thể nói, chúng ta thừa các cuộc thi “hoa hậu phong trào” mà vẫn thiếu các cuộc thi hoa hậu đỉnh cao, có chất lượng. Bằng chứng là để có được một người đẹp đại diện cho đất nước tham gia thi HHHV thì chúng ta tổ chức một cuộc thi chỉ cách ngày thi thế giới 15 ngày. Là nước chủ nhà mà chúng ta chỉ có được người đẹp đại diện trong giai đoạn “nước đến chân” sẽ là thiệt thòi không nhỏ cho HHHV VN trong khi các nước đã hoàn tất sớm từ trước. HHHV VN sẽ được các chuyên gia quốc tế tập luyện, nhưng với thời gian gấp rút để làm tất cả mọi việc từ may trang phục, ổn định sức khoẻ, tìm người trang điểm… thì làm sao có thể có chất lượng, nói gì đến việc tạo hình ảnh, tạo phong thái riêng....” (Bài viết “Công nghệ đào tạo Hoa hậu: “Cũ người mới ta” đăng trên báo điện tử Tổ Quốc).

“Với sự phát triển trong thời gian vừa qua, phim truyền hình VN ngày càng có những bước tiến đáng kể. Khán giả truyền hình giờ đây không bị "hành" quá nhiều bởi những nhân vật nhạt nhẽo, tình huống gượng ép trong phim... Thế nhưng, được này mất kia. Họ lại phải chịu đựng sự... "tra tấn" khác cũng không kém phần mệt mỏi: quảng cáo. Phim nào trở nên "hot" một chút thì y như rằng quảng cáo lũ lượt kéo tới. Thôi thì cũng mừng cho nhà sản xuất và nhà đài! Nhưng khổ nỗi, mỗi tập phim chỉ khoảng 45 phút mà quảng cáo chiếm thời gian gần một nửa khiến mạch phim bị đứt đoạn liên tục. Khán giả mới xem nội dung phim được khoảng 15 phút, lại phải xem quảng cáo đến 7-8 phút....” (Bài viết “Xem phim truyền hình... cũng khổ!” đăng trên báo Tuổi Trẻ Tp.HCM).

“Cách nay 75 năm, hoạ sĩ Lưu Khúc Tiều (hiệu Sài Định, 1900 – 1978), sau khi du học ở Nhật và Pháp, mở lớp dạy vẽ tranh sơn dầu (oil painting) ở Chợ Lớn, hoạt động mỹ thuật này có thể xem là khá sớm trong lịch sử hội hoạ Chợ Lớn, nhưng hoạ phái theo Tây này nhanh chóng lạc lõng. Ngày nay nhiều tiệm sách cũ ở Sài Gòn – Chợ Lớn còn bày bán tập tranh Lưu Khúc Tiều Sài Định hoạ tập in năm 1971. Hoạt động hội hoạ của người Hoa ở Chợ Lớn chỉ mới được du nhập từ bản quốc vào(VN) khoảng thập niên 30 thế kỷ trước, theo bước chân của giới trí thức, văn nghệ sĩ chạy loạn cuộc chiến Trung - Nhật. Thời điểm này cũng là giai đoạn định hình của ba trường phái lớn của hội hoạ thuỷ mặc Trung Hoa là Kinh phái, Hỗ phái và Lĩnh Nam phái...” (Bài viết “Hội hoạ Chợ Lớn một thời” đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị).

“...Đêm bán kết đã diễn ra không mấy hoàn hảo. Mặc dù được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài truyền hình tỉnh Khánh Hòa nhưng có vô số lỗi. Thí sinh đi đứng sai đội hình, người trong nhóm chưa được đọc tên thì cả nhóm đã đi vào, không ít lần các người đẹp phải cúi xuống để gỡ váy áo trên sân khấu, hình ảnh khá phản cảm. Hai MC cũng mới chỉ xuống sân bay cách đấy ít giờ nên đọc sai khá nhiều tên, lộn tên, không khớp kịch bản, thậm chí giới thiệu cân nặng của thí sinh đã đọc nhầm từ kg sang km. Ca sĩ Thùy Lâm tên thật Nguyễn Thùy Trang nhưng MC lúc thì đọc là Nguyễn Thùy Lâm, lúc lại đọc là Nguyễn Thùy Trang; Hoàng Khánh Ngọc lúc đọc là Hoàng Thị Ngọc lúc lại là Hoàng Khánh Ngọc khiến khán giả không biết thí sinh tên thật là gì...Một sân khấu thiếu chuyên nghiệp và nhiều sạn khiến cho đêm bán kết không làm hài lòng người đến xem. Thật “may mắn” khi BTC đã chủ trương ngay từ đầu, lượng vé vào xem bán kết và chung kết Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2008 chỉ dành cho khách mời của BTC và nhà tài trợ chứ không bán?” (Bài viết “Bán kết HHHV Việt Nam: Vội vã nên nhiều sạn” đăng trên báo điện tử VTC).

“...Người đọc bây giờ có lẽ chỉ còn sinh viên và các nhà làm công tác văn hóa, những người làm công tác nghiên cứu. Nếu chúng ta không có cách thức nào đó để văn hóa đọc có chỗ đứng trong lòng người đọc thì “văn hóa lùn” sẽ phát triển và lấn át. Văn hóa nghe nhìn rất tốt nhưng chỉ thoảng qua thôi. Và cái thứ văn chương trên mạng, có phải cái nào cũng đọc được đâu, thường thì lôm côm, lộn xộn, câu không ra câu, bố cục không ra bố cục, vì người đọc cũng chỉ cần thông tin. Văn hóa đọc đang tạm lùi, tuy nhiên rồi sẽ có lúc con người bình tĩnh lại, cả xã hội cũng bình tĩnh lại thì họ sẽ thấy đọc sách là cần thiết cho tâm hồn. Vì chỉ có những cuốn sách mới cho người ta những bài học nhân văn sâu sắc....” (Bài viết “Chỉ cần “nghe”, không cần “đọc”? đăng trên báo An ninh Thủ đô).

“...Ðất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có văn học, nghệ thuật. Ðội ngũ văn nghệ sĩ cả nước là nhân tố quan trọng, góp phần thúc đẩy việc hội nhập của văn học, nghệ thuật nước nhà, làm cho đời sống văn học nghệ thuật phát triển phong phú, lành mạnh, đáp ứng nhu cầu thưởng thức ngày càng cao của công chúng... Trong thời gian tới sẽ có ba cuộc hội thảo lớn về các vấn đề bức xúc trong đời sống văn học, nghệ thuật, gồm: "Thị trường văn học, nghệ thuật ở nước ta hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn"; "Văn học và công chúng"; "Âm nhạc Việt Nam - Thực trạng và phương hướng"....” (Bài viết “Vì một nền văn học, nghệ thuật phát triển phong phú, lành mạnh” đăng trên báo Nhân Dân).

Khi nghe ngóng nhiều thông tin về các vụ đạo nhạc trên mạng, hay vụ nhiều ca sĩ đòi đi kiện người này, người nọ chỉ vì nhập nhằng ca khúc độc quyền, một nhạc sĩ buồn bã than rằng: Có đáng để viết không, những chuyện gần như là để đánh bóng tên tuổi của ai đó chưa nổi danh, hoặc đã nổi danh, chọn cách "ăn theo" báo chí nhanh nhất? Nhưng ngày càng nhiều lời tuyên bố đi kiện mà rốt cuộc, chả thấy vụ kiện đó đi đến đâu...Có lẽ, sẽ không ai biết "mặt mũi" bài "Em" ra sao nếu không có vụ tranh chấp cùng 1 bài hát mà có 2 cái tên ("Em" và "Đánh mất"). Cũng sẽ không phân biệt nổi ai là Mr Siro, Gia Đoàn hay Thiên An. Hai bên đang tranh cãi qua lại, người thì bảo sẽ đi kiện cái gã "nhạc sĩ" không ai biết là ai, hay chính các ca sĩ hát ca khúc này "tạo" ra một nhạc sĩ ảo để biện minh cho sự cầm nhầm ca khúc. Rồi cũng chính người này bảo mình sẽ "buông", không kiện tụng gì nữa, vì có cơ bị nhà báo, công an hỏi thăm(?). Phía bên kia trả miếng, là đã có đăng ký bản quyền cho bài hát, cứ lên Cục Bản quyền mà hỏi. Đại diện Cục Bản quyền thì bảo, có chứng cứ gì cứ đưa hết đây, cục sẽ phân xử. Rốt cuộc chả ai lên nhờ phân xử cả....” (Bài viết Đi kiện cho... vui?” đăng trên báo Lao Động).


Thứ Hai, 26 tháng 5, 2008

Entry for May 26, 2008-Cảm Khái

Chép bài thơ này ở bên blog của bác Trần Nhương để làm tư liệu.

CẢM KHÁI

Tưng bừng nào rượu

Tưng bừng nào hoa

Chào mừng thứ trưởng được ra

Kịp thời thủ trưởng điều tra đón vào

Bắt giam khởi tố ồn ào

Cởi ra cũng chóng, buộc vào cũng nhanh

Đường đường quan lớn triều đình

Là dân chẳng hiểu sự tình ra sao

Chỉ thương mấy chú nhà bao (báo)

Lỡ rồi chẳng biết làm sao bây giờ

Tưởng mình quyền lực thứ tư

Chiến tranh (nếu có) chắc trừ mình ra

Nào ngờ ly cống chẳng tha

Phen này đầu bạc cùng là đầu xanh

Dắt nhau đi đáo tụng đình

Xem ra cửa thoát mong manh thật rồi

Bấp bênh tình nghĩa ở đời

Ồn ào hôm trước, tắt lời hôm sau

Nào là sát cánh bên nhau

Đoạn trước thì húng, đoạn sau thì chờn

Có khi giữ phận là hơn

Đồng nghiệp cũng quý, nồi cơm vẫn cần

Ngó qua 1 góc hồng trần

Lòng buồn những muốn gói khăn đi tù (tu)."



Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2008

Nhà Thơ Nguyễn Duy đọc bài thơ Đánh Thức Tiềm Lực

Thấy clip này trên mạng đem về để đây để tham khảo. Được biết bài thơ này Nguyễn Duy sáng tác từ những năm 80.


Thứ Ba, 20 tháng 5, 2008

Entry for May 20, 2008 - Đọc báo - Văn hoá

"Đây là cuộc chơi đầu tiên của giới ảo thuật gia cả nước, xã hội hóa toàn bộ, từ người tham dự, nhà tổ chức đến kinh phí. Tại lễ bế mạc liên hoan tối qua, phần thưởng cho ba giải cao nhất chỉ có ... 2 triệu đồng/giải. 4 đêm người bay, cắt thân người làm ba, biến không thành có, cũng nhiều “tai nạn nghề nghiệp”, nhiều ngón trò bị hở sườn nhưng trên hết là niềm đam mê của các “David Copperfiel Việt Nam” và niềm vui từ khán giả. Đam mê và niềm vui ấy nếu đem so với giải thưởng cao nhất 2 triệu đồng mà họ nhận tại buổi bế mạc tối qua (17/5) thì thật là phung phí! Diễn ra từ 13 - 17/5 tại Hà Nội với 50 nghệ sĩ ảo thuật thuộc 20 câu lạc bộ, đoàn nghệ thuật tham gia. Phần lớn nghệ sĩ tham gia Liên hoan đến từ các gánh xiếc tư nhân và có thể chỉ là 1 - 2 người hoạt động tự do. Người dân rất yêu thích ảo thuật nhưng các “David Copperfiel Việt” vẫn chưa để lại ấn tượng gì nhiều...." (Bài viết "Giải thưởng cao nhất LH ảo thuật toàn quốc: 2 triệu đồng" đăng trên báo Tiền Phong).

"Người nổi tiếng luôn được dư luận chú ý, và càng chú ý hơn nếu họ tự nói về mình. Xuất bản tự truyện, hồi ký có thể là nhu cầu tự thân của người viết (muốn giãi bày) và của độc giả (thích "nhòm qua lỗ khóa"). Nhưng đến nay, nhiều cuốn hồi ký dù được ồn ào tuyên bố ấy vẫn còn nằm... dưới đáy lọ mực....xuất bản hồi ký, nếu không phải là thứ "si-rô" ngòn ngọt thì người viết có nguy cơ phải đối mặt với rất nhiều "rào cản" (rào cản về dư luận, về văn hóa, về chính trị). Trên thực tế, có những cuốn hồi ký, tự truyện đã bị thu hồi vì cơ quan chức năng cho rằng "chưa phù hợp thời điểm để xuất bản". Có những cuốn chỉ phát tán trên mạng internet và các webiste "không chính thống". Có những cuốn mãi mãi nằm im trong ngăn kéo...." (Bài viết "Sốt ảo hồi ký người nổi tiếng" đăng trên báo Thanh Niên).

"Những năm gần đây, phản biện xã hội trên báo chí đã có những hơi hướng của marketing chính trị và kinh tế một cách gián tiếp. Về bản chất, những phản biện loại này không phải lúc nào cũng có hình thức phù hợp với những sự chọn lựa mang tính định hướng chiến lược về chính trị, kinh tế và văn hóa....Một thái độ phản biện có tính xây dựng bao giờ cũng tức thời, vì những phản biện nhanh nhạy dù rụt rè và chưa hoàn chỉnh vẫn có giá trị cảnh báo, ngăn chặn sớm những sai lầm và lãng phí. Thế nhưng ở ta có một loại phản biện đặc biệt là phản biện vuốt đuôi, do người viết quá thận trọng, quá khôn ngoan hay có một ý đồ riêng nào đó. Những người phản biện mai phục, phản biện vuốt đuôi không lên tiếng ngay khi vấn đề nảy nở trong tư duy của họ, mà chờ đến thời cơ nhất định mới tung vấn đề ra như kích hoạt một quả mìn nổ chậm đã gài vào lô cốt địch. Khi ấy, những ý kiến phản biện đúng cũng bắt xã hội đi vòng lại một chặng đường xa, những ý kiến phản biện sai sẽ gây rối loạn vì nguy cơ đảo ngược thế cờ, những ý kiến phản biện kiểu ăn theo nói leo một cách hùng hồn cũng làm rối trí những người có trách nhiệm bởi cách nói mạnh mẽ của người nói chậm. Trước đây, khi chưa có mạng Internet, các phản biện nặc danh nhân danh quần chúng hầu như không có, vì khi in ra ý kiến độc giả các tòa soạn phải có thư bạn đọc trong tay với tên tuổi và địa chỉ rõ ràng. Nếu có ai muốn bịa ra ý kiến độc giả thì cũng phải nhờ bạn bè, hàng xóm hay vợ con đứng tên. Từ khi có mạng Internet, mỗi người có thể làm một Tôn Hành Giả nhổ lông thổi phù thành hàng trăm độc giả ký những cái tên nặc danh thời thượng gắn với địa chỉ a-còng. Thành ra, có những tờ báo in hàng chục, hàng trăm ý kiến phản biện của độc giả, nhưng chẳng ai biết được đó thực ra có phải là ý kiến của một vài người thường xuyên nặc danh bằng Gmail hay Yahoo hay không....(Bài viết "Phản biện xã hội trên báo chí" đăng trên báo Công an Nhân dân").

"Một giờ khuya, tại một đám tang ở chung cư X, quận 8. “Cuộc vui” đã tưng bừng ở mức đỉnh điểm. Một “người đẹp bưởi Năm Roi từ Thái Lan về” ưỡn ẹo bước vô “sàn diễn”. Cả đám đông đều trố mắt nhìn, vì “cô” chỉ mặc trên người hai mảnh bikini mỏng manh! Tiết mục “múa lửa” của “cô”, trước đầu quan tài, chốc chốc cứ bị gián đoạn vì những bàn tay “đen đúa” nào đó cứ nhè hai bên dây cột của chiếc quần tắm mà giật, mà kéo…Chỉ sau vài ba bài nhạc sến có vẻ “đám ma” cho có lệ, chương trình văn nghệ lập tức bùng lên bằng những bài “kích động nhạc”. Sau những bước dò dẫm mà không thấy một phản ứng nào của gia chủ, các “em” ca sĩ “nhồi” ngày càng dồn dập những bài hát có nhịp điệu sôi nổi, rộn ràng. Một hai anh chàng đang ngồi nhậu bỗng nổi hứng bỏ bàn nhảy vào “sàn diễn” nhảy với các ca sĩ, kéo theo cả một đám đông hứng khởi nhảy nhót. Khoảng hẻm trước đầu quan tài nhanh chóng trở thành một sàn nhảy “đít cô tè que” sôi động, hú hét…(Bài viết "Múa sexy ở đám tang!" đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị).

"Khoa học và Phật giáo vốn có những phương thức khác biệt rất cơ bản trong việc nghiên cứu thực tại. Trên bình diện khoa học, tri thức và luận lý nắm giữ những vai trò then chốt. Khoa học thu lượm những hiểu biết về thế giới thực tại rồi cô đọng chúng lại thành những quy luật có thể kiểm chứng được...Trong khi khoa học chỉ bận tâm về thế giới khách quan thì mối quan tâm chính yếu của Phật giáo là cái ngã tự thân. Thay vì chẻ nhỏ thực tại ra thành từng bộ phận khác biệt như phương pháp quy giản của khoa học, Phật giáo với phương thức tiếp cận toàn bộ sự vật mà mục đích là để hiểu chúng như một tổng thể nguyên trạng. Phật giáo không cần đến những thiết bị đo lường và cũng không cần nương tựa vào bất cứ phương tiện quan sát tinh vi nào vốn là xương sống của nền khoa học thực nghiệm. Nó thiên về định phẩm hơn là định lượng....Tuy nhiên, sự khác biệt chính yếu giữa sự theo đuổi kiến thức trong khoa học và Phật giáo là do ở những mục tiêu rốt ráo của chúng. Mục tiêu của khoa học là tìm hiểu về thế giới hiện tượng. Trọng tâm chính yếu của nó là những kiến thức về vũ trụ vật lý, được xem như mang tính khách quan và có thể xác định số lượng, cũng như nhằm đạt đến việc kiểm soát thế giới tự nhiên. Ngược lại trong Phật giáo, kiến thức được thu nhận chủ yếu chỉ nhằm vào những mục đích trị liệu. Mục tiêu của Phật giáo vì thế không phải tìm hiểu vũ trụ vật lý cho lợi ích của riêng mình mà chỉ để nhằm giải phóng nhân sinh ra khỏi những khổ đau hệ lụy gây ra bởi sự dính mắc thái quá vào cái thực tại biểu kiến của thế giới ngoại tại. Những tra vấn mang tinh thần thực nghiệm được thúc đẩy bởi tính tò mò tri thức không phải là mục tiêu chính mà Phật giáo nhắm đến. Thay vào đó, họ muốn hiểu rõ bản tánh chân thật của vạn pháp để có thể xóa tan đi đám mây mờ vô minh và mở ra cánh cửa vào giác ngộ và con đường giải thoát.... (Bài viết "Khoa học và Phật giáo: Có nền tảng cho một cuộc đối thoại?" đăng trên báo Người Lao Động).

"Những chương trình xúc động. Những game show hào nhoáng. Những bộ phim truyền hình lộng lẫy. Mỗi ngày khán giả đều cảm thấy được no đủ với công nghệ giải trí trong nhà mình, chỉ qua một cái tivi. Nhưng ít ai biết rằng, góp phần làm nên những giá trị láng bóng đó cho các kênh truyền hình là đội ngũ hùng hậu những người được coi là trí thức. Khán giả sẽ gọi tên MC dẫn chương trình, gọi tên diễn viên đóng vai chính và có thể coi đó là show, là phim của những gương mặt hấp dẫn ấy. Nhưng để có cái cho MC hay diễn viên diễn trước ống kính là một chặng đường khổ ải của những người viết kịch bản. Họ làm việc như những trí thức nghiêm túc nhất, nhưng được trả công như những công nhân bình thường nhất. Chất xám trong công nghệ truyền hình đang bị... bạc đãi..." ( Bài viết "Chất xám trong công nghệ truyền hình-Sự bèo bọt của tri thức" đăng trên báo CAND).

"...Tình trạng đạo văn không chỉ có ở sinh viên. Rất nhiều người được coi là học giả, giáo sư, nhà nghiên cứu…đã nêu những tấm gương xấu về đạo đức nghề nghiệp. Có những vụ đạo văn trắng trợn mà báo chí đã nêu, nhưng cũng có những cách đạo văn “tinh tế” hơn - như một vị phó giáo sư thuê người giỏi ngoại ngữ dịch sách rồi mượn cớ “hiệu đính” để đứng tên đồng dịch giả, hay lấy luận án của học trò đem sửa lại in thành sách của mình. Hoặc nữa, có những “học giả” nghiễm nhiên lấy ý tưởng của người khác viết thành công trình của mình. Ngoài ra, còn phải nói đến một “cách làm” khác rất đáng trách mà hiện nay chúng ta vẫn thấy bình thường, đó là “Việt hóa” các giáo trình của nước ngoài để làm giáo trình của mình. Nếu căn cứ vào những tiêu chí và thông lệ quốc tế, những cuốn giáo trình như thế về bản chất cũng là sản phẩm đạo văn...." (Bài viết "Nguồn gốc văn hóa của đạo văn" đăng trên website Viet-studies).

"...Theo thống kê của các cơ quan quản lý thì từ năm 1988 (năm đầu tiên có cuộc thi hoa hậu) đến nay, đã có trên dưới 40 cuộc thi hoa hậu từ cấp địa phương tới trung ương được tổ chức, từ các hoạt động tôn vinh người đẹp các ngành tới các cuộc thi bên lề các sự kiện lễ hội. Con số này cho thấy sự quan tâm của xã hội trong việc phát hiện và tôn vinh nét đẹp, những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam. Chỉ tính riêng trong năm 2007, chúng ta đã tổ chức tới gần 10 cuộc thi hoa hậu. Và điều đáng buồn là cùng với sự gia tăng về số lượng thì những chuyện lình xình quanh các cuộc thi cũng theo cấp số nhân. Thực tế này khiến cho giá trị của chiếc vương miện ngày càng giảm, chưa nói tới việc người ta cảm thấy ngao ngán khi liên tục gặp những cuộc thi na ná nhau và tình trạng "ra ngõ gặp… hoa hậu"....(Bài viết "Thi hoa hậu, người đẹp: Bao giờ mới hết lình xình?" đăng trên báo Văn nghệ CAND).

"...Theo nhận định của Ban giám khảo, chính vì không nắm được hồn ca khúc nên các thí sinh mới có sai sót trong kỹ thuật biểu diễn, cách xử lý bài hát. Không khí cuộc thi căng thẳng nhưng cũng có rất nhiều tình huống làm khán giả không khỏi phì cười. Trước câu hỏi “Em hiểu gì về bài hát Quạt giấy?" của NSƯT Nguyễn Việt Thanh, Nguyễn Thu Hiền hồn nhiên: "Thưa thày, thưa bác, thưa anh, theo em, do đêm hè mất điện, nhạc sĩ Lưu Thiên Hương muốn có điện để bật điều hòa nhưng không được nên mong có một chiếc quạt giấy để quạt cho mát". Đinh Ứng Phi Trường thật thà bộc bạch, anh đã tan vỡ ba mối tình ở tuổi 24, nên thích chọn những bài hát giống tâm trạng mình như Đổi thay - bài hát về cuộc tình không trọn vẹn...." (Bài viết "Sao Mai Điểm hẹn vòng một: ‘Sao’ chưa ló rạng" đăng trên báo điện tử VN Express).

Hà Nội tháng 4 - 2008

Vài hình ảnh ở Hà Nội tháng 4/2008

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2008

Con gái hát

Khoe với các cô các chú là cháu vừa mới dự thi American Idol về đấy nhé!


Thứ Năm, 15 tháng 5, 2008

Entry for May 15, 2008 - Đọc báo - Văn Hoá

"...sân khấu Việt và sân khấu phương Tây chưa bao giờ khước từ cảnh nóng đẹp. Thập kỷ cuối thế kỷ XX, Dạ cổ hoài lang đã chẳng là một ví dụ tốt đẹp đấy ư? Đạo diễn Công Ninh ém cảnh ái ân của đôi trẻ Việt sau tấm màn gió, diễn viên ném quần áo từ trong tấm màn ra ngoài. Điều chủ yếu khán giả muốn xem là thái độ của người ông trước cảnh "Mỹ hóa" của cháu mình, đã tái tê đau đớn đến... chết vào cuối vở. Biện minh cho cảnh ấy đích thị là lý do thẩm mỹ. Cũng vậy, cảnh đêm tân hôn của vợ chồng cùi trong 100 phút cuối cùng của Hàn Mặc Tử, Lê Hùng đã dựng như một giấc mơ lộng lẫy màu hoàng hoa. Thật lãng mạn và trong trẻo. Sân khấu kịch hôm nay quá hiếm những cảnh nóng được xử lý tương tự, mà xuất hiện quá nhiều cảnh "nóng lấy được", bất chấp sự phát triển biện chứng của hành động kịch trong tính cách nhân vật, bất chấp thẩm mỹ sân khấu, bất chấp luôn cả mỹ cảm người xem Việt còn quá nặng lòng với sự tiết chế, tế nhị của tâm hồn Việt, khi thưởng thức sân khấu. Suy cho cùng, trách nhiệm cao nhất vẫn thuộc về bản lĩnh và tài năng của người đạo diễn, biết "cảm giác tinh tế" đâu là ngưỡng dừng đúng lúc, đúng chỗ - đôi khi chỉ mảnh như sợi tóc - giữa "đỉnh cao" cảnh nóng đẹp và "vực sâu" cảnh nóng xấu". (Bài viết "Nóng" và lạnh trên sân khấu!" đăng trên báo Tuổi Trẻ Tp.HCM).

"...Vừa quay vừa chờ kịch bản, đạo diễn không nắm rõ đường dây câu chuyện, diễn viên không rõ tính cách nhân vật... là những tồn tại trong công nghệ làm phim truyền hình Việt hiện nay....Hậu quả của việc thiếu chuyên nghiệp trong từng khâu nhưng lại vội vã chạy theo thời gian để kịp phát sóng đã tạo nên những "thợ diễn" trên màn ảnh nhỏ. Một đạo diễn giấu tên chia sẻ: "Bây giờ ai cũng muốn làm nhanh. Cả hãng phim nhà nước cũng vậy, khi thấy tư nhân sản xuất phim ồ ạt liền thúc ép chúng tôi phải chạy theo như vậy. Họ không nghĩ rằng làm ẩu, làm dối sẽ dẫn đến chất lượng kém"...Thói quen vội vã và triết lý "tàm tạm" đã dẫn đến hàng loạt "sạn to sạn nhỏ" cho phim từ chi tiết kịch bản đến diễn xuất của diễn viên và công tác chỉ đạo của đạo diễn...." (Bài viết "Công nghệ phim truyền hình Việt: Chắp vá và gấp gáp" đăng trên báo Thanh Niên).

"Làm thế nào để trở thành ca sĩ? "Chẳng cần có bằng đại học, chỉ cần chút thanh sắc, có tiền đi luyện giọng và chịu chi cho các phương tiện truyền thông, rồi kiếm một cái tên na ná giống nghệ sĩ Hồng Kông, Đài Loan, là thành ca sĩ, cũng rẻ mà", đó là câu trả lời được chọn là hay nhất trên mục Hỏi & Đáp của Yahoo VN mới đây. Chính vì "đầu vào" quá dễ như vậy, cộng với sức hấp dẫn từ ánh đèn sân khấu nên không ít bạn trẻ đã chọn nghề này và cứ lao theo mà không cần biết ra sao ngày sau... " (Bài viết "Người người làm ca sĩ!" đăng trên báo Thanh Niên).

"Chưa bao giờ mật độ các từ nước ngoài xen vào tiếng Việt lại dầy đặc đến vậy. Suốt một thời gian dài, những từ nước ngoài từ len lỏi đến ngang nhiên đứng trên các trang báo như thách thức. Mãi tới gần đây, trước những cảnh báo của các nhà ngôn ngữ học, những người có tâm với việc gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt, không ít người mới giật mình....đáng lo ngại là giới trẻ ngày càng lạm dụng từ nước ngoài trong giao tiếp hàng ngày. Với nhiều thanh thiếu niên, việc xen vào các từ nước ngoài là một thứ mốt, khiến họ thể hiện “cái ta đây sành điệu”. Họ không hiểu và cũng ít được giải thích cho hiểu rằng ngôn ngữ là công cụ của tư duy, do đó, rèn luyện năng lực ngôn ngữ chính là rèn luyện kỹ năng tư duy. Đáng lo ngại hơn là thói quen xấu đó của giới trẻ lại được các phương tiện truyền thông cổ suý. Không ít tờ báo đã hạ mình ngang tầm trình độ ngôn ngữ của giới trẻ với lý do “không viết thế, teen không đọc”...." (Bài viết "Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt: Đừng để tiếng Việt “nhiễm bẩn đăng trên báo Tin tức Online).

"Thị trường truyện tranh Việt Nam sau một thời gian xao động về vấn đề nội dung lại vừa gặp một chấn động khi hai NXB chuyên về truyện tranh lớn nhất nước cùng đồng loạt tung ra loại truyện tranh đọc ngược (phải qua trái)....Năm 2004, NXB Kim Đồng đã gây bất ngờ khi bộ truyện tranh đang ăn khách Ninja loạn thị đột ngột được xuất bản với kiểu đọc ngược. Lúc đó, sự kiện này đã gây xôn xao dư luận nhưng sau khi bộ truyện kết thúc, mọi việc cũng nhanh chóng chìm vào quên lãng khi không có tác phẩm nào lặp lại. Tháng 3-2008, trong Hội sách TPHCM lần thứ 5, việc công ty kinh doanh truyện tranh TVM Comics dự kiến tung ra một loạt tựa truyện tranh mới theo kiểu đọc ngược lại gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên, nhiều độc giả vẫn cho rằng đó chỉ là hành động cá biệt của một doanh nghiệp nhằm tạo ấn tượng. Bất ngờ, ngay sau đó, cả hai đại gia trong lĩnh vực truyện tranh là NXB Trẻ và NXB Kim Đồng đồng loạt tung ra một loạt tựa truyện tranh mới theo kiểu in ngược. Rất nhiều bạn đọc đã ngạc nhiên tự hỏi vì lý do gì các NXB này lại ủng hộ kiểu in sách đi ngược lại truyền thống đọc sách của người dân Việt Nam như vậy?..." (Bài viết "Truyện tranh đọc ngược: Cuộc thử nghiệm phiêu lưu" đăng trên báo SGGP).

"Hiện nay, nhạc teen dường như đang được tầng lớn khán giả nhí hết lời ca ngợi, tôn thờ và khoác lên mình một chiếc áo bóng bẩy, đầy màu sắc từ trang phục, vẻ bề ngoài của ca sĩ, nhưng chiếc áo ấy dù có rực rỡ bao nhiêu thì nó vẫn là không làm biến mất sự chắp vá từ nhiều mảnh, lai tạp từ nhiều nền văn hoá khác nhau. Nhạc teen hôm nay ngày càng đơn giản, dễ hiểu, không kén chọn người hát, người nghe và cũng chẳng cần những ca từ hoa mỹ, nội dung, chủ đề truyền tải quá cao siêu: “tình yêu ngọt ngào như kem dâu”, “hoàng tử trong câu chuyện cổ tích” (như phim truyền hình “Được làm hoàng hậu” mà dân tình teen đang xôn xao) hay “Hamters yêu” (cũng tương tự hình ảnh “rùa con” trong phim “Tình cờ” – một thời từng hot ở Việt Nam)... Và chỉ cần dạo một vòng quanh các sân khấu, hay xem một số video clip, sẽ bắt gặp đâu đó lại cú hất ngực, điệu nhảy, nụ cười của BoA, Bi (Rain) …Sự ngô nghê và bắt chước này cứ thế tấn công vào thị trường teen, cho ra đời những sản phẩm “lai” phong cách Hàn-Hoa. Bài hát chỉ cần có giai điệu ổn, ca từ dễ thương và vui nhộn là đủ để chấp nhận, được liệt vào hàng “được yêu thích nhất”. Chính việc dễ dãi trong sáng tác cũng dần đưa thế giới V-pop trở thành một thế giới của…máy photocopy cẩu thả và sau khi khai thác hết kem, bong bóng, chuột, mèo…và bao nhiêu vật dụng, thức ăn mà teen yêu thích đều được hô biến thành những ca từ, có thể rồi sẽ có cả những ca khúc mang tên: “bánh mì phá lấu”, hay “súp nóng”...?! Dòng nhạc teen đã nhanh chóng làm dấy lên làn sóng mới cho thị trường âm nhạc nhưng nếu đi chệch hướng thì “không chóng thì chầy” nó cũng sẽ bế tắc và dần dần tắt lịm...." (Bài viết "Nhạc teen: Sao cứ mãi "ngô nghê"? đăng trên website Giai điệu xanh).

"...Bằng chứng rõ nét về điều này là nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam, có hiệu ứng hình ảnh nhưng chỉ mang tính chiếu lệ, không có tính tượng trưng sâu sắc hay nội dung ẩn dụ. Các nghệ sĩ lấy một chủ đề hay nội dung chủ đạo cho cái tư tưởng thể hiện sự không hiểu biết của họ trong nghệ thuật sắp đặt. Điều này có thể giải thích được nếu bạn xem xét đến tình trạng thiếu thông tin và kiến thức cũng như trình độ học vấn có hạn trong giới nghệ thuật Việt Nam. Thực tế này được nhấn mạnh bởi Phạm Cẩm Thượng và Lương Xuân Đoàn, trong một bài viết rất hay trong cuốn sách Các họa sĩ trẻ Việt Nam. "Nhìn từ một góc độ rộng hơn, các họa sĩ trẻ Việt Nam rất khác so với các nhà văn cùng thời với họ theo nghĩa là họ không có trình độ tri thức ngang hàng và đặt ít tư tưởng trong tác phẩm của mình hơn. Họ thiếu khả năng sắc sảo của các nhà văn trong việc nhận thức triết lý". Tôi biết rằng rằng cụm từ này cũng như một số cụm từ khác trong cuốn sách khiến một số họa sĩ rất giận dữ, song đây lại là một sự thật cay đắng. Những người ở độ tuổi 50, 60 hay 70 thường có trình độ học vấn và mức độ tu dưỡng tốt hơn, chứ không phải những người quyết định đến tương lai của nghệ thuật hiện đại..." (Bài viết "Nghệ thuật Việt Nam: Cái nhìn của nhà buôn tranh nước ngoài (Phần I)" đăng trên website Vietimes).

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2008

Hai nhà báo bị khởi tố và góc nhìn từ quy định của điều 281 - BLHS

“Trong quá trình điều tra vụ án: “Bùi Quang Hưng và Bùi Tiến Dũng cùng động bọn phạm tội tổ chức đánh bạc và đánh bạc; vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa và nhận hối lộ; Tham ô tài sản tại Ban Quản lý dự án 18đã có nhiều báo đưa tin liên quan đến cán bộ tiêu cực, tham nhũng, tham gia chạy án, hối lộ… trong đó có bài “Bùi Tiến Dũng khai đã đưa tiền chạy án cho gần 40 nhân vật quan trọng”. Xét tính chất nghiêm trọng của các việc nêu trên, Bộ Công an đã chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra làm rõ các thông tin trên để xử lý theo pháp luật. Kết quả điều tra đã xác định có những tin đưa lên báo không đúng sự thật, trong đó có những tin đang trong quá trình điều tra, có tin không có trong hồ sơ vụ án; việc đăng tải những thông tin trên đây trên các phương tiện thông tin là rất nghiêm trọng, đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Ngày 23/7/2007, cơ quan An ninh điều tra khởi tố vụ án hình sự với các tội danh: “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (theo điều 258 Bộ luật hình sự) và “Tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” (điều 263 Bộ luật hình sự). Quá trình điều tra cơ quan An ninh xác định việc đưa tin sai sự thật của vụ án là do một số cán bộ cảnh sát điều tra và một số phóng viên thực hiện, hành vi của họ đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Ngày 12/5/2008, cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố bị can với tội danh “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” (điều 281 Bộ luật hình sự) để tiếp tục điều tra làm rõ mức độ sai phạm và xử lý theo pháp luật đối với những người có tên sau đây:

  1. Ông Phạm Xuân Quắc, sinh năm 1946 tại Hải Dương, nguyên Cục trưởng Cục C14
  2. Ông Đinh Văn Huynh, sinh năm 1958 tại Thái Bình, nguyên trưởng phòng 9, cục C14.
  3. Ông Nguyễn Việt Chiến, sinh năm 1952 tại Hà Nội, phóng vien báo Thanh Niên.
  4. Ông Nguyễn Văn Hải, sinh năm 1975 tại Thái Nguyên, phóng viên Báo Tuổi trẻ.”
    (Trích Thông báo Bộ Công an)

(Nguồn: Báo điện tử Dân Trí)

Bây giờ hãy xem điều 281 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam quy định cụ thể:

Điều 281. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

Đi vào phân tích cụ thể điều luật này thì khả năng phạm tội có tổ chức giữa cả 04 người với nhau hoặc với những người khác từ bên ngoài là rất ít vì vậy có thể tạm thời bỏ qua khoản 2 và khoản 3 của điều này. Nếu tội phạm được cấu thành thì đương nhiên các cá nhân trên sẽ bị áp dụng khoản 4 của điều luật này.

Trước tiên hãy thử tập trung xem xét đến các dấu hiệu cơ bản của tội phạm đối với tội danh này:

  • Chủ thể của tội phạm: Là những người có chức vụ và quyền hạn

(Trong vụ việc cụ thể này thì rõ ràng 02 nhà báo và 02 nguyên cán bộ công an đều là người có chức vụ và quyền hạn. Nếu không phải nhà báo thì những thông tin mà 02 nhà báo này có được sẽ không được đăng tải trên báo chí. Nếu không phải là cán bộ công an điều tra vụ án thì 02 nguyên cán bộ công an sẽ không có thông tin cung cấp cho 02 nhà báo).

  • Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội này là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào Nhà nước. Mặc dù tội phạm gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân nhưng không vì thế mà cho rằng khách thể của tội phạm này là những thiệt hại thực tế xảy ra mà những thiệt hại đó chỉ là hậu quả của hành vi phạm tội.

(Với những thông tin đưa lên báo không đúng sự thật, trong đó có những tin đang trong quá trình điều tra, có tin không có trong hồ sơ vụ án thì rõ ràng thiệt hại gây ra cho Nhà nước là có. Những thông tin này đã gây ra tâm lý trong quần chúng nhân dân rằng Nhà nước đã không nghiêm minh trong việc xử lý các quan chức phạm tội).

Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm:

    • Hành vi khách quan: Lợi dụng chức vụ quyền hạn là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn và đã sử dụng chức vụ, quyền hạn đó một cách trái phép nhằm mục đích mà họ đặt ra. Nếu không sử dụng chức vụ, quyền hạn mà mình có thì không thực hiện được hành vi để đạt được mục đích.

(Hành vi này thể hiện ở việc: 02 nhà báo và 02 nguyên cán bộ công an đã sử dụng quyền hạn và chức vụ của họ để cung cấp thông tin và đăng thông tin sai sự thật lên báo. Hai cán bộ công an đã sử dụng quyền hạn và chức vụ một cách trái phép để cung cấp thông tin vụ án cho 02 nhà báo; 02 nhà báo đã sử dụng quyền hạn và chức vụ nhà báo của mình để đăng tải thông tin sai sự thật đó lên báo chí).

    • Hậu quả: Người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng chức vụ, quyền hạn phải gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Nếu hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chưa gây thiệt hại thì chưa cấu thành tội phạm này.

(Hậu quả gây ra là làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào Nhà nước vì những thông tin không chính xác và sai sự thật. Ví dụ cụ thể như việc thông tin 40 quan chức cao cấp nhận hối lộ là thông tin không chính xác đã gây nên mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào nhà nước) .

  • Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm: Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, người phạm tội thực hiện hành vi của mình là cố ý (cố ý trực tiếp). Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất của dấu hiệu này là xác định động cơ của người phạm tội bởi theo quy định của điều luật thì động cơ là dấu hiệu bắt buộc (Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác). Động cơ vụ lợi là vì lợi ích vật chất của mình, của đơn vị mình hoặc của một tổ chức mà mình tham gia...Động cơ cá nhân khác là vì lợi lợi ích phi vật chất của mình, của người khác mà mình quan tâm như vì nể nang, vì tình cảm cá nhân, vì danh vọng, địa vị xã hội...

(Ở đây có nhiều khả năng CQĐT và VKS sẽ xem xét dưới quan điểm động cơ cá nhân khác, có thể là vì tin tưởng vào nguồn tin, vì nóng vội chạy theo áp lực tin bài của tòa soạn đối với vụ án...).

Update 14/5/2008: Để cho dễ hiểu hơn, tớ sẽ bổ sung những ý kiến của cá nhân theo quan điểm của bên giữ quyền công tố ở ngay dưới những dấu hiệu cơ bản của tội phạm để có thể hình dung vụ việc này dễ hơn.

Bắt tạm giữ 02 nhà báo vì liên quan đến việc đưa tin trong vụ án PMU 18

Các báo và Blogger đưa tin nhiều rồi, các bạn muốn đọc gì nữa ? Bình luận à? Để vài bữa nữa rảnh đã nha. Tập hợp tạm vài cái link ở đây đã :

Bắt giữ 02 nhà báo vì liên quan đến vụ án PMU 18

Báo điện tử Viet Nam Net: “Vì đưa tin vụ PMU18:Nhà báo Nguyễn Văn Hải và Việt Chiến bị bắt tạm giam

Báo điện tử VN Express: “Hai nhà báo viết về vụ PMU18 bị bắt

Báo Thanh Niên: “2 nhà báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ bị bắt vì đưa tin vụ PMU 18

Báo Tuổi Trẻ Tp.HCM: “Hai nhà báo chuyên viết đấu tranh chống tham nhũng bị bắt

Báo Pháp Luật Tp.HCM: “Hai nhà báo viết về vụ PMU18 bị bắt

Báo Đất Việt: “Hai nhà báo đưa tin về PMU 18 bị bắt giam” và “Khởi tố nguyên Trưởng ban chuyên án PMU 18

Báo Lao Động: “Phóng viên Báo Tuổi Trẻ và Báo Thanh Niên bị bắt tạm giam

Báo Tiền Phong: “Hai nhà báo đưa tin vụ PMU 18 bị bắt giam” and “Khởi tố thiếu tướng Phạm Xuân Quắc

Báo Người Lao Động: “Liên quan đến việc đưa tin vụ PMU 18: Hai nhà báo bị khởi tố, bắt tạm giam” và “Khởi tố tướng Phạm Xuân Quắc

Báo điện tử Dân Trí: “Khởi tố, tạm giam hai nhà báo viết về PMU18” và “Khởi tố tướng Phạm Xuân Quắc

Các Blog đưa tin về việc bắt tạm giam 02 nhà báo:

Blog Đong A: “Nhà báo bị bắt

Blog Osin: “Tại Sao Phải Bắt Nhà Báo?

Blog Bố Cu Hưng: “Về một đồng nghiệp vừa bị bắt” và “Bỏ mái chèo hay bẻ bút?”

Blog Huy Bom: “Nguyễn Việt Chiến & Nguyễn Văn Hải

Blog Linh: Entry for May 12, 2008

Blog But Long: “Phóng viên nội chính

Tạm thế đã nhể, còn thiếu sót nhiều từ từ bổ sung sau nha!

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2008

Entry for May 12, 2008 - Đọc báo - Văn hóa

“....Gần đây, có nhiều chuyện thật như đùa mà nổi bật nhất có lẽ là hai sự việc quan trọng. Thứ nhất, mặc dù thừa đủ điều kiện theo quy định trong Luật Di sản nhưng Hội trường Ba Đình vẫn không được công nhận là một di tích lịch sử (!). Thứ hai, mặc dù quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội còn chưa được nghiên cứu xong và chưa được phê duyệt nhưng một đề án mở rộng Hà Nội gần như đã được thông qua (!) và địa giới hành chính cũng như bộ máy quản lý "Hà Nội mới" đang được gấp rút xem xét quyết định (!). Chuyện Hội trường Ba Đình tới nay không còn gì để nói vì nó đã bị đập bỏ. Được biết chi phí cho việc đập bỏ công trình lên tới hàng trăm tỷ đồng (bằng tiền có thể xây được hai hội trường tương tự). Lý do chi phí đập bỏ Hội trường Ba Đình đắt đến như vậy vì theo nhà thầu thì công trình Hội trường Ba Đình là loại công trình đặc biệt, được thi công với hệ thống kết cấu hết sức vững chắc, phá được 1m3 bêtông ở Hội trường Ba đình khó khăn và tốn kém gấp mười lần so với công trình khác. Rất tiếc, trong báo cáo trước đó của Quốc Hội khi đề nghị đập bỏ Hội trường Ba Đình lại nói rõ: Hệ thống kết cấu của Hội trường Ba Đình đã ọp ẹp, mục nát, có thể gây ra sập nhà bất cứ lúc nào, ảnh hưởng tới tính mạng của các đại biểu Quốc Hội!!! Không hiểu mọi người nghĩ gì trước những lập luận đầy mâu thuẫn như trên. Về đề án mở rộng Hà Nội gần đây, có thể nói sẽ chỉ có những người không biết gì về thể chế và hệ thống pháp quy của Nhà nước mới có thể đưa đề án này ra công luận một cách tùy tiện, vô nguyên tắc như đã diễn ra. Không chỉ vì Đề án này đã không hề dựa trên một cơ sở lý luận hay thực tế nào, cũng không chỉ vì đề án này hoàn toàn không nằm trong chương trình thực hiện của Nghị quyết đại hội Đảng X và kế hoạch 5 năm của Chính phủ mà điều quan trọng là đề án này đã được nảy sinh từ những tư duy hết sức méo mó, hoàn toàn phản khoa học về quy hoạch và phát triển đô thị (tất cả hầu như chỉ xuất phát theo cách tư duy của một anh “cò đất” mà thôi)....” (Bài viết “Chiếc long bào của vị Hoàng Đế cởi truồng!” đăng trên báo điện tử Viet Nam Net).

“...Báo Nông Nghiệp Việt Nam bất ngờ về việc bà Nguyễn Đan Lê khởi kiện báo. Bất ngờ vì những thông tin được xuất bản trên NNVN Online chỉ có một mục đích, là bảo vệ bà Nguyễn Đan Lê. Việc phát tán video clip sex qua mạng internet đương nhiên là xấu và cần lên án. NNVN Online đã lên án việc này. Clip sex trôi nổi trên mạng có thật hay không? Rõ ràng là có thật! Lời đồn đại của những người sử dụng internet (ta hay gọi là cư dân mạng) về clip sex này đã ồn ào từ cuối năm 2007, các cơ quan quản lý có biết việc này? Tôi cho là họ có biết và có điều tra. MC Đan Lê có biết? Tất nhiên là biết… Vậy đã có ai lên tiếng bảo vệ bà Nguyễn Đan Lê khỏi những lời thị phi và yêu cầu cơ quan chức năng sớm điều tra làm rõ tránh để sự việc kéo dài? NNVN Online đã cùng một số báo khác lên tiếng, cũng vì mục đích bảo vệ Đan Lê. Có điều, ý tốt của NNVN Online bị hiểu sai đi, với lối suy diễn bóp méo thông tin. Việc ai đó cố tình nghĩ khác đi, suy diễn thông tin theo hướng láo lếu, bậy bạ, đồi truỵ, thì đó là những suy nghĩ không bình thường, bệnh hoạn....” (Ông Lê Việt Hùng – Trưởng ban Nông nghiệp VN Online – trả lời phỏng vấn báo điện tử Viet Nam Net trong bài “Báo Nông nghiệp VN nói gì về vụ Đan Lê khởi kiện?”).

“....Tối 25-4, “Vàng Anh” Hoàng Thùy Linh đã biểu diễn trong chương trình “8X06” tại Hà Nội sau scandal sex diễn ra cách đây chưa lâu. Ngoài phần song ca, cô còn thể hiện 2 ca khúc khá mùi mẫn. Khi MC giới thiệu đến phần trình diễn của cô, có tiếng của không ít khá giả trẻ hô gọi tên cô. Cô luôn cười tươi rạng rỡ, biểu diễn kết hợp với vũ đạo một cách tự tin. Dường như phần đông khán giả trẻ đến xem chương trình vì tò mò. Vì vậy, rất nhiều người bỏ về ngay sau phần trình diễn của cô kết thúc dù chương trình còn phần sau khá hấp dẫn. Hoàng Thùy Linh chưa phải là người xuất chúng đến mức cần thiết cô ấy phải trở lại sân khấu ở thời điểm này với chương trình này. Scandal phim sex của cô đã tác động không tốt tới một bộ phận giới trẻ là điều dễ dàng nhận thấy....” (Bài viết “Đúng là “Vàng Anh”, nhưng để làm gì ?” đăng trên báo Hà Nội Mới).

“...Quy trình xin cấp phép biểu diễn thời trang tại Sở VH-TT vẫn theo lối cũ. Tức là đơn vị tổ chức nộp mẫu thật cho Sở VH-TT xem xét trước. Trong trường hợp không chuẩn bị kịp, nhà tổ chức phải có bản vẽ thiết kế trình lên Sở. Khốn nỗi, bản vẽ thiết kế thời trang và mẫu thật ngoài đời luôn có sự chênh lệch lớn về kiểu dáng, mà bộ sưu tập thật thì mang tính chất "sống còn" đối với ban tổ chức lẫn nhà tạo mẫu trang phục. Thường thì để an toàn, hội đồng duyệt mẫu của Sở VH-TT luôn buộc ban tổ chức hay nhà tạo mẫu chỉnh sửa lại bộ trang phục nào mà theo họ là "hở hang, phản cảm". Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp cấm các loại trang phục hở hang, lộ liễu; nhưng như thế nào là hở hang, như thế nào là lộ liễu thì không nêu cụ thể. Bởi thế các nhà quản lý cứ buộc ban tổ chức và nhà thiết kế phải làm theo những gì mà họ cho là phản cảm, hở hang dung tục. Những ý kiến này ít nhiều mang tính chủ quan và đôi khi không quan tâm đến phong cách, vẻ đẹp, xu hướng thời trang cũng như ý tưởng thiết kế của người sáng tạo. Chính vì thế mà thời trang Việt Nam cứ loay hoay trong những quy định mơ hồ về "hở hang, phản cảm"; và các buổi trình diễn trang phục lót đều bị cấm dưới mọi hình thức....” (Bài viết “Biểu diễn thời trang: Loay hoay với "hở hang, phản cảm" đăng trên báo Thanh Niên).

“...Hiện nay, phim truyền hình của các hãng phim nhà nước lẫn tư nhân đang được "bỏ lửng" khâu kiểm định chất lượng đầu ra. Các hãng phim sản xuất với tiêu chí: không vi phạm thuần phong mỹ tục, không chống đối lại đường lối chủ trương chính sách của Nhà nước, không phản động là... ổn! Chất lượng nghệ thuật và kỹ thuật làm phim thì gần như được thả nổi. Cứ thế, phim lên sóng truyền hình rồi phó mặc cho đánh giá của khán giả. Chưa hết, tình trạng nhiều phim tư nhân hiện đã lên sóng truyền hình nhưng vẫn còn đang quay những tập cuối hoặc đang thực hiện phần hậu kỳ là điều đáng bàn.... Sẽ không có gì để bàn nếu phim đạt chất lượng nhưng với lối làm phim ào ạt hiện nay, ai dám đảm bảo các bộ phim này đạt yêu cầu về nội dung lẫn nghệ thuật? Nhất là khi nước ta chưa có hiệp hội phim truyền hình hay một tổ chức nào thẩm định chất lượng phim....” (Bài viết “Phim tư nhân có chi phối nhà đài?” đăng trên báo Thanh Niên).

...Để thể hiện mình, nhiều bạn trẻ sẵn sàng đưa thông tin cá nhân và tất tật những đánh giá riêng của họ về một cá nhân, hay tổ chức khác mà quên mất những hiệu ứng tức thời của nó. Thậm chí có nhiều thông tin mà họ đưa lên sẽ gây nên những tác hại cho chính họ. Đặc biệt, có một bộ phận nhỏ giới trẻ còn thể hiện trên blog, mạng xã hội hay các diễn đàn những cá tính của bản thân bằng nhiều cách gây hiệu ứng phản cảm. Bằng chứng hùng hồn gây ảnh hưởng rất xấu đến tâm lý của các bạn trẻ này là những đoạn video clip tự lấy dao rạch lên da thịt để tạo cảm giác đau đớn, hay tự gán giới tính cho bản thân bằng cách chụp những bức ảnh phòng the của mình với những bạn đồng giới, hay trào lưu “giả les” để gây sốc...” (Bài viết “Teen tìm cái "tôi" trong bóng tối: SOS!” đăng trên báo Kinh tế & Đô Thị).

“...Đáp ứng nỗ lực và mong mỏi của tư nhân, Luật Điện ảnh ra đời được xem là “thông thoáng” với nhiều quy định khuyến khích tư nhân tham gia sản xuất, phát hành phim. Trong đó, việc đấu thầu đối với phim làm bằng ngân sách của Nhà nước không phân biệt tư cách của doanh nghiệp được đánh giá là giải pháp để nâng cao chất lượng phim. Theo lẽ thường, Luật thông thoáng thì Thông tư- văn bản hướng dẫn đương nhiên cũng “thoáng” để những quy định trong Luật được triển khai trong thực tế. Nhưng thực tế lại đang diễn ra theo chiều ngược lại. Theo Thông tư, các doanh nghiệp muốn tham gia dự thầu phải chứng tỏ đủ năng lực về vốn, điều kiện kỹ thuật, công nghệ sản xuất phim theo quy định. Nếu cạnh tranh nhau về vốn trần theo quy định (khoảng 1 tỷ), nhiều hãng tư nhân chưa chắc đã kém cạnh các doanh nghiệp Nhà nước, thậm chí có hãng tư nhân nguồn vốn đối lưu còn dồi dào và linh hoạt hơn. Nhưng cộng thêm điều kiện kỹ thuật và công nghệ... thì chắc chắn tư nhân phải lùi bước trước các hãng phim Nhà nước về cơ sở vật chất, thiết bị máy móc. Vì thế, nếu buộc phải “đấu” theo những quy định “đóng” nói trên, các hãng tư nhân sẽ bị hất ra khỏi cuộc chơi....” (Bài viết “Đấu thầu phim: Sắp làm nhưng vẫn lúng túng” đăng trên báo TT&VH Cuối tuần).

Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2008

Entry for May 10, 2008 - Đọc báo - Văn hoá

"...Ngày nay, với sự bùng nổ thông tin, đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều của những "kênh truyền thông" kiểu cá nhân (thật ra chỉ là một địa chỉ blog nhưng được chủ nhân của nó mạnh dạn tuyên bố như vậy) thì những thông tin kiểu này luôn được săn tìm và đưa tin một cách chi tiết. Chưa kể, những thông tin như teen vi phạm pháp luật, teen ăn chơi...đều được miêu tả cực kỳ "hoành tráng". Có lẽ hiên nay, mọi chuyện liên quan đến teen bị xem là "lạ" và đôi khi bị "thổi phồng" với hết biên độ của nó...." (Bài viết "Sống với thông tin bị thổi phồng" đăng trên báo Mực tím).

"...Sự cũ kỹ dễ đem đến cho người ta cảm giác nhàm chán, đặc biệt là với show truyền hình. Trong cuộc chuyện phiếm gần đây, MC nọ than thở rất nhiều về việc thực hiện một chương trình với format cũ rích gần 10 năm trời. Vẫn ngần ấy câu thoại, tình huống, cái mặt trường kỳ hàng tuần xuất hiện, không ngao ngán mới là chuyện lạ. MC còn có nhu cầu đổi mới, thì việc cần làm mới lại một chương trình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng là một trong những vấn đề khiến các nhà sản xuất chương trình đau đầu. Sao Mai Điểm Hẹn cũng không phải trường hợp ngoại lệ...." (Bài viết "Sao mai điểm hẹn: Cũ nhiều, mới ít!" đăng trên báo Gia đình & Trẻ em).

"...Bi kịch không tạo ra nhân cách và nhân cách cũng không tạo ra bi kịch. Bi kịch đứng về mặt khách quan mà nói, ít nhiều đều có tính chất bất hạnh. Bi kịch có thể tôi luyện một tính cách nhưng cũng có thể huỷ diệt một tính cách. Tôi chưa bao giờ coi bi kịch là một chất dinh dưỡng cho tâm hồn. Bi kịch không phải là phép thể dục dưỡng sinh. Các nhà thơ trẻ để tránh khỏi nhạt nhẽo sáo mòn tuyệt đối không nên đến khách sạn 5 sao, cửa hàng đặc sản gọi cho mình một món bi kịch. Và càng không nên tự bịa ra một bi kịch để tập dượt. Muốn tránh khỏi nhạt nhẽo và sáo mòn nhà thơ phải tha thiết với nghiệp thơ của mình, luôn nuôi dưỡng tình chữ bằng một lao động chữ cần mẫn, khổ luyện, và một quá trình học hỏi (nên học thêm một hai ngoại ngữ để có thể đọc được nguyên bản vì đọc thơ dịch là một việc vạn bất đắc dĩ). Mayakovski khuyên nhà thơ phải luôn sẵn sàng ở tư thế người làm thơ, nẩy được một ý hay, chụp được một hình ảnh đẹp, một tập hợp từ đắt phải ghi ngay vào sổ coi như một kho hậu cần dồi dào thường xuyên cho thơ. Một trong những khuyết điểm của các nhà thơ trẻ là còn làm thơ chơi bời quá, chưa coi nó là một việc nghiêm túc nhất của đời mình. Các nhà thơ trẻ còn quá quen với cách làm thơ ngẫu hứng. Ai cũng biết cảm hứng là cần nhưng cảm hứng chỉ là khởi đầu, sau đó là mồ hôi và sự vật lộn với từng con chữ. Một nhà thơ đã nói đùa: “thơ là một lạng cảm hứng cộng với một tạ mồ hôi.”....Và các bạn trẻ cũng chẳng phải đi tìm bi kịch ở đâu xa. Nó ở ngay trước mặt các bạn khi các bạn đã chọn nghiệp làm thơ. Hai chục thế kỷ đã có bao nhà thơ có tài, tưởng họ đã tiêu thụ hết kho chữ, mình là kẻ sinh sau đến muộn lại nhặt chiếc găng thách đấu lên tay, kiên quyết tìm cho ra một góc nhìn mới lạ, một cách nói lạ, một ngôn ngữ của riêng mình, bản thân nó đã là một bi kịch hết sức to lớn...." (Bài phỏng vấn Nhà thơ Lê Đạt đăng trên Website BBC Việt ngữ).

"...trong cuộc làm việc với lãnh đạo Bộ VHTTDL mới đây tại Huế về công tác chuẩn bị cho Festival Huế 2008, một vị lãnh đạo TT-Huế - đã "kiến nghị cho phép quy hoạch phủ Nội vụ để xây khách sạn Cung đình với quy mô dự kiến khoảng 50 phòng, phù hợp với cảnh quan môi trường di tích mang đặc trưng nét cung đình VN nhằm thu hút du lịch, bảo tồn và phát triển di sản vốn có của đất cố đô"....trong buổi làm việc trên, vị lãnh đạo Bộ VHTTDL cho rằng, đề xuất quy hoạch lại phủ Nội vụ để xây dựng khách sạn "là một ý tưởng hay". Và, ông "nhất trí hoàn toàn" với đề xuất trên, đồng thời, giao trách nhiệm cho Cục Di sản vào khảo sát để phối hợp với tỉnh TT-Huế xây dựng dự án...." (Bài viết "Xây dựng khách sạn "là một ý tưởng hay"? đăng trên báo Lao Động).

"....Sách giả bây giờ công khai bày bán tràn ngập trong các cửa hiệu, trên đường phố Hà Nội. Liệu người ta có thể làm vậy với rượu giả, thuốc giả, hay các loại hàng khác được không? Tại sao lại có thể làm với sách? Tệ nạn sách giả thể hiện chỉ số thấp của nền văn minh. Chỉ mới hoạt động hơn 3 năm, Nhã Nam đã bị làm giả 20 đầu sách - đều là sách bán chạy, có khả năng "bù" lại cho những cuốn khác. Có lẽ lượng sách giả còn lớn hơn cả sách thật. Người trong giới vẫn nói rằng Hà Nội đang có "Nhà xuất bản Sách Giả" hoạt động rất khỏe, rất hiệu quả. Tệ hơn là một đầu sách thật có thể bị tới hai, ba nơi cùng làm giả. Nhiều người nghĩ rằng sách giả có thể khiến bạn đọc được hưởng lợi. Nhưng điều này không đúng. Lợi nhuận chỉ rơi vào tay kẻ sản xuất, buôn bán sách giả, còn bạn đọc vẫn phải mua sách giả với giá của sách thật. Về đối sách, chúng tôi nghĩ chẳng còn cách nào khác là nâng cao ý thức của độc giả. Hãy ủng hộ những cuốn sách thật bằng cách không mua sản phẩm của những kẻ làm giả chúng...." (Bài viết "Xin đừng ủng hộ kẻ làm sách giả!" đăng trên báo Thanh Niên).

"...Đến thời điểm hiện nay, vẫn còn rất nhiều bộ phim được các nhà sản xuất và đạo diễn "nhặt" nhạc cho vào và thậm chí họ còn ẩu tới mức lấy nhạc được giải Oscar cho vào nữa. Tôi chưa thấy có một bộ phim nào ở ta có kịch bản về âm thanh hoặc nhạc sĩ được làm việc với trước với sound Designer cả. Nhạc sĩ cứ sáng tác rồi mang nhạc đến, rồi thích to nhỏ, cắt xé thế nào cũng được....Âm nhạc trong phim, ngoài yêu cầu về chất lượng ra còn cần nhiều màu sắc và cá tính khác nhau. Mà điều này chỉ có được khi có một đội ngũ đông đảo các nhạc sĩ viết nhạc cho phim để nhà sản xuất và đạo diễn phim có cơ hội lựa chọn người nào có phong cách, cá tính phù hợp nhất với bộ phim của mình. Tuy nhiên, số nhạc sĩ viết nhạc cho phim ở ta có lẽ đếm được trên đầu ngón tay. Thêm vào đó, họ còn thiếu chuyên nghiệp...." (Bài phỏng vấn "Nhạc sỹ Quốc Trung: Xin đừng "nhặt" nhạc vào phim!" đăng trên báo điện tử Viet Nam Net).

Thứ Ba, 6 tháng 5, 2008

Entry for May 06, 2008 - Đọc báo - Văn hóa.

“...Người dẫn chương gọi tắt là M.C (viết tắt của cụm từ Master of Ceremonies) theo từ điển Bách khoa tòan thư mở Wikipedia định nghĩa thì MC là người có tính hoạt bát, tự tin trước công chúng. Có kiến thức rộng rãi, khôi hài, thanh lịch và có uy tín với công chúng. Rộng hơn, MC là bộ phận không thể thiếu trong kết cấu của một chương trình nào đó (Đặc biệt là các chương trình truyền hình). Thế nên, việc chương trình có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng làm cầu nối với khán giả của MC. Tuy nhiên, điểm lại những gương mặt thường xuyên xuất hiện trên những chương trình truyền hình với vai trò là MC mới thấy lực lượng MC chuyên nghiệp tại nước ta đang rất mỏng và yếu.... Thay vì có một chiến lược đào tạo MC hợp lý, thì các đài truyền hình lại chạy đua mời những người nổi tiếng về dẫn dắt chương trình. Và cũng chính những người nổi tiếng này, đã khiến khán giả được dịp “cười ra nước mắt” vì khả năng chuyên môn của họ khi dẫn chương trình...” ( Bài viết “Cười cùng MC truyền hình” đăng trên báo CAND).

“...Hiện trên các sân khấu tấu hài có rất ít tiểu phẩm hài mang đến tiếng cười nhẹ nhàng, sâu sắc, mà phần lớn chỉ là tiếng cười dễ dãi, ngôn ngữ tùy tiện và những lời nói, cách so sánh hết sức dung tục. Các diễn viên tấu hài thường lấy cách ăn mặc kỳ dị hoặc khơi những khuyết điểm của các nhân vật là người đồng tính, khuyết tật... để chọc cười khán giả- một kiểu chọc cười vô tâm đến tàn nhẫn....” (Bài viết “Trong, đục tiếng cười trên sân khấu kịch” đăng trên báo Người Lao Động).

“...Chiến tranh đã kết thúc 33 năm. Cho đến lúc này, một cảm giác cho thấy nền văn học viết về chiến tranh đã và đang trở nên mờ nhạt cho dù vẫn có những nhà văn viết về cuộc chiến tranh đó và có những nhà xuất bản vẫn cho ra mắt những tác phẩm mới và tái bản một số tác phẩm cũ đã viết về chiến tranh. Nhưng trong đời sống văn học Việt Nam, những tác phẩm này không tạo ra được dư luận trong bạn đọc nữa và không còn được bàn đến như trước kia. Tại sao vậy? Có phải vì chiến tranh đã chìm sâu vào ký ức của người Việt Nam hay những tác phẩm viết về chiến tranh không tìm được vị trí của nó nữa?.... Các nhà văn tham gia cuộc chiến bây giờ chỉ còn đủ sức lực, trí tuệ và thời gian tổng kết sự nghiệp sáng tạo của mình mà thôi. Còn các nhà văn trẻ đang cầm bút thì chưa đủ yếu tố để tạo ra bất cứ cơn “địa chấn” nào khi viết về chiến tranh. Họ đang rơi vào trạng thái của những kẻ ghét chiến tranh và yêu hòa bình đầy cảm tính. Và đôi khi những điều đó đối với họ như là Mốt. Họ đang bị quá nhiều khuynh hướng và quá nhiều quan niệm làm cho rối loạn. Như một nhà văn đã viết: họ đang chống lại cái cũ của những nhà văn thế hệ trước nhưng lại không chống được cái cũ của chính mình. Dù chúng ta có tổ chức hay vận động bằng cách nào đó và với một khả năng tài chính khổng lồ đến đâu để các nhà văn viết về cuộc chiến tranh vừa qua thì kết quả chúng ta thu được cũng hầu như là những tác phẩm cũ mòn và cảm tính. Chúng ta không thể sốt ruột được. Và không còn cách nào tốt hơn là cách chúng ta phải chờ đợi. Bởi cuối cùng cũng sẽ phải có ít nhất một nhà văn cầm bút để lý giải một cách đầy đủ và công bằng nhất về cuộc chiến tranh tàn khốc nhưng cũng rất kỳ vĩ của thế kỷ XX ấy....” (Bài viết “Văn học chiến tranh: Cả bạn đọc lẫn nhà văn đều... kiệt sức?” đăng trên Viettimes).

“....Trong Luật Điện ảnh VN có những điều quy định về phân loại phim theo độ tuổi. Thế nhưng, khi xem phim Việt trên sóng VTV, những điều luật đó đã không được chú ý. Trong Luật Báo chí - Xuất bản VN cũng có những điều luật quy định về ngôn ngữ sử dụng đúng với thuần phong mỹ tục Việt... và nhiều quy định khác của Nhà nước về văn minh, văn hoá công cộng. Gần đây, xem phim Việt giờ vàng trên VTV, từ những phim nằm trong series phim "Cảnh sát hình sự", "Ma làng", "Luật đời",... "Chàng trai đa cảm", cho đến những phim đang phát sóng của thể loại sitcom, tiểu thuyết truyền hình như: "Cô gái xấu xí", "Những người độc thân vui vẻ", có vấn đề trong ngôn ngữ lời thoại của phim, nhiều đoạn đang rơi vào tự nhiên chủ nghĩa, gây phản cảm với khán giả.... VTV là kênh truyền hình quốc gia, ở ta chưa có quy định những giờ phát sóng riêng cấm trẻ em các độ tuổi như ở nước ngoài, mà là "tứ đại đồng đường" cùng xem. Người lớn nghe ngôn ngữ thoại của phim đã thấy khó nghe, nhưng trẻ em thì sao? Chưa kể những hình ảnh của phim không phù hợp lứa tuổi, mà ngôn ngữ đã làm xấu đi cảm thụ nghệ thuật. Không thể đổ lỗi cho nhân vật hay cho diễn viên, mà các nhà biên kịch, đạo diễn và cả khâu kiểm duyệt phim. Các nhà làm phim truyền hình của ta không biết sẽ đẩy ngôn ngữ Việt đi về đâu, khi mà trong phim đầy rẫy những từ ngữ "không thuần Việt" và không cho tiếng Việt trong sáng hơn. Đã làm phim phát trên sóng truyền hình quốc gia dành cho mọi lứa tuổi xem, việc sử dụng ngôn ngữ lời thoại trong phim không thể tuỳ tiện. Không thể nói phim là cuộc đời, phải phản ánh như hiện thực cuộc sống, như thế là rơi vào tự nhiên chủ nghĩa sống sượng, không phải là hình tượng điển hình, hình tượng nghệ thuật....” (Bài viết “Ngôn ngữ của phim Việt giờ vàng có tự nhiên chủ nghĩa?” đăng trên báo Lao Động).

“...Ở thời buổi này, album ca nhạc được khuyến mãi cùng hàng loạt tặng phẩm theo kiểu vé đi xem live show của Minh Hằng ở MTV, vé spa miễn phí hay vé mua quần áo thời trang. Theo Minh Hằng, sở dĩ giá album cao là do thực hiện hoàn toàn bằng công nghệ HD và 10 clip, kèm CD và DVD karaoke. Nhưng xem ra, chất lượng album không có gì nổi bật, giọng hát đã được tút kỹ trong phòng thu....” (Bài viết “Quảng bá album: Càng gây sốc, càng nhạt” đăng trên báo Lao Động).

“...Di sản quan họ hiện được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ VH-TT-DL lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tháng 9.2009, UNESCO sẽ có thông báo chính thức về việc công nhận hay không loại hình di sản này. Nhưng làm gì để loại hình nghệ thuật này vẫn giữ nguyên tinh hoa của nó?.... Thật ra, từ trước đến nay, việc bảo tồn các loại hình di sản văn hóa phi vật thể, gồm cả quan họ, đã được Nhà nước quan tâm. Nhưng không phải cứ rót thật nhiều tiền là giải quyết được mọi khúc mắc. Bởi lẽ, cần phải có sự hiểu biết để bảo tồn đúng cách, đúng bài bản. Đã có rất nhiều cách bảo tồn được đặt ra đối với di sản quan họ. Thậm chí, "sân khấu hóa", chuyên nghiệp hóa cũng được coi là một xu hướng, mặc cho các nhà nghiên cứu tâm huyết ra sức phản đối. Mô hình bảo tồn tốt nhất mà UNESCO đề xướng là bảo tồn trong cộng đồng, trong chính môi trường diễn xướng của loại hình nghệ thuật dân gian đó. Và, hơn ai hết, chính cộng đồng sở hữu di sản phải ý thức được giá trị sản phẩm văn hóa của mình, để rồi gìn giữ nó, phát huy nhân rộng nó...” (Bài viết “Chắp những "mảnh vỡ " của quan họ cổ” đăng trên báo Thanh Niên).

“... Bãi đá cổ Sapa được một số nhà khoa học quốc tế đánh giá là một trong số ít những bãi đá có hình khắc đẹp và bí ẩn nhất thế giới. Nhưng, kể từ khi du lịch về bản, có tour thăm bãi đá cổ, chỉ vài năm qua, các hình khắc trên bãi đá đã bị tàn phá rất nghiêm trọng. Nếu không có phương án bảo vệ, bãi đá cổ có thể sẽ biến mất bởi sự vô ý thức của con người và sự thờ ơ của cơ quan chức năng...Thời gian bãi đá bị phá hoại mạnh nhất chính là hồi làm con đường đi thẳng từ Sapa xuyên qua đây lên Pò Lùng Chải. Để mở được đường, người ta đã phải đập đi 18 hòn đá có hình khắc. 18 hòn đá đó đều nằm ở trung tâm bãi đá vừa lớn, vừa có nhiều hình khắc đẹp. Con đường này đã mở ra tour du lịch về bản làng, về bãi đá và cũng bắt đầu cho cuộc phá hoại bãi đá một cách khủng khiếp hơn.Hòn đá khá lớn và có nhiều hình khắc nằm ngay cạnh đường liên xã được rào bằng hệ thống cọc bêtông được nhiều du khách ghé thăm nhất. Mang tiếng hòn đá được quây bởi hàng rào bêtông, song thực tế hàng rào này không có tác dụng gì. Hàng rào chỉ cao chừng 1m, nên một đứa trẻ cũng có thể trèo vào được. Du khách tham quan bãi đá cổ, hoặc chỉ đi qua con đường này, cũng đều dừng chân chụp ảnh với hòn đá cổ. Tuy nhiên, không ai muốn đứng ngoài hàng rào chụp, mà họ đều trèo qua hàng rào, đứng lố nhố trên tảng đá, giẫm đạp cả vào các hình khắc để chụp ảnh...” (Bài viết “Bãi đá cổ Sapa kêu cứu” đăng trên báo An ninh thế giới”).

“....Văn chương, nhất là văn chương mạng, tạo cho con người ta thật nhiều ảo tưởng. Sống đối diện với màn hình máy tính lâu ngày, nhiều khi con người ta đánh mất nhu cầu được sống thật, thích bay theo những trò vui phù phiếm thông qua những phím gõ máy tính. Hơn thế, cảm giác yêu bản thân mình một cách thái quá, gào thét những tiếng nói lạc lõng trên mạng Internet đã biến họ thành những con người xa lạ, đôi khi độc ác và không biết tha thứ. Tất cả chỉ vì sự ảo tưởng về "quyền phép" của mình.... Nói tóm lại, họ là những người có quyền năng rất hữu hạn. Quyền năng lớn nhất của họ là lòng tốt, cái nhìn bác ái và gieo lòng thiện ở con người trên những con chữ mà thôi. Mà những cái đó không đo đếm được. Nghĩa là quyền lực nhà văn cũng có, nhưng vô hình và dù có muốn ác độc, nhà văn cũng không có quyền hành trong tay để... giết chết một ai đó. Nhưng những "nhà văn" trên mạng thì đang sử dụng quyền năng của mình ra sao? Họ đang biến mình thành những tiểu hành tinh mà bất cứ ai chạm đến sẽ có ngay một vụ nổ. Nổ lẹt đẹt thôi. Nhưng họ đang muốn thực hành "quyền được phẫn nộ"....” (Bài viết “Văn chương và... những "cô nàng ảo tưởng" đăng trên báo ANTG Cuối tháng).